Trường doanh nhân HBR ×

THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU? 5 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO

Nội dung [Hiện]

Truyền thông thương hiệu là cách xây dựng nhận thức thương hiệu với khách hàng một cách nhất quán và hiệu quả. Làm tốt truyền thông thương hiệu không chỉ đưa giá trị doanh nghiệp lên một tầm cao mới mà còn giúp cho các doanh nghiệp quản lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu đỉnh cao sau đây nhé!

1. Thế nào là truyền thông thương hiệu?

Để thực hiện việc xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu thành công, trước tiên hãy tìm hiểu kỹ về khái niệm và các hình thức của truyền thông thương hiệu:

1.1. Khái niệm truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là quá trình thực hiện hoạt động giới thiệu, quảng bá cho thương hiệu thông qua các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin với khách hàng theo hướng tích cực.

Trong giai đoạn thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc chủ động quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng là điều rất cần thiết. Vì thế, một doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược quảng bá thương hiệu sẽ mở rộng cơ hội thu hút tệp khách hàng tiềm năng hiệu quả, tăng cơ hội giữ chân khách hàng cũ và tạo tệp khách hàng trung thành.

>>> XEM THÊM: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5 BƯỚC & 9 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ VỊ THẾ VỮNG CHẮC

1.2. Vai trò truyền thông thương hiệu đối với doanh nghiệp

Truyền thông thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cụ thể đó là:

Tạo dựng niềm tin 

Chiến lược truyền thông thương hiệu khi sử dụng sự xuất hiện của các KOL, cung cấp những dẫn chứng chân thực, khoa học về sản phẩm sẽ tạo dựng được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng được niềm tin với khách hàng là yếu tố cốt lõi tạo dựng giá trị lâu bền của doanh nghiệp. 

Một ví dụ điển hình đó là thương hiệu chăm sóc da Paula’s Choice với hơn 25 năm kinh nghiệm đã trở thành thương hiệu toàn cầu được nhiều khách hàng tin dùng. Điều làm nên giá trị và sự tin tưởng của khách hàng với thương hiệu này chính là quá trình cung cấp những thông tin nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm chính thống về các thành phần sản phẩm của mình một cách minh bạch, rõ ràng. Không chỉ cung cấp thông tin chính xác trên bao bì sản phẩm, thương hiệu này còn sử dụng báo chí để truyền thông chi tiết về các nghiên cứu và thành phần có mặt trong sản phẩm của họ. Điều này là một luận cứ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp gây dựng sự tin tưởng của khách hàng với nhãn hiệu.

Ngoài ra, Paula’s Choice cũng ưu tiên book các KOL lớn trong ngành Beauty Blogger review chân thực - tạo thêm sự ảnh hưởng và niềm tin mạnh mẽ của khách hàng với sản phẩm của họ. 

Thay đổi quan điểm về hành vi 

Chiến lược truyền thông thương hiệu giúp thay đổi quan điểm về hành vi khách hàng theo hướng tích cực mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp có thể tập trung vào những vấn đề của khách hàng, đưa ra giải pháp và động lực để họ thay đổi quan điểm theo hướng tích cực hơn. 

Nâng cao giá trị doanh nghiệp 

Giá trị của một doanh nghiệp nằm ở sự tin tưởng, sự ảnh hưởng của thương hiệu doanh nghiệp đó đối với người tiêu dùng. Các chiến lược truyền thông thương hiệu đem lại hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Giá trị này là giá trị bền vững và có tác động tới tâm lý, nhận thức của khách hàng.

Giúp doanh nghiệp trở nên quen thuộc và quan trọng với khách hàng 

Bằng việc truyền thông thương hiệu, doanh nghiệp xuất hiện nhiều hơn, gần gũi hơn với khách hàng. Không những thế, chiến lược truyền thông thương hiệu thành công còn biến khách hàng trở thành sứ giả truyền thông cho chính thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, kích cầu gia tăng doanh số, gia tăng hành vi mua hàng của khách hàng.

Truyền thông thương hiệu có vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Truyền thông thương hiệu có vai trò quan trọng với doanh nghiệp

1.3. Các hình thức truyền thông thương hiệu

Có 2 hình thức truyền thông thương hiệu là trực tiếp và gián tiếp. Doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế để lựa chọn hình thức phù hợp.

Truyền thông trực tiếp

Hình thức truyền thông trực tiếp hay còn được gọi là hình thức truyền thông truyền thống là hình thức sử dụng đội ngũ nhân sự trực tiếp đi tới các địa điểm đông người để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu ở các khu đông dân cư. 

Hình thức này có ưu điểm đó là nắm bắt được tâm lý khách hàng số đông, dễ dàng thuyết phục và tạo chuyển đổi, đo lường hiệu quả doanh số rõ ràng. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số nhược điểm đó là tốn kém, gây mất thời gian và cần nhiều nhân lực.

Truyền thông gián tiếp 

Hình thức truyền thông gián tiếp được áp dụng rộng rãi và đang ngày càng phổ biến. Truyền thông gián tiếp là hình thức sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, sách báo, phim ảnh…để cung cấp thông tin của sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Ưu điểm của hình thức này đó là phạm vi tiếp cận rộng rãi, lan tỏa được số đông, đo lường hiệu quả và có thể triển khai các chiến dịch với đa dạng chi phí khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm đó là không thể tiếp nhận được hành vi và thái độ của người dùng trực tiếp. 

Nhằm đem đến những kiến thức và nguyên lý trong Marketing, Trường Doanh Nhân  HBR đã tổ chức chương trình “XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN ”  giúp các chủ doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác và Marketing để tạo dựng nên các chiến lược truyền thông thương hiệu đạt kết quả tốt nhất.

2. 5 bước xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu

Dưới đây là 5 bước xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả mà các doanh nghiệp nên tham khảo và áp dụng. 

2.1. Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông

Trong bất cứ chiến dịch nào, việc xác định chính xác đối tượng mục tiêu luôn là điều quan trọng đầu tiên cần thực hiện. Xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ thước ngắm, đối tượng hướng tới. Từ đó doanh nghiệp mới có thể xác định được hướng tiếp cận cụ thể và đúng trọng tâm. 

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích các nhóm đối tượng. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có đặc điểm, sở thích, thói quen mua hàng khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp hãy căn cứ vào các đặc điểm nổi bật đó để xây dựng tệp khách hàng mục tiêu của chiến dịch truyền thông. 

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu khách hàng thông qua nhân khẩu học, lối sống, khả năng chi tiêu… Đặc biệt, mô hình CANVAS  là mô hình được khuyến khích áp dụng vào việc phân tích nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm truyền thông hiệu quả. Mô hình CANVAS sẽ phân tích dựa theo việc giải quyết những nhu cầu, nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Ví dụ, khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thời trang nam trẻ tầm trung, đối tượng khách hàng cần hướng đến đó là nhóm nam giới độ tuổi từ 25 đến 35, có mức thu nhập từ trung bình đếm cao, nghề nghiệp chủ yếu là dân văn phòng… 

Xác định chính xác đối tượng mục tiêu truyền thông
Xác định chính xác đối tượng mục tiêu truyền thông

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS - BUSINESS MODEL CANVAS

2.2. Xác định mục tiêu truyền thông muốn đạt được

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần định hình mục tiêu truyền thông là gì. Mục tiêu ở đây chính là những giá trị mà doanh nghiệp muốn đạt được sau khi thực hiện chiến dịch.

Việc xác định được mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đo lường và theo dõi sự hiệu quả của chiến dịch đó. Mục tiêu truyền thông phải phù hợp với đối tượng khách hàng và phải dựa vào khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng, tình hình gia tăng doanh số của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải đặt một mục tiêu kỳ vọng nhưng mang tính thực tế, không quá ảo tưởng. 

Cụ thể các mục tiêu của chiến lược truyền thông thương hiệu cần quan tâm đó là: mức độ tăng số người tiếp cận doanh nghiệp, tỷ lệ chuyển đổi doanh thu… 

Xác định chính xác mục tiêu truyền thông muốn đạt được
Xác định chính xác mục tiêu truyền thông muốn đạt được

2.3. Xây dựng thông điệp truyền thông cốt lõi

Bản chất cốt lõi của tài chính trong doanh nghiệp | Trường doanh nhân HBR - Mr. Tony Dzung

Thông điệp truyền thông cốt lõi là thông điệp quan trọng mà doanh nghiệp cần truyền tải đến khách hàng. Thông điệp đó phải được xây dựng dựa trên mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp. Đồng thời thông điệp đó phải đảm bảo yếu tố gọn gàng, dễ hiểu, gợi nhớ thương hiệu cho khách hàng. 

Doanh nghiệp nên sử dụng từ ngữ đơn giản, thân thiện, gần gũi với khách hàng khi xây dựng thông điệp cốt lõi. Xây dựng được 1 thông điệp ấn tượng, doanh nghiệp sẽ tăng sức ảnh hưởng và thay đổi hoàn toàn nhận thức, hành vi của người dùng. 

Một ví dụ điển hình về thông điệp truyền thông phải kể đến “Believe in Something” của Nike vào năm 2018. Đây là một chiến lược đầy tranh cãi khi Nike sử dụng hình ảnh nhân vật đại diện đang dính vào drama liên quan tới chính trị và sắc tộc. Vị cầu thủ đại diện trong chiến dịch này là Colin Kaepernick - người đã từ chối hát quốc ca trong trận đấu NFL để phản đối vụ thảm sát người da màu. Tuy nhiên, chiến dịch “Believe in Something” đã tạo được kỷ lục đáng kể đó là doanh số tăng vọt 31%, giá cổ phiếu đạt mức cao nhất mọi thời đại. Sự thành công này có lẽ ảnh hưởng từ tư tưởng của thế hệ Gen Z ngày nay - nhóm người tiêu dùng mạnh dạn và cá tính với những quan điểm cá nhân về công bằng xã hội. Như vậy, một thông điệp truyền thông cốt lõi thành công cũng cần phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu. 

Xây dựng thành công thông điệp truyền thông cốt lõi
Xây dựng thành công thông điệp truyền thông cốt lõi

2.4. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Lựa chọn kênh truyền thông phụ thuộc vào hình thức truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn. Để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, doanh nghiệp nên căn cứ vào mục tiêu tiếp cận, cách thức tiếp cận đối tượng mục tiêu sao cho hiệu quả. Để tăng hiệu quả chiến dịch, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau tuy nhiên cũng nên cân đối ngân sách.

Các kênh truyền thông hiệu quả mà doanh nghiệp nên kết hợp lựa chọn đó mà kênh mạng xã hội, báo đài, truyền hình… Đồng thời, nên đầu tư vào việc truyền thông trên mạng xã hội và hợp tác với các KOL có tầm ảnh hưởng.

>>> XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC

2.5. Đo lường, đánh giá và cải tiến

Đo lường, đánh giá chiến lược truyền thông thương hiệu là bước cuối cùng và rất quan trọng. Theo dõi được kết quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chiến lược, điều chỉnh hướng phát triển tốt hơn. Các chỉ số đo lường sự thành công của chiến dịch quan trọng nhất đó là: lượng truy cập website, số lượt mở email, lượt tương tác trên mạng xã hội, tần suất hiển thị quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi doanh số…

Để đo lường và đánh giá chính xác hiệu quả chiến lược, trước tiên doanh nghiệp nên căn cứ vào chỉ số thống kê trên các nền tảng mạng chạy chiến dịch khác nhau. Ví dụ với nền tảng Facebook, doanh nghiệp có thể dễ dàng xem thông báo đo lường chính xác các chỉ số về mức độ tương tác, về tần suất hiển thị quảng cáo… tại phần báo cáo của Facebook. Trên nền tảng website, doanh nghiệp có thể xem báo cáo tổng quan về traffic thông qua các tool đo lường của Google như Google Analytics, Google Search Console… 

Sau khi xem xét các chỉ số đo lường, hãy so sánh với bảng mục tiêu chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá về mức độ hiệu quả hay không và điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Trong quá trình điều chỉnh kế hoạch, doanh nghiệp nên căn cứ vào tình hình thực tế để không đưa ra mục tiêu mới quá xa vời so với khả năng thực hiện. Đừng quên sử dụng sự hỗ trợ của các công cụ đo lường, đánh giá, phân tích để tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc cải tiến chiến dịch. 

Như vậy, để xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo 5 bước cơ bản trên. Sự chỉn chu trong từng khâu thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tốt hơn. 

Thực hiện đo lường, đánh giá và cải tiến chiến lược
Thực hiện đo lường, đánh giá và cải tiến chiến lược

>>> XEM THÊM: ĐIỂM DANH 10 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING TỐT NHẤT HIỆN NAY

3. Video Trung Nguyên và bài học thương hiệu lớn mạnh

Trung Nguyên và bài học xây dựng thương hiệu lớn mạnh

Video chia sẻ về phương pháp xây dựng thương hiệu lớn mạnh của Trung Nguyên - bài học hiệu quả mà các doanh nghiệp cần học tập: 

  • Trung Nguyên tận dụng yếu tố dân tộc, định vị nhãn hiệu cà phê như 1 nền văn hóa Việt Nam. Xây dựng văn hóa dân tộc được thể hiện từ những yếu tố nhỏ nhất Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã khẳng định rằng: “Hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán.”

  • Trung Nguyên sử dụng sức mạnh cộng đồng, đưa vào thương hiệu những trách nhiệm xã hội, quốc gia với mục tiêu phục vụ cộng đồng và Trung Nguyên đã thực hiện các chương trình xã hội thành công: diễn đàn “Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ”, “Ngày hành động vì nước Việt vĩ đại”... 

  • Phát triển quan hệ công chúng thành công: phủ khắp toàn quốc gia

  • Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhiều khách hàng khác nhau từ phổ thông, trung cấp đến cao cấp 

  • Áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu thành công 

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách truyền thông thương hiệu đỉnh cao mà doanh nghiệp nên tìm hiểu. Trường Doanh Nhân HBR mong rằng quý doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu trong mọi chiến dịch của mình, cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger