TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA P&G

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Giới thiệu tổng quan về P&G
  • 2. Phân tích mô hình SWOT của P&G
    • 2.1. Điểm mạnh của P&G
    • 2.2. Điểm yếu của P&G
    • 2.3. Cơ hội của P&G
    • 2.4. Thách thức của P&G
  • 3. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của P&G
    • 3.1. Triết lý kinh doanh
    • 3.2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh
    • 3.3. Lợi thế cạnh tranh
    • 3.4. Phạm vi chiến lược kinh doanh
    • 3.5. Hoạt động chiến lược kinh doanh
  • 4. Lời kết

P&G là một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Các sản phẩm của P&G được người tiêu dùng Việt tin tưởng lựa chọn bởi chất lượng cao và sự đa dạng. Dưới góc độ kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp Việt tò mò về chiến lược kinh doanh của P&G để làm nên sự thành công của thương hiệu này. Điều này sẽ được Trường doanh nhân HBR giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Giới thiệu tổng quan về P&G

P&G viết tắt của thương hiệu đa quốc gia Procter and Gamble. Tên thương hiệu được lấy từ tên của hai doanh nhân sáng lập công ty là William Procter và James Gamble. Một số sản phẩm P&G được sử dụng phổ biến ở Việt Nam như: Downy, Head and Shoulder, Comfort… 

Đến nay, thương hiệu này đã có hơn 200 năm hoạt động trong lĩnh vực ngành tiêu dùng. Trong mắt các doanh nghiệp, P&G chính là một “ông lớn” có các sáng kiến kinh doanh, quản trị thương hiệu, truyền thông và quảng cáo độc đáo nhất. 

Chiến lược kinh doanh của P&G chi tiết đã giúp thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần toàn cầu
Chiến lược kinh doanh của P&G chi tiết đã giúp thương hiệu này nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần toàn cầu

Chiến lược kinh doanh của P&G là gì? Điều cốt lõi nào đã làm nên thành công của thương hiệu toàn cầu P&G? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các startup Việt Nam. Đừng bỏ sót phần nào của bài viết này, Trường doanh nhân HBR sẽ giúp các doanh nghiệp Việt phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của P&G. 

2. Phân tích mô hình SWOT của P&G

Trong “Binh pháp tôn tử” có dạy “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Câu nói này nhắc nhở các doanh nghiệp cần nắm rõ ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức trước khi đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Dưới đây chính là nội dung phân tích thương hiệu P&G. 

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu giúp dễ dàng xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH SWOT  LÀ GÌ? CÁCH PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

2.1. Điểm mạnh của P&G

Dưới sự dẫn dắt của hai doanh nhân vĩ đại và nắm bắt xu hướng thị trường, P&G có nhiều điểm mạnh đáng ngưỡng mộ. 

  • P&G tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới bằng công nghệ kỹ thuật tiên tiến. 

  • Thuộc công ty Top đầu thế giới với giá trị tài sản lên tới 119.3 tỷ USD, bán hàng cho hơn 4.8 tỷ người trên toàn cầu.

  • Sở hữu độc quyền 65 thương hiệu hàng tiêu dùng nổi tiếng như: Downy, Olay, Head & Shoulders, SK-II…

  • Sở hữu mối quan hệ tốt với các nhà phân phối, đại lý, đơn vị bán lẻ. Từ đó, hoạt động Marketing thực hiện hiệu quả hơn.

  • Vòng đời nhiều sản phẩm của P&G lâu. 

P&G tập trung nghiên cứu sản phẩm mới và khác biệt, sở hữu quan hệ tốt với các nhà phân phối
P&G tập trung nghiên cứu sản phẩm mới và khác biệt

2.2. Điểm yếu của P&G

Tuy có nhiều điểm mạnh nhưng P&G vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục. 

  • Hầu hết các sản phẩm của P&G hướng tới khách hàng nữ. Thị phần nam giới của hãng khá yếu.

  • Trong những năm gần đây, hoạt động truyền thông của P&G yếu kém hơn so với Unilever.

  • Việc sở hữu nhiều thương hiệu khiến việc kiểm soát hàng hòa khó khăn hơn. Hàng giả trôi nổi trên thị trường, làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

  • Quy mô doanh nghiệp lớn khiến quy trình ra quyết định kém hiệu  quả hơn. 

Các sản phẩm cho nam giới hạn chế và hoạt động truyền thông gần đây yếu kém chính là hạn chế của P&G
Các sản phẩm cho nam giới hạn chế và hoạt động truyền thông gần đây yếu kém 

2.3. Cơ hội của P&G

Tùy thuộc sự phát triển kinh tế và thị hiếu người tiêu dùng, P&G nhanh chóng đưa ra các cơ hội phù hợp:

  • Thu nhập trung bình của người dân tại các nước đang phát triển ngày càng tăng cao. Điều này giúp P&G kích thích tiêu dùng, giúp gia tăng thị phần và lợi nhuận.

  • Hiện nay, sản phẩm dành cho nam chưa nhiều. P&G có thể đưa ra chiến lược để giành lại thị phần này. 

P&G nhanh chóng nắm bắt các cơ hội để phát triển thị trường toàn cầu
P&G nhanh chóng nắm bắt các cơ hội để phát triển thị trường toàn cầu

2.4. Thách thức của P&G

Việc nhận diện có thách thức trong từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Dưới đây là những thách thức và P&G đang và sắp đối mặt: 

  • Thị trường hàng tiêu dùng ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu mới, tạo sức ép cạnh tranh lớn. 

  • Pháp luật tại nhiều quốc gia thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình thâm nhập thị trường. 

3. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của P&G

3.1. Triết lý kinh doanh

Trong suốt 200 năm hình thành và phát triển, chiến lược kinh doanh của P&G vẫn đi theo một thông điệp cốt lõi “Touching lives, Improving life”. Với sứ mệnh “Đóng góp nhỏ, ý nghĩa lớn”, cán bộ nhân viên P&G đều hướng đến sự thỏa mãn của khách hàng qua sản phẩm chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Từ triết lý kinh doanh trong chiến lược kinh doanh quốc tế P&G, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng giá trị, thông điệp cốt lõi ngay từ lúc bắt đầu. 

P&G luôn xây dựng thông điệp và kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh
P&G luôn xây dựng thông điệp và kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh

3.2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh

Hiện nay, các sản phẩm thương hiệu P&G đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hơn 19 triệu gia đình trên khắp đất nước đều tin tưởng chọn dùng các dòng sản phẩm mỹ phẩm, tiêu dùng của P&G. 

Mục tiêu chính trong các chiến lược kinh doanh của P&G là xâm nhập và mở rộng thị trường toàn cầu trong thời gian ngắn. P&G đã hành động quyết liệt, liên tục nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới mang đến giá trị lớn cho khách hàng và đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Đây là một chiến lược đặc biệt hiệu quả với mặt hàng có hiệu suất thấp. 

Tuy có quy mô toàn cầu nhưng P&G vẫn lựa chọn tập trung phát triển tại Mỹ - nơi mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty. Bên cạnh đó, để dễ dàng tiếp thị tại một quốc gia, P&G đã thiết lập các chính sách lợi nhuận với các nhà bán lẻ. 

P&G đưa ra mục tiêu và luôn hành động quyết liệt để theo đuổi mục tiêu cốt lõi
P&G đưa ra mục tiêu và luôn hành động quyết liệt để theo đuổi mục tiêu cốt lõi

>>> XEM THÊM: 7 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CẦN BIẾT VÀ 7 NGUYÊN TẮC ĐỂ BỨT PHÁ THẦN TỐC

3.3. Lợi thế cạnh tranh

Một trong những điều làm nên thành công của P&G là phát triển đa dạng dòng sản phẩm trong mỗi thương hiệu và chia sản phẩm theo từng chức năng cụ thể. Một số sản phẩm làm nên thương hiệu của P&G tại Việt Nam như: Head & Shoulder trị gàu, Rejoice ngăn rụng tóc… 

Chính sự khác biệt của mỗi sản phẩm đã đánh đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, khiến họ dễ dàng nhận ra nhu cầu sử dụng. Việc phân chia sản phẩm sẽ giúp P&G dễ dàng đo lường thị hiếu người dùng. Từ đó, doanh nghiệp tập trung phát triển những sản phẩm đem lại doanh thu cao và cải tiến những dòng sản phẩm có doanh thu thấp hơn.  

Tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới lạ, khác biệt và khó sao chép chính là lợi thế cạnh tranh của P&G
Tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới lạ, khác biệt và khó sao chép 

3.4. Phạm vi chiến lược kinh doanh

Trải qua nhiều sự biến động của thị trường tiêu dùng và kinh tế toàn cầu, P&G vẫn luôn bám sát theo mục tiêu ban đầu “Sự toàn cầu hóa thương hiệu”. Từ mục tiêu, P&G tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn đầu. Khi thương mại điện tử phát triển, P&G nhanh chóng đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại online lớn như Amazon, Shopee… 

Việc kiên trì đi theo mục tiêu ban đầu và phát triển kênh phân phối online chính là yếu tố sống còn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. 

Sự toàn cầu hóa thương mại chính là phạm vi mơ ước của nhiều doanh nghiệp
Sự toàn cầu hóa thương mại chính là phạm vi mơ ước của nhiều doanh nghiệp

3.5. Hoạt động chiến lược kinh doanh

Thế mạnh của P&G là khả năng thấu hiểu nỗi đau khách hàng và liên tục phát triển các sản phẩm mới khác biệt. Đây chính là chìa khóa làm nên sự thành công của thương hiệu này. 

Xây dựng quy trình vận hành công việc đơn giản hóa sẽ giúp các đối tác P&G cảm thấy thoải mái khi làm việc. Bên cạnh đó, P&G xây dựng văn hóa tập trung vào con người. Do đó, thương hiệu này liên tục “rót vốn” vào việc thu hút, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên. Nhờ đó, hiệu suất làm việc tăng, nâng cao khả năng thành công trên thị trường. 

Hoạt động chiến lược kinh doanh P&G luôn bám sát các giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh
Hoạt động chiến lược kinh doanh P&G luôn bám sát các giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh

>>> XEM THÊM: NHỮNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

4. Lời kết

Chiến lược kinh doanh của P&G được xây dựng tổng quan, tận dụng các thế mạnh vốn có và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội. Nhờ việc tập trung phát triển sản phẩm và con người, P&G vẫn giữ vị thế vững chắc, vẫn được người dân toàn cầu tin tưởng lựa chọn. 

Hy vọng qua việc phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của P&G, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt những yếu tố chính làm nên thành công của thương hiệu toàn cầu này.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger