Trường doanh nhân HBR ×

LIVESTREAM BÁN HÀNG MÃI KHÔNG RA ĐƠN THÌ PHẢI LÀM SAO?

Nội dung [Hiện]

Livestream bán hàng đang được xem là một hoạt động hái ra tiền trong thời gian gần đây với những phiên livestream nổi đình đám của nhiều KOLs, KOCs. Có thể nói: Người người nhà nhà đều livestream bán hàng. Tuy nhiên hiện thực là không phải ai livestream cũng ra đơn, cũng chuyển đổi doanh số. Nguyên nhân cốt lõi là gì? Làm thế nào để livestream bán hàng mang lại hiệu quả cao? Cùng đi tìm câu trả lời ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Thực trạng livestream bán hàng hiện nay

Trong thời gian gần đây, sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử đã gây ra sự thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, các phiên livestream trên các nền tảng thương mại điện tử đã tạo ra doanh số bán hàng đáng kể cho các doanh nghiệp từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng.

Ví dụ vào ngày 24/06/2023, đã có hơn 26 phiên livestream được tổ chức trên TikTok với sự tham gia của các cá nhân ảnh hưởng (KOL, KOC) nhằm quảng bá các sản phẩm đa dạng khác nhau. Thống kê cho thấy chỉ trong 4 giờ, các phiên livestream này đã thu hút 1,7 triệu lượt xem và ghi nhận hơn 5,000 đơn hàng mang lại tổng doanh thu là 1,2 tỷ đồng.

Thực trạng livestream bán hàng nhưng không ra đơn
Thực trạng livestream bán hàng nhưng không ra đơn

Nhận ra tiềm năng tăng trưởng đáng kể từ hoạt động livestream bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, các thương hiệu và doanh nghiệp đang tích cực tổ chức các phiên livestream kết hợp cùng nhiều nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Đặc biệt, nhiều đơn vị cá nhân cũng hào hứng đón nhận xu thế livestream bán hàng thay thế dần các hình thức truyền thống. Người người, nhà nhà xây dựng thương hiệu cá nhân để bán hàng, để quảng cáo sản phẩm giúp tăng thu nhập của bản thân một cách nhanh chóng. Có thể nói, mỏ vàng thương hiệu cá nhân được khai thác triệt để trong kinh doanh.

Tuy nhiên, không phải cứ livestream là bán được hàng, cứ nói liên tiếp mấy tiếng liền cũng ra đơn và mang lại doanh thu khủng. Có những người chỉ cần bỏ ra 1 ngày đã có thể thu về cả căn biệt thự nhưng có những người mải miết livestream vẫn chẳng thể có nổi một đơn hàng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời.

2. Nguyên nhân khiến livestream bán hàng không ra đơn

5 nguyên nhân khiến livestream mãi nhưng không ra số
5 nguyên nhân khiến livestream mãi nhưng không ra số

1 - Chọn sản phẩm không phù hợp: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc bán hàng online không thu được đơn hàng là do chọn lựa sản phẩm không phù hợp. Bạn cần xem xét liệu sản phẩm có phản ánh đúng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng hay không, có độc đáo so với các sản phẩm khác trên thị trường không.

2 - Không tiếp cận đúng tệp khách hàng: Một sai lầm thường gặp là không phân tích và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Mỗi tệp khách hàng có đặc điểm riêng biệt về độ tuổi, thu nhập, sở thích và nhu cầu. Do đó cần phải định rõ đối tượng mục tiêu và phát triển kế hoạch tiếp cận phù hợp.

3 - Chọn lựa kênh livestream bán hàng không hiệu quả: Việc lựa chọn kênh bán hàng không phù hợp cũng góp phần khiến việc bán hàng trực tuyến không đạt được kết quả như mong đợi. Cần xác định các kênh bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng và chiến lược kinh doanh của bạn, thậm chí nên sử dụng nhiều kênh đồng thời để tăng cơ hội tiếp cận.

4 - Thiếu phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh: Để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, bạn cần phải hiểu rõ về đối thủ và môi trường kinh doanh. Phân tích cẩn thận về sản phẩm, phương thức tiếp cận và chiến lược của đối thủ sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

5 - Chưa có chiến lược livestream bán hàng bài bản: Nếu doanh nghiệp nghĩ livestream bán hàng là nói liên tiếp để chốt đơn thì điều đó là sai lầm. Bất kể một buổi livestream nào cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược và quy trình thực hiện chi tiết. Mục đích là để cho buổi livestream diễn ra thuận lợi, tăng sự tương tác và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tuy nhiên, 5 nguyên nhân đã nêu trên chỉ là bề nổi trong tảng băng chìm, việc không xây dựng được thương hiệu cá nhân trên các nền tảng là mới là yếu tố chính khiến hoạt động livestream không mấy hiệu quả, thậm chí là không ai quan tâm. Chính vì vậy để có nền móng bán hàng online tốt nhất trên mọi nền tảng, người bán nên xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp giúp định hình bản thân trong tâm trí khách hàng.

Ngoài ra, việc tạo ra một hành trình trải nghiệm khách hàng tốt cũng từ biết đến mua hàng và trở thành fan cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi doanh nghiệp muốn livestream bán thành công.

>>> Để làm được điều này, quý độc giả có thể tham khảo bài viết: CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN THÀNH CÔNG CHỈ VỚI 4 BƯỚC

3. Cách livestream bán hàng hiệu quả, tối ưu chuyển đổi nhanh chóng

Livestream bán hàng đang trở thành một phương thức tiếp thị ngày càng phổ biến và hiệu quả, nhưng để tối ưu hóa chuyển đổi từ lượt xem thành đơn hàng cần chú ý những yếu tố sau:

1 - Lập kế hoạch trước bán hàng

Bước đầu tiên để tạo ra một buổi livestream bán hàng hiệu quả là lập kế hoạch cẩn thận trước. Bạn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể cho buổi livestream của mình và chuẩn bị nội dung phù hợp để thu hút sự chú ý của khán giả. Hãy nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn giới thiệu và cách thức để trình bày chúng một cách hấp dẫn nhất. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tốt về nội dung và trang thiết bị để buổi livestream diễn ra một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp. Lập kế hoạch cẩn thận trước sẽ giúp bạn tối ưu hóa sự kết nối và tương tác với khán giả trong suốt buổi livestream.

>>> XEM THÊM: 9 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHI TIẾT, HIỆU QUẢ

2 - Xây dựng tính xác thực và tin cậy

Việc xây dựng tính xác thực và tin cậy trong hoạt động livestream bán hàng là vô cùng quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Do vậy khi tổ chức một phiên livestream bán hàng, doanh nghiệp/tổ chức hay cá nhân cần:

  • Hiển thị sản phẩm một cách rõ ràng và chi tiết: Trong quá trình livestream, người bán hàng cần thể hiện sản phẩm một cách rõ ràng và chi tiết bao gồm cả các đặc điểm, chất lượng và cách sử dụng. Việc này giúp tạo ra sự tin cậy từ phía khách hàng và giảm nguy cơ họ cảm thấy mua phải hàng không đúng như mong đợi
  • Chia sẻ kinh nghiệm thực tế: Người bán hàng nên chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bản thân hoặc của những người đã sử dụng sản phẩm trước đó. Những câu chuyện và đánh giá có thực từ các khách hàng trước sẽ làm tăng tính xác thực và tin cậy của sản phẩm
  • Trả lời câu hỏi của khách hàng một cách chân thành: Trong quá trình livestream, người bán hàng cần chân thành và nhanh nhẹn trong việc trả lời các câu hỏi từ khách hàng. Sự chân thành và trung thực trong cách trả lời sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định mua sản phẩm
  • Sử dụng những kênh bán hàng đáng tin cậy: Việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử uy tín và được người dùng đánh giá cao như Shopee, Lazada, hoặc các trang web thương mại điện tử của các thương hiệu uy tín cũng giúp tăng tính tin cậy cho sản phẩm và dịch vụ
Người bán cần xây dựng độ uy tín và xác thực cao
Người bán cần xây dựng độ uy tín và xác thực cao

Ví dụ cụ thể, một nhà bán hàng thời trang có thể tổ chức một buổi livestream trên TikTok để giới thiệu các sản phẩm mới trong bộ sưu tập của họ. Trong suốt buổi livestream, họ có thể trình bày chi tiết về chất liệu, kiểu dáng, và cách phối đồ thực tế. Họ cũng có thể mời những khách hàng trung thành đã sử dụng sản phẩm để chia sẻ cảm nhận của họ. Từ đó tạo ra sự tin cậy và khích lệ khách hàng mới mua sản phẩm.

3 - Tương tác thời gian thực

Tương tác thời gian thực trong hoạt động livestream bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự kết nối và tương tác giữa người bán và khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng thực phẩm sạch tổ chức một buổi livestream trên Facebook để giới thiệu và bán các sản phẩm của mình. Trong suốt buổi livestream, họ không chỉ giới thiệu các sản phẩm mà còn thực hiện các hoạt động tương tác như trả lời câu hỏi của khách hàng, giải đáp thắc mắc về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm, cung cấp thông tin dinh dưỡng và cách sử dụng sản phẩm một cách chi tiết.

Hãy tương tác theo thời gian thực với khách hàng
Hãy tương tác theo thời gian thực với khách hàng

Thêm vào đó, người bán cũng có thể tổ chức các trò chơi, giao lưu như trả lời câu hỏi trắc nghiệm về thực phẩm, tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến hoặc tặng quà cho những người tham gia tích cực trong buổi livestream. Những hoạt động này không chỉ tạo ra một không khí vui vẻ và thân thiện mà còn kích thích sự tương tác và sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm.

Tương tác thời gian thực trong buổi livestream không chỉ giúp tăng hiệu quả bán hàng mà còn tạo ra một trải nghiệm mua sắm đặc biệt và đáng nhớ cho khách hàng. Điều này sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa người bán và khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ ra đơn cho người bán.

>>> XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN SHOPEE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HIỆU QUẢ

4 - Tạo chương trình ưu đãi ngắn hạn

Ưu đãi trong thời gian có hạn và cấp tốc trong hoạt động livestream bán hàng là một chiến lược hiệu quả để kích thích sự quan tâm và tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn. Việc áp dụng các ưu đãi đặc biệt như giảm giá, quà tặng hoặc khuyến mãi đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn sẽ tạo ra một cảm giác gấp rút và khẩn cấp cho khách hàng, đồng thời tăng động lực cho họ để tham gia mua sắm.

Thực hiện những chương trình ưu đãi, minigame khi livestream
Thực hiện những chương trình ưu đãi, minigame khi livestream

Ví dụ người bán hàng có thể tạo ra chương trình khuyến mãi đặc biệt chỉ trong 1 giờ livestream. Trong thời gian đó, họ có thể giảm giá 20% cho tất cả các sản phẩm hoặc tặng một món quà miễn phí cho các đơn hàng có giá trị từ 500,000 VNĐ trở lên. Điều này sẽ tạo ra một cảm giác hấp dẫn và khẩn cấp cho khách hàng khiến họ muốn nhanh chóng tận dụng cơ hội ưu đãi trước khi hết hạn.

Bên cạnh đó, trong trường hợp có tình huống khẩn cấp như hàng tồn kho cần thanh lý gấp, một cửa hàng thể thao có thể tổ chức một buổi livestream bán hàng khẩn cấp để giảm giá đặc biệt cho các sản phẩm cụ thể hoặc tặng thêm quà tặng cho các đơn hàng đặt trong thời gian livestream. Điều này không chỉ giúp họ giải quyết vấn đề hàng tồn kho mà còn tạo ra một sự kích thích đặc biệt và cơ hội mua hàng hấp dẫn cho khách hàng.

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ 10 CÁCH BÁN HÀNG ONLINE HIỆU QUẢ NHẤT, NỔ TRĂM ĐƠN MỖI NGÀY

5 - Theo dõi và tối ưu hoá

Sau khi buổi livestream kết thúc cần theo dõi và phân tích dữ liệu từ buổi livestream để hiểu rõ hơn về cách khán giả tương tác và chuyển đổi. Dựa vào thông tin này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược livestream của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số bước giúp thực hiện quá trình theo dõi và tối ưu hóa:

  • Phân tích dữ liệu: Theo dõi số lượng người xem, lượt tương tác và hành động của khán giả sau buổi livestream. Phân tích các chỉ số này để hiểu rõ hơn về hiệu quả của buổi livestream và nhận biết các điểm mạnh và yếu của nó
  • Đánh giá hiệu quả: Xác định các mục tiêu đã đặt ra trước buổi livestream và đánh giá xem liệu chúng đã được đạt được hay chưa. Nếu không, hãy xem xét những điều có thể cải thiện để tăng cơ hội chuyển đổi
  • Thu thập phản hồi: Xin ý kiến từ khán giả về buổi livestream của bạn. Điều này giúp bạn hiểu được điều gì đã hoạt động và điều gì cần cải thiện, từ đó tối ưu hóa chiến lược cho những buổi livestream sau
  • Tối ưu hóa nội dung: Dựa trên dữ liệu thu thập được, điều chỉnh nội dung và cách thức trình bày trong các buổi livestream sau. Tối ưu hóa nội dung giúp tăng cơ hội tương tác và chuyển đổi từ khán giả
  • Thực hiện thử nghiệm A/B: Thử nghiệm các yếu tố khác nhau trong các buổi livestream để xác định những phương pháp nào hoạt động tốt nhất với khán giả của mình. Thực hiện thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp tìm ra các phương pháp hiệu quả nhất để tối ưu hóa chiến lược livestream của mình

4. Chương trình Tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng

Như đã đề cập ở trên thì livestream bán hàng không có nghĩa là ngồi “nói ra rả” hàng tiếng đồng hồ, không phải là áp dụng các cách, bí kíp là xong. Mà đòi hỏi cần phải xây dựng một quy trình, chiến lược bài bản, bền vững cho sản phẩm cũng như phiên livestream của mình. Để làm được điều đó, người bán hàng cần phải vững kiến thức chuyên môn, nắm bắt được xu hướng và được chỉ dẫn những bí kíp, công thức mật khi kinh doanh online. 

Chương trình seminar Tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng chính là lời giải đáp hiệu quả cho các doanh nghiệp, người bán hàng. Khi tham gia chương trình sẽ nhận được những lợi ích đặc biệt như: 

  • Định hướng & xây dựng đồng bộ chiến lược kinh doanh online đa nền tảng để đột phá - tăng trưởng năm 2024
  • Chiến thuật tăng trưởng doanh thu bán hàng qua Livestream, TikTok, quảng cáo đa kênh,...
  • Bí kíp để thu hút, tuyển dụng & đào tạo đội ngũ kinh doanh máu lửa, “bất khả chiến bại”
  • Nắm bắt các giải pháp hiệu quả để ứng dụng thực tiễn vào hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp, đảm bảo tối ưu chi phí vận hành
  • Xu thế tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng phễu bán hàng Online trên mọi mặt trận (Facebook, Tiktok, Youtube, Affiliate Marketing, TMĐT, Amazon...)
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp với chi phí Marketing 0 đồng
  • Thấu hiểu khách hàng mục tiêu, nắm trọn bộ kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh “hạ gục” cả những vị khách khó tính nhất
  • Nguyên tắc xây dựng mạng lưới CTV, đại lý, đối tác đầu tư chất lượng, áp dụng cho mọi lĩnh vực kinh doanh
Seminar tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng
Seminar tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BAO GỒM:

  • Phần 01: Lộ trình xây dựng & phát triển chiến lược kinh doanh online đa nền tảng
  • Phần 02: Xu hướng hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
  • Phần 03: Mô hình tăng trưởng doanh thu bền vững trên nền tảng Ecommerce
  • Phần 04: Xây dựng chiến lược Gamification Marketing - đón đầu xu thế 5.0
  • Phần 05: Công thức livestream và chiến thuật đột phá doanh thu trên nền tảng Tiktok
  • Phần 06: Chiến lược xây dựng hệ thống bán hàng online bứt phá doanh số thần tốc với mạng lưới CTV đại lý
  • Phần 07: Mô hình kinh doanh tinh gọn trên Amazon giúp doanh nghiệp Go Global
  • Phần 08: Bí kíp marketing du kích 0đ với chiến lược video ngắn đa nền tảng
  • Phần 09: Q&A Xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp - TS. Alok Bharadwaj

>>> Tham gia ngay chương trình “tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng” của Trường Doanh Nhân HBR giúp bản thân và doanh nghiệp đón đầu các xu thế bán hàng tốt nhất trên thị trường hiện tại.

5. Kết luận

Trong thời đại số hóa ngày nay, hoạt động livestream bán hàng đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng của mình. Do đó để thúc đẩy sự phát triển và tăng cường hiệu quả kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững quy trình, chiến lược thực hiện. 

Chương trình tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng mang lại nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Affiliate Marketing, Amazon và nhiều nền tảng khác. Từ đó hoạt động livestream bán hàng của doanh nghiệp có thể tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger