Mục lục [Ẩn]
- 1. Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Marketing
- 2. Nội dung video ngắn viral
- 3. Ưu tiên Micro Influencer của các doanh nghiệp trong 2024
- 4. Livestream Shopping tiếp tục là xu hướng thống trị 2024
- 5. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
- 6. Xu hướng thương mại điện tử trên mạng xã hội
- 7. Xu hướng Gamification Marketing
- 8. Xu hướng tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-driven marketing)
- 9. Marketing đa nền tảng - xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp 2024
- 10. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
- 11. Metaverse và Metamarketing
Để có thể bứt phá trong thời đại số, việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các xu hướng tiếp thị mới là điều vô cùng quan trọng. 11 xu hướng hướng marketing 2024 dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc, dẫn đầu thị trường.
1. Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Marketing
Theo McKinsey & Company, ứng dụng AI có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu từ 10% đến 15% và giảm chi phí marketing lên đến 20%. Tại Việt Nam, một báo cáo của Decision Lab cho thấy có tới 74% doanh nghiệp đã áp dụng AI vào hoạt động marketing, dự kiến sẽ tăng lên 85% vào năm 2025.
AI Marketing không chỉ có thể phân tích nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm dữ liệu hành vi khách hàng, dữ liệu truyền thông xã hội, dữ liệu tìm kiếm... mà còn giúp tối ưu các hoạt động trong marketing automation như quản trị website, quản trị mạng xã hội, email marketing… và đặc biệt còn tham gia sáng tạo nội dung.
Một số công cụ AI marketing được ứng dụng phổ biến hiện nay là Google Analytics (phân tích dữ liệu), Tableau (trực quan hoá dữ liệu), MailChimp (tiếp thị email), Chatbots (chăm sóc khách hàng), Copy.ai (sáng tạo nội dung), Canva (thiết kế hình ảnh, video), Hubspot (quản lý CRM, SEO, quảng cáo), Semrush (nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh).
Đa số các công cụ AI marketing được cung cấp dưới dạng mô hình SaaS, chỉ cần truy cập đường link để sử dụng mà không cần cài đặt phần cứng phức tạp. Tùy theo nhu cầu, doanh nghiệp có thể mua các gói dịch vụ theo nhiều hình thức tháng, quý, năm và dễ dàng huỷ khi không còn nhu cầu.
2. Nội dung video ngắn viral
Video ngắn dưới 1 phút vẫn là định dạng nội dung được ưa chuộng hiện nay, với nhu cầu tiếp cận thông tin nhanh chóng và dễ dàng, người dùng rất thích lướt các video trên nền tảng Tik Tok, YouTube Shorts hoặc Reel Facebook. Vì thế đây chính là một trong các xu hướng marketing 2024.
Báo cáo của Wyzowl cho thấy 86% người tiêu dùng sử dụng video để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Trong khi 72% khách hàng cho biết họ có khả năng mua hàng sau khi xem video sản phẩm (theo báo cáo của HubSpot).
Ví dụ như thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Estee Lauder đã hợp tác với các KOL để tạo video review sản phẩm trên YouTube Shorts, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Trên nền tảng Tik Tok, Trung Nguyên Legend chia sẻ các video ngắn về văn hóa cà phê Việt Nam, đạt được hàng triệu lượt xem và xây dựng thương hiệu thành công.
Một số bí quyết để xây dựng kênh và video ngắn viral triệu view cho các doanh nghiệp là:
- Nội dung video cần phải sáng tạo, độc đáo và thu hút người xem ngay từ những giây đầu tiên.
- Sử dụng các xu hướng mới nhất, kết hợp âm nhạc, hình ảnh và hiệu ứng bắt mắt để thu hút người xem.
- Kể câu chuyện hấp dẫn để giữ chân người xem và truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả.
- Xác định thời điểm đăng tải video phù hợp để tiếp cận được nhiều người xem nhất bằng cách xem báo cáo của các nền tảng để theo dõi hiệu quả của các video và điều chỉnh thời gian đăng tải phù hợp.
- Sử dụng các hashtag trending và phù hợp với nội dung video và đối tượng mục tiêu để tăng khả năng tiếp cận.
- Quảng bá video trên các kênh mạng xã hội khác, hợp tác với các influencer và chạy quảng cáo để tăng tiếp cận.
- Tương tác tích cực với người dùng, trả lời bình luận và tin nhắn nhanh chóng, nhiệt tình, tổ chức các cuộc thi và minigame để thu hút sự tham gia của người xem.
3. Ưu tiên Micro Influencer của các doanh nghiệp trong 2024
Micro Influencer là những người sở hữu 10.000 - 100.000 người theo dõi. Trong xu hướng marketing 2024, Tiếp thị liên kết - Marketing Affiliate đã chứng kiến sự dịch chuyển từ xu hướng Mega Influencer (có hơn 1 triệu người theo dõi) sang các Micro Influencer. Các lý do dẫn đến sự chuyển dịch này là:
- Mức độ tương tác cao: Khán giả của Micro Influencer thường gắn kết và tin tưởng họ hơn, do đó họ dễ dàng tiếp nhận và tin tưởng vào lời giới thiệu của Influencer hơn so với các Mega Influencer, tuy quy mô tiếp cận lớn nhưng không mức độ tương tác không cao.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi: Micro Influencer thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như làm đẹp, học tập, chăm sóc nhà cửa, đồ công nghệ, mỹ phẩm, thời trang… do đó họ có kiến thức chuyên môn và đam mê sâu sắc về lĩnh vực đó. Chính vì vậy, các Micro Influencer xây dựng uy tín và lòng tin với người theo dõi, khiến cho những đánh giá và giới thiệu của họ trở nên thuyết phục hơn, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
- Hiệu quả chi phí: So với việc hợp tác với Mega Influencer, chi phí hợp tác với Micro Influencer thấp hơn nhiều, doanh nghiệp có thể hợp tác cùng lúc với nhiều Micro Influencer để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
- Dễ dàng quản lý: Doanh nghiệp có thể dễ dàng trao đổi và thống nhất về chiến dịch Marketing với Micro Influencer, đồng thời theo dõi hiệu quả của chiến dịch một cách hiệu quả hơn so với việc hợp tác với các Mega Influencer.
Một số thương hiệu lớn đã thành công chuyển sang kết hợp với Micro Influencer trong 2024:
- Dove đã hợp tác với các Micro Influencer là những phụ nữ trẻ, năng động, quan tâm đến làm đẹp và sức khỏe để quảng bá sản phẩm sữa tắm mới của họ. Chiến dịch này đã giúp Dove tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm mới.
- L'Oreal hợp tác với nhiều Micro Influencer bao gồm: các chuyên gia trang điểm, beauty blogger, fashionista... để tiếp cận được khách hàng tiềm năng mới, đặc biệt là giới trẻ.
- Shopee đã hợp tác với rất nhiều đối tượng Micro Influencer như các hot mom, fashionista, travel blogger, Tik Toker... và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ, và thúc đẩy doanh số bán hàng trên nền tảng.
>>> XEM THÊM: KOL VÀ KOC LÀ GÌ? TÌM HIỂU XU HƯỚNG MARKETING MỚI BÙNG NỔ DOANH SỐ
4. Livestream Shopping tiếp tục là xu hướng thống trị 2024
Livestream Shopping đang bùng nổ mạnh mẽ và trở thành xu hướng marketing và bán hàng không thể bỏ lỡ trong năm 2024 bởi những lý do sau:
- Tạo ra kết nối trực tiếp giữa người bán và khách hàng, giúp tăng khả năng tương tác và giải đáp thắc mắc ngay lập tức, người xem có thể bình luận, đặt câu hỏi trực tiếp trong buổi livestream, từ đó tạo cảm giác gần gũi và thu hút họ tham gia mua sắm.
- Thúc đẩy hành vi mua sắm ngay lập tức nhờ các chương trình ưu đãi, khuyến mãi độc quyền dành riêng cho người xem livestream, dễ dàng đặt hàng trực tiếp trong buổi livestream mà không cần qua nhiều bước phức tạp.
- Livestream là hình thức Marketing tiết kiệm chi phí so với các kênh truyền thống như quảng cáo truyền hình, báo chí. Doanh nghiệp có thể tự livestream hoặc kết nối với các KOL, KOC để hợp tác. Hiệu quả phiên live dễ dàng được đo lường và đánh giá.
Dưới đây là một số case study cho thấy Livestream bán hàng là một xu hướng marketing 2024 vô cùng tiềm năng:
- Tập đoàn Vincom Retail đã áp dụng livestream bán hàng cho hệ thống các trung tâm thương mại Vincom. Khách hàng có thể tham quan sản phẩm trực tuyến qua livestream và đặt mua online hoặc đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm.
- Thương hiệu mỹ phẩm L'Oreal đã hợp tác với Beauty Blogger Chloe Nguyễn để livestream giới thiệu sản phẩm son môi mới. Buổi livestream thu hút hơn 10.000 người xem và giúp L'Oreal bán ra hàng nghìn thỏi son trong vòng 1 giờ.
- Phiên livestream của hot Tiktoker Hằng Du Mục bán sản phẩm táo đỏ đã thu hút hơn 100.000 người xem và đạt doanh thu hơn 2,8 tỷ đồng.
5. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Khách hàng ngày càng mong muốn trải nghiệm tìm kiếm thông tin và mua sắm của mình được cá nhân hóa, thật sự phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Một công bố của Forbes cho thấy 80% khách hàng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa. Theo báo cáo của Salesforce thì 66% khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho trải nghiệm được cá nhân hóa.
Một số lợi ích nổi bật khi cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bao gồm:
- Tăng cường sự hài lòng và gắn bó của khách hàng: khi cảm thấy được thấu hiểu và quan tâm, họ sẽ có trải nghiệm mua sắm tích cực hơn, từ đó dẫn đến sự hài lòng và gắn bó lâu dài với thương hiệu.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu: việc cung cấp nội dung, sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng cá nhân sẽ khiến khách hàng có khả năng mua hàng cao hơn.
- Tăng cường hiệu quả marketing và tiết kiệm chi phí: nhắm mục tiêu chính xác giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực marketing một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa chi phí và nâng cao lợi nhuận đầu tư (ROI).
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng hiệu quả hơn từ đó củng cố vị thế trên thị trường.
- Phát triển dữ liệu khách hàng: quá trình cá nhân hóa đòi hỏi doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu một cách chi tiết, nhờ đó có được hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng để đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.
Netflix là một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp triển khai chiến lược Tối ưu chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thành công. Theo mô hình 4 bước trên Netflix đã thực hiện như sau:
- Thu thập dữ liệu: Netflix thu thập dữ liệu về sở thích xem phim của người dùng thông qua lịch sử xem phim, xếp hạng phim và tìm kiếm.
- Phân tích dữ liệu: Netflix sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu người dùng và tạo ra các hồ sơ cá nhân.
- Đề xuất nội dung: Dựa trên hồ sơ cá nhân, Netflix đề xuất các phim, chương trình truyền hình hoặc phim tài liệu phù hợp với sở thích của từng người dùng.
- Cá nhân hóa giao diện: Netflix cũng cá nhân hóa giao diện người dùng dựa trên sở thích của họ. Ví dụ, người dùng có thể chọn hiển thị các thể loại phim yêu thích trên trang chủ.
>>> Nhờ triển khai chiến lược hiệu quả, Netflix đã tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 91% và doanh thu năm 2023 tăng 26%
6. Xu hướng thương mại điện tử trên mạng xã hội
Mua sắm trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, sự phát triển của thương mại điện tử trong năm 2024 bùng nổ bởi sự liên kết với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok và khiến các kênh này trở thành đang nơi tiếp thị và bán hàng hiệu quả.
Báo cáo của Sprout Social, trên thế giới có khoảng 54% người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm sản phẩm và 42% mua hàng trực tiếp qua mạng xã hội. Còn tại Việt Nam, doanh thu thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam dự kiến đạt 15 tỷ USD vào năm 2024 (theo Số liệu Statista).
Kết hợp xu hướng digital marketing gồm có video ngắn, micro influencer, AI marketing và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, hình thức thương mại điện tử trên mạng xã hội đang mang lại những hiệu quả bứt phá cho các doanh nghiệp.
Một số casestudy đã áp dụng xu hướng marketing 2024 thành công là Bách Hóa Xanh với chuỗi nội dung video nấu ăn thu hút trên Facebook giúp thu hút khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng. Trong khi sàn thương mại điện tử Shopee chuyên tổ chức các phiên livestream bán hàng với sự tham gia của các KOL, thu hút hàng triệu người xem và tạo ra doanh thu khổng lồ.
7. Xu hướng Gamification Marketing
Gamification Marketing là chiến lược marketing ứng dụng các yếu tố và cơ chế của trò chơi vào các hoạt động marketing nhằm khuyến khích sự tương tác, tham gia và lòng trung thành của khách hàng.
Gamification Marketing là một xu hướng marketing 2024 mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ. Nhu cầu giải trí tăng cao, khách hàng ngày nay dành nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí, đặc biệt là chơi game. Do đó, việc ứng dụng chiến lược Gamification sẽ giúp thu hút khách hàng, mang lại cho họ những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn. Các yếu tố khuyến khích người tham gia như thưởng, xếp hàng, thử thách... sẽ kích thích khách hàng tương tác thường xuyên và tích cực hơn.
Một số thương hiệu đã ứng dụng Gamification Marketing thành công mà các doanh nghiệp có thể học hỏi là:
- Duolingo: Ứng dụng học ngoại ngữ sử dụng các yếu tố trò chơi như điểm thưởng, cấp độ và bảng xếp hạng để giúp người học tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và trải nghiệm quá trình học thú vị, ít căng thẳng hơn.
- Nike Run Club: Ứng dụng theo dõi hoạt động chạy bộ Nike Run Club sử dụng các thử thách và bảng xếp hạng để khuyến khích người dùng tập luyện thường xuyên và cải thiện sức khỏe.
- Starbuck: Chương trình tích điểm đổi thưởng của Starbucks giúp khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên để nâng cao thứ hạng
8. Xu hướng tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-driven marketing)
Tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-driven marketing) không chỉ là một xu hướng marketing 2024 mà còn là xu hướng marketing trong tương lai. Sự bùng nổ của công nghệ như Big Data, AI (trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning (học máy) đã giúp quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp có thể khai thác lượng dữ liệu khổng lồ để hiểu rõ hơn về khách hàng và thị trường. Hơn hết, với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu khách hàng, việc triển khai Data-driven Marketing còn là một chiến lược tất yếu giúp doanh nghiệp không bị tụt lại phía sau, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn, phân tích và hoạch định các chiến lược marketing hiệu quả hơn, đưa ra những quyết định marketing sáng suốt, hiệu quả và tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu. Đây chính là xu hướng digital marketing 2024 doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.
Có rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đã và đang ứng dụng Data-Driven Marketing, ví dụ như:
- Watsons, chuỗi cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe lớn nhất Việt Nam, đã phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua hệ thống thẻ thành viên để cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng.
- TPBank sử dụng dữ liệu lịch sử giao dịch, thu nhập và chi tiêu của khách hàng để đánh giá khả năng vay vốn.
- FPT Healthcare dùng kết quả phân tích dữ liệu về bệnh án, lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Nestlé tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu về xu hướng tiêu dùng, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng ở từng quốc gia để phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng tại từng thị trường.
- Samsung sử dụng kết quả phân tích dữ liệu nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác để tối ưu chiến lược giá, xúc tiến và phân phối trong marketing.
>>> XEM THÊM: BIG DATA LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA BIG DATA TRONG THỜI ĐẠI SỐ
9. Marketing đa nền tảng - xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp 2024
Marketing đa nền tảng (Multi-platform marketing) là xu hướng digital marketing 2024 kết hợp nhiều kênh và phương thức marketing khác nhau để tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Khách hàng tiếp xúc với thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như website, mạng xã hội, email, ứng dụng di động… Vì thế, doanh nghiệp cần có mặt trên nhiều nền tảng để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Các kênh marketing đa nền tảng phổ biến hiện nay là Website; Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube; Email marketing; Quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads ; Influencer marketing.
Thực hiện các chiến dịch marketing đa nền tảng vừa có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong hành trình mua sắm, từ khi nhận thức về thương hiệu đến khi quyết định mua hàng vừa phân bổ ngân sách marketing hợp lý cho các kênh hiệu quả nhất, tránh lãng phí chi phí.
>>> XEM THÊM: TRIỂN KHAI MARKETING ĐA KÊNH GIÚP TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ CHẠY QUẢNG CÁO
🔥[HOT] ĐẠI SỰ KIỆN MARKETING LỚN NHẤT NĂM 2024 SẮP DIỄN RA - CẬP NHẬT XU THẾ MARKETING TRONG BỐI CẢNH AI & BIG DATA
💥Siêu sự kiện Marketing - Một chương trình ĐẶC BIỆT - DUY NHẤT 01 LẦN trong năm tại TP. Hồ Chí Minh (07-08/09/2024). Đây là cơ hội hiếm có để cập nhật xu thế kinh doanh toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt “vượt cạnh tranh” để bứt phá doanh thu trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
02 ngày Offline tại sự kiện MARKETING SUMMIT 2024 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG sẽ mang đến bức tranh toàn cảnh từ chiến lược đến thực thi:
- Cập nhật xu thế làm Marketing trong bối cảnh Big Data & AI
- Chiến lược Marketing thương hiệu tổng thể cho mọi sản phẩm/dịch vụ
- Cập nhật & định hướng tầm nhìn Marketing dài hạn cho doanh nghiệp trong thời kỳ công nghệ số 6.0
- Thấu hiểu khách hàng mục tiêu - Biến khách hàng trở thành “fan” trung thành của doanh nghiệp
- Chìa khóa thu hút - Tuyển dụng - Đào tạo nhân tài Marketing chất lượng
- Bí kíp tạo ra content bán hàng chuyển đổi vạn đơn trên Facebook, TikTok, Youtube...
- Công thức xây dựng thương hiệu cá nhân - Xây dựng kho Content xây dựng thương hiệu cá nhân tuyệt đỉnh trên mạng xã hội
👉Thông tin chi tiết sự kiện: MARKETING SUMMIT 2024: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG
10. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) mang đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ một cách chân thực, sống động và tương tác hơn bao giờ hết. Khách hàng có thể "thử trước" sản phẩm ảo, tham quan không gian thực tế ảo, hay tương tác với các nhân vật ảo một cách trực tiếp. Điều này giúp nâng cao khả năng mua hàng của người tiêu dùng và kết nối với thương hiệu.
Đặc biệt, VR và AR không bị giới hạn bởi không gian địa lý, cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Đây là một cơ hội rất lớn để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiềm năng và tiếp cận khách hàng quốc tế một cách hiệu quả.
VR và AR còn có nhiều tiềm năng ứng dụng khác trong marketing như đào tạo nhân viên, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn sử dụng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và thử nghiệm các ý tưởng thiết kế.
Tiên phong trong việc ứng dụng VR và AR vào marketing tại Việt Nam có thể kể đến như:
- VinFast phát triển trải nghiệm showroom VR cho phép khách hàng khám phá và tương tác ảo với các mẫu xe mới nhất của hãng. Trải nghiệm nhập vai này cho phép khách hàng tùy chỉnh xe, xem chi tiết nội thất và ngoại thất, thực hiện các chuyến lái thử ảo.
- MobiFone ra mắt ứng dụng dẫn đường AR sử dụng camera điện thoại thông minh để phủ lên các hướng dẫn và thông tin lên thế giới thực. Ứng dụng giúp người dùng di chuyển ở những khu vực xa lạ dễ dàng và an toàn hơn, nó còn cung cấp hướng dẫn theo thời gian thực và có lớp phủ thực tế tăng cường cho các địa danh và điểm tham quan.
11. Metaverse và Metamarketing
Metaverse (Siêu vũ trụ) là khái niệm mô tả thế giới ảo 3D nơi người dùng có thể tương tác, làm việc, giải trí và mua sắm thông qua avatar (đại diện ảo) của họ. Metamarketing (Siêu tiếp thị) là các hoạt động marketing được thực hiện trong môi trường Metaverse. Trong metaverse, các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Metaverse và Metamarketing là xu hướng marketing 2024 và cùng là xu hướng marketing trong tương lai:
- Sự phát triển của công nghệ như VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường) và blockchain là nền tảng cho sự phát triển của Metaverse. Trong khi người tiêu dùng đang cởi mở hơn và quan tâm tới những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo trong thế giới ảo.
- Metaverse được dự đoán sẽ là một thị trường khổng lồ với hàng tỷ người dùng trong tương lai, gia nhập càng sớm thì doanh nghiệp sẽ càng có lợi thế trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ này và tạo dựng vị thế cạnh tranh.
- Metaverse mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm và tương tác hoàn toàn mới mẻ và thú vị, đặc biệt phù hợp cho nhóm khách hàng Gen Z và Gen Alpha vốn đang tăng trưởng nhanh về quy mô trên toàn cầu và chính là nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp quan tâm.
Metaverse và Metamarketing là một phần của Marketing 6.0 tập trung vào trải nghiệm siêu thực tế và kết nối con người với nhau trong thế giới ảo, hướng đến việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và gắn kết hơn, đồng thời sử dụng dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả marketing. Marketing 6.0 sẽ dẫn được áp dụng phổ biến trên toàn cầu như một xu hướng marketing trong tương lai.
Tại Việt Nam, chương trình chuyển đổi số quốc gia bao gồm việc phát triển các nền tảng và ứng dụng công nghệ mới như AI- Trí tuệ nhân tạo, Big Data - Dữ liệu lớn, Machine Learning - Học máy đang được đẩy mạnh phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Metaverse và Metamarketing tại Việt Nam.
Như vậy, bài viết này của Trường Doanh nhân HBR đã cung cấp cho các quý doanh nghiệp 11 xu hướng marketing 2024 không nên bỏ lỡ. Hy vọng nội dung cách thức ứng dụng từng xu hướng đã đem lại cho quý doanh nghiệp nhiều ý tưởng để triển khai vào hoạt động marketing hiệu quả trong tương lai.