Mục lục [Ẩn]
- 1. Chiến lược marketing của Điện máy Xanh - Độc đáo để thu hút
- 2. Chiến lược marketing của Starbucks - Tạo dựng trải nghiệm khách hàng
- 3. Chiến lược marketing của Nike - Truyền cảm hứng, gợi đam mê
- 4. Chiến lược marketing của KFC - Bản địa hoá sản phẩm để gần gũi khách hàng
- 5. Chiến lược marketing của Shopee - Khởi tạo xu hướng mua sắm cho khách hàng
- 6. Chiến lược marketing của Chinsu - Tập trung chất lượng
- 7. Chiến lược marketing của Unilever - Đa dạng hoá để dẫn đầu
- 8. Chiến lược marketing của Adidas - Tôn vinh cá tính và phong cách sống
- 9. Chiến lược marketing của Amazon - Nâng cao trải nghiệm khách hàng
- 10. Chiến lược marketing của Trung Nguyên - Tự hào dân tộc
- 11. Chiến lược marketing của Tiki - Cách mạng thương mại điện tử ở Việt Nam
- 12. Chiến lược marketing của Lifebuoy - Vững vàng vị thế sau COVID 19
- 13. Chiến lược marketing của Grab - Thấu hiểu thị trường, kinh doanh sáng tạo
- 14. Chiến lược marketing của Samsung - Chinh phục khách hàng ở mọi phân khúc
- 15. Chiến lược marketing của The Coffee House - Chuỗi cafe hiện đại thu hút giới trẻ
- 16. Chiến lược marketing của Milo - Đồng hành cùng sự phát triển của trẻ
- 17. Chiến lược marketing của Biti’s Hunter - “Cuộc thay máu” của thương hiệu Việt
- 18. Chiến lược marketing của Apple - Khẳng định đẳng cấp từ chất lượng
- 19. Chiến lược marketing của Vinamilk - Xây dựng vị thế phát triển bền vững cùng cộng đồng
- 20. Chiến lược marketing của Pepsi - Thương hiệu truyền cảm hứng toàn cầu
Chiến lược marketing đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng Trường Doanh nhân HBR điểm lại 20 chiến lược tiếp thị nổi tiếng từ các thương hiệu trong và ngoài nước để học hỏi những điểm nổi bật của từng chiến lược.
1. Chiến lược marketing của Điện máy Xanh - Độc đáo để thu hút
Điện Máy Xanh một thương hiệu con của Công ty Cổ phần Đầu Tư Thế Giới Di Động, là một chuỗi siêu thị điện máy với hàng ngàn chi nhánh khắp cả nước và được người dân tin dùng. Sự thành công của chiến lược marketing Điện máy Xanh đến từ 3 yếu tố như sau:
- Chiến lược quảng cáo độc lạ: Hình ảnh “người xanh” của thương hiệu đã tạo ra một làn sóng truyền thông mạnh mẽ, gây ấn tượng với người tiêu dùng trong suốt một thời gian dài, giúp Điện máy Xanh được định vị một cách rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
- Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm: Điện máy Xanh có chiến lược định giá cạnh tranh để thu hút khách hàng, mở rộng danh mục sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu. Đặc biệt, thương hiệu liên tục cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua chính sách đổi - trả, chính sách bảo hành, phương thức thanh toán đa dạng, chương trình khuyến mại và trợ giá hấp dẫn.
- Tăng cường mở rộng các điểm bán: Đến nay, hệ thống siêu thị Điện máy XANH đã phủ sóng khắp cả nước với 3125 siêu thị tại 63 tỉnh thành lớn cùng hơn 10.000 nhân viên. Việc này giúp người dân thuận tiện đến cửa hàng trong khu vực sinh sống để chọn lựa và mua sắm, cũng như nhận được những chính sách bảo hành tốt nhất.
Chiến lược marketing của Điện máy xanh đã đem về lượng doanh thu cao hơn gấp 27 lần những năm trước đó, nâng cao thị phần market share của Điện Máy Xanh trên thị trường Việt. Có thể nói, đây là một bước tiến thành công rực rỡ, giúp thương hiệu này ngay lập tức được định vị rõ ràng trong tâm trí khách hàng và trở nên nên nổi bật trên thị trường ngành hàng điện máy gia dụng tại Việt Nam.
2. Chiến lược marketing của Starbucks - Tạo dựng trải nghiệm khách hàng
Starbucks là một thương hiệu đồ uống đến từ Mỹ và hiện nay đang có rất nhiều cửa hàng ở các quốc gia trên toàn thế giới. Thương hiệu nổi tiếng với phong cách kinh doanh đặc trưng “mang đến trải nghiệm cà phê tuyệt vời nhất cho khách hàng”. Với triết lý này, thương hiệu đã tạo dựng một văn hoá cà phê và những trải nghiệm khách hàng độc đáo và khác biệt.
Điểm đặc biệt của Starbuck là tạo ra “nơi chốn thứ ba”, xếp sau nhà và thời gian làm việc tại văn phòng. Khi bước vào thị trường Việt Nam, Starbuck đã có bước đầu nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và chọn định hướng bản địa hoá phong cách thiết kế hiện đại và gần gũi để đem lại cho khách hàng không gian thưởng thức cà phê quen thuộc, nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc của riêng mình.
Starbucks chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân viên am hiểu về cà phê, kỹ năng pha chế chuyên nghiệp và môi trường làm việc sáng tạo. Trong không gian Starbuck, khách hàng được trải nghiệm sự thoải mái, dễ chịu và hài lòng từ thức uống cho đến nội thất và phong cách phục vụ.
Là một thương hiệu lớn toàn cầu, Starbuck không chỉ là mục tiêu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực mà còn là một tấm gương đáng học hỏi cho tất cả các thương hiệu mong muốn tạo ra những trải nghiệm giá trị và đặc sắc dành cho khách hàng của mình.
>>> THAM KHẢO CHI TIẾT TẠI: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA STARBUCKS - BÀI HỌC NÀO CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAFE
3. Chiến lược marketing của Nike - Truyền cảm hứng, gợi đam mê
Nike là tập đoàn đa quốc gia một tầm nhìn và sứ mệnh đột phá, vượt ra khỏi khuôn khổ mục tiêu kinh doanh mà hướng đến một lối sống thể thao đa phong cách, sáng tạo bứt phá khỏi khuôn khổ và lối mòn. Sản phẩm của Nike hướng đến phục vụ những người yêu thích thể thao, có lối sống năng động, lành mạnh và thu nhập cao.
Những điểm đặc biệt trong chiến lược marketing của Nike bao gồm:
- Ưu tiên lợi ích của khách hàng: Các sản phẩm của Nike luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường. Thương hiệu đặc biệt chú trọng đến chất lượng sử dụng và sự cảm nhận của khách hàng đối với từng sản phẩm.
- Bán lợi ích thay vì sản phẩm: Với triết lý kinh doanh này, Nike luôn tập trung thể hiện các thông điệp xoay quanh lợi ích mà khách hàng nhận được. Ví dụ như với một đôi giày, Nike bán cho người dùng sự thoải mái trong quá trình di chuyển, gu thẩm mỹ hoặc giá trị thời trang xu hướng.
- Xây dựng niềm tin cho khách hàng: Trong các thông điệp truyền thông, Nike thường kể các câu chuyện truyền cảm hứng về thể thao, phong cách sống hiện đại để truyền động lực cho người dùng, cổ vũ và củng cố niềm tin về sự nỗ lực, vươn lên và chinh phục thành công.
- Ứng dụng công nghệ để phục vụ nhu cầu: Với xu hướng công nghệ mới cùng những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu khách hàng, Nike đã ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI vào trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất và truyền thông.
4. Chiến lược marketing của KFC - Bản địa hoá sản phẩm để gần gũi khách hàng
KFC là thương hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ Mỹ - một quốc gia ưa chuộng thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, soda. KFC gặp nhiều khó khăn khi du nhập vào Việt Nam - quốc gia vốn có một nền văn hoá ẩm thực hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, KFC đã từng bước hòa nhập hiệu quả và giữ vững danh hiệu suốt hơn 40 năm qua.
KFC đã áp dụng chiến lược marketing 7P một cách nhất quán và thành công để đặt được vị thế bền vững trong kinh doanh:
- Product: Đa dạng hoá sản phẩm đồ ăn, thức uống phục vụ nhu cầu của gia đình, trẻ em, khách hàng trẻ tuổi, người ăn chay… Thương hiệu đã bản địa hóa sản phẩm và trải nghiệm thưởng thức đồ ăn gần gũi hơn, ví dụ như đưa cơm vào thực đơn, tạo ra các công thức nước sốt mới, bổ sung thêm nhiều loại đồ uống.
- Price: KFC áp dụng chiến lược định giá theo khu vực địa lý, có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực đáp ứng các yếu tố nhân khẩu học. Thương hiệu còn áp dụng chiến lược định giá “hớt váng sữa” một cách hiệu quả khi vừa đảm bảo lợi nhuận vừa phù hợp với thị hiếu của người dân Việt Nam.
- Place: Với hệ thống cửa hàng rộng khắp các thành phố lớn trên cả nước, KFC đã dần trở thành một nơi chốn vui vẻ dành cho gia đình, bạn bè, người trẻ.
- Promotion: Thương hiệu thường xuyên tung ra các ưu đãi combo giá tốt, quà tặng, thẻ thành viên, chương trình sinh nhật… để thu hút khách hàng. Ngoài ra các quảng cáo ngoài trời và quảng cáo mạng xã hội cũng được KFC thực hiện sáng tạo, đổi mới liên tục để tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.
- People: KFC tuyển dụng và đào tạo nhân viên với phương châm làm hài lòng khách hàng, nhân sự được hướng dẫn các nghiệp vụ giao tiếp hiệu quả, chân thành để truyền bá sự thân thiện của thương hiệu.
- Process: Bằng cách tối ưu và hoàn thiện các quy trình trong kinh doanh, quản lý và phục vụ, KFC luôn giữ được chất lượng ổn định và đồng đều giữa các cửa hàng.
- Physical evidence: Sự cải tiến về không gian nhà hàng và bếp mở đã giúp KFC xây dựng được những hình ảnh tốt đẹp và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Chuỗi nhà hàng KFC được đồng bộ về thiết kế, màu sắc, cách bố trí, đồng phục nhân viên, dụng cụ ăn uống… nên luôn đem lại cảm giác quen thuộc cho khách hàng.
Qua đó, có thể thấy rằng chiến lược marketing của KFC đã thành công trong việc bản địa hóa, khiến thương hiệu đa quốc gia trở nên gần gũi hơn với khách hàng, tạo ra những lợi thế cạnh tranh để giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững.
5. Chiến lược marketing của Shopee - Khởi tạo xu hướng mua sắm cho khách hàng
Shopee hiện đang là nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam với thị phần hơn 67,9% trong quý 1 năm 2024, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh như Lazada (7,6%) và Tiki (1,3%).
Tuy nhiên trong thời điểm mới gia nhập thị trường vào năm 2016, Shopee đã phải đứng trước sự cạnh tranh của các ông lớn lúc bấy giờ là Lazada (ra mắt từ năm 2012), Tiki (ra mắt từ năm 2013) và Sendo (ra mắt từ năm 2015).
Vậy chiến lược marketing của Shopee có gì đặc biệt để có thể giúp thương biệt bứt phá nhanh chóng trong vòng 8 năm qua? Sự thành công của Shopee đến từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:
- Phát triển ứng dụng di động, cung cấp cho người tiêu dùng đa dạng dịch vụ trong một ứng dụng duy nhất. Gồm có: Shopee Mall, Shopee Premium, Shopee Supermarket, Shopee Food…
- Chính sách hỗ trợ nhà bán hàng chuyên nghiệp, thu hút nhiều người tham gia, từ đó tạo ra sự đa dạng sản phẩm trong nhiều ngành hàng cho người tiêu dùng lựa chọn.
- Tạo ra các chương trình khuyến mãi mới như một xu hướng mua sắm online cho khách hàng. Ví dụ như Flashsale theo các khung giờ 9h, 12h, 21h, 00h và các chương trình Sale ngày trùng tháng như 1/1, 2/2, 12/12 và các ngày sale giữa - cuối tháng để kích thích cả nhà bán hàng và người mua sắm cùng tham gia.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho người tiêu dùng qua hệ thống voucher được phân phối theo cấp độ chi tiêu của khách hàng.
- Phát triển tiếp thị liên kết mạnh mẽ và dẫn đầu xu hướng Livestream Shopping để thu hút khách hàng.
6. Chiến lược marketing của Chinsu - Tập trung chất lượng
Chinsu là thương hiệu nước mắm được tin dùng số 1 tại Việt Nam trong suốt hơn 60 năm qua. Hiện nay, sản phẩm của Chinsu được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia trên thế giới. Chinsu không chỉ là một thương hiệu gia vị mà còn là biểu tượng của ẩm thực Việt Nam, được người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế tin tưởng và yêu thích.
Chiến lược Marketing của Chinsu thành công nhờ các yếu tố sau đây:
- Thấu hiểu thói quen người Việt: Chinsu đã có sự thấu hiểu thói quen khách hàng trong nhu cầu sử dụng nước mắm hàng ngày để tẩm ướp, nấu nướng và chấm đậm đà. Trước khi nước mắm công nghiệp ra đời, người dân chủ yếu mua nước mắm thủ công được bán ở tạp hoá, chợ và hầu như không có sự đảm bảo về chất lượng.
- Đánh đúng vào thói quen người Việt: Chinsu đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường bằng cách nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm nước mắm đậm đà, hợp khẩu vị, chất lượng tiêu chuẩn và được phân phối rộng khắp từ chợ, tạp hoá đến siêu thị người tiêu dùng luôn có thể dễ dàng chọn mua.
- Sản phẩm đa dạng "bao vây" người tiêu dùng: Chinsu phát triển danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi phân khúc khách hàng và nhu cầu về hương vị nước mắm. Người tiêu dùng luôn có thể chọn được một sản phẩm Chinsu phù hợp với túi tiền, khẩu vị và nhu cầu ăn uống của gia đình.
- Nước mắm chinsu và tuyệt chiêu "Marketing dựa trên sự sợ hãi": Chinsu chủ động ra mắt sản phẩm “Nước mắm không cặn” để đánh vào tâm lý lo sợ sản phẩm không đảm bảo sức khỏe cho gia đình của các chị em nội trợ. Đồng thời, trong các sản phẩm Chinsu luôn tuyên bố tiêu chuẩn nguồn nước mắm cốt nguyên liệu được kiểm định khắt khe. Từ đó, khẳng định chất lượng vượt trội của mình và giành được sự tin tưởng của khách hàng.
- Truyền thông và các TVC phủ sóng: Là một dòng sản phẩm đại trà, Chinsu đã sử dụng kênh truyền thông đại chúng để tiếp cận khách hàng, các TVC của Chinsu được xây dựng nội dung gần gũi về bữa cơm gia đình Việt gợi nên cảm xúc thân thuộc cho khách hàng. Vào các dịp lễ tết, Chinsu cũng đầu tư cho nhiều TVC mới mang theo câu chuyện cảm động và ý nghĩa về hạnh phúc gia đình.
Nhờ áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả, Chinsu đã thành công giành được sự tin tưởng và yêu thích từ khách hàng và duy trì bền vững vị thế hàng đầu trong ngành.
7. Chiến lược marketing của Unilever - Đa dạng hoá để dẫn đầu
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực FMCG với lịch sử hình thành hơn 100 năm. Unilever luôn chú trọng vào việc nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp. Hãng đã không ngừng sáng tạo và đổi mới sản phẩm, bao bì, chiến dịch marketing để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác nhau trên toàn cầu.
Tại mỗi thị trường quốc gia, Unilever lại có những dòng sản chuyên biệt. Người tiêu dùng luôn có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm qua hệ thống phân phối rất đa dạng như siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc, tạp hoá, chợ… Unilever xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị cốt lõi như bền vững, trách nhiệm xã hội, an toàn cho sức khỏe. .
Chiến lược tiếp thị đa dạng hoá sản phẩm và phân hoá theo từng thị trường đã giúp Unilever trở thành “Ông vua hàng tiêu dùng nhanh”, và là một tập đoàn đa quốc gia phát triển bền vững.
>>> THAM KHẢO CHI TIẾT: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNILEVER - YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH FMCG
8. Chiến lược marketing của Adidas - Tôn vinh cá tính và phong cách sống
Tập đoàn Adidas là tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày thể thao, quần áo thể thao và phụ kiện với 4 thương hiệu con gồm có: Adidas, Reebok, Rockport và Taylor. Khách hàng mục tiêu của hãng là tầng lớp trung lưu cao cấp, độ tuổi từ 15 đến 35, đam mê thể thao, thời trang và phong cách sống năng động.
Trong các chiến lược marketing của Adidas, thương hiệu thường xuyên hợp tác với các vận động viên và nghệ sĩ nổi tiếng để truyền tải thông điệp về sự năng động, cá tính và phong cách sống hiện đại. Đồng thời, Adidas cùng là nhà tài trợ thường xuyên cho các sự kiện thể thao lớn trên thế giới, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng và khẳng định giá trị thương hiệu.
Thương hiệu Adidas đã thành công mang thông điệp tôn vinh cá tính và phong cách sống mà họ theo đuổi vào trong sản phẩm đa dạng và nỗ lực xây dựng liên kết mạnh mẽ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng về thể thao. Hơn hết, Adidas là một thương hiệu đáng học hỏi về cam kết chất lượng và tập trung vào insight khách hàng mục tiêu để có thể xây dựng một thương hiệu vững mạnh.
9. Chiến lược marketing của Amazon - Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Amazon, tập đoàn thương mại điện tử nổi tiếng toàn cầu với hàng triệu sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Amazon luôn đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh. Họ sử dụng dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu, đồng thời liên tục cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D - Research & Development). Trong năm 2022, Amazon là công ty chi tiền nhiều nhất cho hoạt động R&D với 73,21 tỷ đô la Mỹ, chiếm 14% tổng doanh thu năm 2022.
Từ hiểu biết về người tiêu dùng, thương hiệu đã cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như flash sale, freeship, voucher giảm giá,... thu hút khách hàng mua sắm. Hiện tại, thương hiệu cũng đang xây dựng và phát triển chương trình tiếp thị liên kết để thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt, Amazone là doanh nghiệp tiên phong trong việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến như AI - trí tuệ nhân tạo, Machine Learning - học máy, robot,... để nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Amazon có văn hóa thử nghiệm khuyến khích nhân viên sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA AMAZON - ÔNG HOÀNG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
10. Chiến lược marketing của Trung Nguyên - Tự hào dân tộc
Trung Nguyên được thành lập vào năm 1996 bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ, với cà phê là sản phẩm chủ lực. Hiện tại, Trung Nguyên đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 80 quốc gia trên thế giới và có nhà máy sản xuất tại Hoa Kỳ, Đức, Nga,... Thương hiệu xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị truyền thống, gắn liền với hình ảnh "cà phê của dân tộc" và "niềm tự hào Việt Nam".
Sự thành công của các chiến lược marketing của Trung Nguyên đến từ một số yếu tố tiêu biểu như sau:
- Tập trung vào chất lượng sản phẩm, sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra cà phê sáng tạo và các dòng sản phẩm cá nhân hoá từ trung bình đến cao cấp.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ gắn liền với giá trị truyền thống và câu chuyện thương hiệu hấp dẫn về hành trình chinh phục đam mê cà phê của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhà sáng lập thương hiệu.
- Các chiến dịch marketing hiệu quả gồm có tiếp thị đa kênh, tài trợ cho hoạt văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và thể hiện trách nhiệm xã hội.
11. Chiến lược marketing của Tiki - Cách mạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Tiki được thành lập năm 2010, và có thị phần khoảng 30% thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào năm 2023. Tiki đã gặt hái được nhiều thành công nhờ chiến lược marketing tập trung vào trải nghiệm khách hàng, xây dựng thương hiệu uy tín, ứng dụng công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường.
Trong những năm đầu phát triển, Tiki tạo ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Thương hiệu này đã tập trung vào trải nghiệm khách hàng, tối ưu nhiều yếu tố như TikiNOW - dịch vụ giao hàng 2 giờ, đa dạng phương thức thanh toán, chính sách đổi trả linh hoạt….
Để xây dựng uy tín cho thương hiệu, Tiki đã hợp tác với nhiều người nổi tiếng để quảng bá, tham gia tài trợ cho nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và tạo ra các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.
Hiện nay, Tiki đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện chất lượng mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng, ví dụ như dữ liệu lớn (Big data) dùng trong phân tích hành vi khách hàng, đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả; trí tuệ nhân tạo (AI) để đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa hoạt động kho bãi; học máy (Machine learning) phục vụ cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho từng khách hàng.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TIKI - CUỘC CÁCH MẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
12. Chiến lược marketing của Lifebuoy - Vững vàng vị thế sau COVID 19
Ra đời từ năm 1892, Lifebuoy là thương hiệu xà phòng diệt khuẩn lâu đời và uy tín nhất thế giới, thuộc tập đoàn Unilever. Thương hiệu mang sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng.
Trong bối cảnh COVID-19 đặt ra thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế, Lifebuoy một lần nữa khẳng định vị thế và sứ mệnh của họ thông qua chiến lược tiếp thị được chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai hiệu quả. Tiêu biểu như hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam, truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên; ra mắt sản phẩm nước rửa tay khô đáp ứng nhu cầu thị trường; phân phối xà phòng và dịch vụ vệ sinh miễn phí…
Chiến lược tiếp thị hiệu quả và nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đã Lifebuoy đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường xà phòng diệt khuẩn tại Việt Nam, nhận được tin tưởng và yêu thích của người tiêu dùng.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA LIFEBUOY - VẪN BỪNG SÁNG GIỮA COVID 19
13. Chiến lược marketing của Grab - Thấu hiểu thị trường, kinh doanh sáng tạo
Grab hiện đang thống trị thị trường gọi xe Đông Nam Á, chiếm thị phần hơn 70% tại các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia,... với hơn 21 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và hơn 6 triệu tài xế.
Thành công của Grab là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa chiến lược kinh doanh sáng tạo, hoạt động marketing hiệu quả và sự thấu hiểu thị trường.
Để xây dựng chiến lược marketing của Grab hiệu quả, đội ngũ đã nỗ lực nghiên cứu để thấu hiểu nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng Đông Nam Á, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, chú trọng vào việc mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất và phát triển siêu ứng dụng để đáp ứng các nhu cầu một cách tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
Grab luôn cập nhật xu hướng thị trường và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi, tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới cùng nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng. Grab cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho các sự kiện thể thao, văn hóa, thể hiện trách nhiệm xã hội và xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín.
14. Chiến lược marketing của Samsung - Chinh phục khách hàng ở mọi phân khúc
Theo Forbes 2023, Samsung xếp hạng thứ 9 với giá trị thương hiệu 76,8 tỷ USD và liên tục dẫn đầu thị trường smartphone trong nhiều năm qua, với thị phần hơn 20%. Sản phẩm Samsung được sử dụng bởi hàng tỷ người trên thế giới và là thương hiệu được tin tưởng và yêu thích bởi chất lượng cao, thiết kế hiện đại và tính năng tiên tiến.
Trong chiến lược tiếp thị của mình, Samsung không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cho ra đời các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến nhất cùng thiết kế đẹp mắt, hiện đại đáp ứng được các phân khúc khách hàng từ bình dân cho đến cao cấp và xa xỉ. Thương hiệu luôn tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất vào các sản phẩm để đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Chiến lược marketing của Samsung được xây dựng bài bản và hiệu quả, tiếp cận khách hàng tiềm năng, chú trọng vào việc mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất và xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh. Ví dụ như hợp tác với các đại sứ thương hiệu hàng đầu tại mỗi quốc gia để quảng bá sản phẩm, liên tục là nhà tài trợ cho các sự kiện lớn.
15. Chiến lược marketing của The Coffee House - Chuỗi cafe hiện đại thu hút giới trẻ
The Coffee House, thành lập vào năm 2014, là chuỗi cà phê hiện đại với hơn 130 cửa hàng trên toàn quốc, thu hút giới trẻ bởi không gian đẹp, thức uống ngon và dịch vụ chuyên nghiệp. Theo Euromonitor 2023, The Coffee House xếp hạng thứ 3 trong ngành cà phê chuỗi Việt Nam với thị phần 7,4%.
Thành công của chiến dịch marketing của The Coffee House có thể kể đến các yếu tố sau:
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung, năng động và hiện đại, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ, kết hợp mô hình cà phê và co-working space, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí của giới trẻ.
- Chú trọng vào việc mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất thông qua không gian đẹp, thức uống ngon, dịch vụ chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên thân thiện.
- Tiếp thị đa kênh và thường xuyên tổ chức các sự kiện thu hút giới trẻ như hội thảo, workshop, minigame,... để tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA THE COFFEE HOUSE VỚI 7PS
16. Chiến lược marketing của Milo - Đồng hành cùng sự phát triển của trẻ
Milo là thức uống lúa mạch được yêu thích rộng rãi tại Việt Nam, thuộc tập đoàn Nestle. Thương hiệu đã xây dựng hình ảnh Milo không chỉ là thức uống bổ dưỡng mà còn là người bạn đồng hành cùng trẻ em trong hành trình phát triển.
Chiến lược marketing của Milo tập trung vào trẻ em - người tiêu dùng cuối cùng. Milo chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với trẻ em thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các hoạt động thể thao, văn hóa dành cho học sinh, cổ vũ tinh thần kiên trì bền bỉ và nỗ lực học hỏi.
Milo tạo dựng niềm tin với khách hàng bằng cách chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ em và kết nối cộng đồng bằng các hoạt động gắn kết gia đình như ngày hội Milo, quà tặng yêu thương, hỗ trợ học sinh nghèo…
17. Chiến lược marketing của Biti’s Hunter - “Cuộc thay máu” của thương hiệu Việt
Biti's Hunter ra đời vào đầu năm 2017 trong bối cảnh thị trường giày dép Việt Nam đang bị thống trị bởi các thương hiệu ngoại. Với thiết kế trẻ trung, năng động, cùng mức giá hợp lý, Biti's Hunter nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới trẻ và trở thành "cơn sốt" trong thị trường giày thể thao Việt Nam.
Chiến lược marketing của Biti's Hunter được ví như sự "thay máu" cho thương hiệu Biti's giúp doanh nghiệp lội ngược dòng ngoạn mục. Thành công này đến từ chiến lược tiếp thị bài bản, sáng tạo của thương hiệu. Biti's Hunter tận dụng hiệu quả sức mạnh của mạng xã hội và người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm, tạo trend và thu hút giới trẻ.
Biti's Hunter đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng với thiết kế hiện đại, trẻ trung, mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng và phát triển bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thương hiệu đã cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài nhờ sản phẩm đáp ứng thị hiếu, mức giá hợp lý và câu chuyện tôn vinh giá trị Việt.
18. Chiến lược marketing của Apple - Khẳng định đẳng cấp từ chất lượng
Chiến lược marketing của Apple nổi tiếng với sự táo bạo và hiệu quả, góp phần tạo nên thành công vang dội cho thương hiệu. Dưới đây là một số chiến lược tiếp thị tiêu biểu và điểm đặc biệt tạo nên thành công của Apple:
- Sản phẩm sáng tạo và chất lượng cao: Apple luôn tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm sáng tạo và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dùng
- Tạo dựng sự bí ẩn và mong đợi: Apple thường giữ bí mật về sản phẩm mới cho đến khi ra mắt, tạo sự tò mò và thu hút sự chú ý của công chúng.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Apple chú trọng vào việc mang đến trải nghiệm khách hàng hoàn hảo, từ thiết kế sản phẩm, cửa hàng bán lẻ đến dịch vụ khách hàng.
- Tạo dựng cộng đồng người dùng trung thành: Thương hiệu đã xây dựng cộng đồng người dùng trung thành với hệ sinh thái Apple gồm các thiết bị như iPhone, iPad, Mac, Apple Watch,... và thường xuyên tổ chức các sự kiện công nghệ lớn hàng năm.
19. Chiến lược marketing của Vinamilk - Xây dựng vị thế phát triển bền vững cùng cộng đồng
Vinamilk, thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, đã khẳng định vị thế của mình qua chiến lược marketing thông minh, sản phẩm chất lượng cao và cam kết phát triển bền vững.
Vinamilk xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với sự phát triển của trẻ em Việt Nam. Không chỉ đề cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, Vinamilk còn nổi tiếng với các chương trình cộng đồng như Quỹ 1 triệu ly sữa, các dự án xây dựng trường học, học bổng...
Cho đến nay, Vinamilk không ngừng cải tiến và mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sản phẩm Vinamilk được truyền thông rộng khắp các kênh thông tin và xuất hiện tại nhiều điểm bán trên toàn quốc lẫn các kênh trực tuyến với mức giá hợp lý và thường xuyên có nhiều ưu đãi.
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK - ĐIỀU LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT
20. Chiến lược marketing của Pepsi - Thương hiệu truyền cảm hứng toàn cầu
Ra đời từ năm 1898, Pepsi đã khẳng định vị thế của mình với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vị thế bền vững của Pepsi được củng cố bởi chiến lược kinh doanh hiệu quả, năng lực tài chính mạnh mẽ và lợi thế cạnh tranh được xây dựng qua nhiều thập kỷ.
Sự thành công nhất trong chiến lược marketing của Pepsi chính là tạo dựng hình ảnh trẻ trung, năng động và gắn liền với âm nhạc, giải trí. Pepsi thường xuyên hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng, tổ chức các sự kiện âm nhạc hoành tráng và tung ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Điểm đặc biệt tạo nên thành công của Pepsi chính là khả năng thích ứng linh hoạt với xu hướng thị trường. Thương hiệu đã luôn tiên phong trong việc đổi mới sản phẩm, tung ra các hương vị mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hơn nữa, hãng cũng chú trọng xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và hoạt động cộng đồng
Như vậy, trong bài viết này Trường Doanh nhân HBR đã điểm qua tổng quan về 20 thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước cùng những điểm nổi bật trong các chiến lược marketing của họ. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích và có thể áp dụng vào thực tế.