Trường doanh nhân HBR ×

6 BƯỚC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VƯỢT BẬC CHO DOANH NGHIỆP

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Phát triển thương hiệu là gì?
  • 2. 6 bước phát triển thương hiệu chuyên nghiệp
    • 2.1. Nghiên cứu thị trường
    • 2.2. Xác định mục tiêu rõ ràng
    • 2.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
    • 2.4. Đăng ký thương hiệu
    • 2.5. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
    • 2.6. Quảng bá thương hiệu đến công chúng
  • 3. 4 Chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
  • 4. Ví dụ về xây dựng và phát triển thương hiệu từ doanh nghiệp lớn
  • 5. Xu hướng phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số 
  • 6. Kết luận

Thương hiệu chính là kho báu của doanh nghiệp. Nếu phát triển thương hiệu đúng cách, “kho báu” này sẽ ngày càng đồ sộ và đem lại vô vàn giá trị hữu ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng và cần được triển khai theo đúng cách thức, trật tự. Vậy làm sao để phát triển thương hiệu thành công? Cùng khám phá 6 bước phát triển thương hiệu chuyên nghiệp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phát triển thương hiệu là gì?

Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng, củng cố và tăng cường nhận diện hình ảnh của một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Việc phát triển thương hiệu sẽ được diễn ra liên tục và lấy “mục tiêu” từng giai đoạn làm nền tảng. Dựa vào mục tiêu đó, doanh nghiệp sẽ cập nhật thương hiệu theo chiều hướng phù hợp nhất và tránh việc thương hiệu trở nên “lỗi thời”.

Điều này đồng nghĩa với việc các chiến lược phát triển thương hiệu cũng sẽ thay đổi qua các năm. Trong bối cảnh văn hóa công ty dần thay đổi và doanh nghiệp có cách tiếp cận mới.

Phát triển thương hiệu là gì?
Phát triển thương hiệu là gì?

2. 6 bước phát triển thương hiệu chuyên nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có cách phát triển thương hiệu riêng theo định hướng của tổ chức. Tuy nhiên, 6 bước phát triển thương hiệu cơ bản dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp lan tỏa hình ảnh thương hiệu thành công:

2.1. Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên của việc phát triển thương hiệu chính là nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Thông qua nghiên cứu, doanh nghiệp có thể nắm bắt được những yếu tố nào đang thúc đẩy giá trị thương hiệu của mình. 

Trong giai đoạn nghiên cứu này, điều cần thiết nhất doanh nghiệp cần làm chính là trả lời được các câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu là ai?
  • Khách hàng đang cảm nhận thế nào về thương hiệu hiện tại?
  • Tại sao khách hàng lại tin tưởng lựa chọn thương hiệu của doanh nghiệp?
  • Những đối thủ cạnh tranh chính yếu của thương hiệu?
  • Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ là gì?
  • Giá trị cụ thể mà thương hiệu mang lại cho thị trường là gì?
  • Sản phẩm của thương hiệu giải quyết các vấn đề nào cho khách hàng?
  • Phong cách và tính cách của doanh nghiệp bạn như thế nào?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét các thách thức hiện tại liên quan đến nhận diện thương hiệu và tìm cách làm đơn giản hóa chúng. Đồng thời, xác định lại câu chuyện thương hiệutái định vị thương hiệu lại trong tâm trí của khách hàng. Việc này không chỉ giúp củng cố nhận diện thương hiệu mà còn tăng cường mối liên kết với khách hàng, từ đó tạo dựng lòng tin và sự trung thành đối với thương hiệu.

2.2. Xác định mục tiêu rõ ràng

Xác định mục tiêu rõ ràng chính là cách đảm bảo doanh nghiệp không đi chệch hướng. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường đã thực hiện, doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART:

  • Tính cụ thể (Specific): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu  “Tăng doanh số bán hàng", hãy đặt ra mục tiêu là "Doanh số bán hàng tăng 120%"
  • Tính đo lường được (Measurable): Mục tiêu cần phải đo lường được bằng các chỉ số cụ thể. Chẳng hạn, thay vì đặt mục tiêu "Tuyển thêm nhân sự giỏi cho bộ phần Dev", nên đặt mục tiêu là "Tuyển thêm 5 nhân sự có bằng cấp đại học, đầy đủ chứng chỉ nâng cao trong vòng 3 tháng tới” 
  • Tính khả thi (Achievable): Mục tiêu cần phải thực tế và có thể đạt được trong phạm vi nguồn lực, kiến thức và thời gian hiện có. Ví dụ, một doanh nghiệp mới startup, không thể đặt mục tiêu "Trở thành Unicorn trong một tháng được"
  • Tính phù hợp (Relevant): Mục tiêu nên phù hợp với các mục tiêu lớn hơn và phù hợp với các mục tiêu chung của tổ chức. Ví dụ, nếu mục tiêu lớn là trở thành doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản lý nhân sự hàng đầu Việt Nam, có thể đặt mục tiêu "Doanh nghiệp sở hữu phần mềm quản lý nhân sự có tốc độ download cao nhất hiện nay"
  • Tính thời hạn (Time-bound): Mục tiêu cần có thời hạn cụ thể để tạo cảm giác khẩn cấp và thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu "Lợi nhuận tăng gấp đôi", nên đặt mục tiêu "Lợi nhuận tăng gấp đôi trong vòng 2 tháng tới"

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH DÀI HẠN, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

2.3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một bước quan trọng trong việc phát triển và củng cố hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thường diễn ra các hoạt động sau:

  • Thiết kế bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu: Bao gồm tên thương hiệu, logo, màu sắc chủ đạo, catalogue, banner, Template cho các tài liệu,...
  • Phát hành Brand Guide nội bộ: Điều này giúp toàn thể nhân viên hiểu rõ về thương hiệu

Hơn hết, bộ nhận diện thương hiệu không chỉ về mặt hình ảnh, mà còn là cách thức thương hiệu giao tiếp và tương tác với khách hàng. Qua đó tạo dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

2.4. Đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu là quá trình hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện nay, không ít các thương hiệu có tên tuổi bị sao chép với mục đích thương mại. Điều này không những gây tổn hại về mặt hình ảnh mà còn tác động đến doanh thu đáng kể của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đăng ký thương hiệu là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trình tự đăng ký thương hiệu tại bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Nộp đơn: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
  • Bước 2: Giai đoạn thẩm định đơn: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra và đưa ra kết quả là chấp nhận hoặc từ chối đơn được nộp
  • Bước 3: Công bố đơn: Quyết định chấp nhận đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
  • Bước 4: Giai đoạn thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được nêu và xác định phạm vi bảo hộ tương ứn
  • Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

>>> XEM THÊM: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

2.5. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

THƯƠNG HIỆU - CÂU CHUYỆN SỐNG CÒN CỦA DOANH NGHIỆP

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng mục tiêu, và năng lực của chính doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Nắm rõ khách hàng mục tiêu: Trả lời đúng công thức 5W (Who - Ai, What - Điều khách hàng muốn , Why - Tại sao họ quan tâm đến sản phẩm , When - Họ sẽ mua khi nào , Where - Họ ở đâu, mức thu nhập ra sao)
  • Xác định vị thế cạnh tranh: Đặt thương hiệu lên bàn cân với đối thủ, đánh giá xem hiện tại thương hiệu đang thiếu sót điều gì. Từ đó cải thiện để nâng cao giá trị cạnh tranh
  • Xác định xu hướng thị trường: Thị trường là yếu tố thường xuyên biến đổi, việc cập nhật xu hướng để thương hiệu luôn phù hợp với xu thế thời đại
  • Quản trị thương hiệu: Đưa ra cách thức để duy trì vị thế của thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, dự báo các rủi ro để đề phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

2.6. Quảng bá thương hiệu đến công chúng

Quảng bá thương hiệu đến công chúng là bước quyết định thành công của quá trình phát triển thương hiệu. Đây là cách thương hiệu thể hiện sự khéo léo của mình khi đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Một số cách quảng bá thương hiệu đến công chúng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay:

  • Mạng xã hội: Đây là nơi quy tụ số lượng người dùng khổng lồ. Chỉ cần nắm rõ được đối tượng tiềm năng và hành vi của họ, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp thương hiệu một cách dễ dàng
  • Tối ưu hóa SEO website: Đây là cách đưa thương hiệu phát triển bền vững nhất qua thời gian.
  • Livestream: Thời đại livestream chiếm sóng, doanh nghiệp chắc chắn không nên bỏ qua nền tảng quảng bá “béo bở” này
  • Influencer marketing: Một điều không thể phủ nhận là sức ảnh hưởng của người nổi tiếng hết sức mạnh mẽ. Nếu có điều kiện về kinh phí, việc hợp tác với người có sức ảnh hưởng là một ý tưởng không tồi.
  • Email marketing: Đối với các doanh nghiệp B2B, email marketing được đánh giá là nền tảng tiềm năng hàng đầu
6 bước phát triển thương hiệu chuyên nghiệp
6 bước phát triển thương hiệu chuyên nghiệp

Sau cùng, thương hiệu vẫn là yếu tố tồn tại lâu nhất trong tâm trí khách hàng, dó đó việc phát triển thương hiệu luôn song hành cùng phát triển doanh nghiệp. Nhằm cung cấp cho ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp những kiến thức, kỹ năng hiệu quả trong quá trình phát triển thương hiệu, Trường Doanh Nhân HBR tổ chức chương trình XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU, mời quý độc giả tham khảo ngay.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT HOÁ

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY
 

3. 4 Chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển và mở rộng, doanh nghiệp có thể khai thác nhiều chiến lược đa dạng để nâng cao ảnh hưởng và vị thế của thương hiệu trên thị trường. Dưới đây là 4 chiến lược phát triển thương hiệu cơ bản mà các doanh nghiệp thường sử dụng:

  • Chiến lược mở rộng dòng sản phẩm (Product line extension): Đây là chiến lược phát triển thương hiệu bằng cách giới thiệu các biến thể mới của sản phẩm, chẳng hạn như kích cỡ khác nhau, hương vị mới, hoặc các tính năng bổ sung. Đây là cách khai thác lợi thế từ sức mạnh của thương hiệu hiện tại để khích lệ độ chi của khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Coca-Cola đã mở rộng dòng sản phẩm của mình bằng cách giới thiệu Coke Zero và Diet Coke
  • Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand extension): Đây là chiến lược được thiết lập để sử dụng tên thương hiệu hiện tại và bước vào một phân khúc thị trường mới hoặc loại sản phẩm mới. Cách này giúp doanh nghiệp vừa có thể tiếp cận các nhóm khách hàng mới mà còn giảm được rủi ro nhờ vào sự tin tưởng và nhận diện thương hiệu đã có. Ví dụ, thương hiệu Sony nổi tiếng với các mặt hàng điện tử. Sau này đã dấn thân vào thị trường điện thoại di động 
  • Chiến lược đa thương hiệu (Multi brand): Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau trong cùng một phân khúc thị trường. Mục đích của chiến lược này là để thu hút các phân đoạn khách hàng khác nhau, tối đa hóa sự hiện diện trên thị trường và giảm rủi ro bằng cách phân tán. Ví dụ, doanh nghiệp Procter & Gamble cùng sở hữu Tide, Ariel, và Gain trong phân khúc chất tẩy rửa
  • Chiến lược thương hiệu mới (New brand): Đây là chiến lược đòi hỏi đầu tư lớn và mang tính rủi ro cao. Tuy nhiên đây lại là cơ hội giúp doanh nghiệp có thể đánh vào phân khúc khách hàng hoàn toàn mới, giảm thiểu xảy ra xung đột thương hiệu. Ví dụ, Toyota lập ra thương hiệu Lexus để phục vụ thị trường xe hơi hạng sang mà không ảnh hưởng đến tệp đối tượng hiện tại
4 Chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
4 Chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

4. Ví dụ về xây dựng và phát triển thương hiệu từ doanh nghiệp lớn

Apple là một trong những công ty công nghệ lớn nhất toàn cầu, được thành lập vào ngày 1/4/1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne. Một trong những đóng góp quan trọng của Apple cho ngành công nghệ là hệ điều hành iOS, hệ điều hành macOS, cùng với dịch vụ như iTunes, App Store, Apple Music, và iCloud.

Cách thương hiệu Apple “chạm” tới người tiêu dùng để trở thành sản phẩm di động hàng đầu hiện nay được thể hiện rõ nhất từ chính câu slogan “Think Different - Nghĩ khác biệt”. Với chiếc logo “trái táo khuyết” độc đáo, Apple đã thành công ghi dấu ấn thương hiệu trong tâm trí người dùng. Có thể nói, kim chỉ nam trong việc phát triển thương hiệu của Apple thể hiện qua 2 tiêu chí đắt giá sau:

  • Tập trung chất lượng thay vì số lượng: Thay vì mở rộng hàng loạt ra những lĩnh vực khác như các doanh nghiệp công nghệ thường làm, Apple chỉ tập trung vào đúng lĩnh vực chuyên môn
  • Chú trọng cải tiến sản phẩm: Có thể thấy, mỗi đợt iPhone ra mắt là những lần cả thế giới phải trầm trồ vì sự hiện đại hóa công nghệ mà Apple mang lại. Không “đua đòi” trở thành người đầu tiên, chỉ chú tâm vào chất lượng sản phẩm. Như Tim Cook từng nói: “Chúng tôi không phải là người đầu tiên sản xuất điện thoại thông minh. Nhưng chúng tôi là những người đã tạo ra chiếc điện thoại thông minh hiện đại đầu tiên”

Quá trình phát triển thương hiệu của Apple bắt đầu kể đến với phiên bản iPhone đầu tiên ra mắt vào tháng 6 năm 2007. Với các tính năng đột phá như màn hình cảm ứng, hệ điều hành iOS, tích hợp iTunes, và nhiều ứng dụng khác như trình duyệt Safari và iPod. iPhone thế hệ đầu đã tạo dựng một chuẩn mực mới cho điện thoại thông minh.

  • Vào tháng 7/2008: Apple tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm với iPhone 3G (phiên bản thứ 2), bổ sung hỗ trợ mạng 3G và GPS. Đồng thời cập nhật thiết kế với mặt lưng cong có hai màu đen và trắng.
  • Tháng 6/2009: iPhone 3GS được giới thiệu với nâng cấp đáng kể về hiệu suất, tốc độ 3G, khả năng quay video, và điều khiển giọng nói, khẳng định vị thế dẫn đầu của Apple trong ngành công nghệ
  • Tháng 6/2010: iPhone 4 được ra mắt với nhiều tính năng nâng cấp như màn hình Retina độ phân giải cao, bộ xử lý Apple A4, và cải tiến đáng kể về camera và khả năng chơi game
  • Tháng 10/2011: iPhone 4S ra mắt, tiếp tục truyền thống đổi mới với bộ vi xử lý Apple A5 và giới thiệu trợ lý giọng nói Siri, một bước tiến quan trọng trong tương tác giữa người dùng và thiết bị
  • Tháng 9/2012: Apple tiếp tục mở rộng và cải tiến dòng sản phẩm của mình với iPhone 5, giới thiệu màn hình lớn hơn 4 inch, kết nối 4G LTE nhanh hơn, và chip Apple A6, tiếp tục khẳng định cam kết của Apple đối với sự sáng tạo và cải tiến không ngừng
  • Từ 2012, iPhone bắt đầu cải tiến qua các dòng sản phẩm và cho đến 2024, phiên bản hiện đại nhất chính là iPhone 15 Pro Max 
Ví dụ về xây dựng và phát triển thương hiệu từ doanh nghiệp lớn
Ví dụ về xây dựng và phát triển thương hiệu từ doanh nghiệp lớn

5. Xu hướng phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số 

Sự biến đổi mạnh mẽ của công nghệ đã kéo theo việc tiếp thị và phát triển thương hiệu cũng biến động không ngừng. Ta có thể thấy rõ nhất qua các giai đoạn phát triển của marketing, với xu hướng phát triển nhất hiện tại ở mức 5.0:

  • Marketing 1.0: Lấy sản phẩm làm trung tâm
  • Marketing 2.0: Lấy người dùng làm trung tâm
  • Marketing 3.0: Chú trọng vào giá trị làm ra
  • Marketing 4.0: Chuyển đổi kỹ thuật số
  • Marketing 5.0: Ứng dụng thêm công nghệ A.I (trí tuệ nhân tạo) vào việc phát triển thương hiệu

Như vậy, đối với giai đoạn hiện tại, việc ứng dụng của AI vào phát triển thương hiệu đang dẫn đầu xu hướng hiện nay.  Gần đây nhất chính là sự ra đời của một loạt hệ thống chatbot thông minh như Chat GPT, Gemini, Copilot,... Đây là những công cụ có thể triển khai các chiến lược phát triển thương hiệu một cách dễ dàng và có tính đột phá.  

Xu hướng phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Xu hướng phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số

6. Kết luận

Các bước để phát triển thương hiệu một cách vượt bậc cho doanh nghiệp không chỉ là một quy trình cần thiết mà còn là một nền tảng vững chắc để tăng trưởng. Mỗi bước phát triển thương hiệu đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. 

Hãy nhớ rằng, sự nhất quán và kiên trì trong việc cải tiến hình ảnh thương hiệu chính là chìa khóa để xây dựng một thương hiệu bền vững. Bằng cách thông minh trong việc triển khai các bước này, doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đáng kể và tạo dựng một vị thế vững chắc trên thị trường.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger