Trường doanh nhân HBR ×

ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CỤ THỂ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tổng quan về đại sứ thương hiệu
    • 1.1. Đại sứ thương hiệu là gì?
    • 1.2. Phân biệt đại sứ thương hiệu và đại sứ toàn cầu
  • 2. Vai trò của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp
  • 3. Tiêu chí để lựa chọn đại sứ thương hiệu
    • 3.1. Về phía thương hiệu
    • 3.2. Về phía đại sứ thương hiệu
  • 4. Cách đánh giá hiệu suất công việc của đại sứ thương hiệu
  • 5. Cơn sốt đại sứ thương hiệu từ các ngôi sao châu Á
  • 6. Làm gì khi đại sứ thương hiệu vướng khủng hoảng truyền thông?
  • 7. Kết luận

Trong thời đại truyền thông bùng nổ như hiện nay, đại sứ thương hiệu chính là nhân tố nắm giữ sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng. Danh tiếng của thương hiệu có thể được nâng cao và gây tiếng vang rộng rãi nhờ vào người đại diện cho nhãn hàng. Vậy đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò và tiêu chí lựa chọn cụ thể ra sao? Cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về đại sứ thương hiệu

Khám phá sơ lược về đại sứ thương hiệu, nhiệm vụ cần làm khi trở thành gương mặt được chọn của các nhãn hàng. Đồng thời phân biệt đại sức thương hiệu với đại sứ toàn cầu khác nhau như thế nào. 

1.1. Đại sứ thương hiệu là gì?

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là cá nhân hoặc tổ chức được lựa chọn để đại diện cho một thương hiệu hay sản phẩm trong giai đoạn nhất định. Họ chính là gương mặt phản ánh hình ảnh, giá trị và truyền tải thông điệp của thương hiệu đến công chúng. Mục đích của việc này nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu, xây dựng uy tín, từ đó thúc đẩy gia tăng doanh số. 

Thông thường, đại sứ thương hiệu được chọn là những nghệ sĩ nổi tiếng, chuyên gia trong lĩnh vực hoặc người có ảnh hưởng trong cộng đồng. Nhiệm vụ của họ là sử dụng sức ảnh hưởng của mình để giới thiệu thương hiệu tới đại chúng. Thông qua các hoạt động quảng bá tại các sự kiện, đăng tải nội dung trên mạng xã hội hay đóng TVC quảng cáo cho các nhãn hàng. 

Đại sứ thương hiệu là gì?
Đại sứ thương hiệu là gì?

>>> XEM THÊM: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU? 5 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO

1.2. Phân biệt đại sứ thương hiệu và đại sứ toàn cầu

Cũng là đại sứ cho một nhãn hàng nhưng đại sứ thương hiệu và đại sứ toàn cầu được phân cấp khác nhau:

Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador)

Đại sứ toàn cầu (Global Ambassador/ House Ambassador)

Phạm vi

Đại diện trong một quốc gia hay khu vực cụ thể

Đại diện trên quy mô toàn thế giới

Tiêu chí tuyển chọn

Người có độ nhận diện cao và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tệp đối tượng nhãn hàng đang hướng tới

Người có sức ảnh hưởng diện rộng trên toàn thế giới. 

Đặc điểm

Đại sứ thương hiệu phải đồng điệu với tinh thần của thương hiệu chứ không chỉ thông qua duy nhất một bộ sưu tập nhất định.

Đại sứ toàn cầu có thể chia thành từng ngành hàng khác nhau trong 1 thương hiệu. 

Mức độ gần gũi thương hiệu

Thường tham gia vào các sự kiện của khu vực/ quốc gia đại diện. 

Tham gia vào các sự kiện quốc tế và các chiến dịch tiếp thị có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

2. Vai trò của đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp

Đại sứ thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhãn hàng phát triển kinh doanh và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng. 4 vai trò chính yếu của một đại sứ thương hiệu đối với doanh nghiệp như sau: 

  • Nâng cao nhận diện thương hiệu: Nhiệm vụ của đại sứ thương hiệu là quảng bá hình ảnh thương hiệu đến công chúng. Từ đây, họ sử dụng sức ảnh hưởng của mình và xuất hiện liên tục cùng thương hiệu trên truyền thông. Điều này giúp khách hàng ghi nhớ và quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu
  • Tăng mức độ tin cậy: Khi người đại diện “vừa có tầm, vừa có tâm”, họ truyền đạt giá trị thương hiệu đến khách hàng đều đạt độ tin cậy mạnh mẽ. Sự tín nhiệm này thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm của thương hiệu
  • Thúc đẩy doanh số: Từ những chiến lược marketing quảng cáo, giá trị mục tiêu cuối đại sứ thương hiệu mang lại chính là chuyển đổi mua hàng. Dựa vào hình ảnh cá nhân, họ thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của thương hiệu mình đang đại diện
  • Mở rộng thị trường: Nhờ vào độ nổi tiếng của mình, đại sứ thương hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường chưa được khai thác và tiếp cận khách hàng tiềm năng mới
    Vai trò của đại sứ thương hiệu
    Vai trò của đại sứ thương hiệu

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

3. Tiêu chí để lựa chọn đại sứ thương hiệu

Lựa chọn đại sứ thương hiệu là một bước quan trọng cho một chiến dịch marketing của bất kỳ thương hiệu nào. Khi bắt đầu lên kế hoạch tuyển chọn gương mặt đại diện, nhất định cần chú ý đến các tiêu chí sau:

3.1. Về phía thương hiệu

Nhiều quan điểm cho rằng, thương hiệu phải chọn một người đại diện “có tiếng” để hợp tác thì mới bứt phá mạnh mẽ. Nhưng trên tất cả, thương hiệu cần chú trọng đến độ phù hợp và tương thích hơn, cụ thể như:

  • Cá tính thương hiệu: Người đại diện cần phải phản ánh chính xác cá tính và bản sắc của thương hiệu. Họ phải là người có khả năng “thổi hồn” vào thương hiệu, mang nguồn năng lượng đặc biệt mà ai nhìn vào cũng nhận diện được ngay
  • Giá trị cốt lõi thương hiệu: Hoạt động của người đại diện phải đồng điệu và tôn trọng các giá trị cốt lõi mà thương hiệu đại diện. Đồng thời, họ cần có khả năng lan tỏa giá trị này hướng tới cộng đồng 
  • Mục tiêu thương hiệu trên thị trường: Đảm bảo rằng người đại diện có khả năng hỗ trợ thương hiệu đạt được các mục tiêu đặt ra trên thị trường, cụ thể như mở rộng thị trường, tăng nhận diện thương hiệu, hoặc cải thiện doanh số
  • Ngân sách lý tưởng: Tính toán kỹ lưỡng ngân sách doanh nghiệp có thể chi trả, từ đó lựa chọn đại sứ sao cho phù hợp. Đảm bảo rằng đại sứ này có thể mang lại hiệu quả theo như kế hoạch đã đề ra

>>> XEM THÊM: GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? GỢI Ý 5 CÁCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

3.2. Về phía đại sứ thương hiệu

Ở khía cạnh đại sứ thương hiệu, cần lựa chọn và đánh giá trên các tiêu chí sau:

  • Mức độ tin cậy: Đảm bảo người được tuyển chọn có uy tín và được công chúng tin tưởng. Bởi điều này sẽ tăng độ tín nhiệm của thương hiệu hơn rất nhiều
  • Mức độ ảnh hưởng và phủ sóng: Xác định mức độ ảnh hưởng của đại sứ trên các kênh truyền thông và mạng xã hội, cũng như khả năng tiếp cận của họ đến đối tượng mục tiêu của thương hiệu
  • Chi phí hợp lý: Chi phí bổ nhiệm đại sứ thương hiệu phải phù hợp với ngân sách và kỳ vọng về hiệu quả mà họ có thể mang lại cho thương hiệu
Tiêu chí để lựa chọn đại sứ thương hiệu
Tiêu chí để lựa chọn đại sứ thương hiệu

Sự phát triển của thương hiệu luôn song hành cùng sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp. Do đó chúng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu vững mạnh, nổi bật giữa hàng loạt thương hiệu trên thị trường. Câu trả lời sẽ có trong chương trình “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP” của Trường Doanh Nhân HBR.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT HOÁ

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

4. Cách đánh giá hiệu suất công việc của đại sứ thương hiệu

Đo lường sức khỏe doanh nghiệp qua thẻ điểm BSC | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

Để nhận biết được đại sứ có thực sự phù hợp với thương hiệu, cách tốt nhất chính là đánh giá hiệu suất công việc của họ thông qua các chiến dịch, cụ thể như sau:

  • Thu thập và phân tích chỉ số đo lường hiệu quả: Sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá hiệu suất từ các nền tảng mạng xã hội. Các chỉ số cần được theo dõi như lượt người theo dõi, lượt tương tác, số liệu chuyển đổi mua hàng và mức độ phủ sóng trên các phương tiện truyền thông
  • Tổ chức đánh giá định kỳ: Tổ chức các cuộc đánh giá định kỳ với đại sứ thương hiệu để thảo luận về tiến trình, thành tựu và các vấn đề cần cải thiện. Đây cũng chính là cơ hội để đưa ra phản hồi và điều chỉnh chiến lược nếu cần
  • So sánh hiệu suất giữa các đại sứ: Khi thương hiệu có nhiều đại sứ ở cùng phân khúc, hãy so sánh hiệu suất của họ để xác định những người có hiệu quả cao và những người cần được hỗ trợ thêm
  • Lắng nghe Feedback từ khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng và nhân viên về hiệu quả của các đại sứ thương hiệu. Điều này có thể cải thiện hình ảnh của đại sứ trong việc truyền đạt giá trị thương hiệu
Cách đánh giá hiệu suất công việc của đại sứ thương hiệu
Cách đánh giá hiệu suất công việc của đại sứ thương hiệu

5. Cơn sốt đại sứ thương hiệu từ các ngôi sao châu Á

Đã qua thời các ngôi sao trời Tây phủ sóng các thương hiệu cao cấp, cơn sốt từ các ngôi sao châu Á bắt đầu “chiếm lĩnh” thị trường đại sứ thương hiệu ngày một mạnh mẽ. Với sức ảnh hưởng rộng khắp trên các nền tảng mạng xã hội và sở hữu số lượng lớn người hâm mộ, những ngôi sao này đang trở thành “tài sản vô giá” cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư như châu Á.

Theo báo SCMP, sự chuyển dịch này là do các nhãn hàng ngày nay đang tập trung toàn lực vào Gen Z - thế hệ trẻ, đầy triển vọng và sẵn sàng chi trả tiền bạc. Đây được dự đoán là tệp đối tượng tiềm năng của các nhãn hàng trong tương lai. Tính đến năm 2035, Gen Z sẽ chiếm khoảng 35% - 40% tổng doanh số bán hàng trên thị trường thời trang cao cấp (Theo trang hypesingapore). Khi thế hệ gen Z có quá nhiều sự lựa chọn và không còn quá chú trọng đến thông điệp và giá trị từ thương hiệu như những thế hệ trước. Hơn hết, làn sóng thần tượng bắt đầu đổ dồn trên các mặt trận, sức chi khủng từ fan club cho idol của họ là không thể bàn cãi. Vì vậy, việc sử dụng sức ảnh hưởng từ các thần tượng bắt đầu được đề cao hơn bao giờ hết. 

Các thương hiệu toàn cầu trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, công nghệ,... đều không tiếc tiền để ký hợp đồng với các ngôi sao đình đám như BTS, BlackPink,... Những người nổi tiếng này không chỉ đơn thuần là bộ mặt của các chiến dịch quảng cáo, mà còn đóng vai người kể chuyện thương hiệu qua cá tính và cuộc sống thường ngày. Họ còn là cầu nối văn hóa, giúp thương hiệu vượt qua các rào cản ngôn ngữ và văn hóa để tiếp cận khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau.

Cơn sốt đại sứ thương hiệu từ các ngôi sao châu Á
Cơn sốt đại sứ thương hiệu từ các ngôi sao châu Á

6. Làm gì khi đại sứ thương hiệu vướng khủng hoảng truyền thông?

Việc sử dụng hình ảnh đại sứ chính là “con dao 2 lưỡi” đối với thương hiệu. Được ví như đường đua đầy mạo hiểm, không phải thương hiệu nào cũng chạm vạch đích một cách vẻ vang. Bởi đây là chiến lược tiếp thị sử dụng đến yếu tố “con người” và đây chính là nhân tố khó thể kiểm soát nhất. 

Không ít thương hiệu lao đao khi người đại diện dính phải scandal chấn động như vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục,... đem lại làn sóng tẩy chay diện rộng đối với thương hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đứng trước 3 quyết định để xoa dịu phản ứng của như luận như sau:

Chấm dứt hợp đồng: Đây là cách giải quyết khi đại sứ thương hiệu mắc lỗi cực kỳ nghiêm trọng và không còn cách để giải vây. Khi hình ảnh đại sứ bị vấy bẩn và khủng hoảng truyền thông lan trên diện rộng, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của thương hiệu. Do đó, phương án tối ưu nhất trong trường hợp này là ngừng sử dụng và tháo gỡ tất cả hình ảnh liên quan đến người đại diện này. Gần đây nhất chính là nữ diễn viên Hàn Quốc Han So Hee, dính vào bê bối tình cảm và hành xử kém tinh tế trên mạng xã hội. Nhiều nhãn hàng đã “tạm biệt” nữ diễn viên sau ít ngày nổ ra scandal dù giá trị cô mang lại từng rất tốt.

Tạm ngừng sử dụng hình ảnh: Khi các đại sứ vướng phải khủng hoảng truyền thông cỡ nhẹ, không quá lan rộng và có thể xử lý. Doanh nghiệp có thể chỉ cần tạm ngừng sử dụng hình ảnh của đại sứ trong giai đoạn này. Khi “giông bão” qua đi, việc xem xét hợp tác lại là điều có thể thỏa thuận.

Tiếp tục sử dụng hình ảnh: Không phải thương hiệu nào cũng bị tác động mạnh mẽ từ đời tư của các đại sứ. Bởi phương tiện truyền thông là con dao 2 lưỡi, việc chèo lái dư luận từ tiêu cực sang tích cực có thể xảy ra. Hơn hết, việc tách bạch giữa dư luận và khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. 

Làm gì khi đại sứ thương hiệu vướng khủng hoảng truyền thông?
Làm gì khi đại sứ thương hiệu vướng khủng hoảng truyền thông?

7. Kết luận

Nhìn chung, đại sứ thương hiệu không chỉ là gương mặt đại diện cho một chiến dịch quảng cáo mà còn là đối tác chiến lược giúp thúc đẩy sự phát triển và uy tín bền vững cho doanh nghiệp. Có thể nói, “thành hay bại” phụ thuộc một phần vào sự tương hợp giữa đại sứ và thương hiệu. Nếu thương hiệu lựa chọn được người đại diện phù hợp, có lẽ đã nắm chắc chìa khóa mở cánh cửa thành công. Vì vậy, cần xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí về mức độ phù hợp và độ tin cậy của họ trong cộng đồng để đưa ra quyết định đúng đắn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger