Trường doanh nhân HBR ×

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA THE COFFEE HOUSE VỚI 7PS

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu tổng quan về thương hiệu The Coffee House
    • 1.1. Giới thiệu chung về The Coffee House
    • 1.2. Khách hàng mục tiêu của The Coffee House
    • 1.3. Định vị thương hiệu của The Coffee House
  • 2. Phân tích ma trận SWOT của The Coffee House
    • 2.1. Điểm mạnh của The Coffee House
    • 2.2. Điểm yếu của The House Coffee
    • 2.3. Cơ hội của The Coffee House
    • 2.4. Thách thức của The Coffee House
  • 3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của The Coffee House với 7P
    • 3.1. Chiến lược Marketing của The Coffee House về sản phẩm
    • 3.2. Chiến lược Marketing của The Coffee House về giá
    • 3.3. Chiến lược Marketing của The Coffee House về điểm bán
    • 3.4. Chiến lược Marketing của The Coffee House về quảng bá
    • 3.5. Chiến lược Marketing của The Coffee House về con người
    • 3.6. Chiến lược Marketing của The Coffee House về cơ sở vật chất
    • 3.7. Chiến lược Marketing của The Coffee House về triết lý
  • 4. Tổng hợp 3 công thức giúp chiến lược Marketing của The Coffee House thành công

Chiến lược marketing của The Coffee House với sự thấu hiểu tâm lý khách hàng, dám thử dám sai đã giúp cho thương hiệu đạt được sự phát triển đáng mơ ước. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu ngay về chiến lược Marketing của The Coffee House để thấy được cách làm Marketing độc đáo của doanh nghiệp này.

1. Giới thiệu tổng quan về thương hiệu The Coffee House

1.1. Giới thiệu chung về The Coffee House

Năm 2014, cửa hàng The Coffee House đầu tiên tại Việt Nam đặt tại TP.HCM. Sau đó, The Coffee House nhận được đầu tư từ Quỹ đầu tư Seedcom, do ông Đinh Anh Huân - đồng sáng lập của Thế Giới Di Động sở hữu. Hiện nay, công ty Cổ phần Seedcom quản lý thương hiệu này.

The Coffee House đã trải qua một hành trình phát triển ấn tượng. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, họ đã mở rộng mạng lưới cửa hàng lên tới 175 chi nhánh. Tuy nhiên, hiện tại, theo thông tin trên trang web của thương hiệu, The Coffee House hiện có 154 cửa hàng trên toàn quốc.

1.2. Khách hàng mục tiêu của The Coffee House

The Coffee House tập trung vào đối tượng khách hàng là sinh viên và người đi làm. Khách hàng đến quán cà phê không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn để trò chuyện, giao lưu và mở rộng mối quan hệ xã hội. Họ mong muốn tìm kiếm không gian rộng rãi, yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái để nghỉ ngơi, học tập và làm việc, đặc biệt là để sáng tạo.

The Coffee House đã hiểu rõ nhu cầu này và mang đến một không gian giải trí chuyên nghiệp, khác biệt so với quán cà phê truyền thống. Thương hiệu này tạo ra những không gian hiện đại, sang trọng và có cách tiếp cận phục vụ khách hàng thân thiện, gần gũi hơn. Với tư duy nhạy bén này, The Coffee House đã thu hút sự ủng hộ của hàng triệu khách hàng Việt Nam.

>>> XEM THÊM: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3. Định vị thương hiệu của The Coffee House

The Coffee House định vị thương hiệu của mình như sau:

  • Đối với khách hàng: The Coffee House là một "ngôi nhà", một điểm đến để thư giãn, làm việc và trò chuyện. Khách hàng có thể tìm thấy một không gian thoải mái và thân thiện tại The Coffee House.

  • Đối với sản phẩm: The Coffee House xem mình như một "công xưởng" sản xuất và phân phối cà phê chất lượng, kết hợp với dịch vụ tuyệt vời với mức giá hợp lý. Họ cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê đậm đà và đa dạng, đáp ứng nhu cầu và sở thích của mọi người.

  • Đối với thị trường: The Coffee House có tham vọng vượt ra khỏi thị trường châu Á và mang cà phê Việt Nam cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế trên toàn cầu. Họ muốn giới thiệu và khẳng định giá trị của cà phê Việt Nam trên thế giới.

Với chiến lược marketing này, The Coffee House tập trung vào việc xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng độc đáo và đáng nhớ nhất.

Định vị thương hiệu của The Coffee House
Định vị thương hiệu của The Coffee House

2. Phân tích ma trận SWOT của The Coffee House

Mô hình SWOT là một công cụ kinh điển giúp hiểu rõ hơn về bức tranh tổng thể của một thương hiệu. Bằng cách xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, ta có thể phân tích chiến lược marketing của The Coffee House một cách chi tiết và sâu sắc hơn.

2.1. Điểm mạnh của The Coffee House

  • Thị phần lớn trong thị trường cà phê: Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến doanh thu, nhưng The Coffee House vẫn là chuỗi cà phê có doanh thu lớn thứ ba trong ngành, chỉ sau Highlands Coffee và Phúc Long. Điều này cho thấy sự tăng trưởng và sự ổn định của thương hiệu.

  • Hệ thống cửa hàng rộng khắp: The Coffee House có 154 cửa hàng trên toàn quốc. Sự hiện diện rộng khắp giúp The Coffee House tiếp cận được đa dạng khách hàng ở nhiều vị trí và khu vực.

  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt: The Coffee House luôn đặt sự thoải mái của khách hàng lên hàng đầu. Họ đầu tư và phát triển sản phẩm cà phê chất lượng và dịch vụ tận tâm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Không gian cửa hàng được đầu tư: The Coffee House chú trọng vào việc tạo ra không gian đặc biệt, phù hợp với định vị "Nhà cà phê". Các cửa hàng được thiết kế và trang trí tỉ mỉ, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

  • Vị trí cửa hàng đắc địa: Các cửa hàng của The Coffee House thường nằm ở vị trí đắc địa trong các khu vực đông dân cư và ngã ba lớn. Điều này mang lại lợi thế về việc thu hút khách hàng và tạo cảm giác thoải mái với view thoáng và đẹp.

  • Đầu tư vào marketing và xây dựng hình ảnh thương hiệu: The Coffee House có những chiến dịch marketing hiệu quả và đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu nổi tiếng và tạo sự nhận diện từ phía khách hàng.

  • Am hiểu văn hoá cà phê địa phương: Là một thương hiệu thuần Việt, The Coffee House hiểu rõ văn hoá cà phê địa phương và phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này tạo sự gần gũi và tương tác tích cực với khách hàng Việt Nam.

Điểm mạnh của chiến lược Marketing của The Coffee House
Điểm mạnh của chiến lược Marketing của The Coffee House

2.2. Điểm yếu của The House Coffee

  • Giá thành cao: Giá thành sản phẩm khá cao so với nhóm khách hàng tiềm năng như học sinh và sinh viên.

  • Chất lượng giữa các cửa hàng cũng có sự không đồng đều:  Do phát triển hình thức nhượng quyền, một số cửa hàng có chất lượng không đồng đều. 

Điểm yếu của chiến lược Marketing của The Coffee House
Điểm yếu của chiến lược Marketing của The Coffee House

2.3. Cơ hội của The Coffee House

  • Thị trường cà phê có tiềm năng lớn: Thị trường tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đã cho thấy sự phát triển không nhỏ. Đồng thời, trên toàn cầu, sản lượng tiêu thụ cà phê tại các nước đang phát triển cũng đang tăng đáng kể.

  • Cà phê trở thành thói quen không thể thiếu của giới trẻ: Theo thống kê từ Euromonitor, tổng giá trị thị trường cà phê trên toàn cầu được ước tính đạt 151,32 tỷ USD vào năm 2028. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành một trong những loại thức uống được ưa chuộng nhất trong giới trẻ.

  • Giới trẻ thích làm việc tại các quán cà phê: Theo báo Thanh Niên, Gen Z sẵn lòng chi tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng để học tập và làm việc tại các quán cà phê. Điều này cho thấy sự ưa thích và sẵn lòng tiêu dùng cà phê của nhóm người trẻ này, tạo điều kiện thuận lợi cho The Coffee House thu hút và phục vụ khách hàng trong đối tượng này.

Cơ hội của chiến lược Marketing của The Coffee House
Cơ hội của chiến lược Marketing của The Coffee House

2.4. Thách thức của The Coffee House

  • Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ lớn: Các đối thủ đã xuất hiện trước đó như Highlands Coffee, Phúc Long đang tạo ra sức ép cạnh tranh đáng kể.

  • Sự quan tâm ngày càng tăng về sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của mình. Trong khi đó, cà phê được coi là một loại thức uống có chất kích thích. Điều này có thể gây nguy cơ đối với sự phát triển của thị trường cà phê Việt Nam..

  • Sự đa dạng phát triển của các loại đồ uống khác: Trà sữa và các loại đồ uống khác đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ. Điều này tạo ra sự thách thức cho The Coffee House, khi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác ngoài cà phê.

Thách thức của chiến lược Marketing của The Coffee House
Thách thức của chiến lược Marketing của The Coffee House

3. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của The Coffee House với 7P

Chiến lược Marketing của The Coffee House tuân thủ theo nguyên tắc 7P. Trong đó, The Coffee House tập trung vào việc tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng, đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (Product), đồng thời xây dựng môi trường và không gian thu hút khách hàng thông qua thiết kế nội thất và trang trí (Physical Evidence).

3.1. Chiến lược Marketing của The Coffee House về sản phẩm

Một quán cà phê thành công cần cung cấp một loạt các sản phẩm cà phê đa dạng để đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm đặc biệt, sáng tạo và khác biệt có thể thu hút khách hàng và tạo nên điểm đặc sắc cho quán cà phê. Chiến lược Marketing của The Coffee House đã khai thác triệt để yếu tố này.

1 - Chiến lược đa dạng sản phẩm

Chiến lược Marketing của The House Coffee đã thành công với chiến lược đa dạng sản phẩm. Sản phẩm của The House Coffee tập trung vào ba phần chính đó là đồ uống, đồ ăn và sản phẩm quà tặng. 

Về đồ uống The House Coffee gồm ba nhóm chính

  • Nhóm 1 - Cà phê gồm những sản phẩm: Cà phê đen, Cà phê sữa, Bạc xỉu, Latte …

  • Nhóm 2 – Trà trái cây, trà sữa gồm những sản phẩm: Trà đào cam sả, Trà đen, Hồng trà sữa, Trà hạt sen, Trà sữa Oolong …

  • Nhóm 3 – Đá xay gồm những sản phẩm: Chocolate đá xay, Cà phê đá xay, Cookie đá xay …

The Coffee House có một menu đa dạng. Tuy nhiên, sản phẩm chủ lực của họ là Trà đào cam sả. Sản phẩm này luôn được ưu ái và xuất hiện trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo của họ. Điều này vô cùng dễ hiểu vì phần lớn người Việt Nam đều yêu thích các sản phẩm từ trà. Chính là điều đặc biệt của The Coffee House so với các đối thủ Starbuck, Highland, Lakai trên thị trường.

Về đồ ăn The Coffee House chú trọng vào 2 dòng chính là: Bánh và Snack.

Đây có thể được coi như cross-selling hay sản phẩm đường dẫn ở bất kỳ hàng cà phê nào. Bởi vì, ăn bánh hay Snack sẽ dễ gây khát nước. Nhờ đó, nhãn hàng có thể đẩy số lượng nước uống bán ra. Ngoài ra, “Nhà cà phê” với định vị là nơi dừng chân để thư giãn thì việc mở rộng danh mục sản phẩm là rất cần thiết để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Về quà tặng

Trong dịp Tết Nguyên Đán, The Coffee House cũng mang đến khách hàng bộ quà tết được khắc 3D tinh xảo, sang trọng bao gồm: Trà Oolong Kim Quý,  Cà phê phin truyền thống,  Nước nho có ga Patritti,  Dâu sấy dẻo,  Cam sấy dẻo,  Gừng sấy dẻo.

2 - Chiến lược nhanh chóng đổi mới sản phẩm

Trong thời kỳ đại dịch COVID-19 gần đây, chiến lược của The Coffee House đã không bỏ lỡ cơ hội và đã phát triển các dòng sản phẩm đóng gói. Thương hiệu cà phê này đã mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách cung cấp cà phê lon, cà phê hoà tan, trà túi lọc và các loại đồ uống khác được đóng gói sẵn. Điều này cho phép nhãn hiệu tối đa hóa doanh thu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn mà việc thưởng thức đồ uống tại quán bị hạn chế hoặc không khả thi. 

Chiến lược nhanh chóng đổi mới sản phẩm của The Coffee House
Chiến lược nhanh chóng đổi mới sản phẩm của The Coffee House

>>> XEM THÊM: ĐIỂM LẠI 20 CHIẾN LƯỢC MARKETING NỔI TIẾNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN

3 - Bán trải nghiệm, không bán sản phẩm

USP (Unique Selling Point) của The Coffee House nằm trong chính tên gọi của họ: "Nhà cà phê". The Coffee House không chỉ là một địa điểm kinh doanh cà phê, mà còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt. Thương hiệu này tạo nên không gian thoải mái, ấm cúng và gần gũi như một ngôi nhà, nơi khách hàng có thể thư giãn, làm việc hay trò chuyện cùng bạn bè.

Chiến lược marketing của The Coffee House tập trung vào việc phát triển trải nghiệm của khách hàng. Họ không chỉ đơn thuần cung cấp các sản phẩm cà phê và đồ uống, mà còn tạo ra một môi trường và dịch vụ chất lượng để khách hàng tận hưởng. Nhân viên phục vụ thân thiện và chuyên nghiệp. Không gian quán thiết kế đẹp mắt với tông màu nâu và be ấm áp khó có thể tìm được tại các quán cafe khác. Âm nhạc nhẹ nhàng cùng ánh điện vàng ấm áp. Tất cả đã tạo nên một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.

Chiến lược Bán trải nghiệm, không bán sản phẩm của The Coffee House
Chiến lược Bán trải nghiệm, không bán sản phẩm của The Coffee House

3.2. Chiến lược Marketing của The Coffee House về giá

The Coffee House đã sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, phân cấp giá và chiến lược giá gói.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường được The Coffee House áp dụng khi tung ra các dòng sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng dùng thử. Sau đó, thương hiệu mới bắt đầu tăng giá khi có lượng khách hàng trung thành. Điều này đã được The Coffee House thực hiện trong đợt tăng giá vừa qua. Từ mức giá trung bình 35.000đ – 55.000đ, mức giá đã được điều chỉnh lên khoảng 35.000đ – 69.000đ.

 The Coffee House cung cấp giá cả khá hợp lý và phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam so với Starbucks và Phúc Long. Điều này đáp ứng nhu cầu của một phần lớn người dùng muốn thưởng thức cà phê và đồ uống chất lượng cao mà không cần chi trả quá nhiều.Trong khi đó đối thủ Starbucks thường có mức giá cao hơn hẳn, thường vượt quá 70.000đ cho các loại đồ uống của họ.

Thực tế cho thấy, một cốc nước có giá 69.000 VNĐ tại một quán ở khu vực Hồ Tây không hẳn luôn ngon hơn một cốc nước giá chỉ 40.000 VNĐ tại The Coffee House. Điều này chỉ ra rằng giá cả không phải lúc nào cũng phản ánh chất lượng sản phẩm. The Coffee House đã tạo ra một mô hình kinh doanh thành công, cung cấp sự lựa chọn đa dạng với mức giá phù hợp, không chỉ dựa trên giá trị định giá mà còn dựa trên trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

2 - Chiến lược phân cấp giá

Tại The Coffee House, đồ uống được phân loại thành các size khác nhau như: Nhỏ, Vừa và Lớn. Thương hiệu này tận dụng sự chênh lệch giá giữa các size đồ uống để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.

Bằng cách tận dụng chiến lược phân cấp giá trong Chiến lược Marketing của The Coffee House, The Coffee House có thể tăng doanh số bằng cách khuyến khích khách hàng lựa chọn các size đồ uống có giá cao hơn. Đồng thời, thương hiệu cũng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tạo ra một trải nghiệm mua sắm linh hoạt và cá nhân hơn.

Chiến lược phân cấp giá trong Chiến lược Marketing của The Coffee House
Chiến lược phân cấp giá trong Chiến lược Marketing của The Coffee House

3 - Chiến lược giá tâm lý

Ngoài ra, chiến lược Marketing của The Coffee House cũng sử dụng chiến lược giá tâm lý để thúc đẩy hành vi chi tiêu của khách hàng. Giá 99K được áp dụng trong combo 1 bánh và 1 nước, tạo ra tâm lý "giá rẻ" cho khách hàng. Số 99 có sự liên kết với giá trị hợp lý và tiết kiệm trong tâm lý người tiêu dùng. Việc áp dụng giá 99K giúp The Coffee House tạo ra một mức giá hấp dẫn và khuyến khích khách hàng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng.

🔥[HOT] ĐẠI SỰ KIỆN MARKETING LỚN NHẤT NĂM 2024 SẮP DIỄN RA - CẬP NHẬT XU THẾ MARKETING TRONG BỐI CẢNH AI & BIG DATA

💥Siêu sự kiện Marketing - Một chương trình ĐẶC BIỆT - DUY NHẤT 01 LẦN trong năm tại TP. Hồ Chí Minh (07-08/09/2024). Đây là cơ hội hiếm có để cập nhật xu thế kinh doanh toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt “vượt cạnh tranh” để bứt phá doanh thu trong thời kỳ kinh tế suy thoái.

02 ngày Offline tại sự kiện MARKETING SUMMIT 2024 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG sẽ mang đến bức tranh toàn cảnh từ chiến lược đến thực thi:

  • Cập nhật xu thế làm Marketing trong bối cảnh Big Data & AI
  • Chiến lược Marketing thương hiệu tổng thể cho mọi sản phẩm/dịch vụ
  • Cập nhật & định hướng tầm nhìn Marketing dài hạn cho doanh nghiệp trong thời kỳ công nghệ số 6.0
  • Thấu hiểu khách hàng mục tiêu - Biến khách hàng trở thành “fan” trung thành của doanh nghiệp
  • Chìa khóa thu hút - Tuyển dụng - Đào tạo nhân tài Marketing chất lượng
  • Bí kíp tạo ra content bán hàng chuyển đổi vạn đơn trên Facebook, TikTok, Youtube...
  • Công thức xây dựng thương hiệu cá nhân - Xây dựng kho Content xây dựng thương hiệu cá nhân tuyệt đỉnh trên mạng xã hội

👉Thông tin chi tiết sự kiện: MARKETING SUMMIT 2024: XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG

MARKETING SUMMIT 2024 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG
MARKETING SUMMIT 2024 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG

3.3. Chiến lược Marketing của The Coffee House về điểm bán

Bằng cách sử dụng một hệ thống phân phối hiệu quả, một công ty có thể đạt được tăng doanh số và duy trì kết quả tích cực trong thời gian dài hơn. Điều này dẫn đến việc nắm giữ thị phần lớn hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược Marketing của The House Coffee về điểm bán tập trung vào 2 kênh chính bán hàng trực tiếp và bán hàng trực tuyến.

1 - Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng

The Coffee House đã áp dụng mô hình kênh phân phối bán hàng trực tiếp để đạt được sự tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Thương hiệu này đặt hệ thống cửa hàng của mình ở vị trí đẹp nhất, thường là ở trung tâm thương mại hoặc các vị trí đắc địa với view đường phố hấp dẫn. Điều này mang lại sự thuận tiện và thoải mái cho khách hàng khi muốn thưởng thức đồ uống và trải nghiệm không gian của The Coffee House.

Hiện nay, The Coffee House đã phát triển một mạng lưới gồm 170 cửa hàng. Việc phủ sóng mạnh mẽ trên nhiều địa điểm quan trọng giúp chiến lược Marketing của The Coffee House tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tạo ra một tầm ảnh hưởng đáng kể trong ngành công nghiệp cà phê Việt Nam.

Chiến lược bán hàng trực tiếp tại cửa hàng của The Coffee House
Chiến lược bán hàng trực tiếp tại cửa hàng của The Coffee House

2 - Bán hàng qua app và website

The Coffee House cũng đã triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi thông qua ứng dụng di động The Coffee House và trang web thecoffeehouse.com. Đồng thời, thương hiệu này đã hợp tác với các nền tảng thứ ba như Grab, Bae Min, Shopee Food để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thực hiện chính sách "Lấy khách hàng làm trọng tâm". The Coffee House đảm bảo có mặt ở mọi nơi khách hàng cần đến.  Điều này đã giúp thương hiệu này phục vụ hàng ngày cho khoảng 20.000 khách hàng.

Chiến lược bán hàng qua app và Website của The Coffee House
Chiến lược bán hàng qua app và Website của The Coffee House

3.4. Chiến lược Marketing của The Coffee House về quảng bá

Chiến lược Marketing của The Coffee House đã tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách gần gũi, tạo cảm giác thoải mái, thông qua các thông điệp ý nghĩa và tinh tế.

1 - Khuyến mãi

The Coffee House thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. The Coffee House thường áp dụng giảm giá từ 20% đến 30-35%. Đồng thời, thương hiệu đồ uống này cũng thiết lập liên kết với các ứng dụng ví điện tử như Momo hay Shopee Pay để đưa ra các chương trình giảm giá lên đến 50% hoặc hoàn tiền.

Với việc sở hữu ứng dụng đặt hàng riêng, The Coffee House cung cấp ưu đãi đặc biệt cho khách hàng sử dụng ứng dụng này, bao gồm các mã khuyến mãi giao hàng và ưu đãi cho việc tự đến lấy hàng. Ngoài ra, thương hiệu này thường tổ chức các mini game như đoán tên đồ uống mới, kèm theo những phần quà hấp dẫn, nhằm thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng đối với những sản phẩm mới.

2 - Mạng xã hội

Trang fanpage của The Coffee House trên Facebook là một nơi thú vị để khách hàng tương tác và cập nhật thông tin về thương hiệu này. Trang fanpage này cung cấp nhiều nội dung hấp dẫn, bao gồm hình ảnh các đồ uống và món ăn thơm ngon, thông tin về các cửa hàng và sự kiện của hãng. Fanpage của nhãn hàng đã thu hút hơn 700 nghìn lượt theo dõi và hơn 40 nghìn lượt check-in.

3 - TVC quảng cáo

Thấu hiểu được khách hàng muốn nghe gì, xem gì và tâm tư của họ như thế nào, The Coffee House đã tiếp cận những khách hàng tiềm năng một cách gần gũi, dễ chịu bằng những thông điệp ý nghĩa, nhẹ nhàng. Điển hình là phim ngắn Tết “Người mẹ” với thông điệp “Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết” đã giúp The Coffee House tiếp tục khẳng định sứ mệnh lâu dài từ trước tới nay chính là lan toả những yêu thương chân thành trong cuộc sống.

Với ý nghĩa tốt đẹp, phim ngắn này không những thu hút được sự chú ý của một lượng lớn khách hàng mà còn gây xúc động mạnh mẽ đến những người con xa quê chỉ mong mỏi về nhà. 

Phim ngắn Tết “Người Mẹ” – Đón năm mới cùng sự quan tâm chân thành

4 - Quan hệ công chúng

The Coffee House đã triển khai chương trình "Cảm ơn những anh hùng thầm lặng" bằng việc tổ chức các chuyến xe để gửi hàng ngàn ly cà phê đến những người vẫn đang âm thầm phục vụ cộng đồng trong những ngày gần Tết. Kết quả của chiến dịch này đã vô cùng thành công, với gần 12 triệu lượt tiếp cận, hơn 6 triệu lượt xem và gần 120.000 lượt thảo luận trên mạng xã hội.

The Coffee House gửi hàng ngàn ly cafe đến những người hùng thầm lặng
The Coffee House gửi hàng ngàn ly cafe đến những người hùng thầm lặng

3.5. Chiến lược Marketing của The Coffee House về con người

Thương hiệu này coi nhân viên là liên kết quan trọng giữa thương hiệu và khách hàng. Mặc dù The Coffee House đã chuyển sang hình thức tự phục vụ, nhưng đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng vẫn giữ thái độ niềm nở và hỗ trợ khách hàng một cách nhiệt tình.

The Coffee House hiểu rằng giao tiếp và tương tác giữa nhân viên và khách hàng là yếu tố quan trọng để tạo nên trải nghiệm tích cực. Đội ngũ nhân viên được đào tạo để có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, đồng thời họ cũng được khuyến khích phát triển kỹ năng giao tiếp, sẵn lòng lắng nghe và tư vấn cho khách hàng.

Chiến lược Marketing của The Coffee House về con người
Chiến lược Marketing của The Coffee House về con người

3.6. Chiến lược Marketing của The Coffee House về cơ sở vật chất

Trong chiến lược Marketing của The Coffee House, thương hiệu này đặt sự chăm chút về không gian và thiết kế là một yếu tố quan trọng trong mỗi cửa hàng của họ. Thiết kế được tạo ra để mang đến cảm giác "nhà" cho khách hàng. Một trong những đặc trưng của thiết kế là sử dụng đèn tông vàng, tạo ra một không gian ấm cúng và thân thiện.

Nội thất trong The Coffee House được đầu tư và sắp xếp một cách tỉ mỉ theo từng khu vực. Các bàn tròn được sắp đặt để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa các khách hàng. Ngoài ra, còn có những góc riêng biệt tạo thành một "Co-Working Space" mở, nơi khách hàng có thể làm việc và hợp tác. Các cửa hàng cũng được trang bị nhiều ổ cắm, đảm bảo khách hàng có đủ nguồn điện để sử dụng các thiết bị cá nhân.

3.7. Chiến lược Marketing của The Coffee House về triết lý

Triết lý kinh doanh của The Coffee House, "Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ dựa trên suy nghĩ của khách hàng". Giá trị cốt lõi này giúp định hướng cho các hoạt động kinh doanh của thương hiệu này. The Coffee House hiểu rằng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất và sự thành công của họ phụ thuộc vào việc đáp ứng và đáp lại nhu cầu của khách hàng.

Để thấu hiểu sâu sắc về khách hàng, chiến lược Marketing của The Coffee House đặt mình vào vị trí của khách hàng, nắm bắt được những xu hướng và thay đổi trong thị trường cà phê. Họ nghiên cứu và thu thập thông tin khách hàng một cách kỹ lưỡng, từ đó xây dựng các Customer Insight - những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, thị trường và nhu cầu của họ. Việc này giúp thương hiệu có cái nhìn tổng quan về nhóm khách hàng mục tiêu, điều chỉnh và phát triển sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Chiến lược Marketing phát triển chuỗi cửa hàng cà phê

4. Tổng hợp 3 công thức giúp chiến lược Marketing của The Coffee House thành công

The Coffee House có thời gian thâm nhập vào thị trường F&B của Việt Nam muộn hơn rất nhiều so với Starbucks. Tuy nhiên, sau vài năm thâm nhập thị trường, The Coffee House đã  nhanh chóng phát triển và vươn lên một vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Hãy cùng tìm hiểu 3 công thức làm lên thành công của nhãn hiệu này.

4.1. Hiểu khách hàng - Hiểu thị trường
The Coffee House hiểu rằng việc hiểu khách hàng và thị trường là vô cùng quan trọng. Thương hiệu này đầu tư vào việc nghiên cứu và thu thập thông tin về nhóm khách hàng mục tiêu, xu hướng và thay đổi trong thị trường cà phê. Việc nắm bắt nhanh về thị hiếu của khách hàng giúp The Coffee House tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược phù hợp. 

4.2. Không ngừng sáng tạo
Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác biệt và thu hút khách hàng. The Coffee House không ngừng đổi mới và sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm của mình. Họ không chỉ cung cấp các loại cà phê truyền thống, mà còn tạo ra những món đặc biệt, pha chế độc đáo và hấp dẫn. Đồng thời, The Coffee House cũng đầu tư vào việc thiết kế không gian và trang trí độc đáo, tạo nên một môi trường độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng. Sự sáng tạo liên tục giúp The Coffee House giữ vững sự mới mẻ và thu hút khách hàng trở lại.

4.3. Phân phối khôn ngoan
The Coffee House có một chiến lược phân phối khôn ngoan, đảm bảo rằng cửa hàng của họ được đặt ở vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận cho khách hàng. Họ chọn các vị trí chiến lược trong các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại hoặc gần các văn phòng làm việc. Điều này giúp The Coffee House tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo điểm đến thuận lợi cho việc gặp gỡ và làm việc. Ngoài ra, The Coffee House cũng xây dựng mạng lưới cửa hàng rộng khắp, giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy một cửa hàng gần nhất.

Công thức giúp chiến lược Marketing của The Coffee House thành công
Công thức giúp chiến lược Marketing của The Coffee House thành công

Chiến lược Marketing của The House Coffee chính là bài học đắt giá cho các nhà quản trị có ý định kinh doanh mảng F&B. Mong rằng quý độc giả sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger