TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CHINSU - BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CHO NHIỀU DOANH NGHIỆP VIỆT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tổng quan về công ty Masan và thương hiệu Chinsu
  • 2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Chinsu
    • 2.1. Chiến lược Marketing của Chinsu theo sản phẩm
    • 2.2. Chiến lược Marketing của Chinsu về giá
    • 2.3. Chiến lược phân phối của Chinsu
    • 2.4. Chiến lược Marketing của Chinsu về truyền thông

Nước mắm, nước tương và tương ớt Chinsu là một trong những sản phẩm sáng giá trong ngành hàng gia vị Việt. Chiến lược Marketing của Chinsu đúng đắn, đưa nhiều sản phẩm Chinsu lên vị trí cao nhất trong lòng người tiêu dùng Việt. Chiến lược này được thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp Việt có thể học hỏi điều gì? Cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá ngay. 

1. Tổng quan về công ty Masan và thương hiệu Chinsu

Chinsu Việt Nam là một thương hiệu thuộc tập đoàn Masan tại Việt Nam. Masan Consumer là công ty thực phẩm và đồ uống lớn tại Việt Nam. Hàng tiêu dùng của thương hiệu này đã chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016.

Vào đầu những năm 2000, Masan là công ty tiền phong trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước tương và nước mắm. Năm 2002, sản phẩm nước tương Chinsu và tương ớt Chinsu được Masan tung ra thị trường. Sau thời gian ngắn, Masan đã nhanh chóng dẫn đầu trong ngành thực phẩm tiêu dùng. 

Sứ mệnh hoạt động của Masan là “Lợi ích của người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Masan Consumer”. Bên cạnh đó, thương hiệu này luôn theo đuổi 4 giá trị nền tảng.

  • Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh.

  • Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng.

  • Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác.

  • Tinh thần dân tộc. 

Trải qua bao biến chuyển trong ngành hàng tiêu dùng thực phẩm và gia vị, đối diện với nhiều đối thủ nặng ký, Chinsu thuộc Masan vẫn giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Một trong những bí quyết của thương hiệu này nằm ở các chiến lược marketing độc đáo. Theo dõi tiếp bài viết để học hỏi chiến lược Marketing của Chinsu. 

Chinsu thuộc tập đoàn Masan, là thương hiệu được người tiêu dùng Việt tin dùng trong nhiều năm nay
Chinsu thuộc tập đoàn Masan, là thương hiệu được người tiêu dùng Việt tin dùng trong nhiều năm nay

2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Chinsu

Chiến lược Marketing của Chinsu được thể hiện qua 4 khía cạnh: chiến lược marketing về sản phẩm, chiến lược Marketing về giá, chiến lược Marketing về phân phối và chiến lược Marketing về truyền thông tiếp thị.

>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

2.1. Chiến lược Marketing của Chinsu theo sản phẩm

1 - Phân phối sản phẩm theo sở thích, thói quen của người tiêu dùng

Năm 2002, tập đoàn Masan chính thức đưa sản phẩm tương ớt Chinsu ra thị trường Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu. Sản phẩm mờ màn chính là tương ớt Chinsu nguyên bản 250g và 520g. Loại tương ớt này có sốt sánh quyện, vị cay vừa phải phù hợp với khí hậu nóng ẩm và sở thích của người Việt. Sau đó, để đáp ứng nhu cầu ăn cay nóng hơn của một nhóm khách hàng, Masan tiếp tục cho ra mắt phiên bản tương ớt Chinsu siêu cay với 2 dạng chai PET và chai thủy tinh. 

Tại Việt Nam, Chinsu đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 60% thị phần. Sản phẩm được xuất khẩu và ưa chuộng tại thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Khi gia nhập vào thị trường Hàn Quốc - vùng khí hậu lạnh và người dân ưa chuộng các món cay nồng. Masan đã tìm hiểu chuyên sâu các nhóm đầu bếp, sinh viên, giới trẻ và các gia đình Hàn Quốc để thấu hiểu nền ẩm thực của Xứ sở Kim chi. Từ đó, Masan cho ra mắt tương ớt Bibim - sốt cơm trộn lấy cảm hứng từ ẩm thực đặc trưng Gochujang của Hàn kết hợp hương vị tương ớt trứ danh của Việt Nam. Còn tại thị trường Việt Nam, Chinsu tập trung đẩy mạnh phân phối tương ớt nguyên bản và tương ớt siêu cay. 

Chinsu nghiên cứu sở thích ẩm thực, thói quen ăn uống của người tiêu dùng để sáng tạo nhiều dòng sản phẩm độc đáo
Chinsu nghiên cứu sở thích ẩm thực, thói quen ăn uống của người tiêu dùng để sáng tạo nhiều dòng sản phẩm độc đáo

2 - Cung cấp đa dạng sản phẩm chất lượng, tập trung phát triển sản phẩm cốt lõi

Trong chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu, Masan tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm tương ớt: tương ớt nguyên bản, tương ớt siêu cay, tương ớt wasabi hấp dẫn, tương ớt vị nấm Truffle quý giá, tương ớt vị Phở độc đáo… Trong đó, Masan tập trung phân phối tương ớt vị nguyên bản dung tích 250g vì sản phẩm này nhỏ gọn và phù hợp với mọi món ăn trên thế giới. 

Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm tương ớt và mang đến trải nghiệm thưởng thức ẩm thực trọn vẹn nhất, Masan tung ra bộ 3 gia vị gồm: nước tương, nước mắm và tương ớt Chinsu. Nước tương Chinsu gồm: nước tương Chinsu nguyên chất và Chinsu tỏi ớt. Nước mắm Chinsu gồm: nước mắm Chinsu Nam Ngư, nước mắm Chinsu Cá Hồi, nước mắm Chinsu Thượng Hạng, nước mắm Chinsu Đệ Nhị. Sản phẩm đa dạng “bủa vây” người tiêu dùng. 

Misan khẳng định, sản phẩm tương ớt Chinsu luôn an toàn cho người sử dụng dù được sử dụng tại bất kỳ thị trường nào. Điều này đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) kiểm chứng và công nhận. 

3 - Nhanh chóng đổi mới theo thị hiếu của khách hàng

Chiến lược giá của Chinsu được thể hiện rõ ở dòng sản phẩm nước mắm. Nước mắm của Masan được giảm độ đạm, hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn hơn nước mắm truyền thống. Việc làm này của Masan là kết quả của một quá trình dài tìm hiểu kỹ càng về thói quen, thị hiếu mới của người tiêu dùng. Người Việt Nam càng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe nên họ lựa chọn ăn nhạt để phòng ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thận…

Các khách hàng trẻ vẫn thích ăn nước mắm nhưng có sự khác biệt so với thế hệ trước. Thế hệ trước đánh giá nước mắm qua: “Nước mắm ngon là nước mắm có độ đạm cao”. Giới trẻ ngày nay chỉ cần một loại nước chấm dễ dàng sử dụng, tiện dụng. Để tồn tại và phát triển, các công ty gia vị phải xem xét, nghiên cứu để nắm bắt và thích ứng với xu hướng mới này. Masan cùng với sản phẩm nước tương Chinsu đã tiên phong đi trước.

Chinsu kịp thời cung cấp dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe, phù hợp với sở thích ẩm thực của đa số khách hàng
Chinsu kịp thời cung cấp dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe, phù hợp với sở thích ẩm thực của đa số khách hàng

Từ bài học chiến lược Marketing của Chinsu nói chung và của tương ớt Chinsu nói riêng, các doanh nghiệp Việt làm về thực phẩm ăn uống và gia vị cần nghiên cứu kỹ lưỡng sở thích ẩm thực của từng nhóm khách hàng ở từng vùng miền. Bên cạnh việc phân phối nhiều sản phẩm, doanh nghiệp hãy lựa chọn sản phẩm “best seller” để giành thị phần trong ngành và tăng độ nhận diện thương hiệu.

❌Bạn đang phải loay hoay với quá nhiều công việc marketing thủ công, mà năng suất vẫn không tăng? Chi phí tiếp thị thì ngày càng tăng, nhưng doanh thu lại đứng yên?

Điều này không chỉ làm bạn tốn kém thời gian và công sức, mà còn khiến doanh nghiệp của bạn bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng vượt bậc. Trong khi đối thủ đã ứng dụng AI để tối ưu hoá từng quy trình marketing, bạn vẫn loay hoay với các chiến lược lỗi thời.

Khóa học AI MARKETING: AFFILIATE, SOCIAL, ECOM & AUTOMATION sẽ giúp bạn tự động hóa quy trình marketing, X5-X10 lần năng suất, giảm chi phí và nhanh chóng bứt phá doanh thu. Đừng chần chừ thêm nữa, đây chính là cơ hội để bạn vươn lên dẫn đầu!

ĐẠI SỰ KIỆN AI MARKETING 2024 LỚN NHẤT TẠI HÀ NỘI
ĐẠI SỰ KIỆN AI MARKETING 2024 LỚN NHẤT TẠI HÀ NỘI

AI MARKETING: AFFILIATE, SOCIAL, ECOM & AUTOMATION

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

2.2. Chiến lược Marketing của Chinsu về giá

Khách hàng mua Chinsu có 2 loại: Khách hàng mua lẻ và các nhà phân phối (các đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại). Trước kia, nước mắm được đóng chai thủy tinh gây khó khăn trong việc vận chuyển và làm tăng chi phí sản phẩm. Áp dụng công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất dây chuyền khép kín, Masan mang tới nước tương, nước mắm “công nghiệp hóa”, đáp ứng tâm lý thích “Ngon - Gọn - Rẻ” của người tiêu dùng Việt hiện tại. 

Sản phẩm nước mắm Chinsu chỉ có giá bằng nửa các sản phẩm nước mắm truyền thống. Với chiến lược cạnh tranh về giá khôn ngoan, cùng sự thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình, Masan đã bỏ lại phía sau một loạt tên tuổi và độc chiếm thị trường trong suốt nhiều năm qua. Thực tế chứng minh, mỗi gia đình Việt sẽ có ít nhất một sản phẩm của Chinsu và sử dụng thường xuyên trong nhiều năm. 

Chiến Lược Định Giá Hớt Váng là gì? Ưu và Nhược Điểm Của Chiến Lược Định Giá Hớt Váng

2.3. Chiến lược phân phối của Chinsu

Masan cố gắng để sản phẩm của mình trở nên “sẵn có” với khách hàng. Do đó, tập đoàn này không chỉ bắt tay với các kênh siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi hiện đại, Masan đem Chinsu tới khắp mọi nơi. Khách hàng tại Việt Nam luôn có thể dễ dàng mua được cho mình một chai nước mắm Chinsu tại các cửa hàng đại lý, các chợ địa phương, các tiệm tạp hóa.

Điều này lại một lần nữa thể hiện sự thấu hiểu của Masan đối với khách hàng của mình. Người mua các sản phẩm Chinsu thường là các bà nội trợ Việt. Nhóm khách hàng này thường mua hàng tại các kênh phân phối truyền thống như chợ, đại lý địa phương vì sự tiện lợi và quen thuộc. Khách hàng này không thích thay đổi thói quen của mình. Vì vậy, khi tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ về thói quen mua sắm của họ để đưa ra chiến lược phân phối phù hợp.

Chinsu phân phối đa kênh để tăng độ nhận diện thương hiệu, mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng
Chinsu phân phối đa kênh để tăng độ nhận diện thương hiệu, mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng

>>> XEM THÊM: ĐIỂM LẠI 20 CHIẾN LƯỢC MARKETING NỔI TIẾNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN

2.4. Chiến lược Marketing của Chinsu về truyền thông

Masan và Chinsu bước chân vào thị trường nước mắm, gia vị Việt khi thị trường đã có nhiều đối thủ lớn. Vì ra đời muộn nên để định vị thương hiệu của mình trên thị trường, Masan tập trung vào phát triển truyền thông sản phẩm và chiến lược cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm miễn phí. 

Đối thủ chính của nước mắm Chinsu là nước mắm Knorr Phú Quốc. Thông điệp truyền thông của nước mắm Knorr Phú Quốc là “Thơm ngon hương vị 100% tự nhiên”. Thông điệp truyền thông của nước mắm Chinsu là “thơm lừng từng giọt, từng giọt đậm đà”. Theo các chuyên gia ẩm thực, người miền Bắc ưa chuộng sự đậm đà, người miền Nam thích nước mắm thơm lừng. 

Masan tập trung đưa thông điệp cốt lõi trên vào các TVC quảng cáo chất lượng. Số lượng quảng cáo nhiều, liên tục để in sâu vào tiềm thức khách hàng. Sau một thời gian, các sản phẩm Chinsu nhận được sự quan tâm và tin dùng rất lớn không chỉ từ các mẹ nội trợ, mà còn từ giới trẻ - những người chịu ảnh hưởng rất lớn từ thói quen ăn uống của gia đình.

Do đặc thù ngành hàng, mỗi khi ra mắt sản phẩm mới, Masan vẫn tiếp tục áp dụng chiến thuật “gói nhỏ dùng thử” để kích thích người tiêu dùng thử trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. 

Trong tổng thể, chiến lược Marketing của tương ớt Chinsu đã đạt được thành công bằng cách tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và sử dụng các kênh marketing hiệu quả. Nhờ vào những yếu tố này, Chinsu đã xây dựng một vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp thực phẩm và có được lòng tin và sự ủng hộ từ khách hàng.

Nhờ chiến lược truyền thông đánh trúng mong muốn của khách hàng, cùng các TVC phủ sóng toàn quốc trong thời gian dài, cộng hưởng với chiến lược phân phối, các sản phẩm thương hiệu Chinsu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. 

Thông điệp cốt lõi của Chinsu được truyền thống mạnh mẽ và liên tục trên các kênh truyền thông đại chúng
Thông điệp cốt lõi của Chinsu được truyền thống mạnh mẽ và liên tục trên các kênh truyền thông đại chúng
>>> XEM THÊM: PR LÀ GÌ? TỔNG KẾT KIẾN THỨC CẦN NẮM VỀ PR MARKETING 

Từ chiến lược Marketing của Chinsu, hy vọng các doanh nghiệp ngành hàng gia vị tiêu dùng có thể rút ra nhiều bài học đáng quý. Hãy tập trung nghiên cứu nhu cầu/ sở thích/ nỗi đau của từng nhóm khách hàng để tạo ra nhiều sản phẩm giá trị và khác biệt. 

Thông tin tác giả
Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger