Mục lục [Ẩn]
- 1. Giới thiệu tổng quan về công ty Apple
- 1.1. Giới thiệu chung về Apple
- 1.2. Khách hàng mục tiêu của Apple
- 1.3. Ma trận SWOT của Apple
- 2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Apple
- 2.1. Chiến lược Marketing của Apple về sản phẩm
- 2.2. Chiến lược Marketing của Apple về giá
- 2.3. Chiến lược Marketing của Apple về phân phối
- 2.4. Chiến lược Marketing của Apple về tiếp thị
- 3. CASE STUDY: Chiến lược Marketing của Apple cho sự kiện ra mắt iPhone 14
- 4. Bài học cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam từ chiến lược Marketing của Apple
- 4.1. Nhất định phải có sản phẩm độc quyền, khác biệt
- 4.2. Bán trải nghiệm, không phải bán sản phẩm
- 4.3. Quan tâm đến nhu cầu của người dùng, không phải tính năng sản phẩm
- 4.4. Đơn giản là trên hết
- 4.5. Xây dựng cộng đồng người dùng trung thành
Tiền thân từ một công ty khởi nghiệp trong garage của Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple đã trở thành biểu tượng toàn cầu trong ngành công nghệ với những sản phẩm sáng tạo và đổi phá. Chiến lược marketing của Apple với những case study đắt giá chính là một bí quyết tạo ra sự thành công đó. Cùng Trường Doanh Nhân HBR phân tích chiến lược marketing của Apple chi tiết nhé.
1. Giới thiệu tổng quan về công ty Apple
Với tầm ảnh hưởng toàn cầu với vị thế cao trong ngành công nghệ, Apple đã và đang tiếp tục khẳng định là gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ. Vậy tổng quan về hành trình phát triển thương hiệu của Apple như thế nào? Chi tiết về mô hình SWOT của Apple là gì?
1.1. Giới thiệu chung về Apple
Apple Inc. là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở chính đặt tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne, Apple đã trở thành biểu tượng toàn cầu trong ngành công nghiệp công nghệ và đổi mới với doanh thu 260,17 tỷ USD.
Apple nổi tiếng với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ điện tử tiêu dùng, từ máy tính cá nhân (iMac), điện thoại thông minh (iPhone), máy tính bảng (iPad) cho đến các dịch vụ phần mềm như hệ điều hành iOS, macOS, iTunes, App Store và nhiều ứng dụng khác.
Tầm nhìn của Apple là “Tạo ra thế giới tốt hơn thông qua công nghệ và đổi mới". Bằng cách thúc đẩy sự đổi mới và tận dụng công nghệ, Apple có thể tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm mới mẻ có thể thay đổi cả cuộc sống và thế giới xung quanh.
Sứ mệnh mà Apple mang lại là “Mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng thông qua phần cứng, phần mềm và dịch vụ sáng tạo”. Sứ mệnh này tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ không chỉ giới hạn cho những người sử dụng kỹ thuật mà còn mở rộng cơ hội và tiện ích cho mọi người trên khắp thế giới.
Giá trị cốt lõi Apple hướng đến bao gồm 7 yếu tố: Accessibility (Khả năng tiếp cận), Support education (Hỗ trợ giáo dục), A planet-sized plan (Kế hoạch quy mô toàn cầu), We’re all in (Tất cả cùng sẵn sàng), Privacy is a human right (Quyền riêng tư là quyền con người), Racial equity and justice (Bình đẳng chủng tộc và công lý), Supplier responsibility (Trách nhiệm của nhà cung cấp).
1.2. Khách hàng mục tiêu của Apple
Apple tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu là Nam ở độ tuổi trưởng thành từ 25 đến 35 tuổi. Họ là những người có thu nhập tốt từ nhóm A trở lên (>15.000.000 VNĐ/ tháng). Apple hướng đến những người đang tìm kiếm trải nghiệm công nghệ đỉnh cao với thiết kế tối giản và hiệu suất ấn tượng. Apple tập trung hướng đến các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản… Khách hàng của Apple là những người có năng lực, tự tin, quyết đoán, thích đi đầu với những thiết kế mới, công nghệ mới.
>>> XEM THÊM: NHỮNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG
1.3. Ma trận SWOT của Apple
Ma trận SWOT là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng để đánh giá các yếu điểm, ưu điểm, cơ hội và thách thức mà một doanh nghiệp đang phải đối mặt. Áp dụng vào Apple giúp mang đến một cái nhìn tổng quan về tình hình của hãng như sau:
Điểm mạnh | Điểm yếu | Cơ hội | Thách thức |
- Sở hữu thị phần lớn: Năm 2022, có hơn 1.8 tỷ thiết bị Apple được sử dụng và số người mua tiềm năng liên tục tăng cao. - Văn hóa doanh nghiệp: Apple chú trọng vào tư duy sáng tạo đổi mới, thúc đẩy sự phát triển tốt nhất cho văn hóa nội bộ công ty. - Sản phẩm có thiết kế khác biệt và độc đáo: Apple hướng đến những thiết kế hiện đại, đơn giản nhưng thông minh. - Công nghệ đột phá: Những tính năng nổi bật về công nghệ như: Siri, Airdrop, hệ sinh thái Apple… - Đa dạng hóa sản phẩm: iPhone, iMac, iPad, iPod, Airtags... - Luôn nâng cao, phát triển các dịch vụ: Các sản phẩm khi ra mắt đều có sự cải tiến về chất lượng, thiết kế như: Pro, ProMax. - Khách hàng trung thành: Chỉ riêng khu vực Mỹ và Châu Âu thì mức độ trung thành với Apple là 87% - Tỉ lệ rất cao. | - Mức giá cao: Tất cả các sản phẩm của Apple được định giá có giá thành cao nhất là ở thời điểm ra mắt. - Giới hạn thiết kế nhất định: Hầu như các mẫu sản phẩm của Apple không có quá nhiều sự thay đổi về ngoại hình. - Chương trình quảng bá ít: Apple rất ít khi thực hiện quá nhiều các chương trình quảng cáo trên TV, mạng xã hội… - Khả năng tương thích hạn chế: Sản phẩm chỉ tương thích với hệ sinh thái Apple - Hệ thống phân phối chưa phủ rộng: Các sản phẩm của Apple chỉ được bán ở các cửa hàng trực thuộc ở những quốc gia, thành phố lớn trên thế giới. | - Công nghệ liên tục phát triển: Trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ thực tế ảo… - Mở rộng thị trường: Thu nhập và chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao như Apple gia tăng. - Quan hệ đối tác và chuyển đổi: Với tiềm lực kinh tế lớn, Apple có thể mua lại những công ty công nghệ khác để tương thích và phát triển các sản phẩm. | - Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường: Các đối thủ lớn mạnh Samsung, Huawei… ngày càng có sự phát triển vượt bậc, chiếm thị phần lớn trên thị trường. - Căng thẳng chính trị: Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc hay giữa Nga và Ukraine đã gây tổn thất nhiều đến doanh thu của Apple. - Thách thức từ dịch bệnh: Đại dịch COVID 19 đã làm gián đoạn đến chuỗi sản xuất và cung ứng của Apple. |
2. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Apple
Chiến lược marketing của Apple đã đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công và xây dựng vị thế vượt trội trong ngành công nghệ. Apple đã áp dụng chiến lược Marketing Mix với những chiến dịch ấn tượng.
2.1. Chiến lược Marketing của Apple về sản phẩm
Trong cuộc cạnh tranh sôi nổi của ngành công nghệ, đối thủ lớn nhất của Apple là Samsung. Với vị thế là một trong những nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới, Samsung đã tạo ra hàng loạt sản phẩm đa dạng và phong phú. Để chiếm thị phần lớn cũng như tạo được vị thế cạnh tranh lớn thì Apple cần phải thực hiện chiến lược tạo ra những sản phẩm khác biệt so với Samsung.
Đa dạng hóa sản phẩm giúp Apple tạo ra môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới trong thị trường ngành công nghệ. Việc phát triển các dòng sản phẩm mang tính chất đột phá và khác biệt lớn sẽ giúp Apple xây dựng được thị phần lớn trên thị trường, gia tăng khoảng cách cạnh tranh.
1 - Phát triển hệ điều hành độc quyền
Với mục tiêu mang đến trải nghiệm người dùng độc đáo và tối ưu sản phẩm, Apple đã xây dựng và phát triển hệ điều hành iOS, Mac độc quyền.
-
Đối với các sản phẩm máy tính Macbook: Thay vì hợp tác và sử dụng chung hệ điều hành Windows như những hãng công nghệ khác, Apple phát triển hệ điều hành Mac với thiết kế và tính năng khác biệt.
-
Đối với dòng iPhone, iPad thì Apple tự xây dựng hệ điều hành iOS thay vì phụ thuộc vào công ty khác như Samsung sử dụng Android do Google cung cấp.
Bằng cách kiểm soát hoàn toàn về hệ điều hành, Apple có thể thiết kế và tối ưu hóa cả phần cứng và phần mềm để hoạt động tốt nhất với nhau. Điều này giúp tạo ra hiệu suất cao, ổn định và trải nghiệm người dùng mượt mà. Đồng thời, hệ điều hành độc quyền cũng cho phép Apple kiểm soát việc cung cấp các ứng dụng và dịch vụ thông qua App Store và các nền tảng khác.
2 - Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm chất lượng
Apple luôn đặt sự tập trung vào nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm trong chiến lược kinh doanh. Chiến lược này thể hiện cam kết của Apple đối với việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm đỉnh cao về thiết kế, hiệu suất và trải nghiệm người dùng.
Bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Apple đã tạo ra những cải tiến liên tục trong công nghệ, từ việc cải thiện hiệu suất của vi xử lý cho đến việc tối ưu hóa tuổi thọ pin. Sự đổi mới liên tục này giúp họ duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.
Một ví dụ rõ ràng về chiến lược này của Apple là việc phát triển và nâng cao cho từng dòng sản phẩm iPhone. Mỗi phiên bản iPhone mới không chỉ là sự cải tiến về hiệu suất và tính năng, mà còn là kết quả của nhiều năm nghiên cứu sâu rộng và đổi mới liên tục. Khi Apple giới thiệu iPhone X vào năm 2017, họ đã đưa vào một loạt tính năng đột phá như màn hình OLED Super Retina, Face ID (Nhận diện khuôn mặt) và thiết kế không viền. Đây không chỉ là những cải tiến công nghệ mà còn là kết quả của sự nghiên cứu về trải nghiệm người dùng và việc tối ưu hóa mọi khía cạnh của thiết bị.
3 - Đột phá trong thiết kế để không bao giờ lỗi mốt
Từ những dòng sản phẩm điện thoại thông minh cho đến máy tính xách tay và đồng hồ thông minh, Apple luôn chú trọng vào việc tạo ra thiết kế đẹp, tối giản và thời thượng. Thiết kế của Apple không chỉ đẹp mắt mà còn tập trung vào tính năng và trải nghiệm người dùng. Bằng cách loại bỏ những chi tiết không cần thiết và tập trung vào cái chính, họ tạo ra những sản phẩm có vẻ ngoài thanh lịch và đẳng cấp. Thiết kế này không bao giờ trở nên lỗi mốt vì nó không dựa vào những xu hướng tạm thời mà tạo ra một phong cách riêng qua các thời kỳ.
Điển hình là sản phẩm iPod của Apple không phải thiết bị nghe nhạc được sản xuất ra đầu tiên nhưng tại sao nó là được yêu thích và được xem là bước ngoặt trong thiết kế của Apple? Đó chính là vì thiết kế của iPod đẹp, mỏng nhẹ và hiện đại, đơn giản nhưng tinh tế phù hợp với mọi người dùng. Dòng sản phẩm này đã giúp tăng doanh số bán hàng và là bước ngoặt quan trọng giúp Apple trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới.
4 - Cung cấp hệ sinh thái chính hãng
Apple thực hiện chiến lược cung cấp hệ sinh thái chính hãng bằng cách tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các sản phẩm, dịch vụ và nền tảng. Chiến lược này giúp Apple tạo ra một hệ thống giá trị toàn diện và tăng cường sự trung thành của khách hàng.
Apple đã cung cấp hệ sinh thái bằng cách tích hợp các sản phẩm như iPhone, iPad, Mac và Apple Watch với các dịch vụ như iCloud, Apple Music và App Store, Airdrops. Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các thiết bị của Apple và dễ dàng mua ứng dụng hoặc nội dung giải trí từ cửa hàng ứng dụng của Apple. Ví dụ, một tập hợp nhạc nhỏ được thêm vào thư viện iTunes trên máy tính có thể dễ dàng được phát từ iPhone hay iPad mà không cần phải đồng bộ thủ công.
Chiến lược cung cấp hệ sinh thái chính hãng của Apple giúp xây dựng một môi trường toàn diện, tạo ra trải nghiệm người dùng xuất sắc và khuyến khích sự trung thành và sự gia tăng của cơ hội doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: ĐIỂM LẠI 20 CHIẾN LƯỢC MARKETING NỔI TIẾNG TỪ CÁC THƯƠNG HIỆU LỚN
2.2. Chiến lược Marketing của Apple về giá
Trong cuộc cạnh tranh sôi nổi giữa các thương hiệu trong ngành công nghệ, chiến lược Marketing về giá của Apple đã luôn nổi bật với sự khác biệt độc đáo. Thay vì theo đuổi cuộc đua giá thấp, Apple đã chọn một hướng đi khác, tạo ra giá trị đặc biệt và thể hiện sự độc đáo trong mỗi sản phẩm.
1 - Chiến lược định giá cao cấp
Chiến lược định giá cao cấp của Apple tập trung vào việc tạo ra giá trị độc đáo và thể hiện sự đẳng cấp trong mỗi sản phẩm và nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì cạnh tranh dựa trên giá, Apple thiết lập mức giá ở mức cao hơn nhằm phản ánh chất lượng, thiết kế độc đáo và hiệu suất vượt trội của các sản phẩm. Chiến lược này góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp, tạo cơ hội gia tăng sự trung thành và tương tác tích cực của khách hàng Apple.
Mức giá trung bình cho sản phẩm iPhone của Apple lên mức 825 USD/ máy (Tăng 14% trong năm 2021) với doanh thu 196 tỷ USD, chiếm 44% thị phần. Trong khi các thương hiệu khác như Samsung mức giá trung bình chỉ tăng 5%, đạt 72 tỷ USD trong năm 2021.
2 - Định giá sản phẩm theo giá trị
Thay vì chỉ dựa vào chi phí sản xuất hoặc cạnh tranh giá, Apple xác định giá bằng cách đo lường giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Mỗi sản phẩm của Apple không chỉ là một sản phẩm vật lý, mà còn là một phần của hệ sinh thái thương hiệu với trải nghiệm người dùng độc đáo. Chiến lược này giúp xây dựng lòng trung thành từ phía khách hàng và tạo ra khả năng doanh thu bền vững đồng thời thể hiện cam kết của Apple đối với chất lượng.
Dòng AirPods Pro là một sản phẩm có chiến lược định giá theo giá trị của Apple. Mặc dù giá của AirPods Pro có thể cao hơn so với nhiều tai nghe không dây khác trên thị trường nhưng Apple đã tạo ra giá trị thực sự thông qua sự kết hợp của công nghệ tiên tiến. Chất lượng âm thanh vượt trội, khả năng chống ồn giúp cách âm tốt hơn và khả năng điều chỉnh linh hoạt tạo ra một trải nghiệm người dùng vượt trội. Việc tích hợp hoàn hảo với các thiết bị khác bằng hệ sinh thái Apple cũng làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Tất cả những yếu tố này thể hiện cách Apple định giá AirPods Pro dựa trên giá trị thực sự mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
>>> XEM THÊM: TOP 8 CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG MARKETING ĐỂ TĂNG DOANH THU
3 - Chiến lược giá hớt váng
Chiến lược giá hớt váng của Apple thể hiện sự khác biệt và sự độc đáo trong cách xác định và áp dụng giá cho sản phẩm của mình. Các sản phẩm khi ra mắt trên thị trường của Apple có mức giá cao trong giai đoạn đầu, sau đó dần dần điều chỉnh mức giá. Khi dòng sản phẩm iPhone 12 Pro 256 GB mới được giới thiệu có giá khởi điểm là 1.099 USD. Tuy nhiên, sau một thời gian từ khi sản phẩm mới ra mắt, Apple điều chỉnh giảm giá của sản phẩm này xuống còn 749 USD để tiếp cận đến phạm vi rộng hơn của thị trường. Như vậy, họ có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng mong muốn nhưng không nhất thiết phải trả giá cao như ở giai đoạn đầu.
Chiến lược giá hớt váng này giúp Apple tối ưu hóa lợi nhuận từ khách hàng sẵn sàng trả giá cao nhất trong giai đoạn đầu và đồng thời đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng rộng rãi hơn khi giảm giá sản phẩm sau một thời gian.
4 - Định giá theo tâm lý của khách hàng
Bên cạnh dựa vào yếu tố kỹ thuật hoặc sản xuất, Apple tìm hiểu sâu hơn về tâm lý và mong đợi của khách hàng để xác định giá trị mà họ sẵn sàng trả để trải nghiệm sản phẩm. Bằng cách đem vào xét đến yếu tố cảm xúc, tiện ích và sự độc đáo của sản phẩm, Apple xây dựng một mô hình định giá linh hoạt và phản ánh chính xác giá trị thực sự mà khách hàng nhận được từ việc sử dụng sản phẩm của họ.
Các sản phẩm của Apple được định giá theo tâm lý 9 chữ số. Nghĩa là người tiêu dùng thường sẽ quyết định mua hàng với những sản phẩm có mức giá 799 USD thay vì 800 USD. Chiến lược này được Apple áp dụng với hầu hết các sản phẩm từ iPhone, Macbook, iPad, Apple Watch…
🔴Bạn có biết rằng AI có thể tăng hiệu quả marketing của bạn lên tới 10 lần? Tham gia sự kiện AI Marketing 2024 để khám phá cách áp dụng AI trong Affiliate, Social, Ecom và Automation – những chiến lược giúp bạn bứt phá doanh thu và giảm chi phí một cách đáng kể. Đăng ký ngay để dẫn đầu xu hướng!
2.3. Chiến lược Marketing của Apple về phân phối
Chiến lược đa kênh của Apple cho thấy sự khéo léo trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Apple đã tận dụng các kênh truyền thống và trực tuyến để xây dựng mối tương tác toàn diện và thúc đẩy doanh số bán hàng.
1 - Phân phối trực tiếp
Apple tập trung vào việc quản lý và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh trực tiếp như cửa hàng bán lẻ và trang web chính thức.
-
Cửa hàng bán lẻ Apple: Apple có một mạng lưới rộng lớn các cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới. Những cửa hàng này không chỉ là nơi bán sản phẩm mà còn tạo ra trải nghiệm tương tác với sản phẩm và thương hiệu. Nhân viên trong cửa hàng được đào tạo để cung cấp hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách sử dụng.
-
Website chính thức của Apple: Trang web chính thức của Apple cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, tính năng, giá cả và khả năng mua sắm trực tuyến. Đây là một kênh quan trọng cho việc mua sắm thuận tiện và tìm hiểu thông tin về sản phẩm.
2 - Phân phối gián tiếp
Bổ sung cho phân phối trực tiếp, Apple còn thực hiện chiến lược phân phối gián tiếp thông qua:
-
Đối tác bán lẻ: Apple hợp tác với một số đối tác bán lẻ uy tín để phân phối sản phẩm của họ. Các đối tác này bao gồm các nhà bán lẻ lớn như Best Buy, Target và các cửa hàng điện thoại di động chính thống. Tại Việt Nam, 2 đối tác nhà mạng chính hãng của Apple là Viettel, Vinaphone. Sau đó, 2 nhà mạng này sẽ phân phối sản phẩm đến các đối tác bán lẻ khác như: Điện máy xanh, Thế giới di động, FPT…
-
Website thương mại điện tử: Apple hợp tác với các trang web thương mại điện tử lớn nhất thế giới như Amazon, eBay để tiếp cận đến gần hơn số lượng lớn khách hàng của các quốc gia.
2.4. Chiến lược Marketing của Apple về tiếp thị
Chiến lược tiếp thị của Apple đã trở thành một chiến lược điển hình về cách xây dựng và duy trì một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và hấp dẫn trong tâm trí khách hàng.
1 - TVC khác biệt với hình ảnh tinh tế, thông điệp đơn giản, truyền cảm hứng
Apple luôn nổi tiếng với việc thực hiện các TVC quảng cáo độc đáo và đa dạng với những thông điệp giá trị. Cách Apple tiếp cận quảng cáo đã giúp họ xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự kết nối đặc biệt với khách hàng.
Một trong những chiến dịch truyền thông làm nên tên tuổi của Apple và được xem là bước ngoặt trong hành trình xây dựng thương hiệu đó là “Think Different”. Ra mắt vào năm 1997, Chiến dịch "Think Different" xoay quanh ý tưởng khuyến khích sự sáng tạo, cá nhân hóa và tinh thần dám khác biệt.
TVC này giới thiệu một loạt các hình ảnh về những cá nhân lịch sử nổi tiếng như Albert Einstein, Martin Luther King Jr, Mahatma Gandhi và nhiều người nổi tiếng khác, kèm theo thông điệp "Here's to the crazy ones - Dành cho những người điên đầu”. Qua việc liên kết các hình ảnh này với tinh thần Apple, chiến dịch thể hiện sự tôn vinh những người dám nghĩ khác biệt và thay đổi thế giới.
Chỉ sau 12 tháng, chiến dịch “Think Different” giúp doanh thu của Apple lúc đó tăng vọt nhanh chóng, giá cổ phiếu trên thị trường tăng gấp 3 lần. Apple đã giành giải thưởng Chiến dịch quảng cáo hay nhất tại Emmy Award vào năm 1998 và giải thưởng Chiến dịch hiệu quả nhất tại Grand Effie Award vào năm 2000. Chiến dịch "Think Different" đã làm thay đổi cách nhìn về Apple và khẳng định vị thế của Apple trong ngành công nghệ.
2 - Trải nghiệm đẳng cấp ở các Apple Store
Apple đã nâng cao chiến dịch tiếp thị bằng những trải nghiệm, đưa khách hàng vào một thế giới công nghệ đẳng cấp. Với thiết kế nội thất tối giản và tinh tế, cửa hàng tạo nên không gian thân thiện và hiện đại. Khách hàng có cơ hội không chỉ tương tác với những sản phẩm đỉnh cao của công nghệ, mà còn được hướng dẫn bởi nhân viên nhiệt tình và am hiểu. Từ việc trải nghiệm một sản phẩm mới đến tìm hiểu về cách tối ưu hóa sử dụng thiết bị, mọi trải nghiệm đều được thực hiện trong một không gian hết sức chuyên nghiệp…
>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TỐT ĐỂ TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ MARKETING
3 - Chiến lược thông tin nhỏ giọt để tạo sự tò mò và bàn luận toàn cầu
Apple đã tạo nên một chiến lược thông tin nhỏ giọt đầy khéo léo để kích thích sự tò mò của người tiêu dùng. Thay vì tiết lộ tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ ngay từ đầu, Apple chọn cách tiếp cận tạo ấn tượng một cách từ từ. Trước hết, Apple sử dụng thư mời, video ngắn hoặc các bài đăng bí ẩn trên mạng xã hội để khơi gợi sự tò mò của người xem về những gì sắp tới.
Sau đó, thay vì lên tiếng ngay để xác nhận hoặc phủ nhận, Apple thường để thông tin tự tiết lộ dần qua các nguồn tin và phương tiện truyền thông. Điều này tạo ra một dòng chảy thông tin tự nhiên và khiến mọi người tò mò và luôn muốn cập nhật tin tức hằng ngày.
4 - Hợp tác với người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm
Bằng cách kết hợp với những cá nhân có tầm ảnh hưởng rộng, Apple không chỉ tạo ra sự kết nối với khách hàng tiềm năng mà còn thể hiện giá trị của sản phẩm thông qua sự đánh giá tích cực từ những người nổi tiếng. Điển hình là chiến dịch quảng cáo “Shot in iPhone” với sự kết hợp với Selena Gomez cho phát hành MV “Lose You To Love Me” được quay hoàn toàn bằng iPhone 11 Pro. Selena Gomez cũng đã chia sẻ trên tài khoản Twitter của mình với hashtag #ShotOniPhone mang đến giá trị truyền thông lớn cho Apple.
Chiến dịch kết hợp với Selena Gomez đạt được hơn 400 triệu view trên nền tảng Youtube, hơn 200 nghìn video được sáng tạo với hashtag #ShotOniPhone, 95% phản hồi tích cực về chiến dịch này.
>>> XEM THÊM: INFLUENCER MARKETING LÀ GÌ? 9 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC INFLUENCER MARKETING HIỆU QUẢ
3. CASE STUDY: Chiến lược Marketing của Apple cho sự kiện ra mắt iPhone 14
Những chiến lược marketing của Apple luôn để lại ấn tượng sâu sắc và được đánh giá là “bất khả chiến bại” với những con số vô cùng ấn tượng. Chiến lược cho sự kiện ra mắt iPhone 14 gần đây cũng là một trong những case study đáng để các doanh nghiệp học hỏi.
1 - Cải tiến sản phẩm với công nghệ đẳng cấp
Mỗi lần Apple cho ra mắt sản phẩm mới thì đó là những lần tập đoàn này tạo sự tò mò về những công nghệ nào được nâng cấp. Điển hình là sự nâng cấp mạnh mẽ hiệu ứng “tai thỏ” ở iPhone 14. Trước đây, hiệu ứng tai thỏ nhận được không ít phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng. iPhone 14 ra mắt với hiệu ứng tai thỏ là một phần khoét màn hình theo dạng "viên thuốc" thon dài, chứa các cảm biến và camera trước mang lại khả năng nhận dạng khuôn mặt và tạo nên trải nghiệm tương tác tốt hơn.
Chất lượng camera của iPhone 14 tiếp tục đánh bại mong đợi bằng sự kết hợp của công nghệ tiên tiến. iPhone 14 được trang bị hệ thống camera kép: Camera chính có độ phân giải 12MP, khẩu độ f/1.5, tiêu cự 26mm; Camera góc siêu rộng có độ phân giải 12MP với khẩu độ f/2.4, tiêu cự 13mm, zoom quang học 2x và zoom kỹ thuật số lên đến 5x. So với phiên bản iPhone 13 thì iPhone 14 đã có những cải tiến nâng cấp về chất lượng camera giúp hình ảnh sắc nét, video chống run và giảm tình trạng nhiễu.
2 - Chiến lược chim mồi về giá của Apple với iPhone 14
Apple đã sử dụng chiến lược chim mồi về giá một cách thông minh và hiệu quả cho iPhone 14. Dù là iPhone 14 hay các sản phẩm trước đó thì iPhone luôn giới thiệu các phiên bản với màu sắc và dung lượng khác nhau bao gồm:
-
iPhone 14: 799 USD
-
iPhone 14 Plus: 899 USD
-
iPhone 14 Pro: 999 USD
-
iPhone 14 Pro Max: 1099 USD
Có thể thấy, ở mỗi phiên bản nâng cấp của iPhone chênh lệch chỉ 100 USD nhưng lại nhận về chất lượng tốt hơn. Đồng thời, Apple cũng định giá theo tâm lý thuận rẻ: Các sản phẩm đều ở mức giá 799 USD thay vì làm tròn 800 USD. Chiến lược này tạo tâm lý kích thích hành vi mua hàng, sẵn sàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
3 - Chiến lược thông tin nhỏ giọt
Trước khi ra mắt sản phẩm iPhone 14, Apple đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi khi thông báo Apple sẽ tùy biến khu vực tai thỏ chuyển sang dạng khuyết hình viên thuốc với tên Dynamic Island. Thông tin này đã tạo ra một cuộc tranh cãi về thiết kế và tính năng của sản phẩm này.
Một số người dùng có thể tán thành với Dynamic Island và xem đó là một đột phá thú vị. Tính năng này có thể mang lại trải nghiệm tương tác mới lạ và giúp người dùng tùy chỉnh giao diện của họ theo cách cá nhân hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng có những người dùng không hài lòng với Dynamic Island. Họ cho rằng tính năng này làm cho giao diện trở nên phức tạp và khó kiểm soát, khiến việc tìm kiếm và quản lý ứng dụng trở nên khó khăn hơn. Đôi khi, việc tùy chỉnh quá nhiều có thể dẫn đến sự rối loạn, làm giảm hiệu quả sử dụng và tiêu tốn thêm năng lượng của thiết bị.
Apple đã kích thích sự tò mò và mong đợi của hàng loạt người dùng chỉ với thông báo về thiết kế Dynamic Island. Việc người dùng cùng nhau phân tích và đoán về tính năng này đã tạo ra một không gian trò chuyện sôi nổi, từ đó góp phần tạo nên một sự kiện ra mắt iPhone 14 mong đợi hơn bao giờ hết.
Với mong muốn mang đến cho ban lãnh đạo, các quản lý cấp cao công ty một hệ thống kiến thức khoa học, kèm với các công cụ quan trọng & các kỹ năng cần thiết trong việc xây dựng năng lực quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp, Trường Doanh Nhân HBR kết hợp cùng Mr. Tony Dzung thiết kế & triển khai khóa học chuyên sâu: XÂY DỰNG & VẬN HÀNH HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP.
4. Bài học cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam từ chiến lược Marketing của Apple
Bằng những phân tích chi tiết về chiến lược marketing mix của Apple đã cung cấp nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam về cách xây dựng và tăng cường thương hiệu, tạo sự tò mò và thúc đẩy doanh số bán hàng.
4.1. Nhất định phải có sản phẩm độc quyền, khác biệt
Apple đã truyền tải một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm độc quyền và khác biệt. Thương hiệu này đã chứng minh rằng việc tạo ra những sản phẩm độc nhất và khác biệt có thể tạo ra sự chú ý, sự tò mò và lòng trung thành từ khách hàng. Sản phẩm độc quyền của Apple không chỉ mang tính năng và công nghệ mà còn mang lại giá trị thực sự cho người dùng, từ đó tạo cảm giác sự đặc biệt.
Việc liên tục cập nhật và đổi mới giúp thương hiệu luôn ở vị trí đỉnh cao và đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Bài học này cho thấy rằng doanh nghiệp nên nghiên cứu phân tích thật kỹ để tạo ra những sản phẩm độc nhất. Như vậy mới có thể tạo nên sự thành công và tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và khác biệt.
>>> XEM THÊM: 5 CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA GIÚP DOANH NGHIỆP ĐỊNH VỊ TRONG TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG
4.2. Bán trải nghiệm, không phải bán sản phẩm
Không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào bán trải nghiệm sử dụng của người dùng. Apple đã thành công trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh dựa trên việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho khách hàng.
Thay vì chỉ tập trung vào tính năng kỹ thuật của sản phẩm, Apple đã đặt sự tương tác người dùng và cảm xúc của họ lên hàng đầu. Sự khéo léo trong thiết kế, giao diện và trải nghiệm người dùng đã giúp thương hiệu này tạo ra một môi trường sử dụng thú vị và hấp dẫn. Bằng cách tạo cảm giác độc quyền và giá trị thực sự từ trải nghiệm, Apple đã tạo nên lòng trung thành và tương tác dài hạn từ phía khách hàng.
4.3. Quan tâm đến nhu cầu của người dùng, không phải tính năng sản phẩm
Apple đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng về việc cần phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Thay vì chỉ tập trung vào việc nâng cao tính năng kỹ thuật, Apple luôn đặt người dùng là nhân vật trung tâm. Apple không chỉ tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Việc thấu hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn và thị hiếu của người dùng đã giúp Apple xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành lớn. Bài học này cho thấy rằng để thành công trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhu cầu của người dùng - Đó chính là chìa khóa đặc biệt quan trọng.
4.4. Đơn giản là trên hết
Thay vì quá phức tạp hóa sản phẩm, Apple luôn tập trung vào việc tạo ra những giải pháp đơn giản và dễ hiểu cho người dùng. Từ thiết kế giao diện đến trải nghiệm sử dụng, sự đơn giản đã giúp thương hiệu này tạo ra môi trường thân thiện và dễ tiếp cận cho người dùng. Đôi khi, những giải pháp đơn giản có thể mang lại giá trị và hiệu quả lớn hơn so với việc thêm vào quá nhiều tính năng, thiết kế phức tạp.
4.5. Xây dựng cộng đồng người dùng trung thành
Cuối cùng, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho thương hiệu một cộng đồng người dùng trung thành. Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp không chỉ đơn thuần bán sản phẩm mà còn tạo ra một cảm giác thân thiện và kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Từ cách tương tác trên mạng xã hội đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, Apple đã xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành. Cộng đồng này sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để trải nghiệm những sản phẩm mới ra mắt của thương hiệu.
Câu chuyện thành công của Apple là một sự chứng minh rõ ràng rằng việc tập trung vào việc xây dựng chiến lược marketing quan trọng như thế nào. Bài học từ chiến lược marketing của Apple mang đến những nguyên tắc cốt lõi cho các doanh nghiệp Việt. Hãy lưu lại những thông tin chi tiết trên và đừng quên theo dõi Trường Doanh Nhân HBR để cập nhật những chiến lược marketing mới nhất của Apple nhé.