Mục lục [Ẩn]
- 1. Định nghĩa “chiến lược quảng cáo”
- 2. Lý do khiến doanh nghiệp chạy chiến lược quảng cáo không hiệu quả
- 2.1. Sản phẩm/dịch vụ không có sự khác biệt
- 2.2. Content quảng cáo không đánh trúng nỗi đau của khách hàng
- 2.3. Xác định sai tệp khách hàng mục tiêu của chiến lược quảng cáo
- 3. Các bước xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả
- 3.1. Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo
- 3.2. Xác định đối tượng cần quảng cáo
- 3.3. Xác định điểm khác biệt độc nhất (USP) của sản phẩm/dịch vụ
- 3.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- 3.5. Xác định địa điểm tiếp cận khách hàng mục tiêu
- 3.6. Xác định thời điểm triển khai chiến dịch quảng cáo
- 3.7. Thiết lập ngân sách cho chiến lược quảng cáo
- 3.8. Lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp
- 3.9. Xác định các yếu tố sáng tạo trong chiến lược
- 3.10. Thực hiện và đánh giá hiệu quả chiến lược quảng cáo
- 4. Kết luận
Một chiến lược quảng cáo hiệu quả là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng. Vì vậy, đây là một phần không thể thiếu trong hoạt động marketing của mọi doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị phần doanh nghiệp có nguy cơ bị chia nhỏ như hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Trường Doanh Nhân HBR sẽ hướng dẫn 10 bước xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả, không chỉ giúp thúc đẩy doanh mà còn củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
1. Định nghĩa “chiến lược quảng cáo”
Mặc dù “quảng cáo” là một khái niệm quen thuộc nhưng lại thường bị nhầm lẫn với các khái niệm marketing khác, đặc biệt là tiếp thị, bán hàng hay “PR” (quan hệ công chúng). Vậy quảng cáo là gì? Quảng cáo được hiểu đơn giản nhất là hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tiếp cận và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng đến sản phẩm/dịch vụ đó.
Căn cứ vào khái niệm trên, “chiến lược quảng cáo” được định nghĩa là một chuỗi các hoạt động được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến nhiều người nhất có thể. Trong đó, có 4 yếu tố quan trọng quyết định một chiến lược quảng cáo, bao gồm mục tiêu chiến lược, phạm vi của chiến lược, lợi thế cạnh tranh và hoạt động tiếp thị.
Thông qua chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng, từ đó khiến họ thay đổi hành vi mua sắm. Chiến lược quảng cáo không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu mà còn mang đến những lợi ích lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp, ví dụ như xây dựng và phát triển thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và duy trì mối quan hệ hai chiều với khách hàng.
2. Lý do khiến doanh nghiệp chạy chiến lược quảng cáo không hiệu quả
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược quảng cáo nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lãng phí nguồn lực và tài chính để chạy các chiến lược quảng cáo rầm rộ nhưng không mang lại hiệu quả cao. Số khác lựa chọn thuê các Agency hỗ trợ hoạt động quảng cáo, Marketing nhưng cũng không đi đâu về đâu. Vậy lý do vì sao khiến chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp thất bại?
Theo Mr. Tony Dzung - CEO Trường Doanh Nhân HBR, có 3 lý do chính dẫn đến thực trạng này, đó là sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt, nội dung quảng cáo không đánh trúng insight khách hàng và chân dung khách hàng mục tiêu được xác định không chính xác.
2.1. Sản phẩm/dịch vụ không có sự khác biệt
Sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ thể hiện qua thuật ngữ USP (Unique Selling Point). USP hay điểm bán hàng độc nhất chỉ những đặc điểm nổi bật, độc đáo mà chỉ có sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp sở hữu trong khi các đối thủ cạnh tranh không có. Sản phẩm/dịch vụ có điểm khác biệt độc đáo phải đáp ứng được các tiêu chí sau: tạo ra giá trị cho khách hàng, khác biệt so với đối thủ và là lý do lớn khiến khách hàng chi trả cho doanh nghiệp.
Mọi chiến lược quảng cáo đều xuất phát từ sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp không có sự nổi bật hay khác biệt về lý tính hoặc cảm xúc so với các đối thủ cạnh tranh, đội ngũ marketing sẽ gặp khó khăn trong việc truyền thông về giá trị sản phẩm. Do đó, mặc dù sản phẩm có giá trị nhưng đánh mất lợi thế cạnh tranh khác biệt thì doanh nghiệp cũng khó triển khai chiến lược quảng cáo hiệu quả.
Hiện nay, khác biệt về lý tính không còn là lựa chọn tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp bởi những đặc điểm này rất dễ bị sao chép khiến doanh nghiệp rơi vào cuộc chiến cạnh tranh về giá mà cạnh tranh về giá chẳng khác nào tự cắt vào máu mình. Lựa chọn tối ưu nhất trong trường hợp này chính là tạo nên khác biệt về mặt cảm xúc thông qua quá trình làm thương hiệu, khi thương hiệu có sự khác biệt hoá đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Họ có thể nhớ ngay đến sản phẩm của doanh nghiệp trong vô vàn những sản phẩm cùng kiểu cùng loại trên thị trường.
Chẳng hạn, Nike được xem là một thương hiệu giày nổi tiếng nhưng điều khiến khách hàng nhớ đến họ chính là tinh thần của nhà vô địch thông qua mỗi chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Bằng cách sử dụng hình ảnh của những vận động viên chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, Nike đã thành công định vị bản thân trong tâm trí khách hàng là Nike không bán giày, Nike bán tinh thần thể thao, tinh thần của nhà vô địch.
Tuy nhiên để làm được điều này không phải là quá trình dễ dàng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Thấu hiểu được khó khăn này của doanh nghiệp, Trường Doanh Nhân HBR đưa đến chương trình “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ DOANH NGHIỆP” giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu ngay cả khi sản phẩm không có sự khác biệt.
2.2. Content quảng cáo không đánh trúng nỗi đau của khách hàng
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp thất bại là bởi nội dung quảng cáo không đánh trúng nỗi đau (insight) của khách hàng. Một quảng cáo đủ sức tác động đến cảm xúc và nhận thức của khách hàng, từ đó thay đổi hành vi của họ phải là một quảng cáo khai thác đúng trọng tâm và giải quyết được nỗi đau của khách hàng. Vì vậy, mặc dù nội dung quảng cáo sâu sắc, truyền tải thông điệp ý nghĩa nhưng nếu không không giải quyết được đúng vấn đề của khách hàng hay nói theo ngôn ngữ đơn giản là “không gãi đúng chỗ ngứa” thì nội dung đó được đánh giá là vô nghĩa.
Trong những trường hợp ấy, khách hàng có thể đánh giá nội dung quảng cáo là sáo rỗng, không thiết thực thậm chí bị coi là rác. Điều này khiến các chiến dịch quảng cáo thất bại trong việc tác động đến suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
>>> XEM THÊM: 14+ CÔNG THỨC CONTENT QUẢNG CÁO HIỆU QUẢ, ÁP DỤNG CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
2.3. Xác định sai tệp khách hàng mục tiêu của chiến lược quảng cáo
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt và nội dung quảng cáo đánh trúng nỗi đau của khách hàng nhưng chiến lược quảng cáo không đạt hiệu quả cao thì nguyên nhân có thể đến từ việc xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là một sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp thường mắc phải trong quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo.
Khi đội ngũ marketing không xây dựng được chính xác chân dung khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng nội dung quảng cáo không đánh trúng được nỗi đau khách hàng và không thể hiện được tiếng nói chung với khách hàng. Khi nội dung của chiến lược quảng cáo xa rời nỗi đau của khách hàng, thất bại là điều khó tránh khỏi.
>>> XEM THÊM: XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
3. Các bước xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả
Để đảm bảo một chiến lược quảng cáo được triển khai thành công, trước tiên doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết, trong đó gồm những bước đi cụ thể. Dưới đây là 10 bước xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả, giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận được đông đảo khách hàng.
3.1. Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo
Bước đầu tiên để xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả là xác định rõ mục tiêu của chiến lược hay những gì doanh mong muốn đạt được khi thực hiện chiến dịch này. Đây được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo trong chiến lược quảng cáo.
Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp cần lưu ý xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, tránh thiết lập mục tiêu chung chung bởi điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện chiến lược.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các tiêu chí trong mô hình SMART để thiết lập mục tiêu cho chiến lược quảng cáo. Theo đó, mục tiêu SMART phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí sau: cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), khả thi (Achievable), thực tế (Realistic) và được giới hạn thời gian (Time-bound).
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp xác định mục tiêu chung của chiến lược quảng cáo là củng cố nhận thức của khách hàng về thương hiệu thì căn cứ vào SMART, mục tiêu này có thể được cụ thể hoá bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Doanh nghiệp muốn độ nhận diện thương hiệu tăng lên cụ thể bao nhiêu %?, Làm thế nào để đo lường được mức độ nhận diện thương hiệu?, Chiến lược quảng cáo sẽ được thực hiện trong bao lâu để đạt được chỉ số nhận diện thương hiệu mong muốn?
Sau khi trả lời các câu hỏi này, doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu quảng cáo là gia tăng sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội ít nhất 15% trong vòng 5 tháng. Con số này sẽ được đo lường bằng số lượt đề cập của người dùng về thương hiệu (mention) trên các trang mạng xã hội.
3.2. Xác định đối tượng cần quảng cáo
Sau khi xác định mục tiêu, tiếp theo doanh nghiệp cần xác định chủ thể hay đối tượng cần quảng cáo. Đối tượng cần quảng cáo có thể là một sản phẩm/dịch vụ, một nhóm sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp, một sự kiện hay một chương trình khuyến mãi. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải lưu ý lựa chọn đối tượng cần quảng cáo tương thích với mục tiêu quảng cáo.
Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là giới thiệu một sản phẩm mới thì đối tượng cần quảng cáo là sản phẩm đó hoặc sự kiện ra mắt sản phẩm đó chứ không phải toàn bộ doanh nghiệp.
3.3. Xác định điểm khác biệt độc nhất (USP) của sản phẩm/dịch vụ
Sau khi xác định đối tượng cần quảng cáo, chẳng hạn như một sản phẩm/dịch vụ, đội ngũ marketing phải xác định được những giá trị độc nhất của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, không khó để bắt gặp những sản phẩm có tính năng và lợi ích tương tự nhau. Vì vậy, mục đích chính của bước này là nhằm xoá bỏ sự phân vân, lo lắng của khách hàng khi tiếp nhận sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp bằng cách tuyên truyền, giới thiệu về những lợi ích khác biệt của sản phẩm/dịch vụ đó.
Để nhấn mạnh điểm khác biệt độc nhất (USP) của sản phẩm trong chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp cần:
- Xác định những điểm khác biệt của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác, đó có thể là khác biệt về giá, chất lượng, thiết kế, tính năng, sự bền vững…
- So sánh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ để xác định sự khác biệt dễ dàng hơn
- Nắm rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tập trung giới thiệu những giá trị khác biệt của sản phẩm mà có thể đáp ứng mong muốn đó đồng thời tạo nên sợi dây cảm xúc gắn kết khách hàng với doanh nghiệp
3.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Như đã đề cập ở trên, một trong những lý do phổ biến khiến chiến lược quảng cáo không đạt hiệu quả cao bắt nguồn từ việc xác định sai tệp khách hàng mục tiêu. Vì vậy, đây là bước vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý nếu muốn xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhu cầu, nỗi đau của khách hàng, từ đó triển khai các chiến lược truyền thông thu hút, hấp dẫn.
Để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, trước tiên doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và khảo sát thị trường mục tiêu. Hoạt động này cho phép doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về bức tranh thị trường hiện tại, trong đó bao gồm các đối thủ cạnh tranh và các phân khúc khách hàng khác nhau. Theo đó, doanh nghiệp cần khảo sát tiềm năng của thị trường mục tiêu (bao gồm cơ hội và thách thức), nhận diện những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và xây dựng chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu.
Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tổng hợp và phân loại thông tin theo các tiêu chí sau: nhân khẩu học, sở thích, thói quen mua sắm, nhu cầu mua sắm, thái độ của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ, thu nhập.
>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG
3.5. Xác định địa điểm tiếp cận khách hàng mục tiêu
Sau khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu, bước quan trọng tiếp theo là tiến hành tìm kiếm nhóm đối tượng này.
Để tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp phải dự đoán được chính xác những nơi mà họ thường dành nhiều thời gian ở đó để tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xác định được những hình thức quảng cáo nào sẽ hấp dẫn khách hàng và thói quen hay sở thích hàng ngày của họ là gì. Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp khoanh vùng chính xác những địa điểm tập trung khách hàng mục tiêu, từ đó khiến quá trình tìm kiếm dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngày nay, khách hàng thường bị thu hút bởi các hình thức quảng cáo như billboard, video quảng cáo trên TV hay quảng cáo trực tuyến. Tìm kiếm ở những nơi xuất hiện các hình thức quảng cáo này có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với một số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, phương thức tiếp cận trên phạm vi rộng này có thể không đem lại hiệu quả cao bởi trong số những khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận được, lượng khách hàng mục tiêu có thể chỉ chiếm thiểu số.
Vậy làm thế nào để xác định hình thức quảng cáo có khả năng thu hút nhiều khách hàng mục tiêu nhất? Câu trả lời chính là căn cứ vào chân dung khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã khắc hoạ trước đó. Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ trong độ tuổi 18-35, họ sẽ có xu hướng xem nhiều các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội. Tận dụng tính năng phân tích nhân khẩu học của Facebook, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược chạy quảng cáo Facebook hiệu quả mà không cần đầu tư quá nhiều công sức.
>>> XEM THÊM: NHỮNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG
3.6. Xác định thời điểm triển khai chiến dịch quảng cáo
Một chiến lược quảng cáo hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thời điểm triển khai. Xác định thời điểm vàng để triển khai chiến dịch quảng cáo có ý nghĩa quyết định 50% thành công của chiến dịch đó. Nếu lựa chọn đúng thời điểm khởi động chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí và nỗ lực bỏ ra để đạt được mục tiêu. Không chỉ vậy, triển khai đúng thời điểm vàng sẽ giúp quảng cáo dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu và được đón nhận nhiệt tình nhất.
Dưới đây là 5 thời điểm vàng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để khởi động chiến dịch quảng cáo:
- Theo mùa
Mỗi mùa đều có tác động nhất định đến tâm lý và suy nghĩ của khách hàng. Chẳng hạn, mùa xuân là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp khởi động chiến dịch quảng cáo cho các mặt hàng thời trang, nội thất bởi tâm lý khách hàng trong mùa này là mong muốn làm mới bản thân và tân trang nhà cửa. Hay với tính chất sôi động, náo nhiệt của mùa hè thì doanh nghiệp nên triển khai chiến dịch quảng cáo cho các sản phẩm giải khát, điện lạnh hay tour du lịch.
- Theo dịp lễ, Tết truyền thống
Những ngày lễ, Tết là những dịp đặc biệt trong năm, tuỳ thuộc vào văn hoá của mỗi quốc gia. Đây là thời điểm mà khách hàng thường cảm thấy hào hứng và bị kích thích những điều mới mẻ, hấp dẫn xung quanh. Nhân dịp Tết nguyên đán 2024, Coca Cola Việt Nam đã khởi động chiến dịch quảng cáo mang thông điệp “Gắn kết làm nên Tết diệu kỳ”. Chiến dịch này nhằm khuyến khích các thành viên thuộc nhiều thế hệ trong gia đình gắn kết với nhau từ những điểm chung thú vị. Thông điệp của chiến dịch đã chạm đến trái tim của nhiều khách hàng và để lại ấn tượng sâu sắc.
- Theo dòng các sự kiện lớn
Triển khai chiến lược quảng cáo theo dòng sự kiện, đặc biệt là các sự kiện lớn sẽ mang lại hiệu quả truyền thông rất lớn. Doanh nghiệp có thể tận dụng sức nóng của các sự kiện thể thao quốc tế (Olympic, FIFA, World Cup, UEFA Champions League) hay sự kiện giải trí (Oscar, Grammy) để khởi động chiến dịch quảng cáo sản phẩm, thương hiệu.
- Theo thời điểm triển khai chiến lược quảng cáo của đối thủ
Doanh nghiệp cần bám sát bước đi của đối thủ để kịp thời đưa ra những phương án tác chiến phù hợp. Vì vậy, khi đối thủ triển khai chiến lược quảng cáo mới thì doanh nghiệp cũng cần xúc tiến triển khai các chiến lược song hành. Những ví dụ điển hình của việc ráo riết triển khai các chiến dịch quảng cáo song hành có thể kể đến như Apple và Samsung hay Pepsi và Coca Cola. Tình cờ một cách cố ý, những thương hiệu này luôn chọn tung ra chiến dịch quảng cáo cùng thời điểm.
- Theo cột mốc phát triển của doanh nghiệp
Ở những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển thương hiệu, doanh nghiệp có thể nắm bắt để tung ra các chiến lược quảng cáo đắt giá. Năm 2019, nhằm kỷ niệm 30 năm phát sóng thông điệp “Just Do It”, Nike đã khởi động chiến dịch marketing “Dream Crazier”. Video quảng cáo của Nike thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những phụ nữ bị gắn mác yếu đuối, ảo tưởng trong hành trình theo đuổi giấc mơ điên rồ của mình. Video đã tạo được tiếng vang lớn bởi thông điệp ý nghĩa mà nó truyền tải.
3.7. Thiết lập ngân sách cho chiến lược quảng cáo
Ngân sách của doanh nghiệp quyết định quy mô và hình thức triển khai chiến lược quảng cáo. Hoạch định ngân sách cho phép doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất, từ đó giúp tối ưu hóa nguồn lực và kinh phí của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo chiến lược quảng cáo sẽ đạt hiệu quả cáo nhất trong phạm vi ngân sách đã được giới hạn.
Trong quá trình xây dựng chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp cần phân bổ kinh phí một cách hợp lý vào các mục riêng lẻ. Để đảm bảo tính thực tế, chính xác khi hoạch định kinh phí cho chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp có thể căn cứ vào 3 tiêu chí dưới đây:
- Các chiến lược đã thực hiện trong quá khứ
Những chiến lược quảng cáo được thực hiện trong quá khứ là căn cứ đáng tin cậy để doanh nghiệp học hỏi và rút kinh nghiệm cho những hoạt động ở hiện tại và tương lai. Vì vậy, hãy đánh giá hiệu quả chi tiêu của các chiến lược trong quá khứ để có sự điều chỉnh phù hợp cho chiến lược hiện tại và tương lai.
- Giá trị trọn đời của khách hàng
Giá trị trọn đời của khách hàng là tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt quãng đời sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ. Giá trị trọn đời của khách hàng cũng như con số mà doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra để có được khách hàng đó sẽ là căn cứ quan trọng cho việc đầu tư các hoạt động quảng cáo. Ví dụ, khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp tổng số 3 lần, trung bình mỗi lần mua $50. Như vậy, giá trị của khách hàng đó là $150. Nếu doanh nghiệp cam kết 20% để có một khách hàng mới thì chi phí phải bỏ ra cho mỗi lần chuyển đổi là $30. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào các quảng cáo giúp thu hút khách hàng với mức chi phí thấp hơn.
- Các tiêu chí trong ngành marketing
Để hoạch định ngân sách hợp lý, doanh nghiệp có thể tham khảo cách mà các đối thủ khác trong ngành chi tiêu cho các hoạt động quảng cáo. Đồng thời, sử dụng thang đo các tiêu chí trong ngành sẽ cung cấp các số liệu giúp doanh nghiệp so sánh, tính toán kinh phí quảng cáo theo phần trăm doanh thu hàng năm.
3.8. Lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp
Sau khi xác định mục tiêu, đối tượng, thời gian và ngân sách, doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp để đảm bảo thực hiện chiến lược quảng cáo hiệu quả. Phương tiện quảng cáo chính là nơi lý tưởng nhất để doanh nghiệp thực hiện quảng cáo.
Những nơi mà khách hàng mục tiêu dành nhiều thời gian ở đó mỗi ngày chính là phương tiện quảng cáo phù hợp nhất mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thói quen của khách hàng mục tiêu, đồng thời khảo sát ưu điểm và nhược điểm của các phương tiện truyền thông khác nhau.
Giả sử, tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ, thành thạo công nghệ và thường xuyên truy cập internet thì phương tiện quảng cáo phù hợp mà doanh nghiệp nên lựa chọn là Google Ads hoặc Facebook Ads. Doanh nghiệp có thể triển khai hình thức quảng cáo Pay Per Click (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) trên nền hai tảng này. Với sự phát triển của mạng xã hội, xây dựng chiến lược chạy quảng cáo Facebook đang là một xu thế lớn. Nhưng nếu đối tượng khách hàng có khả năng tiếp xúc công nghệ kém thì những quảng cáo trên truyền hình hoặc thông tấn qua báo chí là cách tiếp cận phù hợp hơn.
>>> XEM THÊM: TRIỂN KHAI MARKETING ĐA KÊNH GIÚP TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ CHẠY QUẢNG CÁO
3.9. Xác định các yếu tố sáng tạo trong chiến lược
Sáng tạo được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành quảng cáo. Một chiến lược quảng cáo hiệu quả phải hội tụ những yếu tố mới mẻ, đột phá nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Các yếu tố sáng tạo trong chiến lược quảng cáo bao gồm thiết kế thông điệp và hình thức truyền tải thông điệp (hình ảnh, video, infographic, radio…).
Trước tiên, đội ngũ marketing cần phải xây dựng một thông điệp cụ thể, có ý nghĩa và giá trị sâu sắc. Đặc biệt, thông điệp này phải đánh trúng nỗi đau của khách hàng mục tiêu, từ đó chạm đến trái tim của họ và tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
Để xây dựng một thông điệp quảng cáo ý nghĩa, doanh nghiệp cần:
- Hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu để thiết kế thông điệp chạm đúng nỗi đau của họ
- Lồng ghép những những giá trị, lợi ích nổi bật mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang tới cho khách hàng vào thông điệp quảng cáo
- Hiểu về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu để thiết kế thông điệp phản ánh đúng giá trị và bản sắc của thương hiệu
- Sử dụng ngôn ngữ của khách hàng để thông điệp thể hiện được tiếng nói chung với họ
Tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức thể hiện thông điệp ấn tượng, độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Với hình thức quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads, doanh nghiệp có thể sử dụng những công cụ có sẵn trên phần bảng tin để thiết kế quảng cáo. Ngược lại, với những hình thức quảng cáo phức tạp (ví dụ như video quảng cáo trên TV hay áp phích quảng cáo), doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí và nguồn lực lớn vào quá trình thiết kế đồ hoạ, quay phim, dựng phim, thu âm…
3.10. Thực hiện và đánh giá hiệu quả chiến lược quảng cáo
Trên cơ sở xác định những bước tiền đề nêu trên, doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai chiến lược quảng cáo trên thực tế, trong đó chú ý bám sát kế hoạch đã đề ra. Sau khi kết thúc, doanh nghiệp không thể bỏ qua bước quan trọng cuối cùng, đó là đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược. Thời gian trung bình để doanh nghiệp đo lường và đánh giá là 6 tháng, sau khi tổng hợp thông tin đầy đủ về doanh số cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với chiến lược quảng cáo.
Để đánh giá thành công của một chiến lược, doanh nghiệp cần so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra ban đầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tiến hành thống kê những số liệu cụ thể. Chẳng hạn, với hình thức quảng cáo Pay Per Click (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả bằng cách tính tổng số lượt nhấp chuột của người dùng và số lượt chuyển đổi thành công sang doanh thu trực tuyến. Với hình thức quảng cáo trên TV, doanh nghiệp cần thống kê số lượng khách hàng tới cửa hàng và số lượng đơn hàng được chốt trong và sau khi quảng cáo được phát sóng. Sau đó so sánh với số liệu trước khi phát sóng quảng cáo để đánh giá hiệu quả truyền thông.
4. Kết luận
Như vậy, bài viết đã cung cấp một định nghĩa hoàn chỉnh về chiến lược quảng cáo, đồng thời chỉ ra những sai lầm mà doanh nghiệp thường gặp phải khi triển khai chiến lược quảng cáo. Trên cơ sở đó, gợi ý những bước xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả. Hy vọng với những kiến thức bổ ích mà Trường Doanh Nhân HBR đã cung cấp trong bài viết, doanh nghiệp có thể triển khai nhiều chiến lược quảng cáo thành công trong thực tế.