Mục lục [Ẩn]
- 1. Chiến lược kinh doanh của Unilever tại Việt Nam
- 2. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk tại Việt Nam
- 3. Chiến lược kinh doanh của Amazon tại Việt Nam
- 4. Chiến lược kinh doanh của Ikea tại Việt Nam
- 5. Chiến lược kinh doanh của P&G tại Việt Nam
- 6. Chiến lược kinh doanh của Microsoft tại Việt Nam
- 7. Chiến lược kinh doanh của Shopee tại Việt Nam
- 8. Chiến lược kinh doanh của Viettel tại Việt Nam
- 9. Chiến lược kinh doanh của VinGroup tại Việt Nam
- 10. Chiến lược kinh doanh của TH True Milk tại Việt Nam
- 11. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam
Chiến lược kinh doanh là một trong những trụ cột quan trọng giúp đảm bảo vị thế và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Trường Doanh Nhân HBR sẽ bật mí những chiến lược kinh doanh hiệu quả của 11 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Chiến lược kinh doanh của Unilever tại Việt Nam
Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, kem đánh răng, dầu gội, và thực phẩm…
Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995. Với tầm nhìn “Làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn”, Unilever mong muốn tạo ra tương lai tốt hơn cho người Việt thông qua các sản phẩm chất lượng.
Chiến lược kinh doanh của Unilever là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Unilever như sau:
- Chiến lược phân phối: Phát triển hệ thống phân phối đa dạng, bao gồm đại lý, siêu thị, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và các kênh bán hàng trực tuyến để đưa sản phẩm đến với người dùng ở thành thị và nông thôn
- Chiến lược sản phẩm: Unilever tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam
- Chiến lược quảng cáo: Unilever đẩy mạnh xây dựng thương hiệu thông qua chiến dịch quảng cáo đa kênh, ví dụ như truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các sự kiện
- Chiến lược về giá: Sự khác biệt về giá sản phẩm của Unilever ở Việt Nam so với Mỹ bắt nguồn từ các yếu tố như chi phí sản xuất, vận chuyển, chi phí quảng cáo và thuế áp dụng tại mỗi quốc gia
2. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk tại Việt Nam
Vinamilk là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế biến sữa tại Việt Nam. Vinamilk đã xác định tầm nhìn và chiến lược dài hạn trong kinh doanh là trở thành một trong những công ty sữa có doanh thu lớn nhất thế giới.
Dưới đây là những nét nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk tại Việt Nam:
- Chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm: Chiến lược kinh doanh của Vinamilk tập trung vào sản phẩm với tôn chỉ "Chất lượng sản phẩm là PR tốt nhất"
- Chiến lược giá - chiến lược chi phí thấp: Bằng cách tự động hóa quy trình sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả, tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến, Vinamilk đã tạo ra các sản phẩm có giá thấp hơn các thương hiệu nước ngoài
- Chiến lược tập trung khác biệt hoá: Không chỉ tập trung vào thiết kế mẫu mã sản phẩm, công ty còn mở rộng các dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau.
- Chiến lược nâng cao tiếp thị: Vinamilk tăng cường tiếp thị và quảng bá sản phẩm thông qua truyền thông đa phương tiện (truyền hình, báo chí, băng rôn, mạng xã hội…)
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAMILK - BÀI HỌC LỚN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
3. Chiến lược kinh doanh của Amazon tại Việt Nam
Amazon là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực như điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Amazon chính thức gia nhập Việt Nam vào năm 2018, khiến thị trường thương mại điện tử trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Chiến lược kinh doanh của Amazon là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáng học hỏi. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Amazon tại Việt Nam:
- Chú trọng vào cải tiến trải nghiệm khách hàng: Văn hóa công ty của Amazon là đặt khách hàng làm trung tâm và sẵn sàng nỗ lực vì khách hàng
- Tận dụng trí tuệ nhân tạo: Amazon đã phát triển công nghệ AI để xử lý và hiểu ngôn ngữ tự nhiên, từ đó xây dựng các trợ lý ảo
- Luôn áp dụng triết lý sáng tạo: Amazon luôn theo đuổi triết lý "Sáng tạo trong từng DNA", thúc đẩy nhân viên không ngừng đóng góp các ý tưởng sáng tạo để đổi mới mỗi ngày
4. Chiến lược kinh doanh của Ikea tại Việt Nam
IKEA là một tập đoàn nội thất hàng đầu thế giới, được sáng lập bởi doanh nhân tỷ phú người Thụy Điển Ingvar Kamprad vào năm 1943. IKEA tập trung vào việc cung cấp nội thất có thiết kế đẹp, chất lượng cao, mang đến trải nghiệm thông minh cho hàng triệu gia đình trên toàn thế giới với một mức giá hợp lý.
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Ikea tại Việt Nam:
- Chiến lược nghiên cứu thị trường: Để đánh đâu thắng đó, Ikea rất chú trọng vào hoạt động nghiên cứu thị trường (đối với thị trường mới, IKEA đầu tư tất cả các nguồn lực để nghiên cứu trong khoảng 3 năm, đối với thị trường tiềm năng là 5-7 năm)
- Chiến lược sản phẩm - bán tất cả mọi thứ cho một ngôi nhà: Tất cả sản phẩm của IKEA đều được thiết kế để phục vụ cho mọi không gian, diện tích và nhu cầu của một ngôi nhà
- Chiến lược giá - bán hàng giá rẻ cho mọi đối tượng: Để cung cấp các sản phẩm với mức giá phù hợp cho khách hàng có thu nhập thấp, IKEA đã tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận chuyển để giảm thiểu chi phí
- Chiến lược lựa chọn nhà cung cấp chất lượng: Ikea quan tâm đến các yếu tố sau khi lựa chọn nhà cung cấp: chất lượng, hiệu suất sản xuất, giá thành hợp lý, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IKEA - “GÃ KHỔNG LỒ” NGÀNH NỘI THẤT
5. Chiến lược kinh doanh của P&G tại Việt Nam
P&G (Procter and Gamble) là một công ty đa quốc gia nổi tiếng có trụ sở tại Mỹ. Chính thức gia nhập thị trường việt Nam vào năm 1995 và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh của P&G là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của P&G tại Việt Nam:
- Triết lý kinh doanh: P&G luôn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh "Touching lives, improving life" (Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn)
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh: Mục tiêu chính trong chiến lược kinh doanh của P&G tại Việt Nam là nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường
- Lợi thế cạnh tranh: P&G đã phát triển đa dạng các dòng sản phẩm trong mỗi thương hiệu và phân loại sản phẩm theo từng chức năng cụ thể
- Phạm vi chiến lược kinh doanh: Mở rộng mạng lưới phân phối qua các kênh bán lẻ để tăng cường khả năng tiếp cận người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
>>> XEM THÊM: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA P&G
6. Chiến lược kinh doanh của Microsoft tại Việt Nam
Microsoft là một công ty toàn cầu có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, chuyên về phát triển, sản xuất và tiếp thị phần mềm bản quyền cùng các dịch vụ hệ thống máy tính.
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1996, Microsoft tạo ra những dấu ấn đặc biệt. Điều này xuất phát từ chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Microsoft tại Việt Nam:
- Chiến lược cải tiến sản phẩm liên tục: Microsoft liên tục cải tiến sản phẩm với 13 phiên bản Windows khác nhau. Sau mỗi lần cập nhật, phiên bản mới mang lại các tính năng ưu việt hơn, dễ sử dụng hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dùng
- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Microsoft tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh
- Chiến lược truyền thông độc đáo: Ngay từ khi phát hành các phiên bản hệ điều hành đầu tiên, Microsoft đã chú trọng đến các chiến dịch quảng cáo nhằm giới thiệu những lợi ích nổi bật của sản phẩm
>>> XEM THÊM: VÉN MÀN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MICROSOFT - ĐẾ CHẾ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
7. Chiến lược kinh doanh của Shopee tại Việt Nam
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử do tập đoàn SEA của Forrest Li thành lập vào năm 2015 tại Singapore. Ở Việt Nam, Shopee đang đứng đầu trong ngành thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và chiếm lĩnh tới 73% thị phần thương mại điện tử trong nước vào nửa đầu năm 2023.
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Shopee tại Việt Nam:
- Chiến lược kinh doanh thâm nhập thị trường Việt Nam: Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại cao, vì vậy Shopee tiên phong phát triển các nền tảng di động để thâm nhập thị trường trong khi các đối thủ chỉ tập trung xây dựng website
- Chiến lược điểm bán hàng độc nhất - Rẻ vô địch: Shopee cung cấp các sản phẩm với mức giá cạnh tranh bằng cách hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và thực hiện các chương trình khuyến mãi
- Chiến lược thúc đẩy B2C bằng C2C: Khởi đầu với mô hình C2C nhưng sau đó Shopee tiếp tục phát triển mô hình B2C thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp và cung cấp các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng
- Chiến lược quảng cáo, marketing: Shopee đã đầu tư không ít vào việc hợp tác với các KOLs, influencers nổi tiếng tại Việt Nam, đồng thời tổ chức nhiều sự kiện và chương trình khuyến mãi lớn
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SHOPEE - BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH ONLINE
8. Chiến lược kinh doanh của Viettel tại Việt Nam
Hiện nay, Viettel là một trong những tập đoàn viễn thông và công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Tập đoàn này hoạt động rộng khắp trong các lĩnh vực viễn thông, internet, công nghệ thông tin và có vai trò quan trọng đối với thị trường viễn thông trong nước và quốc tế.
Khi nhắc đến những chiến lược kinh doanh hiệu quả, Viettel là một cái tên không nên bỏ qua. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Viettel tại Việt Nam:
- Triết lý chiến lược kinh doanh: Tiên phong và đột phá trong việc lĩnh vực công nghệ, luôn quan tâm và lắng nghe khách hàng, mở rộng ra thị trường quốc tế
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh: Biến Viettel Telecom thành một tập đoàn viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đi đầu trong công nghệ 5G, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ số
- Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh của Viettel trong thị trường viễn thông bao gồm khác biệt hoá sản phẩm, giá cước hấp dẫn và tập trung vào khách hàng
- Phạm vi chiến lược kinh doanh: Viettel đã lựa chọn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giá rẻ nhằm phục vụ phân khúc người tiêu dùng có thu nhập thấp
9. Chiến lược kinh doanh của VinGroup tại Việt Nam
Sau hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, từ một doanh nghiệp với vốn điều lệ chỉ vài trăm tỷ đồng, tập đoàn Vingroup đã đạt mức vốn hóa hàng chục tỷ đô la, trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
Đằng sau sự thành công ấy là chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáng học hỏi. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của VinGroup tại Việt Nam:
- Triết lý chiến lược kinh doanh: Phát triển thành tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại Dịch vụ
- Phạm vi chiến lược kinh doanh: Phạm vi chiến lược kinh doanh của Vingroup tập trung vào hai lĩnh vực chính, đó là bất động sản và thương mại - dịch vụ
- Nghiên cứu và phát triển: Tăng cường phát triển công nghệ, giới thiệu các sản phẩm mới
- Xây dựng chiến lược Marketing: Nâng cao uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường và cộng đồng
>>> XEM THÊM: CHỦ TỊCH PHẠM NHẬT VƯỢNG NÓI GÌ VỀ CHIẾN LƯỢC 5 HOÁ CỦA VINGROUP
10. Chiến lược kinh doanh của TH True Milk tại Việt Nam
Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập vào năm 2009, là công ty đầu tiên trong Tập đoàn TH với một dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, sử dụng công nghệ chế biến sữa hiện đại và có hệ thống phân phối rộng khắp. Đến nay, TH True Milk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng tại thị trường Việt Nam và được nhiều khách hàng tin dùng.
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh cua TH True Milk tại Việt Nam:
- Triết lý kinh doanh: Triết lý trong chiến lược kinh doanh của TH True Milk là cam kết cung cấp sản phẩm sữa tươi sạch và chất lượng cao, trong đó quy trình sản xuất khép kín, được kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt.
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh: Mục tiêu chính của TH True Milk là trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên
- Lợi thế cạnh tranh: Một thương hiệu vì cộng đồng, cơ sở vật chất hiện đại và quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng
- Phạm vi chiến lược kinh doanh: Tập trung vào các thành phố lớn (mật độ dân số và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm cao), đối tượng khách hàng là những người quan tâm đến sức khỏe, các bà nội trợ, thanh niên, trẻ em, người cao tuổi và các gia đình có mức thu nhập khá trở lên
11. Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam
Apple là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về thiết kế, phát triển và bán các thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Apple chính thức đặt chân vào Việt Nam từ năm 2015.
Khi nhắc đến những chiến lược kinh doanh hiệu quả của các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, Apple là một cái tên nổi bật. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam:
- Triết lý chiến lược kinh doanh: “Think Different” (Nghĩ khác đi), triết lý thấu hiểu, triết lý tập trung
- Mục tiêu chiến lược kinh doanh: Apple đặt mục tiêu chiến lược kinh doanh trên ba trụ cột chính, đó là liên tục cải thiện trải nghiệm của khách hàng, cam kết có trách nhiệm với xã hội và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực sáng tạo.
- Lợi thế cạnh tranh: Apple có lợi thế cạnh tranh nhờ vào chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược giá cao, tập trung vào trải nghiệm khách hàng và tiên phong trong sáng tạo
- Phạm vi chiến lược kinh doanh: Apple nhắm đến nhóm khách hàng là những người trẻ yêu thích thời trang và công nghệ cao, doanh nhân và nhân viên văn phòng có nhu cầu giao tiếp thường xuyên, những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế và đồ họa
>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA APPLE - CASE STUDY CHO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
Như vậy, bài viết đã bật mí những chiến lược kinh doanh hiệu quả của 11 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Đồng thời có những phân tích chi tiết để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách các doanh nghiệp lớn triển khai chiến lược như thế nào. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, thông qua bài viết này, chủ doanh nghiệp sẽ có thêm những gợi ý để xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản, toàn diện.