Trường doanh nhân HBR ×

CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH VRIO ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG

Nội dung [Hiện]

Trong quản trị chiến lược, mô hình VRIO là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp thấu hiểu nguồn lực mình đang sở hữu và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Để hiểu sâu sắc về mô hình này cũng như biết cách áp dụng vào doanh nghiệp thì anh chị không nên bỏ qua bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm về mô hình VRIO

Mô hình VRIO được giới thiệu bởi Birger Wernerfelt vào năm 1984, là một công cụ phân tích nguồn lực của doanh nghiệp và từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh. VRIO là viết tắt của V (Value - Giá trị), R (Rare - Hiếm), I (Inimitable - Khó có thể sao chép) và O (Organized - Được tổ chức). 

Phân tích mô hình VRIO sẽ giúp doanh nghiệp biết được những tài nguyên mình có, yếu tố quyết định thành công trong môi trường cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp biết cách xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững 

Mô hình VRIO là gì
Mô hình VRIO là gì

2. Lợi ích của việc áp dụng mô hình VRIO vào doanh nghiệp

Khi có ngày càng nhiều công ty xuất hiện trên thương trường thì “khác biệt” chính là từ khóa để doanh nghiệp anh chị giành chiến thắng. Mô hình VIRO chính là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp làm được điều đó bởi nó mang đến những lợi ích sau: 

  • Nhận diện được yếu tố thành công cốt lõi: Giúp doanh nghiệp nhận biết được các nguồn lực và năng lực quan trọng nhất cho sự thành công của mình, và tập trung vào việc phát triển và bảo vệ chúng.
  • Loại bỏ năng lực yếu kém, không quan trọng: Giúp doanh nghiệp nhận diện được các nguồn lực và năng lực yếu kém hoặc không mang lại giá trị, và loại bỏ hoặc cải thiện chúng.
  • Định vị thương hiệu so với đối thủ: Giúp doanh nghiệp so sánh được với các đối thủ cạnh tranh, và tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, tìm được cách khắc phục để tồn tại và phát triển
  • Nâng cao quyết định chiến lược: Hiểu được yếu tố thành công của mình, so sánh tương quan với đối thủ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược bền vững dựa trên lợi thế cạnh tranh  
4 lý do nên sử dụng mô hình VRIO trong doanh nghiệp
4 lý do nên sử dụng mô hình VRIO trong doanh nghiệp

3. Phân tích 4 yếu tố của mô hình VRIO

Theo Birger Wernerfelt, để doanh nghiệp sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững thì cần đáp ứng được 4 yếu tố là: giá trị, quý hiếm, khó bắt chước và công ty đủ khả năng nắm bắt giá trị đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 yếu tố trong mô hình VRIO ngay sau đây.

4 yếu tố trong mô hình VRIO

3.1. Có giá trị (Valuable)

Yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi phân tích mô hình VRIO là xác định xem nguồn lực doanh nghiệp sở hữu có giá trị hay không. Một nguồn lực được coi là giá trị khi nó giúp công ty khai thác cơ hội trên thị trường, đem lại lợi nhuận và hạn chế mối đe dọa từ bên ngoài. 

Nếu doanh nghiệp bạn không có nguồn lực nào có giá trị, doanh nghiệp bạn sẽ rơi vào trạng thái Cạnh tranh bất lợi (Competitive disadvantage). Thực trạng này dễ dàng khiến doanh nghiệp thất bại khi bước vào thương trường.  

Ngược lại, nếu doanh nghiệp đã tìm ra nguồn lực có giá trị thì hãy đánh giá các yếu tố tiếp theo của mô hình VRIO. Một số câu hỏi mà nhà lãnh đạo có thể đặt ra để đánh giá giá trị nguồn lực là: 

  • Nguồn lực có mang lại lợi ích cho khách hàng hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp không?
  • Nó có phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh không? 
  • Nguồn lực này có giúp doanh nghiệp gia tăng vị thế cạnh tranh hay không?
Yếu tố giá trị khi phân tích mô hình VRIO
Yếu tố giá trị khi phân tích mô hình VRIO

3.2. Hiếm (Rare)  

Thành phần tiếp theo trong mô hình VRIO là sự hiếm có của nguồn lực. Đây là nguồn tài nguyên được sở hữu độc quyển hoặc bởi một số ít công ty trong thị trường. Nếu nguồn lực của doanh nghiệp thiếu yếu tố này, công ty sẽ rơi vào thế cạnh tranh ngang bằng (Competitive Parity). Nói cách khác, doanh nghiệp không tạo được sự khác biệt lớn so với đối thủ và sẽ phải cạnh tranh về giá khi các nguồn lực khác cân bằng.  

Một nguồn lực được coi là hiếm khi: 

  • Nó độc nhất trên thị trường
  • Đối thủ của doanh nghiệp chưa sở hữu nó 
  • Sự hiếm có đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng tích cực tới hình ảnh doanh nghiệp hoặc quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Tuy nhiên, sự hiếm có chỉ mang đến lợi thế cạnh tranh tạm thời vì nó dễ dàng bị nhận ra và sao chép bởi đối thủ. Đặc biệt, với các tài nguyên như công nghệ, dây chuyền, thiết kế…

Nguồn lực cần đáp ứng yếu tố hiếm có để tạo lợi thế cạnh tranh
Nguồn lực cần đáp ứng yếu tố hiếm có để tạo lợi thế cạnh tranh

3.3. Khó bắt chước (Inimitable) 

Khó bắt chước (Inimitable) là yếu tố thứ ba trong mô hình VRIO. Nói cách khác, đối thủ không dễ dàng để tạo ra nguồn lực tương tự. Hoặc nguồn lực này không thể bị thay thế trong quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ bởi một nguồn lực rẻ tiền và dễ thực hiện hơn. 

Nếu nguồn lực của doanh nghiệp có giá trị, hiếm có nhưng dễ dàng bắt chước sẽ chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời (Temporary competitive advantage). Để duy trì sự độc nhất, khó để sao chép của nguồn lực doanh nghiệp có thể xem xét 3 yếu tố: 

  • Thời gian: Nguồn lực được tạo nên trong một quá trình dài hoặc một sự kiện lịch sử đặc biệt của doanh nghiệp. Vì thế, đối thủ cần tốn nhiều thời gian, công sức mới thực hiện được
  • Tài chính:  Nguồn lực cần một nguồn vốn lớn, rất đắt đỏ để mua hoặc sao chép
  • Nguồn gốc mơ hồ: Đối thủ sẽ gặp khó khăn khi bắt chước nếu không biết nguồn lực cụ thể là gì và bắt nguồn từ đâu
  • Sự phức tạp xã hội: Nguồn lực mà doanh nghiệp có được tạo ra từ văn hóa công ty và các mối quan hệ nên khó để sao chép  
Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn lực của mình khó để sao chép
Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn lực của mình khó để sao chép

3.4. Được tổ chức (Organized)   

Thành phần cuối cùng trong mô hình VRIO là tổ chức. Doanh nghiệp cần tự trả lời công ty có thể thống quản lý, quy trình, chính sách và văn hóa được tổ chức bài bản để nhận ra cũng như tận dụng các nguồn lực mình có hay không? 

Nếu không có sẽ tổ chức bài bản trong nội bộ, doanh nghiệp khó có thể nhận ra đầy đủ tiềm năng của các nguồn tài nguyên có giá trị, quý hiếm, khó sao chép. Lúc này, doanh nghiệp sẽ sở hữu những lợi thế cạnh tranh không được tận dụng (Unused competitive advantage)

Vấn đề tổ chức diễn ra trên quy mô toàn bộ tổ chức, có tác động sâu sắc đến việc nhận thức và tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể nhìn lại doanh nghiệp của mình và trả lời các câu hỏi: 

  • Quy trình quản lý nhân sự có được tổ chức bài bản và hiệu quả không
  • Các chính sách như lương thưởng, phúc lợi có giúp nâng cao năng suất làm việc không
  • Văn hóa doanh nghiệp đang có tác động mạnh mẽ hay mờ nhạt, tích cực hay tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp 
  • Việc sử dụng nguồn lực đã tối ưu và triệt để chưa  
Tổ chức cần có đủ khả năng để nhận ra và tận dụng nguồn lực
Tổ chức cần có đủ khả năng để nhận ra và tận dụng nguồn lực

4. Cách ứng dụng mô hình VRIO vào tổ chức

Xác định thành công bốn yếu tố của mô hình VRIO sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, áp dụng mô hình VRIO vào doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả, ít tốn kém và mang lại lợi ích lâu dài nhất? Hãy tham khảo trình tự 4 bước áp dụng mô hình VRIO dưới đây. 

4 bước giúp áp dụng mô hình VRIO vào tổ chức
4 bước giúp áp dụng mô hình VRIO vào tổ chức

4.1. Xác định nguồn lực đáp ứng được 4 yếu tố của mô hình VRIO  

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định nguồn lực đáp ứng được 4 yếu tố có giá trị, hiếm, khó bắt chước và được tổ chức để nắm bắt theo mô hình VRIO như đã đề cập ở phần trước. Việc xác định được nguồn lực quan trọng nhất sẽ là tiền đề để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. 

Có hai loại nguồn lực đó là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình: 

  • Nguồn lực hữu hình bao gồm cơ sở vật chất, bất động sản, máy móc… Thông thường nguồn lực này sẽ không đáp ứng được yếu tố hiếm và khó bắt chước. Vì đối thủ có thể dễ dàng sao chép hoặc tìm lựa chọn thay thế 
  • Nguồn lực vô hình như danh tiếng thương hiệu, hệ thống đào tạo nội bộ, công nghệ độc quyền… Những tài nguyên này sẽ dễ mang đến lợi thế cạnh tranh bền vững hơn 

4.2. Tích hợp mô hình VRIO vào các hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp 

Mô hình VRIO được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp lớn như Google hay Starbucks vì nó giúp “nâng cấp” quyết định trong các hoạt động quản lý và kinh doanh. 

1 - Áp dụng mô hình VRIO trong lập kế hoạch chiến lược 

Khi doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lược, mô hình VRIO có thể giúp tiết kiệm tài nguyên, gia tăng hiệu quả và tăng tỷ lệ thành công của nó. Vì sau khi phần VRIO, doanh nghiệp sẽ biết cách tập trung phát triển yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể: 

  • Các hoạt động cần khai thác triệt để sức mạnh của nguồn lực có giá trị (Value) để tạo lợi thế cạnh tranh. Đưa ra quyết định mở rộng hoặc thu nhỏ thị trường dựa trên yếu tố này 
  • Dựa trên tính hiếm có (Rarity) để khẳng định lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từ đó đan xen yếu tố này vào các thông điệp Marketing 
  • Điều chỉnh kế hoạch sau cho phù hợp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp (Organized) để đạt được hiệu quả và hiệu suất tối ưu 

2 - Áp dụng mô hình VRIO để quản trị sự thay đổi trong tổ chức  

Việc phân tích mô hình VRIO cũng đóng vai trò quan trọng khi doanh nghiệp muốn thực hiện quản trị sự thay đổi trong tổ chức. Doanh nghiệp nên xác định những thay đổi về nhân sự, quy trình làm việc, công nghệ… cần thiết sao cho phù hợp với tài nguyên và năng lực cốt lõi (VRIO) mà mình đang sở hữu. 

Doanh nghiệp cũng cần tao ta môi trường cởi mở, hỗ trợ để nhân sự tận dụng tốt nhất nguồn lực trọng yếu để tạo ra hiệu quả công việc. Việc quản trị sự thay đổi theo VRIO là cần thiết để tăng khả năng nắm bắt cơ hội và vượt qua rào cản của thị trường.

3 - Kết hợp mô hình VRIO với SWOT để có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp 

Mô hình VRIO và mô hình SWOT là 2 công cụ mạnh mẽ để chủ doanh nghiệp nhìn nhận một cách toàn cảnh tình hình doanh nghiệp đặt trong cơ hội và thách thức. Khi kết hợp hai công cụ này với nhau, doanh nghiệp có thể nâng cao tính chính xác của mỗi quyết định được đưa ra. Cụ thể: 

  • Sau khi xác định điểm mạnh và điểm yếu (SWOT), doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nguồn lực, tài nguyên cốt lõi ẩn chứa trong điểm mạnh (VRIO)
  • Phân tích SWOT, để biết cơ hội và thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải. Sau đó nhìn nhận khả năng sử dụng tài nguyên của mình để vượt qua thử thách cũng như tận dụng các cơ hội
3 cách tích hợp mô hình VRIO vào các hoạt động kinh doanh
3 cách tích hợp mô hình VRIO vào các hoạt động kinh doanh

4.3. Bảo vệ nguồn lực

Khi doanh nghiệp xác định nguồn lực có tất cả 4 thuộc tính của mô hình VRIO thì cần phải bảo vệ chúng khỏi việc bị đánh cắp hoặc bị làm giảm giá trị bởi đối thủ. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Áp dụng các biện pháp pháp lý, kỹ thuật: Đăng ký bằng sáng chế cho các sản phẩm sáng tạo, tăng cường an ninh mạng cho các dữ liệu nhạy cảm
  • Tạo ra một văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự gắn kết và trung thành của nhân viên. Khích lệ nhân viên bảo vệ và nâng cao giá trị nguồn lực
  • Tăng giá trị nguồn lực để chúng trở nên đắt đỏ và khó để sao chép hơn 

4.4. Liên tục xem xét các nguồn lực và khả năng của mô hình VRIO

Môi trường kinh doanh luôn biến đổi và cạnh tranh. Do đó, cần phải liên tục xem xét các nguồn lực và khả năng của tổ chức để đảm bảo rằng chúng vẫn duy trì được tính VRIO. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như phân tích SWOT, phân tích PESTEL, phân tích Porter's Five Forces để theo dõi các xu hướng và thách thức trong ngành và thị trường. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao và cải tiến liên tục các nguồn lực để tạo ra sự khác biệt và đổi mới.

5. Case study mô hình VRIO của Starbucks

Starbucks -  thương hiệu cà phê nổi tiếng và được yêu thích hàng đầu thế giới, là case study điển hình của doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình VRIO trong kinh doanh. Starbuck đã làm gì để tận dụng tối đa được nguồn lực của mình để đạt đến thành công như hiện tại? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1 - Giá trị 

Starbucks luôn được biết đến là chuỗi cửa hàng cà phê chất lượng cao, menu đa dạng, sáng tạo trong công thức pha chế, không gian quán, cách truyền thông và trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Đây chính là những giá trị mà Starbucks mang đến cho khách hàng. Cụ thể, nguồn lực khiến Starbucks thành công trong yếu tố đầu tiên V (giá trị) ở mô hình này là:

  • Số vốn đầu tư rất lớn
  • Kỹ năng nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp
  • Nhân sự có năng suất làm việc và hiệu quả tốt
  • Danh tiếng thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, là chuỗi cà phê lớn nhất
  • Lãnh đạo công ty xuất sắc với tầm nhìn sâu rộng, luôn sẵn sàng đổi mới
  • Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nông dân trồng cà phê
  • Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời 

2 - Hiếm có 

Những giá trị mà Starbucks tạo ra là hiếm có, đặc biệt ở hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. Không nhiều đối thủ trên thị trường có thể đem lại cho khách hàng một trải nghiệm cao cấp, nâng tầm giá trị cá nhân như Starbucks đang thực hiện. Không chỉ vậy, quy trình đào tạo nội bộ cũng là thứ góp phần giúp Starbucks mang đến giá trị cho khách hàng. Cảm giác thân thiết, gắn bó như người bạn mà nhân viên chuỗi cửa hàng này mang lại cũng hiếm gặp trên thị trường.  

3 - Khó bắt chước

Những nguồn lực mà Starbucks đang sở hữu rất khó để đối thủ có thể sao chép hay bắt chước. Vì nguồn lực như hình ảnh thương hiệu, quy trình đạo tào đã được xây dựng qua hơn 50 năm hoạt động. Để sở hữu một hệ thống cửa hàng trên toàn cầu như Starbucks gần như là bất khả thi với những doanh nghiệp mới và nhỏ vì nó sẽ yêu cầu đầu tư một khoản chi phí khổng lồ. Chưa dừng lại ở đó, thương hiệu Starbucks khó bị bắt chước vì nó dựa trên một nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo, một chiến lược tiếp thị hiệu quả và luôn bắt kịp xu hướng thị trường.

4 - Năng lực cốt lõi của tổ chức

Từ văn hóa doanh nghiệp luôn sẵn sàng thay đổi đến quy trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên đã trở thành nền tảng để Starbucks nắm bắt cũng như duy trì những nguồn lực mình đang có. Không chỉ vậy, với nguồn lực tài chính dồi dào, Starbucks đủ năng lực để tối ưu hóa tài nguyên và biến nó thành lợi thế cạnh tranh bền vững của mình. 

Khung VRIO của thương hiệu chuỗi cà phê Starbucks
Khung VRIO của thương hiệu chuỗi cà phê Starbucks

Tham gia khoá đào tạo XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH, lãnh đạo và chủ doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu và thực hành về VRIO để tìm ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Bên cạnh đó, khoá học giúp cấp lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp:

  • Ứng dụng Mô Hình Canvas để thấu hiểu khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng hệ thống phễu bán hàng để thu hút, giữ chân & mở rộng tệp khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng cho hành trình trải nghiệm khách hàng
  • Định vị thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng điểm khác biệt độc nhất cho doanh nghiệp
  • Thấu hiểu kiến trúc cốt lõi D-STEP của chiến lược Marketing
  • Chiến lược tìm kiếm “Đại dương xanh” trong “Đại dương đỏ” để tìm thị trường ngách phù hợp cho doanh nghiệp
  • Áp dụng Đường chân trời chiến lược Mckinsey - Chiến lược đóng gói sản phẩm mới dựa trên tệp khách hàng hiện có của doanh nghiệp
  • Lựa chọn một ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất từ nỗi đau/ vấn đề của khách hàng
  • Ứng dụng ma trận BCG để tìm ra được sản phẩm bò sữa, ngôi sao,... của doanh nghiệp
  • Xây dựng hệ thống đánh giá, đo lường hiệu quả của hoạt động Marketing & Sales của doanh nghiệp
  •  Kết nối cộng đồng doanh nhân 35000+ người - gia tăng cơ hội học tập; hợp tác và phát triển
  • Trực tiếp hỏi đáp - tháo gỡ vấn đề của doanh nghiệp với Mr. Tony Dzung

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

Mô hình VRIO là một công cụ hữu ích để giúp các tổ chức xác định và khai thác các nguồn lực chiến lược của mình. Bằng cách ứng dụng mô hình VRIO vào tổ chức, có thể tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Hy vọng qua bài viết trên, Trường Doanh Nhân HBR đã giúp anh chị hiểu được cách ứng dụng mô hình này vào doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger