Mục lục [Ẩn]
- 1. Giới thiệu sơ lược về Amazon
- 2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Amazon theo 4Ps
- 2.1. Chiến lược Marketing của Amazon về sản phẩm
- 2.1. Chiến lược Marketing của Amazon về giá
- 2.3. Chiến lược Marketing của Amazon về phân phối
- 2.4. Chiến lược Marketing của Amazon về xúc tiến
- 3. Một vài chiến lược Marketing nổi bật của Amazon
- 3.1. Chiến lược nâng cao trải nghiệm của khách hàng
- 3.2. Chiến lược Amazon Prime
- 3.3. Chiến lược marketing 0.16 cent
Chắc hẳn, khi nhắc đến mua hàng trực tuyến, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sàn thương mại điện tử Amazon. Lý do nào khiến sàn thương mại này nổi tiếng như vậy? Đó chính là nhờ chiến lược Marketing của Amazon thông minh, tối ưu đã khiến công ty này trở thành một trong Big Fours toàn cầu, sánh ngang với: Google, Facebook, Apple… Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu sơ lược về Amazon
1 - Lịch sử hình thành Amazon
Amazon được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos với tên gọi "Cadabra". Ông Bezos đã thấy tiềm năng của việc bán hàng trực tuyến và quyết định tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử. Sau đó, tên công ty được đổi thành Amazon, lấy cảm hứng từ sông Amazon - sông dài nhất thế giới, để thể hiện quy mô và khát vọng của công ty.
2 - Triết lý kinh doanh của Amazon
Theo tiến sĩ Werrner Vogles, triết lý trong kinh doanh của Amazon chính là "Sáng tạo nằm trong DNA của mình". Chính bởi câu nói đó, chiến lược kinh doanh của Amazon là không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mới cho công chúng.
3 - Mục tiêu kinh doanh của Amazon
Mục tiêu chính của Amazon là trở thành "địa chủ" trong ngành thương mại điện tử. Họ không chỉ muốn trở thành công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu, mà còn muốn thay đổi cách mọi người mua sắm và tiếp cận sản phẩm. Amazon đặt mục tiêu tạo ra một nền tảng mua sắm toàn diện và thuận tiện, nơi khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng.
2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Amazon theo 4Ps
Với tiêu chí "khách hàng là trung tâm", Amazon đã tạo ra một chiến lược Marketing ấn tượng dựa trên 4P (Product, Price, Place, Promotion). Hãy cùng Trường doanh nhân HBR đi vào phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Amazon - điều làm nên thành công to lớn của doanh nghiệp này.
2.1. Chiến lược Marketing của Amazon về sản phẩm
Với mục tiêu “Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy mọi thứ trên Amazon”, Chiến lược Marketing của Amazon về sản phẩm luôn chú trọng cung cấp nhiều sản phẩm, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Một số ngành hàng chính trên sàn thương mại điện tử Amazon mà bạn có thể mua sắm trực tuyến: Đồ điện tử và công nghệ, thời trang phụ kiện, sách và văn phòng phẩm, sức khỏe và sắc đẹp, đồ chơi cho trẻ em, dụng cụ và đồ dùng thể thao, gia dụng và nội thất
Bên cạnh đó Amazon cũng nghiên cứu và phát triển nhiều dịch vụ nhằm giúp thương hiệu này phát triển đa khía cạnh, mang lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho Amazon.
-
Amazon Web Services (AWS): AWS là dịch vụ đám mây của Amazon, cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và nhiều dịch vụ khác cho doanh nghiệp và cá nhân.
-
Amazon Prime: Đây là dịch vụ thành viên hàng đầu của Amazon, cung cấp cho người dùng các lợi ích như giao hàng miễn phí trong ngày, truy cập vào dịch vụ phim, chương trình truyền hình, âm nhạc và nhiều dịch vụ khác.
-
Whole Foods Market: Amazon đã mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods Market năm 2017. Whole Foods Market chuyên về các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao.
Các doanh nghiệp Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào một dòng sản phẩm, hãy không ngừng thay đổi đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng nhiều nhất có thể
2.1. Chiến lược Marketing của Amazon về giá
Tận dụng lợi thế đi đầu, Chiến lược Marketing của Amazon về giá luôn cung cấp cho khách hàng một mức giá hợp lý, phù hợp nhất với khách hàng.
-
Chiến lược giá cạnh tranh: Mức giá của Amazon cung cấp luôn ở mức giá phù hợp và cạnh tranh. Tận dụng lợi thế mô hình kinh doanh online, Amazon tung ra nhiều voucher giảm giá mỗi ngày, mã freeship được gọi là: “Amazon’s deal of the day”, nhằm kích thích nhu cầu mua hàng với mức giá ưu đãi.
-
Chiến lược phân biệt giá: Amazon cũng điều chỉnh giá sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường cụ thể. Giá cả có thể thay đổi để phù hợp với mức độ cạnh tranh và sự tiếp cận của sản phẩm trong từng quốc gia. Ví dụ: Giá sản phẩm bán tại website Hoa Kỳ và website Vương quốc Anh sẽ khác nhau
Bên cạnh đó, Amazon không cộng vào giá bán để thu lợi nhuận về cho mình, thay vào đó Amazon cho phép người bán tự tăng giảm giá sản phẩm, Amazon chỉ thu lợi nhuận trong việc cung cấp gian hàng và chi phí quảng cáo gian hàng/ sản phẩm đó trên trang web của họ.
Mô hình kinh doanh online giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí vật lý như cửa hàng, thuê nhân viên và các chi phí phát sinh khác. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mức giá tốt nhất
2.3. Chiến lược Marketing của Amazon về phân phối
Amazon sử dụng các trang web thương mại điện tử chính thức như Amazon.com và Audible.com để tiếp cận và giao dịch với khách hàng trực tuyến. Ngoài ra, công ty cũng điều hành một số hiệu sách vật lý có tên là Amazon Books ở Seattle, cho phép khách hàng có cơ hội đánh giá thực tế các sản phẩm trước khi mua.
Hiện tại, Amazon hoạt động tại hơn 15 quốc gia chính, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Úc, Brazil, Ấn Độ và các quốc gia khác với hơn 9,7 triệu người bán trên toàn thế giới.
Không ngừng mở rộng thị phần, đa dạng hóa kênh thương mại trên nhiều khu vực và quốc gia để phủ sóng nhận diện thương hiệu.
2.4. Chiến lược Marketing của Amazon về xúc tiến
Là doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu, các chiến lược Marketing của Amazon về xúc tiến được Amazon phát triển mạnh mẽ để phù hợp với nhiều khách hàng nhất có thể. Ở mỗi hành trình mua hàng, Amazon thiết kế các điểm chạm với content hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách hàng và thôi thúc họ đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.
-
SEO: Amazon sử dụng SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên xu hướng duyệt Web của họ, cũng như quảng cáo truyền hình và truyền thông xã hội. Amazon cũng cung cấp các chương trình liên kết thông qua đó chủ sở hữu trang Web có thể quảng bá các liên kết sản phẩm của Amazon ngay trên trang Web của họ để nhận hoa hồng.
-
Twitter: Amazon sử dụng Twitter như một kênh thông tin về các chương trình giảm giá, sự kiện đặc biệt và chủ yếu nhắm đến đối tượng là những khách hàng trẻ có độ tuổi từ 18-35 tuổi
-
PR: Cách mà Amazon củng cố hình ảnh thương hiệu qua quan hệ công chúng. Không thể không nhắc tới Amazon Smile, quyên góp phần trăm doanh thu cho từ thiện. Amazon cũng xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông là tăng lưu lượng khách hàng đến web, tạo nhận thức về sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời thúc đẩy khách hàng mua lại mở rộng thương hiệu và phát triển cơ hội doanh thu sản phẩm và dịch vụ gia tăng
-
Youtube: Amazon sản xuất những đoạn TVC ngắn( trung bình từ 30-60s), những video này tập trung vào phỏng vấn mọi người ở mọi độ tuổi, tầng lớp về sự thay đổi trong cuộc sống của họ khi có Amazon ( Series Meet)
-
Instagram: Amazon có một tài khoản Instagram (@amazon) có 4,4 triệu người theo dõi, nơi họ chia sẻ các hình ảnh và video về sản phẩm, những câu chuyện thành công của khách hàng và các sự kiện quan trọng.
Luôn luôn chú trọng vào việc phát triển nhiều điểm chạm để tiếp cận với nhiều khách hàng và thôi thúc khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
>>> XEM THÊM: ĐIỂM LẠI 20 CHIẾN LƯỢC MARKETING NỔI TIẾNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN
3. Một vài chiến lược Marketing nổi bật của Amazon
3.1. Chiến lược nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Amazon là cái tên số 1 trong ngành bán lẻ với hệ thống trải nghiệm khách hàng hàng đầu. Ngay từ ban đầu, Jeff Bezos – tổng giám đốc của Amazon đã nhận định mô hình kinh doanh của họ sẽ phát triển theo chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động họ không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng với những nguyên tắc như sau:
• Make it easy for customer (Làm cho nó dễ dàng với khách hàng)
• Understand the customer (Thấu hiểu khách hàng)
• Respect customer’s authority (Tôn trọng quyền của khách hàng)
• Serve the customer (Đừng bán, hãy phục vụ)
• Involve every employee (Gắn kết mọi người)
• Align your goals with the customer’s (Thống nhất mục tiêu của mình với mục tiêu khách hàng)
3.2. Chiến lược Amazon Prime
Amazon Prime chính là một chiến lược về dịch vụ khách hàng của Amazon với rất nhiều tiện ích được cung cấp cho các tài khoản VIP với những lợi ích thiết thực như mua hàng với ưu đãi lớn, giao hàng miễn phí trong 2 ngày, giá thành phải chăng… Tất nhiên với chiến lược này không chỉ tăng độ trung thành với khách hàng hiện tại của Amazon mà còn tăng khả năng chi trả cũng như thu hút nhiều khách hàng mới.
Theo một báo cáo vào năm 2013, dịch vụ này của Amazon đã có đến hàng chục triệu thành viên trên toàn thế giới. Và thực sự nó đã trở thành một thỏi nam châm thu hút khách hàng siêu hiệu quả cũng như tăng doanh thu cho đơn vị này.
3.3. Chiến lược marketing 0.16 cent
Là một trong những chiến lược marketing của Amazon rất nổi tiếng và thành công, đồng thời cũng chính là chiến lược giúp đơn vị này thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng cho mình. Trong chiến lược này, nếu bạn mua bất kỳ một sản phẩm nào và tiến hành việc thanh toán hoàn tất. Nhưng ngay sau đó chẳng may mức giá của sản phẩm này lại bị giảm xuống với những website khác, Amazon sẽ ngay lập tức chuyển lại tài khoản của bạn dù nó chỉ có 0,16 cent mà thôi. Đây chính là chiến lược khác biệt mà Amazon đã sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ của mình để họ có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Amazon đã trở thành một ông hoàng trong ngành thương mại điện tử và một phần quan trọng của thành công đó đến từ chiến lược marketing của Amazon. Với sự sáng tạo và khéo léo, Amazon đã xây dựng một hệ thống marketing toàn diện, từ việc tạo lập thương hiệu mạnh mẽ cho đến việc tương tác với khách hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến. Bài học về chiến lược Marketing của Amazon là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và áp dụng.