Trường doanh nhân HBR ×

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẦN BIẾT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
  • 2. Khám phá 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến
    • 2.1. Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
    • 2.2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
    • 2.3. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý (Management franchise)
    • 2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
  • 3. Nhượng quyền thương hiệu có những ưu - nhược điểm gì?
  • 4. Điều kiện cần có khi nhượng quyền thương hiệu là gì?
  • 5. Thủ tục cần có khi nhượng quyền thương hiệu là gì?
  • 6. 7 bước cơ bản giúp nhượng quyền thương hiệu thành công

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Nhượng quyền thương hiệu là gì? Có những loại nhượng quyền thương hiệu gì? Để nhượng quyền thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì? Tất cả có trong bài viết dưới đây. 

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Đó là một mô hình kinh doanh mà cá nhân, tổ chức được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền cho sản phẩm, dịch vụ vào một thời gian nhất định để tiến hành kinh doanh. 

Theo Viện quản trị tài chính IFA, có hơn 120 ngành công nghiệp có thể hoạt động với hình thức nhượng quyền thương hiệu. Mô hình kinh doanh này dự kiến ​​sẽ ngày càng phổ biến và phát triển trong tương lai. Theo đó các nhóm ngành nhượng quyền được chia như sau: 

  • Nhượng quyền dịch vụ ăn uống: Đây là mô hình nhượng quyền phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm các lĩnh vực như: Thức ăn nhanh, cà phê, trà sữa, bánh mì...

  • Nhượng quyền bán lẻ: Bao gồm các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, thiết bị điện tử...

  • Nhượng quyền dịch vụ: Bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, sức khỏe, thể dục thể thao....

  • Nhượng quyền thương mại điện tử: Bao gồm các lĩnh vực như thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến...

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu - Mô hình chia sẻ thịnh vượng

2. Khám phá 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

Có nhiều loại hình nhượng quyền khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với mục tiêu và mô hình kinh doanh cụ thể. Dưới đây là một số loại hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến. 

4 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến
4 mô hình nhượng quyền thương hiệu phổ biến

2.1. Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Khi các bên tham gia mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện sẽ phải đảm bảo chia sẻ toàn bộ các thông tin về thương hiệu bao gồm: Hệ thống, chiến lược, bí quyết, sản phẩm dịch vụ, công thức cho bên nhận quyền.Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương hiệu dao động từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hoặc 30 năm). Bên nhượng quyền sẽ chia sẻ và chuyển giao ít nhất 4 yếu tố cơ bản, bao gồm:  

  • Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hành chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, đào tạo, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo). 

  • Bí quyết công nghệ sản xuất/ kinh doanh.

  • Hệ thống thống thương hiệu. 

  • Sản phẩm dịch vụ bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí vận hành. Ngoài ra bên nhận quyền có thể trả têm các khoản phí khác như phí thiết kế, trang trí cửa hàng, vật tư trang trí cửa hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn...

2.2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có thể hiểu là chuyển giao một số yếu tố nhất định từ bên nhượng quyền như: nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu. 

Trong mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không cố gắng kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền. Thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu đến từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà nhượng quyền thường tìm cách nhanh chóng mở rộng mạng lưới phân phối của mình để tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ.

2.3. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý (Management franchise)

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý là một hình thức nhượng quyền mà bên nhượng quyền (franchisor) không chỉ cung cấp quyền sử dụng thương hiệu mà còn tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền (franchisee). Trong mô hình này, bên nhượng quyền thường có vai trò lớn trong việc giúp quản lý, đào tạo và hỗ trợ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý:

  • Quản lý chất lượng: Bên nhượng quyền giữ vai trò chặt chẽ trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo tiêu chuẩn của thương hiệu

  • Hỗ trợ quản lý: Bên nhượng quyền cung cấp sự hỗ trợ đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp, từ chiến lược kinh doanh đến quản lý nhân sự và tài chính

  • Đào tạo: Bên nhượng quyền thường có chương trình đào tạo chi tiết để giúp bên nhận quyền hiểu rõ mô hình kinh doanh và các quy trình hoạt động

Những lưu ý về mô hình này:

  • Mức độ tham gia: Tần suất tham gia của bên nhượng quyền trong quản lý có thể thay đổi, tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể

  • Chi phí cao: Do có sự tham gia tích cực trong quản lý, mô hình này thường đi kèm với chi phí khởi đầu và chi phí duy trì cao hơn so với những mô hình nhượng quyền khác

2.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là một hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bên nhượng quyền không chỉ cung cấp quyền sử dụng thương hiệu mà còn đầu tư một lượng vốn vào doanh nghiệp của bên nhận quyền. Trong mô hình này, bên nhượng quyền thường sở hữu một phần nào đó của doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro cùng bên nhận quyền.

Lợi ích mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn:

  • Đầu tư vốn: Bên nhượng quyền không chỉ chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu mà còn đầu tư một khoản vốn vào doanh nghiệp của bên nhận quyền

  • Rủi ro và phần chia lợi nhuận: Do có sự đầu tư vốn, bên nhượng quyền thường chia sẻ một phần lợi nhuận và rủi ro với bên nhận quyền

  • Hỗ trợ quản lý: Bên nhượng quyền thường cung cấp sự hỗ trợ không chỉ trong việc quản lý mà còn trong việc phát triển doanh nghiệp

Những lưu ý về mô hình này:

  • Quản lý chặt chẽ: Bên nhượng quyền thường có mức độ quản lý và kiểm soát cao hơn trong hoạt động doanh nghiệp

  • Rủi ro chia sẻ: Cả hai bên chia sẻ rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tạo ra một mô hình hợp tác chặt chẽ

  • Chi phí đầu tư: Đối với bên nhận quyền, chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các mô hình nhượng quyền khác

"Kinh doanh là khoa học và nghệ thuật của sự lựa chọn. Mà muốn lựa chọn đúng thì bắt buộc phải có trí tuệ" - Mr. Tony Dzung

Khoá học chuyên sâu XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH cung cấp cho ban lãnh đạo kiến thức nền tảng và mô chiến lược hiệu quả nhất để thiết kế, triển khai, lựa chọn và tối ưu chiến lược kinh doanh.

KHÓA HỌC XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH
KHÓA HỌC XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3. Nhượng quyền thương hiệu có những ưu - nhược điểm gì?

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện hiện là loại nhượng quyền thương hiệu phổ biến tại Việt Nam. 

1 - Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu 

Nhượng quyền thương hiệu giúp mở rộng mô hình kinh doanh mà không cần đầu tư nhiều vốn nhân lực. Bên nhận nhượng quyền có thể tận dụng thương hiệu và hệ thống kinh doanh đã thành công của bên nhượng quyền để giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Bên cạnh đó nhượng quyền thương hiệu cũng là hình thức kinh doanh có tỷ lệ thành công cao hơn so với tự khởi nghiệp một thương hiệu mới. 

2 - Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu 

Tuy nhiên nhượng quyền thương hiệu sẽ phải mất một khoản phí như phí nhượng quyền, phí hoa hồng và các khoản chi phí khác để bắt đầu kinh doanh. Hơn nữa tỷ lệ kinh doanh thành công không phải lúc nào cũng cao, bên nhận quyền phải chuẩn bị kỹ lưỡng về chiến lược và mục tiêu kinh doanh của riêng mình nếu không sẽ không cạnh tranh được với hệ thống cửa hàng khác, điều này có thể dẫn đến việc giảm lợi nhuận. 

Ưu nhược điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?
Ưu nhược điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?

4. Điều kiện cần có khi nhượng quyền thương hiệu là gì?

Để nhượng quyền thành công cần phải xét đến nhiều yếu tố. Dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệp cần đảm bảo những điều sau:  

  • Có giấy phép đăng ký kinh doanh phải đúng hạn: Việc đăng ký thương hiệu không đúng thời hạn có thể do thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, về bản chất khi chưa được cấp bằng (sau 18 đến 24 tháng nộp hồ sơ) thì thương hiệu sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với thương hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể quyết định hay sử dụng. Việc đăng ký nhãn hiệu chậm sẽ dẫn đến bị mất thương hiệu. 

Hơn nữa không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký loại hình kinh doanh không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh thì việc mở rộng địa điểm và góp vốn bị hạn chế.

  • Đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm: Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục được đối tác rằng quy trình sản xuất được đảm bảo và chứng nhận bởi cơ quan nhà nước. Ngoài ra, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ mang tính bắt buộc mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty.

  • Đã đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu được cấp bằng bảo hộ: Việc đăng ký nhãn hiệu chậm sẽ dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Do đó việc nộp hồ sơ đăng ký sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền, và quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ.  

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

5. Thủ tục cần có khi nhượng quyền thương hiệu là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01 - HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;

  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

6. 7 bước cơ bản giúp nhượng quyền thương hiệu thành công

Để nhận nhượng quyền kinh doanh và phát triển cửa hàng nhượng quyền thành công, bạn có thể tham khảo 7 bước triển khai chi tiết dưới đây.

Cách nhượng quyền kinh doanh thành công
Cách nhượng quyền kinh doanh thành công

Bước 1: Đánh giá mức độ sẵn sàng

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu doanh nghiệp của bạn có phù hợp để nhượng quyền thương mại hay không. Mark Siebert - Tổng giám đốc của iFranchise Group đã chia sẻ rằng việc xem xét mô hình kinh doanh nhượng quyền hiện tại cần đánh giá không chỉ về doanh thu và lợi nhuận, mà còn đối mặt với nhiều yếu tố khác. Do đó, để thực hiện nhượng quyền thương hiệu thành công, đầu tiên doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố sau đây:

1 - Xem xét mô hình nhượng quyền

2 - Đánh giá tài chính hiện tại

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp hiểu rõ về môi trường kinh doanh mà bên nhận quyền sẽ hoạt động. Như vậy sẽ nắm bắt được đâu là những cơ hội, thách thức mà bên nhận quyền sẽ phải đối mặt trong tương lai. 

>>> XEM THÊM: 6 BƯỚC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

Bước 3: Nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về các yêu cầu pháp lý

Bên nhận quyền khi quyết định thực hiện nhượng quyền thương hiệu cần tiếp cận với quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về các yêu cầu pháp lý liên quan. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhận quyền mà còn đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ.

Dưới đây là một số yêu cầu pháp lý về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam:

  • Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu: Hợp đồng cần phải rõ ràng, chi tiết và đầy đủ thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Cần xác định thời hạn của hợp đồng và các điều kiện có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng

  • Đăng ký nhượng quyền: Quy định rằng việc nhượng quyền thương hiệu cần phải được đăng ký tại Cơ quan Chủ quản về sở hữu công nghiệp. Bên nhượng cần phải có văn bản chấp nhận việc nhượng quyền từ phía họ

  • Bảo vệ quyền lợi của bên nhượng và bên nhận quyền: Hợp đồng cần xác định rõ về quyền lợi tài chính, bao gồm cả việc xác định rõ ràng về cách tính chi phí và lợi nhuận từ việc nhượng quyền. Đảm bảo rằng hợp đồng bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong trường hợp có sự thay đổi trong tương lai

  • Tuân thủ pháp luật địa phương: Đảm bảo rằng quá trình nhượng quyền tuân thủ các quy định liên quan đến đất đai và quy hoạch tại địa phương. Xác định các trách nhiệm về thuế và đảm bảo rằng cả hai bên đều tuân thủ các quy định thuế liên quan

Bước 4: Ra quyết định lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu

Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, với những thông tin quan trọng thì bên nhận quyền đưa ra quyết định lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.

Bước 5: Tuyển dụng và thuê các nguồn lực cần thiết

Quá trình tuyển dụng nên tập trung vào việc chọn lựa những người hiểu biết nhất định về ngành kinh doanh. Bên nhận quyền cần có một nhân viên từ quản lý, tiếp thị đến bán hàng để đảm bảo mọi khía cạnh được quản lý một cách toàn diện.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào sự lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền mà bên nhận quyền có thể cân nhắc xem có cần thuê các nguồn lực khác như: Marketing, Sửa chữa bảo trì chi nhánh, Quản lý… 

Bước 6: Bắt đầu kinh doanh mô hình và quản trị rủi ro

Khi mọi chuẩn bị đã hoàn tất thì chính là lúc bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh theo mô hình đã xây dựng. Trong hành trình kinh doanh, không thể tránh khỏi những rủi ro và thách thức. Điều quan trọng là bên nhận quyền cần tự tin và sẵn sàng quản lý những khía cạnh khó khăn này một cách chủ động.

>>> XEM THÊM: 5 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO KHI KINH DOANH

Bước 7: Theo dõi, đánh giá hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Để đảm bảo mô hình nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh mẽ và hiệu quả thì đầu tiên bên nhận quyền cần theo dõi hoạt động hàng ngày. Theo dõi là để đảm bảo rằng mọi khía cạnh đang diễn ra suôn sẻ và đúng đắn theo tiêu chuẩn của thương hiệu. Một vài chỉ số bên nhận quyền có thể theo dõi như: Doanh thu, biên lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, chỉ số hài lòng của khách hàng… Đặc biệt cần đảm bảo luôn phải có các hệ thống giám sát và báo cáo định kỳ giúp bên nhượng quyền nắm bắt được những vấn đề sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh phổ biến không chỉ ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Trên đây là những điều kiện và thủ tục cần thiết cho việc nhượng quyền thương hiệu, hy vọng có thể giúp bạn nắm rõ thông tin để thành công trong việc kinh doanh của mình. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger