Mục lục [Ẩn]
- 1. Mô hình AISAS là gì?
- 2. Các yếu tố và ví dụ mô hình AISAS trong Marketing
- 2.1. Attention - Gây chú ý
- 2.2. Interest - Tạo ấn tượng
- 2.3. Search - Tra cứu thông tin
- 2.4. Action - Hành động
- 2.5. Share - Chia sẻ
- 2.6. Kết hợp Search - Share
- 3. Ứng dụng mô hình AISAS trong Marketing
- 3.1. Mô hình AISAS của một số doanh nghiệp
- 3.2. Một số lưu ý khi áp dụng mô hình AISAS
- 4. Kết luận
Mô hình AISAS là một mô hình Marketing được sử dụng rộng rãi bởi tính trực quan, dễ hiểu và thích hợp áp dụng trong đa dạng các bối cảnh kinh doanh. Theo đó, nhà quản lý sẽ nắm bắt tốt những “điểm chạm” trong hành trình khách hàng, giúp tối đa hoá sự yêu thích, trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Vậy mô hình AISAS là gì, ví dụ mô hình AISAS trong Marketing như thế nào, hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
1. Mô hình AISAS là gì?
Mô hình AISAS là một mô hình giúp nhận biết và phân tích hành vi của người tiêu dùng trong thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số và Internet. Mô hình 5 bước này giúp hiểu rõ quá trình từ khi người dùng tiếp nhận thông tin sản phẩm, dịch vụ cho đến khi họ mua, sử dụng và chia sẻ đến nhiều người.
Với từng ký tự viết tắt trong cụm AISAS sẽ ứng với các từ sau:
- Attention: Gây sự chú ý
- Interest: Thu hút quan tâm
- Search: Tra cứu tìm kiếm thông tin
- Action: Hành động
- Share: Chia sẻ thông tin
XEM THÊM: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TỐT ĐỂ TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ MARKETING
2. Các yếu tố và ví dụ mô hình AISAS trong Marketing
Với mô hình AISAS, các thành phần được liên kết chặt chẽ với nhau. Bắt đầu từ việc gây chú ý đến khách hàng và kết thúc bằng việc người tiêu dùng mua hàng và yêu thích, chia sẻ cho mọi người. Với mỗi ngành hàng và loại sản phẩm/dịch vụ, bạn nên tìm hiểu thêm các ví dụ mô hình AISAS của lĩnh vực đó để có cái nhìn cụ thể hơn nhé.
2.1. Attention - Gây chú ý
Attention là giai đoạn đầu tiên trong mô hình AISAS, khi khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay, khách hàng nhận biết sản phẩm phần lớn thông qua quảng cáo trên Internet, quảng cáo thương mại, mạng xã hội, báo chí...
Vậy nên, khi ra mắt một sản phẩm mới, các doanh nghiệp cần gây chú ý bằng cách tăng độ phủ và tần suất xuất hiện của chiến dịch Marketing bằng những kênh kể trên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc thật kỹ về cách thức thực hiện nội dung quảng cáo để đảm bảo rằng chúng tạo ra sự chú ý tích cực và không gây phiền nhiễu cho khách hàng.
>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ ĐỂ CHIẾM LĨNH THỊ PHẦN LỚN
2.2. Interest - Tạo ấn tượng
Ở giai đoạn thứ hai của mô hình AISAS - Interest, nơi người tiêu dùng bắt đầu cảm thấy hứng thú và nhận ra rằng sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang lại lợi ích cho họ. Giai đoạn này quan trọng không kém vì nó là bước chuyển từ việc chỉ biết đến sản phẩm sang việc muốn tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm đó.
Do vậy, để tạo ra sự hứng thú, doanh nghiệp cần tạo ra những thông điệp quảng cáo hấp dẫn, đánh mạnh vào cảm xúc và nêu bật những lợi ích cụ thể mà sản phẩm mang lại. Theo đó, thương hiệu có thể khơi gợi hứng thú của từng nhóm khách hàng như sau:
- Đối với những người không thích sản phẩm: Doanh nghiệp cần có các thông điệp để khám phá, kích thích thích sự tò mò của nhóm này.
- Đối với những người đã quan tâm đến sản phẩm: Hãy đưa ra các thông điệp mạnh mẽ hơn để tăng sự quan tâm và tương tác từ nhóm khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt, ở giai đoạn này các thông điệp cần được nhấn mạnh hơn dựa vào công năng, đặc tính nổi bật và làm cho khách hàng cảm thấy “thiếu” nếu không có sản phẩm.
>>> XEM THÊM: PHỄU BÁN HÀNG LÀ GÌ? SỬ DỤNG PHỄU BÁN HÀNG ĐỂ TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI
2.3. Search - Tra cứu thông tin
Sau khi đã thu hút được sự chú ý, tạo ra sự quan tâm sâu sắc, doanh nghiệp cần thúc đẩy khách hàng tiến tới giai đoạn "Search" - tìm kiếm thông tin chi tiết hơn về mặt hàng. Đây là bước quan trọng nhất để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Giai đoạn này bao gồm cả việc khách hàng sử dụng các công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội để tự xem xét các đánh giá đáng sự tin cậy và so sánh thông tin của sản phẩm.
Nhằm tăng khả năng xuất hiện trước mắt khách hàng trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau:
- SEO (Search Engine Optimization): Là quá trình tối ưu hóa website để cải thiện vị trí trên trang kết quả tìm kiếm Google, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Quá trình này bao gồm việc tối ưu về nội dung, hình ảnh và những trải nghiệm trên trang web, có tuân thủ theo quy tắc của Google, Yahoo, Bing...
- PPC (Pay Per Click): Sử dụng quảng cáo có trả phí để đảm bảo rằng sản phẩm xuất hiện trên top trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Từ đó PPC giúp thu hút thêm nhiều lượt truy cập của người dùng cho trang web của công ty.
Sử dụng kết hợp SEO và PPC một cách có hiệu quả vừa giúp tăng tần suất xuất hiện của website vừa tăng trải nghiệm của khách hàng trong quá trình họ tìm kiếm thông tin.
>>> XEM THÊM: SEM LÀ GÌ? QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SEM HIỆU QUẢ
2.4. Action - Hành động
Khi khách hàng đã có đủ thông tin cần thiết (giá cả, đánh giá, ưu đãi...) sẽ đưa ra quyết định hành động nếu sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ. Tuỳ vào mục đích của chiến lược bán hàng, marketing mà hành động ở đây có thể kể đến là: đăng ký tham gia sự kiện, đặt hàng, điền form, mua hàng...
Từ đây, những khách hàng tiềm năng gần như đã trở thành khách hàng thực thụ. Vậy nên trong giai đoạn này doanh nghiệp cần đảm bảo rằng trang web thu hút, dễ sử dụng, trang bị CTA/lợi ích chương trình hấp dẫn và chú ý quản lý bộ phận bán hàng, tiếp thị.
>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT CONTENT HAY, GIA TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI HIỆU QUẢ
2.5. Share - Chia sẻ
Trong mô hình AISAS, Share được xem như là giai đoạn cuối cùng sau khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm và đưa ra phản hồi, đánh giá về sản phẩm. Hoạt động chia sẻ của khách hàng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức sau: chia sẻ trực tiếp với người thân, chia sẻ trên mạng xã hội, giới thiệu sản phẩm cho bạn bè…
Những chia sẻ có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm/thương hiệu. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng, yếu tố Share còn giúp kéo thêm nhiều khách hàng mời nhờ các “nhân viên Marketing” này.
Ví dụ: Điện máy XANH đã có các chương trình tặng voucher cho khách hàng mua điện thoại vào lần sau cùng các chính sách chăm sóc, bảo hành tiện lợi. Khi khách hàng đã hài lòng về chất lượng điện thoại, ưu đãi kèm theo, họ có thể chia sẻ trải nghiệm này vào trang web đánh giá và giới thiệu người thân mua gia dụng tại đây.
>>> XEM THÊM:15 KỸ NĂNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG KINH DOANH
2.6. Kết hợp Search - Share
Sự kết hợp giữa "Search" và "Share" trong mô hình AISAS có thể tạo ra một hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Theo đó, khi khách hàng tìm kiếm thông tin để quyết định mua hàng - Search, họ có thể chia sẻ trải nghiệm của mình với người khác - Share. Quá trình này không chỉ giúp tăng cường nhận thức về sản phẩm mà còn tạo ra sự tin cậy thông qua lời giới thiệu của những người tiêu dùng với nhau.
Ví dụ mô hình AISAS khi kết hợp Search - Share: Một người dùng có thể tìm kiếm thông tin về một khoá học quản lý doanh nghiệp và sau khi được đào tạo, họ chia sẻ trải nghiệm tích cực trên mạng xã hội. Những người theo dõi của họ, sau khi thấy bài viết, có thể bắt đầu quá trình AISAS của riêng mình. Điều này tạo ra một chuỗi phản hồi tích cực và lan truyền thông tin, giúp tăng doanh số bán hàng và sự nhận biết về thương hiệu.
Bên cạnh việc cung cấp hệ thống kiến thức Marketing từ cơ bản đến chuyên sâu, khoá học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING còn giới thiệu nhiều công cụ, mô hình để xây dựng chiến lược Marketing chuyên nghiệp:
- Mô hình 4P - 4C - 4E Mô hình truyền thông tích hợp (IMC)
- Mô hình AISAS thiết kế 2 điểm vững mạnh từ
- Tìm kiếm đến chia sẻ Ma trận chiến lược BCG Mô hình tài sản thương hiệu
- Thực hành bài tập ứng dụng các mô hình & công cụ để thiết lập chiến lược Marketing phù hợp
3. Ứng dụng mô hình AISAS trong Marketing
3.1. Mô hình AISAS của một số doanh nghiệp
1- Mô hình AISAS của Starbuck
Starbucks không những tập trung vào việc bán cà phê mà còn tạo ra một không gian cho cộng đồng - nơi mọi người có thể gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với nhau. Điều này phản ánh rõ ràng trong cách họ áp dụng mô hình AISAS vào chiến lược kinh doanh của mình như sau:
- Attention (Giai đoạn Chú ý): Starbucks thu hút sự chú ý thông qua các chiến lược sáng tạo như giảm giá nước khi khách hàng mang theo lý. Đồng thời, việc có mặt ở các vị trí đắc địa, cũng như qua các dòng sản phẩm mới ra mắt độc đáo và chất lượng cao khiến khách hàng lưu ý.
- Interest (Giai đoạn Quan tâm): Thương hiệu tạo ra sự quan tâm bằng cách cung cấp trải nghiệm cà phê đặc biệt và không gian thoải mái để khách hàng có thể thư giãn hoặc làm việc.
- Search (Giai đoạn Tìm kiếm): Khách hàng được khuyến khích tìm kiếm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của Starbucks, cũng như nhận đánh giá liên tục từ người tiêu dùng khác trên internet.
- Action (Giai đoạn Hành động): Khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi kết hợp với chương trình khách hàng thân thiết .
- Share (Giai đoạn Chia sẻ): Cuối cùng, khách hàng được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm của họ với Starbucks trên mạng xã hội, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa và thu hút khách hàng mới.
2- Mô hình AISAS của Coca Cola
Chiến dịch "Share a Coke" của thương hiệu nước ngọt Coca-Cola là một ví dụ điển hình về việc áp dụng mô hình AISAS thành công, mang lại trải nghiệm cá nhân đặc biệt như:
- Attention (Giai đoạn Chú ý): Chiến dịch thu hút sự chú ý bằng cách thay thế logo Coca-Cola trên chai và lon bằng 150 cái tên phổ biến ở nhiều quốc gia.
- Interest (Giai đoạn Quan tâm): Thương hiệu khơi gợi hứng thú khách hàng thông qua việc tạo ra một sản phẩm cá nhân hóa, khiến người tiêu dùng cảm thấy được kết nối trực tiếp với sản phẩm.
- Search (Giai đoạn Tìm kiếm): Người tiêu dùng được khuyến khích tìm kiếm chai Coca-Cola có tên của họ hoặc tên của người thân và bạn bè, từ đó tạo ra sự tương tác và tham gia.
- Action (Giai đoạn Hành động): Ngoài việc tìm kiếm chiến dịch còn khuyến khích mọi người mua và chia sẻ Coca-Cola với người khác để thúc đẩy việc mua thêm sản phẩm.
- Share (Giai đoạn Chia sẻ): Khách hàng được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm của họ trên mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ thành một viral content ấn tượng trong lịch sử marketing.
3.2. Một số lưu ý khi áp dụng mô hình AISAS
Trong bối cảnh “Big data” - nơi mà tràn ngập những thông tin, chiến dịch quảng cáo trên Internet xuất hiện mỗi giờ thì doanh nghiệp bạn cần lưu ý:
- Tạo thông điệp sáng tạo, độc nhất: Thông điệp khác biệt, chạm đến nhu cầu người xem sẽ là cách tốt nhất để khiến khách hàng ghi nhớ và hình thành nên một ấn tượng riêng - tạo nên bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất.
- Kiểm soát bối cảnh truyền thông: Thông tin ngày nay được lan truyền rất nhanh và có thể trở thành 1 viral content khiến cả dư luận đổ xô, bàn tán. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp cũng cần phải kiểm duyệt kỹ lưỡng chất lượng nội dung trước khi đăng tải để giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt truyền thông.
4. Kết luận
Mô hình AISAS mang lại nhiều lợi ích khi áp dụng vào marketing và bán hàng. Đặc biệt, ứng với mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cần tối ưu quản lý nhân lực, nguồn lực để tạo nên những “touchpoint” - điểm chạm khiến khách hàng quan tâm và đưa ra quyết định mua hàng. Hy vọng qua bài viết trên, Trường doanh nhân HBR đã giúp bạn hiểu được mô hình AISAS là gì và nắm được những ví dụ mô hình AISAS hữu ích nhé!