TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

GAMIFICATION MARKETING LÀ GÌ? TÌM HIỂU XU HƯỚNG MARKETING 5.0

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tổng quan Gamification Marketing
    • 1.1. Gamification Marketing là gì?
    • 1.2. Các thành phần chính trong Gamification Marketing là gì?
    • 1.3. Hiện trạng và cơ hội của Gamification Marketing tại Việt Nam
  • 2. Yếu tố tâm lý để doanh nghiệp tạo nên một chiến dịch Gamification Marketing là gì?
  • 3. Lợi ích của Gamification Marketing là gì?
  • 4. Các hình thức và case study của Gamification Marketing là gì?
    • 4.1. Gamification Marketing Challenge
    • 4.2. Tạo hệ thống tích điểm, xếp hạng trên Gamification
    • 4.3. Mã giảm giá và quà thưởng đặc biệt
    • 4.4. Cơ hội thăng cấp với các nhiệm vụ tương tác nhỏ
    • 4.5. Mang tính giải trí gần như trên app
    • 4.6. Cộng đồng người chơi và các sự kiện đặc biệt
  • 4. Kết luận

Làm thế nào để tăng sự tương tác, yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ đang là bài toán vô cùng nan giải. Theo đó, Gamification Marketing xuất hiện và trở thành một trong những “phương pháp” nổi trội giải quyết “bài toán nan giải này”. Vậy Gamification Marketing là gì và áp dụng chiến lược Gamification Marketing như thế nào? Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

1. Tổng quan Gamification Marketing

Trước khi tìm hiểu đến Gamification Marketing bạn cần nắm được Gamification là gì? Bên cạnh đó định dạng này được sử dụng nhằm mục đích gì?

Gamification (Trò chơi hoá) là phương thức áp dụng các kỹ thuật và nguyên tắc trong game như cách chơi, luật chơi, tích điểm, bảng xếp hạng, kỷ lục, thăng cấp… Mục đích chính của hình thức này nhằm khuyến khích sự tham gia và tăng cường hứng thú, tương tác từ khách hàng.

Gamification có thể được sử dụng trong một số lĩnh vực như: tiếp thị, bán hàng, giáo dục, làm việc và nhiều lĩnh vực khác để cải thiện sự tham gia và thúc đẩy người dùng hoàn thành trò chơi.

Trang web Kahoot! áp dụng Trò chơi hoá với các thẻ câu hỏi và được tính điểm như một trò chơi thông thường
Trang web Kahoot! áp dụng Trò chơi hoá với các thẻ câu hỏi và được tính điểm như một trò chơi thông thường

Ví dụ: Kahoot! là một trang web trò chơi với các thẻ kiến thức, câu hỏi - trả lời và thường được giáo viên, người quản trò sử dụng để kiểm tra sự ghi nhớ của người chơi. Điều này vừa có thể sử dụng để lấy điểm số, chọn bảng xếp hạng và đưa ra các phần thưởng nhỏ để tạo động lực và tăng cường sự hứng thú trong các buổi học.

1.1. Gamification Marketing là gì?

Gamification Marketing là gì? Gamification Marketing là việc áp dụng những yếu tố của game, kỹ thuật thiết kế game như hệ thống nhiệm vụ, sự may mắn, tâm lý hiếu thắng, phần thưởng đạt được… vào những bối cảnh, môi trường không phải game để thúc đẩy nhóm đối tượng mục tiêu thực hiện nhiệm vụ mà bạn mong muốn.

Nhiều người thường nhầm lẫn Gamification Marketing với Video Game và chương trình khách hàng thân thiết. So với 2 loại hình tiếp thị trên, Gamification Marketing có thể giúp tăng cường sự tham gia của người dùng, thu thập dữ liệu khách hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Gamification Marketing thúc đẩy nhóm khách hàng mục tiêu thực hiện nhiệm vụ mà bạn muốn
Gamification Marketing thúc đẩy nhóm khách hàng mục tiêu thực hiện nhiệm vụ mà bạn muốn

1.2. Các thành phần chính trong Gamification Marketing là gì?

Ngoài việc tìm hiểu Gamification Marketing là gì, để tạo ra một trải nghiệm tương tác vừa thú vị vừa khuyến khích người dùng tham gia và tạo sức lan truyền nhiều hơn. Một Gamification Marketing cần có các yếu tố như:

  • Điểm số: Người dùng có thể tích lũy điểm thông qua việc thắng từng mức trò chơi hoặc sau mỗi lần mua hàng.
  • Huy hiệu: Được cấp cho khách hàng khi họ hoàn thành một nhiệm vụ đặt ra nào đó.
  • Thăng cấp: Tạo động lực cho khách hàng vượt qua nhiều trò chơi để nhận thưởng nhiều hơn, có cảm giác “thành tựu” hơn.
  • Tiền xu/tiền ảo: Sử dụng các đồng xu ảo thường có giá trị (không được quy đổi thành tiền thật) trong các trò chơi để tạo sự thu hút và tương tác.
  • Bảng xếp hạng: Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người dùng thông qua bảng xếp hạng.
  • Đồng hồ đếm ngược: Một số Gamification Marketing sử dụng bộ đếm ngược thời gian hoặc số lần để tạo cảm giác gấp gáp và khẩn trương, thúc đẩy khách hàng chơi ngay.
  • Bản đồ, lộ trình nâng cấp: Hiển thị rõ ràng tiến trình, mức độ thăng cấp của người dùng trong việc đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ.

Những thành phần này có thể quy đổi thành quà tặng, phiếu giảm giá để khơi gợi hứng thú với trò chơi, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn kết thương hiệu và khách hàng.

1.3. Hiện trạng và cơ hội của Gamification Marketing tại Việt Nam

Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh và khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Giữa muôn vàn các quảng cáo, chương trình khuyến mãi “na ná nhau” của các đối thủ cùng ngành trong mùa cao điểm, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể trở nên nổi bật và thu hút khách hàng tham gia? Gamification Marketing chính là xu hướng marketing 5.0 mà các doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu nếu không muốn bị loại khỏi “cuộc chơi”.

Cùng với sự bùng nổ của xu hướng marketing trên thế giới, Gamification tại Việt Nam ngày một khẳng định vị thế là một xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực và đem lại những hiệu quả "không ngờ". Trong giai đoạn từ 2016 - 2021, giá trị thị trường của Gamification Marketing tại Việt Nam cũng tăng nhanh chóng từ 4,91 tỷ USD lên 11,94 tỷ USD.

Có thể bạn sẽ cảm thấy xa lạ với khái niệm “Gamification Marketing là gì?”, nhưng trong 3 - 4 năm trở lại đây, Gamification Marketing đã rất phổ biến và được các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam áp dụng thành công như: chiến dịch Lắc xì Momo (Tết nguyên đán 2021), Chiến dịch lắc siêu xu vào các khung giờ cố định trong ngày hay tích lũy xu khi mua hàng và để lại bình luận trên sàn thương mại điện tử Shopee,  Home Credit đã tổ chức chiến dịch gamify “Triệu phú Phố Home” độc đáo với tổng giá trị quà tặng lên đến 2 tỷ đồng… Các campaign này đã thành công thu hút lượng lớn người dùng tham gia và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. 

Gamification Marketing đã được các thương hiệu lớn áp dụng một cách khéo léo
Gamification Marketing đã được các thương hiệu lớn áp dụng một cách khéo léo

Vậy định dạng này còn có cơ hội phát triển thêm trong tương lai không? Để trả lời câu hỏi này, Trường doanh nhân HBR sẽ cung cấp đến bạn một số thống kê mới nhất như sau:

  • Dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ: Thị trường Gamification dự kiến sẽ đạt giá trị 15.43 tỷ USD vào năm 2024 và tăng trưởng với tỷ lệ CAGR là 25.85% để đạt 48.72 tỷ USD vào năm 2029 (Theo Mordor Intelligence - Growth Trends & Forecasts (2024 - 2029).
  • Sự chuyển dịch nội dung tập trung vào nền tảng di động: Thiết bị di động là phương tiện chủ yếu để khách hàng giải trí và mua hàng, tạo ra nhiều cơ hội cho Gamification Việt Nam phát triển tốt hơn.
  • Tiềm năng cải tiến với công nghệ AI và Machine Learning: Tạo cơ hội cho Gamification Marketing được thiết kế trực quan hơn, cá nhân hóa và tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Sự lan truyền của truyền thông: Chiến lược Gamification Marketing được nhiều khách hàng chia sẻ với nhau như một cách để “chơi game nhận quà”  tạo liên kết, tăng sự thân thiết của 3 bên nhãn hàng, khách hàng. 

Bổ sung thêm, theo chia sẻ từ đại diện của TikTok Shop Việt Nam tại sự kiện TikTok Shop Vietnam Summit 2023 cho biết Việt Nam hiện đứng đầu 5 thị trường mới nổi ở Đông Nam Á về số lượt truy cập game, số lượt lắc voucher và doanh số từ game. Với những tiềm năng trên, Gamification Marketing trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị và thiết kế hành trình khách hàng của nhiều doanh nghiệp. 

Dự đoán sự tăng trưởng và phát triển mạnh của của Gamification Marketing trong vài năm tới
Dự đoán sự tăng trưởng và phát triển mạnh của của Gamification Marketing trong vài năm tới

>>> XEM THÊM: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐÚNG ĐỂ KINH DOANH ĐÚNG HƯỚNG, HIỆU QUẢ

2. Yếu tố tâm lý để doanh nghiệp tạo nên một chiến dịch Gamification Marketing là gì?

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong thành công của Gamification Marketing. Dưới đây là một số yếu tố tâm lý chính khiến chiến dịch này thu hút được sự chú ý và nhận tương tác từ khách hàng.

5 yếu tố tâm lý được áp dụng để tạo nên một chiến dịch Gamification Marketing
5 yếu tố tâm lý được áp dụng để tạo nên một chiến dịch Gamification Marketing
  • Tâm lý ngại bỏ lỡ: Gamification Marketing khuyến khích khách hàng tham gia trò chơi bằng cách biến các nhiệm vụ hàng ngày thành những thách thức nhỏ, hấp dẫn.
  • Tâm lý thành tích: Cung cấp các động lực như điểm, huy hiệu, hoặc giảm giá, Gamification thúc đẩy động lực tham gia của người dùng. Đồng thời, tạo cho khách hàng cảm giác “đạt được những thứ người khác khó có được” khiến họ tương tác không những cả chiều rộng mà còn chiều sâu trong thời gian dài.
  • Tâm lý muốn gắn kết xã hội: Bảng xếp hạng và thách thức cộng đồng giúp người chơi tạo kết nối với bạn bè, người thân và cạnh tranh với những người bạn mới.
  • Tâm lý muốn được thưởng và công nhận: Được công nhận và tôn trọng là như cầu tối cao của con người hiện nay (theo tháp nhu cầu Maslow). Gamification tận dụng điều này khuyến khích người dùng săn thưởng như một cách thể hiện khả năng.
  • Trạng thái "Flow": Gamification tạo ra trạng thái "flow" giải trí, tạo môi trường cho họ hoàn toàn chìm đắm trong nhiệm vụ và trải nghiệm cảm giác thành tựu và thích thú.

Những yếu tố này giúp tạo ra một trải nghiệm người dùng tích cực, thúc đẩy sự tham gia và tương tác, từ đó tăng cường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị chính.

3. Lợi ích của Gamification Marketing là gì?

Ngoài việc thu hút tương tác cho chiến dịch Marketing, Gamification Marketing còn tạo lợi ích cho cả hai phía doanh nghiệp và khách hàng. Ứng với nhiều mục tiêu và dạng mục tiêu đặt ra, chiến dịch Gamification Marketing sẽ được lập kế hoạch triển khai đa dạng sao cho phù hợp với định hướng thương hiệu. Nhưng nhìn chung, định dạng này mang lại một số lợi ích cơ bản dưới đây:

1 - Tăng nhận diện và tương tác với thương hiệu

Gamification Marketing có thể biến các chiến lược tiếp thị truyền thống thành những trải nghiệm cuốn hút, tạo ra sự tham gia mạnh mẽ từ phía người tiêu. Những trải nghiệm trực quan, tác động mạnh mẽ đến đa dạng giác quan sẽ làm cho thương hiệu của bạn khắc sâu vào trong tâm trí khách hàng và tương tác với thương hiệu nhiều hơn.

>>> XEM THÊM: 8 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

2 - Giới thiệu sản phẩm mới, Upsell tăng doanh số bán hàng

Nếu biết cách vận dụng khéo léo hình thức Gamification Marketing thì đây sẽ là giải pháp cực kỳ tối ưu cho các doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng tiềm năng, hoặc upsell tăng doanh số bán hàng. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang tung ra một sản phẩm mới là trà thảo mộc và muốn quảng bá tới nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể thiết kế một chiến dịch Gamification Marketing online trên Fanpage Facebook với trò chơi là vòng quay may mắn, chia thành 3 nhóm phần thưởng:

  • Nhóm phần thường thu hút:  “phần thưởng chim mồi” có giá trị cao nhất là Iphone 15 để thu hút người chơi (tất nhiên tỷ lệ trúng là 1 khách hàng, hoặc thậm chí là 0%)
  • Nhóm phần thưởng mục tiêu (nhóm phần thưởng để tăng khả năng mua hàng/sử dụng sản phẩm, dịch vụ): 5 giải Voucher giảm giá 80%, 100 giải Voucher 60%, 200 giải tặng 1 hộp trà (15 gói) miễn phí + phí vận chuyển, hoặc khách hàng có thể chọn mua thêm một hộp (30 gói) + tặng 1 hộp trà (15 gói) và miễn phí vận chuyển tới tận nhà. Bằng cách này, vừa giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới thị trường, khách hàng vừa được sử dụng thử sản phẩm mới, hoặc mua sản phẩm với giá ưu đãi hơn.
  • Nhóm phần thưởng chuyển đổi: bao gồm các ô quà tặng có giá trị thấp, hoặc “chúc bạn may mắn lần sau” để tăng tâm lý may mắn, vui vẻ, tăng tỷ lệ sử dụng phần thưởng nhóm mục tiêu.

3 - Thu thập, phân tích dữ liệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi

Điều đặc biệt của Gamification Marketing là chúng được tạo nên và thống kê trên Big Data. Tại đây, bộ phận phân tích thị trường và marketing có thể thu thập dữ liệu người dùng một cách nhanh chóng và chính xác. 

Với từng mục tiêu doanh nghiệp cần tối ưu cho một Gamification như lượt chơi, lời mời, lượt chia sẻ, đăng ký… Bộ phận phân tích có thể theo dõi và đề xuất chiến lược để tăng số lượng và tỷ lệ chuyển đổi như mong muốn.

>>> XEM THÊM: HỆ THỐNG CRM LÀ GÌ? QUẢN TRỊ HỆ THỐNG CRM CHUYÊN NGHIỆP

4 - Tạo lợi thế khác biệt và cạnh tranh

Tuy hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức Gamification Marketing nhưng vẫn còn một bộ phận lớn tổ chức vẫn còn khá hoang mang về chiến lược này. Vậy nên, việc biết - hiểu - ứng dụng Gamification Marketing một cách khéo léo vẫn luôn là yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với nhiều đối thủ trên thị trường.

>>> XEM THÊM: CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH VRIO ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG

Gamification Marketing nâng cao tương tác tự nhiên, kết nối giữa thương hiệu với khách hàng
Gamification Marketing nâng cao tương tác tự nhiên, kết nối giữa thương hiệu với khách hàng

4. Các hình thức và case study của Gamification Marketing là gì?

Không phải vì Gamification Marketing có nhiều lợi ích và tiềm năng mà doanh nghiệp áp dụng mà không chú ý đến cách thức truyền tải. Do đặc thù của từng ngành hàng kinh doanh và mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, các Marketer cần lựa chọn hình thức Gamification Marketing phù hợp. 

Tham khảo ngay các nội dung sau để trang bị cho chiến dịch sắp tới của bạn hình thức Gamification Marketing hợp lý nhé:

Các hình thức phổ biến của Gamification Marketing đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Các hình thức phổ biến của Gamification Marketing đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng

4.1. Gamification Marketing Challenge

Sáng tạo và triển khai một sự kiện hoặc cuộc thi nhỏ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Kèm theo đó là những dạng content hoặc call to action khích lệ khách hàng tham gia và tranh tài, với cơ hội nhận được những phần quà giá trị, ưu đãi hấp dẫn hoặc xếp hạng cao.

Ví dụ: Pizza Hero là chiến dịch được tạo nên bởi Domino’s Pizza. Cách chơi Gamification này là để người dùng có thể tự tạo và biến đổi nguyên liệu những chiếc pizza theo phiên bản cá nhân. Nếu một khách hàng khác thích và muốn mua pizza đó, thì khách hàng sẽ nhận được một khoản lợi nhuận nhất định như một phần thưởng lớn.

4.2. Tạo hệ thống tích điểm, xếp hạng trên Gamification

Với hình thức này, người dùng sẽ nhận được điểm số tương ứng với mỗi hành động mục tiêu trò chơi đã đề ra hoặc thực hiện mua sắm. Điểm số này sau đó có thể được tích lũy và đổi lấy các đặc quyền.

Ví dụ: Vào năm 2017, Starbucks đã triển khai chương trình "My Starbucks Rewards", nơi khách hàng có thể tích lũy điểm và thăng thứ hạng thành viên dựa trên số lượng nước đã mua, từ đó nhận được nhiều ưu đãi và quà tặng.

Hay Shopee cũng là một trong những ví dụ điển hình áp dụng thành công hình thức Gamification Marketing một cách rất linh hoạt. Người dùng được tích lũy số xu sau mỗi lần mua hàng, đánh giá, phản hồi sản phẩm. Đây là giải pháp cực kỳ khôn khép giúp Shopee có lượng tương tác cao, tăng độ uy tín, giữ chân người mua hàng và thu hút người bán hàng đến với sàn.

4.3. Mã giảm giá và quà thưởng đặc biệt

Mã giảm giá cung cấp cho người dùng cơ hội mua sắm với giá ưu đãi, trong khi quà thưởng đặc biệt có thể bao gồm các sản phẩm giới hạn, dịch vụ độc quyền. Người dùng có thể nhận những phần thưởng này thông qua việc thu thập voucher từ các khung giờ cố định hoặc dịp đặc biệt.

Chắc hẳn bạn đã từng chơi, hoặc từng được mời chơi chiến dịch Lắc xu của Shopee, hoặc Lắc heo vàng của Momo vào những khung giờ cố định trong ngày. 

4.4. Cơ hội thăng cấp với các nhiệm vụ tương tác nhỏ

Cụ thể ở hình thức này, hệ thống trò chơi của doanh nghiệp sẽ tạo ra các nhiệm vụ nhỏ như: Nhiệm vụ trồng cây hay thu hoạch trái cây (Shopee), Nhiệm vụ làm cho cá chép chảy qua bục (Momo)... cho người chơi của Gamification Marketing tại Việt Nam để họ đạt được mức thưởng cao hơn.

Ngoài ra, hãy thưởng cho khách hàng với các cấp độ cao hơn nữa, cài đặt những lời khen và thành tựu tự động sau khi họ vượt qua các thử thách. 

4.5. Mang tính giải trí gần như trên app

Gamification Marketing lợi dụng khả năng trò chơi hóa trên thiết bị di động để tạo trải nghiệm tương tự như một game trên app thông thường. Tích hợp này thể hiện sự đa dạng hình thức nội dung trên một nền tảng thông tin/mua hàng. Từ đó cung cấp đến người dùng cảm giác thuận tiện, mới mẻ và gắn kết hơn.

Shopee đã tận dụng trò chơi cờ tỷ phú để khuyến khích nhiều khách hàng tương tác
Shopee đã tận dụng trò chơi cờ tỷ phú để khuyến khích nhiều khách hàng tương tác

4.6. Cộng đồng người chơi và các sự kiện đặc biệt

Các sự kiện đặc biệt thường được các tổ chức cài đặt sẵn theo chương trình khuyến mãi hay dịp lễ lớn (thời điểm mua hàng nhiều nhất) để tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý và khuyến khích người chơi tham gia tích cực hơn. 

Ví dụ: Tính năng "tưới cây ảo để nhận xu Shopee" là một nhiệm vụ trò chơi nhằm tăng cường sự tương tác giữa các khách hàng mà tại đó người dùng có thể vào “vườn” bạn bè để tưới cây hộ. Chiến dịch này còn thành công đến mức trên Facebook còn có một nhóm “GIÚP TƯỚI CÂY NÔNG TRẠI SHOPEE” như một cộng đồng người chơi của sàn.

Tham gia đại sự kiện KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG, giải pháp giúp các doanh nghiệp, người làm kinh doanh muốn tăng trưởng doanh thu X2 X10 và tìm ra mô hình kinh doanh mới để khai phá tệp khách hàng tiềm năng trên nền tảng Online.

Nội dung kiến thức giá trị từ những chuyên gia thực chiến trong ngành:

  • Xây dựng chiến lược Gamification Marketing - Đón đầu xu thế 5.0
  • Công thức Livestream và chiến thuật đột phá doanh thu trên nền tảng TikTok
  • Mô hình tăng trưởng doanh thu bền vững trên nền tảng Ecommerce
  • Xu hướng hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng
  • Chiến lược xây dựng hệ thống bán hàng Online bứt phá doanh thu thần tốc với mạng lưới CTV, đại lý
  • Mô hình kinh doanh tinh gọn trên Amazon giúp doanh nghiệp Go Global
  • Bí kíp Marketing du kích 0Đ với chiến lược Video ngắn đa nền tảng

4. Kết luận

Gamification Marketing ngày nay trở thành một công cụ đắc lực trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Đặc biệt đây là một trong số ít những chiến lược tạo ra giá trị thực sự cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, khiến khách hàng hài lòng.

Hy vọng với những thông tin mà Trường doanh nhân HBR cung cấp phía trên, các doanh nghiệp đã có cái nhìn cụ thể hơn về Gamification Marketing là gì và cách áp dụng thành công hơn nữa nhé!

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger