Trường doanh nhân HBR ×

CÁCH TÌM SẢN PHẨM BÁN CHẠY TRÊN AMAZON, NÊN BÁN GÌ ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU?

Nội dung [Hiện]

Amazon được đánh giá là vùng đất màu mỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh online, và là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu ý định kinh doanh, hay những doanh nghiệp đã kinh doanh nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn, chưa biết nghiên cứu cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon và nên bán gì để sinh lời cao? Hy vọng những gợi ý dưới đây của Trường doanh nhân HBR sẽ giúp bạn định hình được hướng đi cụ thể khi bắt đầu kinh doanh online trên Amazon.

1. Amazon - Thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp muốn vươn tầm quốc tế

Amazon là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với lượng traffic truy cập lên tới 2,2 tỷ (vào tháng 2/2022), hơn 310 triệu khách hàng từ khắp mọi nơi. Đây là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn “Go Global”.

Theo thống kê từ Amazon Global Selling, trong năm 2023, có hơn 17 triệu sản phẩm Việt đã được bán ra trên Amazon, tăng 50% giá trị xuất khẩu, tăng 40% số lượng đối tác bán hàng…

Doanh nghiệp Việt Nam sở hữu những tiềm năng lớn để phát triển tại Amazon
Doanh nghiệp Việt Nam sở hữu những tiềm năng lớn để phát triển tại Amazon

Amazon được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến ra thị trường quốc tế. Có không ít ví dụ về doanh nghiệp Việt tăng trưởng thần tốc khi kinh doanh online tại Amazon.

ChicnChill - thương hiệu Việt kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ đan lát tại khu vực Âu Mỹ đã đạt con số tăng trưởng lên đến 700% chỉ sau một năm lên sàn thương mại điện tử Amazon.

Hay thương hiệu AnEco - kinh doanh các sản phẩm từ nhựa sinh học thân thiện với môi trường như dao, nĩa, ống hút, màng bọc thực phẩm... đã gặt hái được thành công rực rỡ trong 2022, doanh số 7 tháng đầu năm 2022 tăng gấp 5 lần so với 2021.

LAFOOCO sản xuất và kinh doanh hạt điều, chỉ sau hai tuần mở bán trên sàn Amazon, ba trong bốn loại hạt điều của LAFOOCO đã lọt TOP 10  sản phẩm điều mới bán chạy trên nền tảng thương mại điện tử này.

Với lợi thế nổi bật từ năng lực tự sản xuất, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và học hỏi không ngừng, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước "cơ hội vàng" để tham gia và trở thành mắt xích mới nổi của chuỗi cung ứng toàn cầu trên Amazon.

2. Thực tế bán hàng trên Amazon có “màu hồng” cho doanh nghiệp Việt?

Nhưng liệu bán hàng trên Amazon có dễ dàng và “màu hồng” như bạn tưởng tượng? Dưới đây là những thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới này.

5 điều doanh nghiệp phải đối mặt khi bán hàng trên Amazon
5 điều doanh nghiệp phải đối mặt khi bán hàng trên Amazon

1 - Thị trường có độ cạnh tranh cao

Không phải bị giới hạn trong khu vực như các sàn thương mại điện tử trong nước, Amazon hoạt động tại 18 thị trường lớn và hơn 185 quốc gia trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có rất nhiều người bán, doanh nghiệp nhảy vào thị trường màu mỡ này.

Để trở nên nổi bật và kinh doanh thành công, doanh nghiệp bạn phải sở hữu sản phẩm khác biệt, thu hút người mua và hạn chế nguy cơ bị sao chép từ các đối thủ.

2 - Rủi ro bị sao chép từ chính Amazon

Amazon mang lại cơ hội cho người bán nhưng người bán cũng có thể bị "chơi xấu" bởi chính Amazon. Hiện nay Amazon cũng đã phát triển tự sản xuất hàng ngàn thương hiệu từ đồ gia dụng cho đến các thiết bị công nghệ. Điểm chung của các sản phẩm này là được bán với giá rất rẻ, thậm chí chỉ bằng 2/3 so với sản phẩm gốc, được quảng cáo ở các vị trí thu hút người dùng. 

Nếu sản phẩm của bạn không có điểm độc đáo riêng thì rất dễ bị đánh bại.

3 - Chi phí bán hàng trên Amazon cao

Không chỉ lo lắng về vấn đề bản quyền, các doanh nghiệp kinh doanh trên Amazon còn phải chịu mức chi phí chi trả cho các hoạt động kinh doanh khá cao. 

Các chi phí này bao gồm:

  • Chi phí duy trì tài khoản: Có 2 loại tài khoản trên Amazon là cá nhân (dùng cho người bán nhỏ lẻ) và chuyên nghiệp (dùng cho các doanh nghiệp lớn có nguồn hàng tự sản xuất hoặc hợp tác với đơn vị sản xuất khác). Tài khoản cá nhân được miễn phí phí duy trì nhưng mỗi sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải trả cho Amazon 0.99$/sản phẩm. Đối với tài khoản chuyên nghiệp, phí duy trì là 39.99$/tháng.
  • Chi phí vận chuyển: Doanh nghiệp Việt muốn kinh doanh trên Amazon phải đặc biệt chú ý đến khâu vận chuyển bởi khoảng cách địa lý xa. Bạn cần tính đến việc tìm đơn vị Logistics phù hợp và các khoản phải trả cho Logistics để vận chuyển đến kho Amazon.
  • Chi phí FBA (Fulfillment by Amazon) - là dịch vụ hỗ trợ lưu trữ kho, đóng gói hàng hóa và vận chuyển hàng tới tay khách hàng do Amazon cung cấp. Cụ thể, hiện nay người bán đang phải trả 0,69$ cho mỗi foot khối (1 ft3 =  0.028 m3) từ tháng 1 - tháng 9 và 2.4$ cho mỗi foot khối hàng hóa từ tháng 10 - tháng 12. 

Đó là lý do bạn nên kinh doanh các sản phẩm nhỏ - gọn - nhẹ để tối ưu hóa chi phí FBA và chi phí vận chuyển.

  • Chi phí quảng cáo: để đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần tốn thêm chi phí quảng cáo, chi phí này tùy vào nhu cầu của người bán và độ cạnh tranh của thị trường.
  • Một số chi phí khác: Sẽ có một khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng trên Amazon như giấy tờ, thủ tục...

4 - Nguy cơ bị đình chỉ tài khoản bán hàng

Nguy cơ bị đình chỉ tài khoản cũng là một trong những lý do khiến người bán hàng "e ngại". Nếu tài khoản của doanh nghiệp bạn có những báo cáo về sản phẩm không đúng sự thật, không đúng chất lượng thì rất dễ bị đình chỉ. Ngoài ra, nhiều trường hợp cửa hàng bị đối thủ cùng ngành chơi xấu, báo cáo sai sự thật khiến tài khoản của bạn không thể tiếp tục bán hàng trên Amazon.

5 - Các điều khoản bán hàng nghiêm ngặt của Amazon

Amazon rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm được bán trên sàn. Các quy định về những sản phẩm không được bán trên Amazon, quy định về trang bán hàng hay cách trả lời khách hàng... đều được quy định rõ ràng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm rõ để tránh bị khóa tài khoản, hoặc không đưa sản phẩm lên sàn bán được.

Một số sai lầm người bán thường gặp phải khi kinh doanh trên Amazon có thể kể đến như:

  • Listing sản phẩm trên Amazon: mô tả sản phẩm sai, ảnh sai kích cỡ, tiêu đề sản phẩm chứa từ khóa cấm, có chứa ký hiệu đặc biệt hoặc viết hoa toàn bộ...
  • Sản phẩm không đúng chất lượng như trong mô tả
  • Hỏi thông tin cá nhân, liên hệ với khách hàng qua bên thứ 3, hối lộ khách hàng bằng sản phẩm/voucher để nhận đánh giá tốt…

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường mục tiêu, hiểu rõ khách hàng và nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh giúp có những bước khởi đầu đúng đắn, tăng tỷ lệ thành công trên thị trường quốc tế.

2. Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bắt kịp xu hướng

Việc nghiên cứu và tham khảo các sản phẩm bán chạy trên Amazon khâu cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp lựa chọn và đánh giá sản phẩm sắp kinh doanh có thực sự tiềm năng và có thể thu được lợi nhuận cao hay không. 

Dưới đây là gợi ý 4 cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon hiệu quả nhất hiện nay.

2.1. Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon ở danh mục Amazon Bestseller

Amazon Bestseller là danh sách tập hợp những nhà bán hàng tốt nhất trên sàn Amazon, được phân thành từng ngành hàng riêng biệt để user dễ dàng theo dõi. Các thứ hạng này có được từ việc so sánh số lượng sản phẩm bán ra trong thời gian gần đây và dữ liệu lịch sử về doanh số bán hàng trước đó.

Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng Amazon Bestseller
Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng Amazon Bestseller

Điều này có nghĩa là, các sản phẩm trong danh sách này đã được nhiều khách hàng yêu thích và khi áp dụng vào dự án kinh doanh chắc chắn đem lại lợi nhuận. Dưới đây là cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon:

  • Bước 1: Truy cập website của Amazon và mở trang Amazon Bestseller
  • Bước 2: Chọn danh mục sản phẩm mà bạn quan tâm, hoặc có dự định kinh doanh
  • Bước 3: Chọn tiếp danh mục phụ để xem chi tiết các sản phẩm

Lưu ý: Trong Amazon Bestseller có chỉ số Best Seller Rank (BSR) - bảng xếp hạng sản phẩm bán chạy. Nếu bạn thấy một sản phẩm có BSR cao nhưng không có một đối thủ cùng ngành nào khác thì đây là một dấu hiệu cho thấy sản phẩm này rất khó cạnh tranh nếu bạn nhảy vào.

Danh sách này sẽ là nguồn ý tưởng dồi dào để bạn phát triển sản phẩm của riêng mình. Tuy nhiên, để bán được hàng thì sản phẩm của bạn phải tạo được sự khác biệt và nổi bật hơn so với các mặt hàng đã có sẵn tại Amazon. Các nhà bán hàng có thể tham khảo mô hình Print on Demand (POD) - in sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Thành công kinh doanh trên Amazon với mô hình Print On Demand (POD)
Thành công kinh doanh trên Amazon với mô hình Print On Demand (POD)

Cách này áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng có thể in ấn cá nhân hóa cho từng tệp khách hàng như: áo thun, chăn mền, khung ảnh, cốc nước, bình giữ nhiệt, ốp điện thoại… Các sản phẩm này có nhu cầu thị trường cao, ai cũng có thể sử dụng. Việc của doanh nghiệp là hiểu rõ insight tệp khách hàng mình đang hướng tới để in lên các hình ảnh, câu trích dẫn hay, bắt trend để thu hút họ.

>>> XEM THÊM: INSIGHT KHÁCH HÀNG LÀ GÌ? CÁCH “HIỂU ĐÚNG” VÀ “LÀM ĐỦ”

2.2. Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng từ khóa gợi ý và đọc bình luận

Có 2 cách cơ bản để bạn có thể khám phá nhu cầu của người tiêu dùng trên Amazon:

1 - Sử dụng thanh công cụ tìm kiếm

Dùng thanh công cụ tìm kiếm là cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon rất đơn giản. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa chính trên thanh tìm kiếm, Amazon sẽ đưa ra các gợi ý bằng việc dự đoán nhu cầu và liệt kê các keyword liên quan bên dưới.

Từ khóa càng gần ô tìm kiếm thì càng có độ phổ biến cao, tiếp đó là các từ khóa dài hơn, đi vào chi tiết từng ngách sản phẩm cụ thể. Chính các từ khóa dài này sẽ là gợi ý tốt nhất cho việc lên ý tưởng sản phẩm cho bạn.

Ví dụ: Khi bạn đang có ý tưởng kinh doanh các sản phẩm về thiết bị nhà bếp trên Amazon, hãy thử tìm kiếm các từ khóa bằng tiếng Anh như “kitchen” trên thanh công cụ tìm kiếm. Amazon sẽ cho bạn những gợi ý về nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm. Các từ khóa top đầu như “kitchen towels”, “kitchen mats for floor”, “kitchen trash can”, “kitchen organizers and storage” được khách hàng tìm kiếm nhiều và cũng đã có nhiều đối thủ cạnh tranh. 

Để tiến vào thị trường dễ dàng hơn, bạn có thể nghiên cứu nhóm sản phẩm ngách có độ phổ biến thấp hơn như “kitchen utensils set”, “kitchen scale”, “kitchen scissors”... 

Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng thanh công cụ tìm kiếm
Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng thanh công cụ tìm kiếm

2 - Đọc review, bình luận của khách hàng

Những lời khen/chê, feedback của khách hàng trên các sản phẩm của seller cùng ngành sẽ là nguồn ý tưởng bán hàng đắt giá cho bạn.

Đây cũng là cách giúp bạn hiểu được nỗi đau thầm kín của họ, những mong muốn, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm để từ đó đề xuất giải pháp, cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn đối thủ.

2.3. Khám phá các sản phẩm bán chạy trên Amazon bằng các công cụ miễn phí

Ngoài ra, các seller có thể sử dụng một số công cụ miễn phí để kiểm tra độ "hot" của sản phẩm như: Google Trends, Keyword Tool, Google Keyword Planner...

Các công cụ này cho bạn góc nhìn từ tổng quan đến chi tiết nhất về các từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm trên Google, so sánh các truy vấn ở những vùng miền khác nhau, độ “hot” của sản phẩm qua từng thời kỳ… để từ đó định hướng kinh doanh cho sản phẩm của mình.

2.4. Sử dụng công cụ trả phí để tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon

Tương tự như Google, Amazon cũng có các công cụ riêng để người bán có thể thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và đối thủ để phát triển dự án kinh doanh của mình.

Hiện nay có khá nhiều công cụ trả phí để các sellers nghiên cứu nguồn hàng trên Amazon, có thể kể đến là: Helium 10, Seller App, AMZScout, Jungle Scout… Mỗi công cụ đều có những đặc điểm riêng phù hợp cho các mục đích nghiên cứu khác nhau của người dùng. 

Giữa quá nhiều lựa chọn và bạn không biết nên sử dụng tool nào, HBR Business School gợi ý các Beginner có thể bắt đầu với Helium 10. Helium 10 chứa nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ người bán, cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa có thứ hạng cao, xác định xu hướng mua sắm trên sàn, theo dõi đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa danh mục sản phẩm…

Sử dụng công cụ Helium 10 để nghiên cứu thị trường Amazon
Sử dụng công cụ Helium 10 để nghiên cứu thị trường Amazon

Tóm lại, sau khi nắm rõ được cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon, người bán có thể kết hợp với các nguồn lực hiện tại của mình để đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và tối ưu nhất.

>>> XEM THÊM: ĐIỂM DANH 6 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Update xu thế marketing & kinh doanh Online toàn cầu từ các chuyên gia hàng đầu thế giới

3. Nên bán gì trên Amazon để đột phá doanh thu?

Khi bán hàng trên Amazon, một số doanh nghiệp Việt Nam có suy nghĩ đưa sản phẩm đã thành công tại thị trường nội địa ra thị trường quốc tế với mong muốn nó sẽ tiếp tục thành công. Tuy nhiên, kết quả là thất bại thảm hại, bởi không phải thị trường nào cũng có thị hiếu tiêu dùng giống nhau. 

Để đạt được doanh thu đột phá, chúng ta cần phải nắm vững xu hướng thị trường, tìm hiểu sâu về người dùng mục tiêu và cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt để tạo dựng uy tín và lòng tin từ phía khách hàng.

3.1. 7 tiêu chí chọn sản phẩm tiềm năng trên sàn thương mại điện tử Amazon

Dưới đây là một số tiêu chí giúp seller biết được sản phẩm của mình có phù hợp với thị trường quốc tế để kinh doanh hay không hoặc nếu chưa có sẵn ý tưởng về sản phẩm thì chúng ta cũng biết cách để chọn được thị trường tiềm năng tại Amazon.

7 tiêu chí chọn thị trường tiềm năng trên sàn thương mại điện tử Amazon
7 tiêu chí chọn thị trường tiềm năng trên sàn thương mại điện tử Amazon
  • Sản phẩm có biên độ lợi nhuận cao: Phân tích chi phí và lợi nhuận tiềm năng của sản phẩm, bao gồm cả chi phí sản xuất, vận chuyển, tồn kho và quảng cáo. Nên chọn sản phẩm có biên độ lợi nhuận đủ lớn sau khi trừ đi các chi phí này để đảm bảo bạn có thể có lợi nhuận lý tưởng từ doanh số bán hàng.
  • Sản phẩm nhỏ gọn và an toàn: Sản phẩm nhỏ, không thuộc hàng hóa dễ vỡ, dễ cháy nổ giúp dễ dàng vận chuyển tới tay người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển và lưu kho.
  • Lựa chọn sản phẩm có xu hướng bền vững hoặc đang đi lên: Seller nên chọn các sản phẩm đang hot hoặc có thể bán quanh năm bằng cách nghiên cứu trên các công cụ check như Helium 10, hay Google Trend. Lưu ý, không nên bán các sản phẩm mang tính mùa vụ để tránh tồn kho, hạn chế chi phí lưu kho quốc tế đắt đỏ.
  • Sản phẩm có nhu cầu cao đã được kiểm chứng: Trước khi quyết định đưa sản phẩm nào đó qua thị trường quốc tế thì seller phải kiểm chứng sản phẩm đó đã được thị trường chấp nhận chưa, đã có ai bán chưa? Lời khuyên từ các Best Seller là hãy bán các sản phẩm đã có nhu cầu rồi, đã được bán rồi để tiết kiệm chi phí marketing, chi phí giáo dục thị trường. 
  • Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh độc đáo: Đây là điều cực kỳ quan trọng và không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên Amazon. Không khó để bạn có thể tạo ra điểm độc đáo riêng cho cửa hàng của mình trên Amazon, ví dụ như tối ưu hóa về quà tặng, thiệp cảm ơn đi kèm với sản phẩm...
  • Lựa chọn thị trường “đại dương xanh”: Lựa chọn sản phẩm có ít đối thủ cạnh tranh hoặc ít người bán cùng ngành để tăng cơ hội thu hút khách hàng, dễ xâm nhập vào thị trường và tránh cạnh tranh về giá.
  • Có khả năng mở rộng quy mô: Bí quyết để các Seller có doanh thu từ triệu đô đến hàng chục triệu đô là lựa chọn thị trường có nhu cầu, dung lượng đủ lớn và có khả năng scale up - mở rộng quy mô. Bạn sẽ bán sản phẩm gì? Khách hàng đó có thể mua thêm các sản phẩm nào nữa? Các sellers phải liên tục Upsell và tạo ra gian hàng có nhiều sản phẩm scale up từ sản phẩm lõi ban đầu để tăng giá trị vòng đời sản phẩm, mở rộng quy mô thị trường.
  • Lợi thế về sản xuất: Nếu bạn là một nhà sản xuất bán hàng trên Amazon thì có rất nhiều lợi thế như: có thể sản xuất một lượng hàng hóa nhỏ trước để test thị trường, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thay đổi mẫu mã, đặc biệt là tối ưu chi phí để có lợi nhuận cao hơn, không bị phụ thuộc vào bên thứ 3.

>>> XEM THÊM: HIỂU VỀ GIÁ TRỊ VÒNG ĐỜI KHÁCH HÀNG ĐỂ TỐI ƯU HOÁ LỢI NHUẬN CHO DOANH NGHIỆP

3.2. Người Việt nên bán gì trên Amazon để thành công tại thị trường quốc tế?

Ngày nay, tại Việt Nam có nhiều sản phẩm được đánh giá có tiềm năng cao để phát triển trên sàn thương mại điện tử Amazon. Dưới đây là một số ngành hàng mà người Việt có thể bán trên Amazon, mang lại tiềm năng phát triển lớn.

Gợi ý các sản phẩm tiềm năng bán trên Amazon cho người Việt
Gợi ý các sản phẩm tiềm năng bán trên Amazon cho người Việt

1 - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Handmade

Việt Nam sở hữu nhiều làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công tinh xảo và phong phú, như các sản phẩm gốm sứ, tranh vẽ, đồ đan lát bằng tre, lồng đèn, sản phẩm quà tặng, đồ decor handmade.... Các sản phẩm này thường mang đậm nét đặc trưng văn hóa và sự tinh tế trong thiết kế. Việc bán những sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên Amazon có thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng quốc tế muốn sở hữu những món đồ độc đáo và mang tính nghệ thuật cao.

2 - Sản phẩm nông sản, thực phẩm

Việt Nam có một nền tảng sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường quốc tế. Bạn có thể bán một số sản phẩm từ nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã thành công xuất khẩu ra thị trường quốc tế như cà phê, hạt điều, rau củ quả sấy khô/sấy dẻo, các loại gia vị… 

Lưu ý: Nếu bạn muốn phát triển các sản phẩm về nông sản, thực phẩm trên Amazon thì cần quan tâm tới giấy chứng nhận FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm để đảm bảo được bán hàng và tạo uy tín với khách hàng.

3 - Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là xu hướng của tương lai. Các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân từ nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, mỹ phẩm hữu cơ, nến thơm tự nhiên, ống hút hữu cơ, đồ gia dụng làm từ gỗ… đang được ưa chuộng trên thị trường toàn cầu. Đây cũng là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam - quốc gia nhiệt đới với đa dạng nguyên vật liệu từ thiên nhiên.

4 - Mặt hàng dệt may, thời trang

Việt Nam là một trong các nước có ngành dệt may xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng chưa có thương hiệu nào thật sự nổi tiếng có thể vươn tầm quốc tế. Nếu không thể cạnh tranh bằng những nguyên vật liệu thô với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... thì chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào thiết kế, bán ý tưởng thông qua việc vận dụng hình thức POD (Print on Demand) mà Trường doanh nhân HBR chia sẻ bên trên.

Có nghĩa là, ngày xưa chúng ta bán chỉ một chiếc áo phông cơ bản với giá rất rẻ, nhưng cũng chiếc áo đó được in lên những câu quotes, câu nói truyền động lực, hình ảnh của các idol… sẽ bán được nhiều hơn với mức giá cao hơn X3, X5 lần.

4. 10 bước giúp xây dựng thương hiệu “triệu đô” trên Amazon

Xây dựng thương hiệu uy tín trên Amazon là cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam có nguồn lực mạnh mẽ để cạnh tranh với thị trường quốc tế. Dưới đây là 10 bước đi bài bản của một seller mới bắt đầu bán hàng trên sàn thương mại Amazon để tạo được doanh thu cao.

1 - Bước 1: Đăng ký tài khoản

Bước đầu tiên không thể thiếu khi kinh doanh online trên sàn Amazon là đăng ký tài khoản Seller trên nền tảng này. 

2 - Bước 2: Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm phù hợp

Đây là bước quan trọng hàng đầu nếu bạn muốn kinh doanh tốt tại thị trường nước ngoài. Tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và có dữ liệu cụ thể để có cái nhìn khách quan, chính xác nhất về thị trường. Từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa sản phẩm để phù hợp với từng quốc gia mục tiêu.

3 - Bước 3: Lựa chọn nguồn hàng, nhà cung cấp và đàm phán

Nếu không thể tự sản xuất thì người bàn có thể tìm kiếm và lựa chọn nguồn hàng, nhà cung cấp phù hợp và tiến hành đàm phán để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

4 - Bước 4: Đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp và đảm bảo thẩm mỹ

Chuẩn bị và đóng gói sản phẩm một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, để tạo ấn tượng giúp khách hàng hài lòng và cảm thấy “wow” khi nhận hàng, người bán có thể thiết kế bao bì đẹp mắt, tạo các thiệp cảm ơn, hoặc một vài món quà nhỏ tặng kèm với sản phẩm để tăng trải nghiệm khách hàng và tăng giá trị sản phẩm.

5 - Bước 5: Phương thức vận chuyển và thủ tục thông quan

Xác định phương thức vận chuyển và thực hiện thủ tục thông quan một cách kỹ lưỡng thông qua các công ty Logistic để đảm bảo sản phẩm được giao đến khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn.

6 - Bước 6: Đăng sản phẩm lên Amazon và tối ưu trang bán hàng

Đăng sản phẩm lên Amazon và tối ưu hóa trang bán hàng để tăng tỷ lệ hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.

7 - Bước 7: Chiến lược tung sản phẩm

Phát triển chiến lược ra mắt sản phẩm để thu hút sự chú ý từ khách hàng, bao gồm việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi và sự kiện đặc biệt. Khi ra mắt sản phẩm thành công, doanh nghiệp có thể tạo được ấn tượng tốt và nhận được đánh giá tích cực của người dùng.

8 - Bước 8: Quảng cáo trên Amazon

Amazon phát triển quảng cáo rất mạnh, chỉ bằng việc chạy ads trên Amazon thì các seller đã có thể bán được hàng. Sử dụng các công cụ quảng cáo trên Amazon để tăng hiệu quả tiếp cận và tăng doanh số bán hàng của sản phẩm.

9- Bước 9: Đăng ký sở hữu thương hiệu

Đăng ký sở hữu thương hiệu nên thực hiện ở ngay bước bắt đầu thiết kế gian hàng và đăng bán sản phẩm trên Amazon. Điều này giúp doanh nghiệp Việt được bảo hộ bởi luật pháp quốc tế, ngăn chặn việc sao chép và bảo vệ quyền lợi của người bán.

10 - Bước 10: Xây dựng hệ sinh thái và scale up

Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh trên Amazon bằng cách tăng cường danh mục sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh và tận dụng các cơ hội phát triển mở rộng thị trường.

Từ việc tạo dựng thương hiệu uy tín trên  Amazon, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển thêm các kênh bán hàng của riêng mình như website, các trang mạng xã hội… để giảm chi phí sàn, phát triển thương hiệu của riêng mình và kinh doanh độc lập.

>>> XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TỪ A - Z

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam BÙNG NỔ DOANH THU và tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực khi kinh doanh online, cập nhật những xu hướng bán hàng mới nhất, hướng dẫn tư duy chọn sản phẩm bán hàng "BAO WIN" và cách xây dựng thương hiệu "triệu đô" thành công, Trường doanh nhân HBR giới thiệu tới Quý doanh nghiệp chương trình "BUSINESS MULTIPLATFORM 2024" với chủ đề Tăng trưởng thần tốc với kinh doanh online đa nền tảng

Đây là sự kiện lớn duy nhất trong năm về chủ đề KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG do Trường doanh nhân HBR tổ chức, quy tụ hàng loạt diễn giả là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Sale & Marketing trong nước và thị trường quốc tế.

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn chi tiết về cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon, đồng thời chia sẻ những sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam có thể kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử này. Những khó khăn và rủi ro khi mới bắt đầu kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên Trường doanh nhân HBR tin rằng, nếu có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, sự sáng tạo và học hỏi không ngừng thì doanh nghiệp Việt sẽ thành công bứt phá.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger