Trường doanh nhân HBR ×

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP - GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THƯƠNG HIỆU ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

Nội dung [Hiện]

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đáng tin cậy là một yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp hiện đang đối mặt với bài toán thương hiệu ít người biết đến, khi họ chưa thể tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Hãy cùng HBR tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này.

1. Tại sao cần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Branding) là quá trình xây dựng chiến thuật, nhận thức, chiến dịch… tất cả đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu đậm chất khác biệt, đưa doanh nghiệp đến chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một số lợi ích của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp phải kể đến như:

  • Tạo nên sự khác biệt: Đây là lý do khi khách hàng đứng trước vô vàn các sản phẩm khác nhau, họ sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác

  • Nâng cao giá trị của doanh nghiệp: Thương hiệu chính là giá trị cốt lõi và danh tiếng của mỗi doanh nghiệp, thương hiệu càng khác biệt, nổi tiếng thì giá trị của doanh nghiệp càng cao

  • Tạo sợi dây kết nối giữa thương hiệu và khách hàng: Brand building (Xây dựng thương hiệu) giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu

  • Tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng: Khi 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm có chất lượng và giá cả như nhau, nhưng doanh nghiệp nào có danh tiếng và uy tín hơn thì chắc chắn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP SMEs GIÚP TUYỂN ĐÚNG NHÂN TÀI

2. Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian và công sức và quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng. Tùy vào quy mô, tính chất doanh nghiệp, sản phẩm… mà cách tạo dựng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, dù có thực hiện theo phương thức nào doanh nghiệp cũng cần tuân thủ 10 bước dưới đây

2.1. Nghiên cứu các giá trị nền tảng

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, trước khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề như: doanh nghiệp có thế mạnh về cái gì, nguồn lực nào đang còn thiếu,thách thức cạnh tranh trên thị trường và cơ hội để phát triển. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như SWOT, mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh để lựa chọn các lợi thế so sánh của doanh nghiệp/sản phẩm/thương hiệu

Mô hình SWOT
Mô hình SWOT

2.2. Nghiên cứu môi trường, đối thủ và các cơ hội trên thị trường

Phân tích môi trường kinh doanh để hiểu về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thương hiệu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu yếu tố cạnh tranh để xác định đối thủ và các cơ hội tồn tại trên thị trường.

Doanh nghiệp nên sử dụng mô hình PESTEL (Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, pháp luật) để đo lường sự ảnh hưởng của những yếu tố ngoại vi trong quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. 

Phân tích môi trường vĩ mô PESTEL
Phân tích môi trường vĩ mô PESTEL

2.3. Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

Khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Phân tích đối tượng khách hàng để hiểu hành vi tiêu dùng và yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Trong bước này, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình STP để xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình 

  • Phân đoạn thị trường (Segmentation): Chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hành vi tiêu dùng

  • Xác định khách hàng mục tiêu (Targeting): Xác định nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tập trung và phục vụ

  • Định vị thương hiệu (Positioning): Xác định vị trí và hình ảnh mà doanh nghiệp muốn thể hiện trong tâm trí khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là ai? Cách để thấu hiểu Insight khách hàng | Trường doanh nhân HBR

>>> XEM THÊM: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP

2.4. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Sứ mệnh và tầm nhìn là hai yếu tố quan trọng trong xác định hướng đi và mục tiêu của một doanh nghiệp

  • Xác định sứ mệnh của thương hiệu, tức là mục tiêu và ý nghĩa lớn mà thương hiệu muốn đạt được

  • Xác định tầm nhìn của thương hiệu, tức là hình ảnh và vị trí mà thương hiệu hướng đến trong tương lai

2.5. Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp định hình cách các thành viên trong tổ chức hoạt động, tương tác và làm việc với nhau, cũng như tạo nên bản sắc và danh tiếng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp cho trải nghiệm khách hàng hiệu quả và thống nhất hơn. 

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

>>> XEM THÊM: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? 5 YẾU TỐ “VÀNG” ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA THÀNH CÔNG

2.6. Cá biệt hoá/ cá nhân hoá thương hiệu

Xác định những yếu tố đặc biệt và cá nhân hóa cho thương hiệu để nó trở nên độc đáo và dễ nhận diện chính là cách để gây ấn tượng với khách hàng. Doanh nghiệp cần đầu tư vào xây dựng thương hiệu qua hình ảnh thương hiệu, logo, màu sắc, phong cách thiết kế, để tạo nên sự khác biệt, độc nhất trên thị trường. 

2.7. Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu xác định quan hệ giữa các thương hiệu con và thương hiệu mẹ và cách chúng tương tác và tạo ra giá trị cho khách hàng. Một vài cấu trúc thương hiệu nổi bật mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là:

  • Thương hiệu đơn (Branded House): Tất cả các thương hiệu con trong hệ thống đều được liên kết chặt chẽ với thương hiệu mẹ

  • Thương hiệu đa nhãn hiệu (House of Brands): Các thương hiệu con trong hệ thống hoạt động độc lập với thương hiệu mẹ

  • Thương hiệu hỗn hợp (Endorsed Brands): Các thương hiệu con trong hệ thống được liên kết với thương hiệu mẹ, nhưng vẫn có một mức độ độc lập và sự phân biệt

  • Thương hiệu có gắn kết (Co-Branded): Hai hoặc nhiều thương hiệu độc lập hợp tác để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ chung

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn lực của tổ chức như B2B hoặc B2C

2.8. Văn hóa thương hiệu

Khi xây dựng văn hóa thương hiệu, doanh nghiệp cần định nghĩa những giá trị, niềm tin và quy tắc mà thương hiệu tuân thủ. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo hãy tạo ra một môi trường làm việc phù hợp với văn hóa thương hiệu, từ nhân viên đến quy trình và quyết định kinh doanh.

5 bước xây dựng văn hóa để tạo lợi thế cạnh tranh độc nhất cho tổ chức | Trường Doanh nhân HBR

2.9. Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu

Một lịch sử thương hiệu “hoành tráng” sẽ dễ dàng tạo lòng tin với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Điều doanh nghiệp cần làm đó là bảo vệ và phát triển doanh nghiệp bao gồm câu chuyện thương hiệu, logo và bản quyền cũng là một trong những yếu tố quan trọng để lịch sử hóa thương hiệu.

2.10. Xây dựng lời hứa thương hiệu

Một thương hiệu có cam kết, uy tín thì luôn nhận được sự ưu ái từ khách hàng và các nhà cung cấp. Chính vì thế, khi xây dựng lời hứa thương hiệu doanh nghiệp nên phản ánh giá trị cốt lõi và lợi ích mà khách hàng mong đợi từ thương hiệu.

3. Bốn cấp độ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Có nhiều học thuyết và mô hình để mô tả các cấp độ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, 4 yếu tố dưới đây là những cấp độ cho thấy rõ nhất các cấp độ trong việc xây dựng thương hiệu

  • Nhãn hiệu: Cấp độ đầu tiên trong xây dựng thương hiệu là xác định nhãn hiệu. Đây là mặt ngoại hình của thương hiệu, bao gồm các yếu tố như tên gọi, logo, màu sắc, hình ảnh và ký hiệu đặc trưng. Nhãn hiệu là những thứ mà khách hàng nhìn thấy và nhận biết trực tiếp về thương hiệu. Chính vì thế, nhãn hiệu cần được bảo hộ, đăng ký bản quyền để tránh sự hiểu lầm cho khách hàng. 

  • Thương hiệu: Thương hiệu là cấp độ phức tạp hơn khi mà khách hàng đã biết đến nhãn hiệu. Điều này bao gồm hình ảnh, ký ức và cảm xúc mà khách hàng có về thương hiệu. Thương hiệu không chỉ là những gì doanh nghiệp nói về mình, mà còn là cảm nhận và trải nghiệm của khách hàng. Mục tiêu ở cấp độ này là tạo ra một thương hiệu tích cực và đáng tin cậy trong tâm trí của khách hàng

  • Phong cách sống: Cấp độ phong cách sống liên quan đến cách thương hiệu được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Nó bao gồm cách thức thương hiệu ảnh hưởng đến cuộc sống, sở thích, lối sống, và giá trị của khách hàng

  • Triết lý sống: Cấp độ cao nhất của xây dựng thương hiệu liên quan đến triết lý sống của thương hiệu. Đây là về cách thương hiệu nhìn nhận thế giới, giá trị cốt lõi, và mục tiêu tạo ra sự thay đổi trong xã hội. Triết lý sống của thương hiệu có thể là nguồn cảm hứng cho các chiến dịch xã hội, làm từ thiện và những thông điệp sâu sắc hơn về mục tiêu và tầm nhìn của thương hiệu

4 cấp độ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
4 cấp độ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Tuy nhiên, khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp phải tập trung vào 2 yếu tố phong cách sống và triết lý sống mới có thể định vị thương hiệu sâu trong tâm trí khách hàng, đem đến hiệu quả mạnh mẽ. 

Ví dụ như, Nike - hãng giày thể thao nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Những đôi giày của Nike không chỉ chắc chắn trong chất liệu, tinh tế trong thiết kế, mà đằng sau những đôi giày này đều ẩn chứa những thông điệp riêng của Nike. “ Nike không bán giày, Nike bán tinh thần của nhà vô địch”, khách hàng bị thu hút bởi Nike bằng những hình ảnh truyền thông collab với những nhà vô địch hàng đầu thế giới như: Michael Jordan, Cristiano Ronaldo, Serena Williams, Tiger Woods…

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP SMEs GIÚP TUYỂN ĐÚNG NHÂN TÀI

4. Bài học xây dựng thương hiệu lớn mạnh từ Trung Nguyên

Là niềm tự hào của quốc gia, cái tên Trung Nguyên luôn khơi gợi nguồn cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên sân chơi lớn toàn cầu. Trung Nguyên đã trở thành bài học quý giá cho bất kỳ công ty nào đang trên con đường xây dựng thương hiệu. Một số điểm nổi bật trong việc xây dựng thương hiệu của Trung Nguyên đó là:

  • Tận dụng yếu tố dân tộc: Trung nguyên định vị nhãn hiệu cà phê của mình như một phần văn hóa truyền thống Việt Nam. Họ đã thành công khi đưa ra giá trị và văn hóa quốc gia thổi hồn vào từng ly cà phê Ban Mê và mang nó đến với bạn bè thế giới. Trung Nguyên luôn mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ đều rất Việt Nam

  • Sử dụng sức mạnh cộng đồng: Khác với nhiều thương hiệu khác chỉ xoay quanh chiến lược tạo cảm xúc hàng ngày cho người tiêu dùng. Trung Nguyên đưa vào thương hiệu những cảm xúc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia và một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo nên tính thời sự cho thị trường

  • Quan hệ công chúng: Có thể nói chính quan hệ công chúng hay còn gọi là PR đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên. Họ đã thực hiện một cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sử thương hiệu Việt Nam. Từ những vị trí đặt giá nhất giữa trung tâm thủ đô đến góc đường yên tĩnh ở một thị trấn không tên nào đó đều được tìm thấy trên bảng hiệu màu sắc mang tên Trung Nguyên

  • Phong cách sống cà phê sáng tạo: Câu slogan “Khơi nguồn sáng tạo” đã gắn bó với Trung Nguyên trong suốt chặng đường làm thương hiệu. Trung Nguyên tin rằng cà phê không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là nguồn cảm hứng để thưởng thức cuộc sống và khám phá thêm niềm đam mê và ý nghĩa trong công việc và hoạt động hàng ngày

Bài học xây dựng thương hiệu lớn mạnh từ Trung Nguyên
Bài học xây dựng thương hiệu lớn mạnh từ Trung Nguyên

>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TRUNG NGUYÊN - NIỀM TỰ HÀO CỦA CÀ PHÊ VIỆT

Trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ và nhận được sự công nhận từ khách hàng là một bài toán không hề dễ dàng. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề trên, giúp doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh trên thị trường. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger