TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu về nền tảng bán hàng trên Amazon
  • 2. Tại sao nên bán hàng trên Amazon?
  • 3. Điều kiện được đăng ký bán hàng trên Amazon là gì?
  • 4. Quy trình bán hàng trên Amazon
    • Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng phù hợp
    • Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa
    • Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng
    • Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng
    • Bước 5: Bắt đầu bán hàng
  • 5. Các hình thức bán hàng trên Amazon phổ biến nhất 
    • 5.1. Dropshipping
    • 5.2. FBA
    • 5.3. Tiếp thị liên kết với Amazon
    • 5.4. Merch by Amazon
  • 6. Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Amazon 
  • 7. Cách nhận tiền bán hàng từ Amazon
    • 7.1. Nhận tiền Amazon Gift Card
    • 7.2. Nhận tiền bằng thẻ Payoneer
    • 7.3. Nhận tiền bằng phiếu séc
  • 8. Lưu ý khi bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu 

Bán hàng trên Amazon đang là kênh kinh doanh online vô cùng tiềm năng. Sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon sở hữu lượng người dùng khổng lồ, vì thế, có thể nói đây là một trong những nền tảng kiếm tiền tuyệt vời cho người bán. Tuy nhiên, để có thể bán hàng trên Amazon thành công, chúng ta cần dành thời gian tìm hiểu kỹ về những chính sách làm việc, quy trình và kế hoạch bán hàng. Ngay dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Giới thiệu về nền tảng bán hàng trên Amazon

Amazon thành lập vào năm 1996, mục đích ban đầu của Amazon là kinh doanh sản phẩm sách trực tuyến. Tuy nhiên, cho tới hiện tại Amazon đã mở rộng tệp sản phẩm, cung ứng nhiều mặt hàng đa dạng khác nhau hơn như đĩa CD, phim ảnh, đồ điện tử, đồ gia dụng… và hàng ngàn sản phẩm khác. 

Amazon không chỉ đơn giản là 1 sàn thương mại điện tử quốc tế mà thực chất còn là công ty đa quốc gia của Mỹ với sự thành công và phát triển siêu nhanh chóng. Amazon được biết đến là nền tảng thay đổi tư duy của doanh nghiệp truyền thống khi tận dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt, nơi đây cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến lớn nhất trên thế giới đem lại nhiều tiện lợi cho người bán và khách hàng. Theo thống kê của Stock Analysis, Amazon hiện có giá trị ròng đạt 1,53 nghìn tỷ USD (tính đến ngày 8 tháng 1 năm 2024), tăng đáng kể khoảng 83,09% chỉ trong vòng một năm. Điều này đã đưa Amazon trở thành công ty có giá trị ròng cao thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Apple, Microsoft và Alphabet. 

2. Tại sao nên bán hàng trên Amazon?

Amazon là sàn thương mại điện tử vô cùng tiềm năng dành cho cả người bán lẫn người mua. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên tận dụng cơ hội bán hàng trên Amazon:

  • Amazon là một trong những thương hiệu đáng tin cập lớn trên toàn thế giới. Vì thế khi phân phối sản phẩm trên Amazon, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tin tưởng tuyệt đối trong mắt người tiêu dùng. Đặc biệt là khi bạn có nhu cầu kinh doanh những sản phẩm như thiết bị điện tử 

  • Amazon có nguồn data khổng lồ, vì thế, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp cận khách hàng tối ưu nhất

  • Amazon là nền tảng bán hàng đa quốc gia vì thế khi kinh doanh trên nền tảng này, người bán sẽ không bị giới hạn phạm vi lãnh thổ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và đưa sản phẩm của mình ra tầm quốc tế

  • Danh mục sản phẩm của Amazon đa dạng và phong phú vô cùng, vì thế, người bán có thể mở rộng ngành hàng và kinh doanh nhiều mặt hàng hơn

  • Đặc biệt Amazon có chính sách bảo vệ quyền lợi người bán, người mua rất chu đáo vì thế mọi giao dịch trên nền tảng này đều đạt độ tin tưởng, chuyên nghiệp cao

    Tiềm năng bán hàng trên Amazon
    Tiềm năng bán hàng trên Amazon

    >>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA AMAZON - NGƯỜI KHỔNG LỒ NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

    3. Điều kiện được đăng ký bán hàng trên Amazon là gì?

    Để đăng ký bán hàng trên Amazon, người bán cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản nhất, cụ thể như sau:  

    • Phải thực hiện đăng ký bán hàng trên Amazon theo đúng thủ tục và các bước quy định 

    • Trong quá trình bán hàng, người bán cần phải cung cấp chính xác những thông tin về địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng, hãng vận chuyển hàng hóa 

    • Người bán cần có hình ảnh bản quyền (hình ảnh thực, thông tin chi tiết sản phẩm) để đảm bảo tính bản quyền cho sản phẩm 

    • Người bán cần nắm được những hình thức vận chuyển, các khoản chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa, thời gian vận chuyển đơn hàng 

    • Trong khâu chăm sóc khách hàng, cần trả lời người mua nhanh chóng trong vòng 24h

    • Người bán cần hiểu rõ về những chi phí liên quan đến thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT… 

    • Trau dồi ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vì bán hàng trên Amazon, người bán sẽ làm quen với môi trường giao dịch hoàn toàn bằng tiếng Anh và thậm chí là cả những ngôn ngữ khác 

    Ngoài ra, khi bán hàng trên Amazon bạn cũng cần lưu ý các sản phẩm được phép bán và các sản phẩm bị hạn chế để đảm bảo kinh doanh hiệu quả:

    Sản phẩm không bị hạn chế

    Sản phẩm bị hạn chế

    Phụ kiện thiết bị Amazon

    Đồ uống có cồn

    Amazon Kindle

    Cửa hàng ứng dụng

    Sản phẩm làm đẹp

    Từ thiện và các hoạt động phi lợi nhuận khác và PSA

    Sách

    Các cuộc thi và chương trình rút thăm trúng thưởng

    Sản phẩm kinh doanh (B2B)

    Giải trí (cảnh máu me, nội dung tôn giáo, giới thiệu phim)

    Dụng cụ và Phụ kiện làm đẹp

    Sản phẩm và dịch vụ tài chính

    Máy ảnh và Ảnh chụp

    Sản phẩm và dịch vụ đánh bạc

    Thiết bị điện tử và phụ kiện

    Cây gai dầu

    Quần áo & Phụ kiện

    Sở hữu trí tuệ và quyền cá nhân

    Trang sức thời trang

    Trang việc làm

    Bách hóa & Thức ăn đặc sản

    Khỏa thân và tình dục

    Nhà ở & Vườn

    Hàng hóa mềm

    Hành lý & Phụ kiện Du lịch

    Hẹn hò trực tuyến

    Mỹ thuật

    Dược phẩm, sức khỏe và làm đẹp (thuốc kê đơn)

    Nhạc cụ

    Sản phẩm bảo mật

    Văn phòng phẩm

    Biểu ngữ khảo sát

    Đồ dùng ngoài trời

    Vũ khí (nội dung có vũ khí)

    Phần mềm và Trò chơi máy tính

    Thể thao

    Danh sách sản phẩm được phép bán và bị hạn chế trên Amazon

    4. Quy trình bán hàng trên Amazon

    Để có thể bán hàng trên Amazon thành công, người bán cần tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến quy trình, các bước thực hiện bán hàng. Dưới đây là toàn bộ quy trình bán hàng trên Amazon, hãy tham khảo qua nhé! 

    Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng phù hợp

    Cách Nghiên Cứu Thị Trường & Hành Vi Người Tiêu Dùng Khi Kinh Doanh Online

    Trong bất cứ kế hoạch kinh doanh nào, điều quan trọng đầu tiên nên làm đó là tìm hiểu thật kỹ thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường chung và với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Trước tiên, đối với thị trường Việt Nam đưa sản phẩm ra tầm quốc tế, bạn có thể tham khảo một số số liệu thống kê về các mặt hàng sau:

    • Mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan: Đây là dạng mặt hàng truyền thống của Việt Nam mà trên thế giới có nhu cầu sử dụng nhiều. Giá bán sản phẩm này trên thị trường quốc tế giao động khoảng 15 - 50 USD tùy theo từng kiểu dáng và chất lượng. Đây là mặt hàng tiềm năng mà người bán có thể tham khảo

    • Chổi đót: Nếu thử tìm kiếm mặt hàng này trên sàn Amazon bạn sẽ rất khá nhiều người đang kinh doanh. Giá giao động của sản phẩm này trên Amazon rơi vào khoảng 450.000 vnđ/ chiếc 

    • Sản phẩm nón lá, nón quai thao: Số lượng bán ra mỗi ngày của sản phẩm này trên Amazon là rất lớn, đặc biệt là sản phẩm nón được sơn màu, thiết kế độc đáo.  Giá bán sản phẩm này rơi vào khoảng 700.000 - 800.000 VNĐ/chiếc

    Đó là một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam có tiềm năng kinh doanh trên sàn thương mại Amazon. Ngoài ra, còn có rất nhiều ngành hàng có tiềm năng bán chạy, giá cả cạnh tranh mà bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh. Vì thế, trước khi kinh doanh, hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường cả trong nước và ngoài nước để lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất với thị trường và mục đích kinh doanh.

    Tìm hiểu thị trường và lựa chọn ngành hàng phù hợp
    Tìm hiểu thị trường và lựa chọn ngành hàng phù hợp

    Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

    Sau khi lựa chọn được ngành hàng tiềm năng, bạn cần tập trung vào việc xây dựng và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (bao gồm bao bì, logo) cho cửa hàng của mình. Việc xây dựng bộ nhận diện riêng, càng độc đáo càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng hơn. 

    Ngoài ra, để có thể lưu hành hàng hóa quốc tế, cần có barcode quốc tế GTIN. Đây được gọi là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế để phân biệt các sản phẩm với nhau. Dưới đây là một số mã GTIN phổ biến trên thế giới mà bạn nên tham khảo trước khi mua:

    • Mã EAN (European Article Number): được sử dụng làm mã hàng hóa ở các nước Châu Âu, mã này có 13 chữ số

    • JAN (Japanese Article Number): là loại mã được dùng cho hàng thương mại tại Nhật, mã này gồm 8 - 13 chữ số

    • UPC (Universal Product Code): là dạng mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng tại Mỹ. Mã này có thể mua ở GS1 (hiệp hội mã số Châu Âu) và được chuyển thành mã vạch để dán lên đánh dấu sản phẩm

    • FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): là loại mã quản lý các sản phẩm bán trên Amazon FBA. Khi người bán đăng sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA sẽ được cấp mã này

    • ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa chuyên dùng cho mặt hàng sách thường sẽ liên quan đến ngày xuất bản sách. Loại mã này có 10 chữ số hoặc 13 chữ số

    >>> XEM THÊM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP CHỌN ĐƯỢC LOGO THƯƠNG HIỆU ĐẸP - ẤN TƯỢNG

    Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng

    Trên Amazon có 2 loại tài khoản bán hàng chính và việc bán hàng có mất phí hay không phụ thuộc vào từng loại tài khoản, cụ thể đó là:

    Bán hàng chuyên nghiệp (Professional)

    Gói bán hàng này có những đặc điểm sau:

    • Người bán cần chi trả phí duy trì tài khoản: $39.99/tháng

    • Gói bán hàng này sẽ không tính thêm phí $0.99 cho mỗi sản phẩm bán được

    • Không có giới hạn đăng tải sản phẩm

    • Sản phẩm của người bán có cơ hội xuất hiện ở vị trí trên cùng trên trang thông tin chi tiết sản phẩm

    • Người bán có thể tùy chỉnh chi phí vận chuyển cho đơn hàng

    • Người bán có thể thoải mái sử dụng các công cụ báo cáo chuyên nghiệp hoặc các công cụ giúp đăng hàng loạt mặt hàng giúp tiết kiệm thời gian và công sức

    • Người bán được sử dụng chức năng hỗ trợ quản lý hàng tồn kho với số lượng lớn

    • Ngoài ra người bán còn có thể sử dụng các công cụ đặc biệt như chạy quảng cáo, chạy mã giảm giá sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi và tùy chọn gói quà cho sản phẩm

    Với tài khoản chuyên nghiệp, người bán sẽ được sử dụng nhiều công cụ, ưu đãi và tính năng đặc biệt. Vì thế, hiệu quả quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn. Đây là gói tài khoản phù hợp với doanh nghiệp và những cá nhân có vốn kinh doanh ổn định hay những ai có kế hoạch bán hàng lâu dài và có kế hoạch bán hơn 40 sản phẩm/tháng.

    Gói bán hàng cá nhân (Individual)

    Đối với gói bán hàng cá nhân sẽ có những đặc điểm sau:

    • Người bán không bị tính phí $39.99/tháng

    • Người bán sẽ bị tính phí bán hàng $0.99 cho mỗi đơn hàng bán được. Ngoài ra còn có thêm các phí phát sinh như phí giới thiệu

    • Với gói tài khoản này, người bán có thể đăng 20 danh mục sản phẩm và khoảng 40 sản phẩm/tháng

    Gói bán hàng cá nhân này phù hợp với những đối tượng người bán đang trong quá trình tìm hiểu về thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và đang muốn thử sức với số lượng sản phẩm dưới 40. 

    Nhìn chung, doanh nghiệp hay cá nhân khi đăng ký tài khoản trên Amazon nên cân nhắc và xem xét kỹ về mục đích và kế hoạch bán hàng. Thông thường, mỗi người bán sẽ chỉ được sử dụng 1 loại tài khoản. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ có thể đăng ký nhiều loại tài khoản nhưng cần chờ thời gian phê duyệt từ Amazon.

    Lựa chọn gói tài khoản bán hàng phù hợp
    Lựa chọn gói tài khoản bán hàng phù hợp

    Bước 4: Đăng ký tài khoản bán hàng

    Sau khi đã chuẩn bị hết các thông tin, kế hoạch về sản phẩm, dạng tài khoản… thì bước tiếp theo cần làm đó là đăng ký tài khoản bán hàng. Đăng ký tài khoản bán hàng là quá trình không hề đơn giản vì thế bài viết bài Trường Doanh Nhân HBR tách thành 1 phần kiến thức lớn phía dưới. Hãy theo dõi tiếp để được hướng dẫn chi tiết nhé!

    Bước 5: Bắt đầu bán hàng

    Cuối cùng sau khi đã hoàn thành xong các bước đăng ký tài khoản, người bán có thể bắt đầu bán hàng. Người bán cần lên kế hoạch đăng tải sản phẩm, kế hoạch quảng cáo và cách chăm sóc tư vấn khách hàng sao cho tối ưu nhất. 

    Sau khi có tài khoản và chọn mặt hàng phù hợp để đăng tải sản phẩm và bán, người bán cần tìm hiểu thêm về phương thức kinh doanh Amazon. Có 2 hình thức kinh doanh chính trên Amazon đó là:

    • FBM (Fulfillment by Merchant) - bán hàng tự gửi: với hình thức này, đơn hàng sẽ được xử lý bởi 1 bên thứ 3. Người bán sẽ có trách nghiệm lưu kho, đóng gói hàng hóa và gửi bưu kiện tới tay khách hàng

    • FBA  (Fulfillment by Amazon) - bán hàng trực tiếp: hình thức này có mục đích nâng cấp chất lượng phục vụ khách hàng. Với hình thức này, người bán chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Amazon sẽ lưu khi, bảo quản và khi có đơn hàng phát sinh, Amazon sẽ trực tiếp đóng gói, chuyển hàng tới người mua và thực hiện luôn công tác chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng

    >>> XEM THÊM: 9 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHI TIẾT, HIỆU QUẢ

    5. Các hình thức bán hàng trên Amazon phổ biến nhất 

    Trên sàn thương mại Amazon có rất nhiều hình thức bán hàng khác nhau mà chúng ta cần biết để áp dụng phù hợp với khả năng của mình. Dưới đây là những hình thức phổ biến nhất: 

    5.1. Dropshipping

    Dropshipping là hình thức khá quen thuộc và được ưa chuộng hiện nay không chỉ riêng với sàn thương mại Amazon, ở nước ngoài mà đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Với hình thức này, người bán hàng sẽ không phải lưu giữ hàng, không mất vốn hay phải bỏ ra bất cứ chi phí nào cả. Khi có đơn hàng, sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến người mua hàng.  

    Nếu muốn kinh doanh bằng hình thức này, trước tiên người bán cần tìm nguồn hàng, sau đó tiến hành đăng thông tin sản phẩm lên sàn thương mại để bán. Khi có đơn hàng, người bán sẽ chuyển thông tin đến nhà cung cấp. Lúc này nhà cung cấp sẽ là người đóng gói vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Lợi nhuận mà người bán theo hình thức Dropshipping nhận được là chênh lệch giá từ nhà cung cấp và hoa hồng thống nhất với nhau. Để bắt đầu hình thức này, người bán cần tìm được nhà cung cấp uy tín, thống nhất mức hoa hồng rõ ràng. 

    Ví dụ người bán lấy hình ảnh, video, thông tin về sản phẩm sách từ nhà cung cấp là công ty sách sau đó đăng tải trên shop bán hàng Amazon. Khi khách hàng vào xem shop và đăng ký đặt hàng, người bán chuyển đơn hàng cho công ty sách - nhà cung cấp để họ tự đóng gói và vận chuyển hàng đến tay người dùng. Sau khi đơn hàng hoàn tất, người bán sẽ được nhận khoản tiền hoa hồng chênh lệch với giá trị đơn hàng. Khoản tiền này, người bán và bên công ty sách cần tự thoả thuận với nhau ngay từ đầu. 

    5.2. FBA

    FBA được biết đến là dịch vụ hỗ trợ bán hàng trọn gói, nhà bán hàng chỉ cần gửi sản phẩm đến kho lưu trữ của Amazon, mọi vấn đề liên quan đến vận chuyển, đóng gói và chăm sóc khách hàng, Amazon sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, người bán sẽ mất 1 khoản chi phí nhỏ cho điều này. 

    Ví dụ khi đăng bán sản phẩm nón lá Việt Nam theo hình thức FBA, người bán chỉ cần đăng ký với Amazon sau đó gửi số lượng sản phẩm đã đăng ký đến kho của họ. Tiếp theo, đăng tải sản phẩm trên shop của mình, khi có đơn hàng, người bán chuyển thông tin đơn hàng cho Amazon và bên họ sẽ phụ trách việc đóng gói, gửi sản phẩm nón lá đến tay khách hàng. 

    5.3. Tiếp thị liên kết với Amazon

    Tiếp thị liên kết cũng là hình thức đã quá phổ biến tại Việt Nam. Đây cũng là hình thức kinh doanh không cần bỏ vốn tại Amazon đang được rất nhiều người bán lựa chọn. Với hình thức này, người bán sẽ được nhận lợi nhuận hoa hồng khi giới thiệu được khách mua hàng qua đường dẫn liên kết (Affiliate Links). 

    Tuy nhiên để triển khai hình thức này hiệu quả, người bán cần lựa chọn được nền tảng quảng bá sản phẩm tiềm năng. Hiện nay nền tảng mạng xã hội và dạng nội dung video đang rất hiệu quả. Hãy thử xây dựng nội dung hấp dẫn chia sẻ về sản phẩm sau đó đăng tải nên các nền tảng xã hội khác nhau để triển khai Affiliate Amazon. 

    Ví dụ, người bán tạo link tiếp thị sản phẩm về nước hoa sau đó tự lên chiến dịch và chạy quảng cáo, tiếp cận với người dùng. Khi người dùng mua sản phẩm nước hoa thông qua link liên kết đó, người bán sẽ được nhận khoản tiền hoa hồng cố định. Càng nhiều đơn hàng thành công, số tiền người bán nhận được càng cao. 

    >>> XEM THÊM: AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

    5.4. Merch by Amazon

    Merch by Amazon được biết đến là dịch vụ cho phép các cá nhân đăng thiết kế sản phẩm trên sàn Amazon. Trong trường hợp có đơn hàng phát sinh, Amazon sẽ in thiết kế đó ra và vận chuyển đến người mua. Lợi nhuận mà người bán nhận được sẽ trừ đi chi phí sản xuất.  

    Tuy nhiên, để kinh doanh hình thức Merch by Amazon bạn phải trải qua việc xét duyệt khá gắt gao của Amazon đồng thời phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác. Không những thế, rủi ro của hình thức này còn nằm ở chỗ dễ bị đối thủ cạnh tranh đánh cắp ý tưởng và phá giá sản phẩm. Tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của riêng bạn mà lựa chọn hình thức bán hàng trên Amazon phù hợp nhất. 

    4 hình thức bán hàng trên Amazon phổ biến
    4 hình thức bán hàng trên Amazon phổ biến

    6. Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Amazon 

    Để tạo tài khoản bán hàng trên Amazon, bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây: 

    Bước 1

    Trước tiên bạn cần truy cập vào link đăng ký tài khoản trên Amazon tại: https://sellercentral.amazon.com. Sau đó chọn mục Đăng ký tài khoản. Tiếp theo điều các thông tin cơ bản bao gồm: 

    • Your name: Tên

    • Email.

    • Password: Mật khẩu

    • Chọn “Next”

    null

    Bước 2

    Tiếp theo bạn cần tiến hành xác minh Email. Sẽ có mã OTP gửi từ Amazon về mail đăng ký của bạn.

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 3

    Tiếp theo bạn cần điền đầy đủ nội dung thông tin liên quan đến địa chỉ, xác nhận số điện thoại. Khi điền số điện thoại, hãy lưu ý chuyển đầu số về +84 để nhận mã OTP xác minh.

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 4

    Tiếp theo bạn cần chọn thị trường bán hàng. Hãy chú ý hiện tại Amazon chỉ hỗ trợ người bán Việt Nam bán hàng qua thị trường Mỹ thuộc North America.

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 5

    Điền đầy đủ thông tin ngân hàng - tài khoản để nhận tiền bán hàng trên Amazon. Chỉ tài khoản visa mới được chấp thuận. 

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 6

    Điền đầy đủ thông tin thẻ tín dụng để trả phí bán hàng. Toàn bộ thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán sẽ được Amazon bảo mật an toàn, vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 7

    Ở bước này, bạn cần nhập đầy đủ thông tin về cửa hàng của bạn bao gồm: tên cửa hàng, hình ảnh, địa chỉ… 

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 8

    Ở bước này, bạn cần xác minh danh tính cá nhân. Bạn cần chụp ảnh và upload CMND/passport/CCCD rõ nét theo yêu cầu. 

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Bước 9

    Cuối cùng là việc phân loại thuế và lựa chọn loại hình kinh doanh cá nhân hay doanh nghiệp để tính toán và thực hiện nghĩa vụ thuế theo yêu cầu. 

    HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

    Đó là toàn bộ các bước đăng ký bán hàng trên Amazon mà bạn cần nắm rõ để tránh sai sót hoặc thiếu trong quá trình đăng ký. 

    7. Cách nhận tiền bán hàng từ Amazon

    Hình thức thanh toán tại Amazon đa dạng và có rất nhiều hình thức. Có nhiều nhà bán hàng không biết nên lựa chọn nhận tiền tại Amazon bằng cách nào. Dưới đây là một số hình thức nhận tiền bán hàng từ Amazon phổ biến nhất. 

    7.1. Nhận tiền Amazon Gift Card

    Amazon Gift Card là hình thức nhận tiền qua phiếu quà tặng. Với cách này, số tiền người bán nhận được sẽ được chuyển thành quà tặng với trị giá tương đương, người bán có thể dùng để mua sắm trên Amazon. Tuy nhiên cách nhận này khá bất tiện vì bạn sẽ không được rút về tiền Việt Nam để tái đầu tư hay nhập thêm hàng.

    Ví dụ khi bạn bán hàng được 500.000 vnđ, Amazon sẽ cấp cho bạn 1 thẻ quà tặng trị giá 500.000 vnđ và cho phép bạn sử dụng để thanh toán khi mua hàng tại sàn Amazon luôn. 

    7.2. Nhận tiền bằng thẻ Payoneer

    Nhận tiền bằng thẻ Payoneer là hình thức được nhiều nhà bán hàng sử dụng bởi nó cho phép rút tiền về tiền Việt Nam. Payoneer là thẻ thanh toán quốc tế, cho phép rút tiền toàn cầu. Lợi nhuận sẽ được chuyển về thẻ Payoneer của bạn. Khi bạn có yêu cầu rút tiền, Amazon sẽ gửi về tài khoản Payoneer của bạn sau đó bạn có thể rút tiền tại các ngân hàng hoặc cây ATM tại Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần làm thủ tục làm thẻ và đăng ký hình thức thanh toán này với Amazon ngay khi đăng ký tài khoản bán hàng. 

    7.3. Nhận tiền bằng phiếu séc

    Trong trường hợp bạn đăng ký hình thức nhận tiền bằng séc, khi bạn yêu cầu thanh toán, Amazon sẽ gửi séc cho bạn thông qua đường bưu điện. Tuy nhiên hình thức này có thời gian chờ khá lâu và có rủi ro thất lạc. 

    Vì thế, phương thức tối ưu nhất vẫn nên yêu cầu thanh toán thông qua thẻ Payoneer. 

    >>> XEM THÊM: CÁCH TÌM SẢN PHẨM BÁN CHẠY TRÊN AMAZON, NÊN BÁN GÌ ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU

    8. Lưu ý khi bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu 

    Nền tảng bán hàng Amazon tuy không còn xa lạ nhưng đối với Việt Nam vẫn còn một số rào cản và sự hạn chế về kinh nghiệm. Để bán hàng trên Amazon hiệu quả, đem lại lợi nhuận và doanh thu vượt bậc, hãy lưu ý những điều quan trọng sau đây: 

    1 - Chú ý xây dựng thương hiệu riêng

    Kinh doanh online hay offline thì việc xây dựng và định vị thương hiệu rất cần thiết và quan trọng. Thương hiệu được định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/cá nhân. Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trên Amazon, người bán cần kỹ lưỡng trong việc lựa chọn tên shop, thiết kế logo, lựa chọn hình ảnh đại diện, thông tin địa chỉ, mô tả shop… Sự chỉn chu và nhất quán trong từng chi tiết nhỏ sẽ tăng sự chuyên nghiệp và độ uy tín cho shop. 

    2 - Hãy hoàn thiện sản phẩm khi bắt đầu đăng bán 

    Khi đăng tải sản phẩm để bán, người bán cần đảm bảo hoàn thiện sản phẩm hoàn hảo nhất bao gồm: đảm bảo chất lượng hình ảnh, cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm như chất liệu, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, tính năng nổi bật hoặc thậm chí có thể thêm hướng dẫn sử dụng. Thông tin càng đầy đủ càng tăng mức độ thuyết phục khách hàng với sản phẩm của bạn. 

    3 - Tuân thủ theo các chính sách bán hàng chung

    Trên nền tảng Amazon hay bất cứ kênh thương mại điện tử nào khác đều có những chính sách bán hàng riêng. Người bán nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về các chính sách này để tránh trường hợp vi phạm. Nếu không tuân thủ theo có thể bạn sẽ gặp phải rắc rối trong quy trình bán hàng và thậm chí là bị khóa tài khoản. 

    4 - Tận dụng các chiến dịch quảng cáo của Amazon

    Amazon cũng có rất nhiều chương trình xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo. Để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, người bán hàng có thể tham khảo một số chương trình đặc biệt của Amazon như sau: 

    • Sponsored Product: với quảng cáo này, sản phẩm của bạn sẽ được xuất hiện khi có người mua tiềm năng tìm kiếm theo từ khóa 

    • Sponsored Brand: hình thức quảng cáo này banner thương hiệu của người bán sẽ được xuất hiện trên trang tìm kiếm của Amazon tuy nhiên hình thức này có chi phí quảng cáo khá cao 

    • Stores: đây là một trang thông tin mua sắm trên Amazon cho phép người bán quảng bá thương hiệu và danh mục sản phẩm của mình miễn phí. Amazon sẽ cung cấp cho người bán các công cụ để người bán tự tạo dựng gian hàng của mình cho mục đích quảng bá thương hiệu

    • Sponsored Display: được biết đến là dạng quảng cáo hiển thị và là phương án quảng cáo mới nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Vị trí quảng cáo có thể xuất hiện trong và ngoài nền tảng Amazon. Tuy nhiên đây cũng là hình thức có chi phí cao vì thế người bán cần cân nhắc kỹ

    5 - Tạo giá bán cạnh tranh

    Amazon được biết đến là sàn thương mại bán các sản phẩm chất lượng với giá rẻ. Vì thế người bán nên tìm hiểu và nghiên cứu về giá cả của đối thủ. Bên cạnh việc xây dựng giá bán cạnh tranh, người bán nên tạo các chương trình ưu đãi để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc sự phù hợp, không nên loại hạ mức giá quá thấp có thể sẽ khiến bạn lỗ vốn. 

    >>> XEM THÊM: TOP 8 CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG MARKETING ĐỂ TĂNG DOANH THU

    6 - Kết hợp bán chéo sản phẩm

    Hình thức thúc đẩy bán chéo sản phẩm hay còn gọi là mở rộng danh mục sản phẩm đi kèm. Đây là cách nhà bán hàng nên áp dụng để có thể bán được nhiều sản phẩm đi kèm hiệu quả. 

    Cách để dễ bán chéo sản phẩm đó là sử dụng chương trình “Mua kèm deal sốc”. Ví dụ như mua sản phẩm giá $100 khách hàng sẽ được mua 1 lọ sữa rửa mặt với giá $1. Người bán nên căn cứ vào từng ngành hàng mà thiết kế chương trình bán chéo sản phẩm phù hợp. 

    7 - Xin đánh giá từ đơn hàng đã bán được 

    Khách hàng thường sẽ có tâm lý dành thời gian xem review sản phẩm trước khi mua. Theo nguồn Power Review, có đến 98% người tiêu dùng đọc review trước khi mua sắm trên các nền tảng online, trong đó 61% luôn đọc review và khoảng ⅓ đọc review thường xuyên. Cụ thể phần lớn khách hàng sẽ đọc từ 1-10 reviews thực,  29% đọc từ 11-25 reviews và 18% còn lại đọc từ 26 reviews trở lên. 

    Chính vì thế, sản phẩm của bạn càng nhận được nhiều đánh giá tốt sẽ càng tạo được sự tin tưởng với người mua hàng. Khi có phát sinh đơn hàng, hãy chú trọng đến khâu chăm sóc và trải nghiệm của người dùng để nhận được những review 5 sao chất lượng nhé!

    Việc chăm sóc khách hàng cũng quyết định rất lớn đến việc họ để lại review sản phẩm sau khi mua. Vì thế, hãy chú trọng vào khâu chăm sóc khách hàng cả khi tư vấn mua hàng cho tới hậu mua hàng. Ngoài ra, với nền tảng Amazon, để giao tiếp tốt với khách hàng nước ngoài, người bán nên trau dồi ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh. 

    Lưu ý quan trọng khi bán hàng trên Amazon
    Lưu ý quan trọng khi bán hàng trên Amazon

    Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết về cách bán hàng trên Amazon mà bạn nên nắm rõ. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn và gặp nhiều trường hợp hóc búa, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ và cẩn thận, bạn sẽ thành công! Hãy theo dõi trường doanh nhân HBR để tìm hiểu nhiều hơn về kinh doanh online và cách bán hàng hiệu quả nhé!

    Thông tin tác giả
    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger