TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

9 CÁCH TĂNG ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP CỰC CHẤT

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tầm quan trọng của tăng độ nhận diện thương hiệu 
  • 2. 9 Cách tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất 
    • 2.1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu 
    • 2.2. Xây dựng và tối ưu website 
    • 2.3. Sử dụng quảng cáo trả phí (PPC)
    • 2.4. Xây dựng các kênh mạng xã hội 
    • 2.5. Sử dụng email marketing
    • 2.6. Sử dụng Influencer Marketing
    • 2.7. Tài trợ, bảo trợ các chương trình, workshop, cuộc thi
    • 2.8. Tận dụng marketing truyền miệng (Word of mouth) 
    • 2.9. Tạo content hữu ích với khách hàng
  • 3. Các mức độ nhận biết thương hiệu 

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu là yếu tố sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với 9 cách hiệu quả dưới đây, doanh nghiệp của bạn sẽ có những chiến lược cụ thể để nổi bật giữa đám đông và khẳng định dấu ấn riêng. Hãy cùng khám phá những chiến lược này để đưa thương hiệu của bạn lên một tầm cao mới.

1. Tầm quan trọng của tăng độ nhận diện thương hiệu 

Độ nhận diện thương hiệu đại diện cho một thương hiệu mạnh, nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng danh cho doanh nghiệp. Khi khách hàng nhận diện được và nhớ đến thương hiệu của bạn thì họ sẽ có xu hướng ưu tiên chọn sản phẩm của bạn hơn. Vì vậy ngày nay các doanh nghiệp cần nỗ lực tăng độ nhận diện thương hiệu: 

  • Tăng giá trị thương hiệu: Khi thương hiệu mạnh tức là nó đang được nhận diện rộng rãi. Điều này giúp cho thương hiệu trở lên có giá trị hơn, tạo điều kiện thuận lợi có việc hợp tác và gọi vốn đầu tư. 
  • Xây dựng được lòng trung thành thành của khách hàng: Một trong những yếu tố khiến khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn là việc thương hiệu có độ nhận diện cao. Sự trung thành này không chỉ giúp duy trì doanh thu ổn định mà còn tạo ra các khách hàng tiềm năng thông qua việc giới thiệu thương hiệu của bạn đến người khác.
  • Tạo điểm nhấn riêng so với các đối thủ trên thị trường: Việc khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn với đối thủ giúp thương hiệu của bạn có dấu ấn riêng biệt so với đối thủ. Nó giúp doanh nghiệp ghi được dấu ấn riêng trên thị trường. 
  • Tăng hiệu quả các chiến dịch marketing: Khi mức độ nhận diện thương hiệu của bạn tăng lên, các chiến dịch marketing cũng có hiệu quả hơn. Khách hàng dễ dàng nhớ và phản hồi tích cực với các thông điệp quảng cáo của bạn, giúp tối ưu hóa chi phí marketing và tăng doanh số bán hàng.
Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2. 9 Cách tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất 

Theo thống kê của Salsify, có 46% khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn vì đó là thương hiệu mạnh, có độ nhận diện cao. Dưới đây là bí quyết giúp doanh nghiệp của bạn tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả nhất. 

Các cách giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu cực hiệu quả
Các cách giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu cực hiệu quả

2.1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu 

Bộ nhận diện thương hiệu là "bộ mặt" của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ bạn. Để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, cần chú trọng đến cả các yếu tố hữu hình và vô hình.

  • Các yếu tố hữu hình là những gì hiện trước mắt, khách hàng có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận thông qua tiếp xúc vật lý: logo, màu sắc, font chữ, slogan, tên thương hiệu.
  • Các yếu tố vô hình thì bộ nhận diện thương hiệu là những gì khách hàng chỉ có thể cảm nhận thông qua cảm xúc, nhận biết và khó có thể đo lường: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, hành vi nhân viên

Vậy làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu?

  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu khách hàng của bạn, để có thể xây dựng thông điệp có giá trị và phù hợp với khách hàng của mình. Callie Wilkinson nói: "Đừng ngại đại diện cho điều gì đó. Bây giờ hơn bao giờ hết, khách hàng bị thu hút bởi các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ.”
  • Xác định tính cách của thương hiệu: Bạn cần nhớ định hình tính cách thương hiệu cần chú ý đến khách hàng mục tiêu của mình là ai. Ví dụ khách hàng của bạn là trẻ em thì định vị nhân cách thương hiệu từ hữu hình đến vô hình cần tươi sáng, tích cực. 
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hữu hình: Theo lời của nhà thiết kế đồ họa Paul Rand, "Thiết kế là đại sứ thầm lặng của thương hiệu của bạn." Vì vậy đừng bao giờ tiếc chi phí bỏ ra cho phần thiết kế quyết định cả bộ mặt của doanh nghiệp. Hãy thuê thiết kế nó một cách chỉnh chu nhất có thể. 
  • Xây dựng các yếu tố vô hình: Đây cũng chính là nền tảng văn hóa của doanh nghiệp, nó định hình theo tính cách của người lãnh đạo doanh nghiệp. 
  • Đào tạo và truyền thông: Đào tạo nhân viên về bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, bên cạnh đó doanh nghiệp cần marketing rộng rãi đến công chúng mục tiêu. 

>>> XEM THÊM: CÁCH XÂY DỰNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ẤN TƯỢNG

2.2. Xây dựng và tối ưu website 

Website đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Một website được tối ưu hiệu quả không chỉ là công cụ mạnh mẽ để tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn giúp thương hiệu dễ dàng giao tiếp và tương tác với khách hàng.

Trước khi bắt đầu xây dựng website, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ có nhu cầu gì? Bên cạnh đó, website cần đảm bảo phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu của và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX/UI) sao cho thân thiện và dễ sử dụng nhất. Việc này sẽ giúp tăng tính tương tác và độ hấp dẫn của website đối với người dùng, từ đó thúc đẩy hiệu quả tiếp cận và giao tiếp của thương hiệu với khách hàng.

2.3. Sử dụng quảng cáo trả phí (PPC)

Chạy quảng cáo PPC là một trong những cách hiệu quả để có thể tăng độ phủ của thương hiệu đến công chúng mục tiêu. Hiện nay rất nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo như Google, Facebook, Tiktok… giúp bạn có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của mình cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến các chi phí chạy quảng cáo, đo lường chiến dịch một cách chính xác để sử dụng PPC một cách hiệu quả. 

Để sử dụng quảng cáo trả phí giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, bạn cần để ý đến các yếu tố tiên quyết bắt buộc bạn cần lưu ý khi sử dụng quảng cáo trả phí để không lãng phí: 

  • Các từ khóa có liên quan trong quảng cáo 
  • CTA của quảng cáo cần rõ ràng 
  • Set thời gian chạy quảng cáo vào khung giờ phù hợp với công chúng mục tiêu

>>> XEM THÊM: TOP 10 CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO TRONG MARKETING PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

2.4. Xây dựng các kênh mạng xã hội 

Chiến lược marketing social không còn quá xa lạ nhưng nó vẫn là một kênh khai thác khách hàng hiệu quả. Bạn cần nghiên cứu hành vi khách hàng để có thể xây dựng các kênh mạng xã hội phù hợp. Ví dụ, khách hàng bạn dùng đa số trên nền tảng Tiktok thì bạn cần xây dựng kênh trên đó để có thể kết nối và tương tác với khách hàng. 

Bên cạnh đó bạn cần nhớ rằng không xây duy nhất 1 kênh trên mạng xã hội, hãy xây đa kênh để doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào một nền tảng. Đa kênh cũng coi là một phương án dự phòng cho bạn khi có vấn đề với bất kì một nền tảng nào. 

Một số gợi ý để giúp bạn có một kênh mạng xã hội mạnh, tương tác cao và độ phủ đến nhiều người: 

  • Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao.
  • Đăng bài thường xuyên.
  • Sử dụng các hashtag phù hợp.
  • Chạy quảng cáo mạng xã hội.
  • Hợp tác với KOL, KOC.
Một số tips quan trọng giúp doanh nghiệp có một kênh mạng xã hội mạnh
Một số tips quan trọng giúp doanh nghiệp có một kênh mạng xã hội mạnh

2.5. Sử dụng email marketing

Sử dụng email marketing là một chiến lược hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp bạn tiếp cận trực tiếp với khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Để sử dụng email marketing một cách có hiệu quả, tăng độ nhận diện thương hiệu đến đúng khách hàng mình cần. Bạn nên có một lượng data khách hàng nhất định, chất lượng. Những thông tin đó được thu thập từ các nền tảng mạng xã hội bạn xây dựng như website, blog, hoặc các sự kiện. 

Email cần cá nhân hóa theo tên của từng khách hàng điều đó làm khách hàng cảm thấy thương hiệu đang coi trọng họ và ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Bạn cũng cần đảm bảo tần suất gửi email hợp lý để không làm phiền khách hàng, đồng thời chọn thời điểm phù hợp như buổi sáng hoặc buổi chiều trong các ngày làm việc để gửi email. Tiêu đề email nên ngắn gọn, hấp dẫn và kích thích sự tò mò của người đọc, trong khi nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu và trực quan với hình ảnh và liên kết rõ ràng.

2.6. Sử dụng Influencer Marketing

Trong những năm gần đây, Influencer Marketing được biết đến rộng rãi hơn bao giờ hết. Việc sử dụng Influencer giúp bạn tiếp cận được đến những người bị ảnh hưởng bởi họ. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng cần influencer, vì vậy bạn cần xem xét các yếu tố sau trước khi quyết định sử dụng Influencer: 

  • Xác định ngành của bạn việc tăng độ phủ dựa vào influencer có hiệu quả không? 
  • Xác định Influencer trong lĩnh vực này có những ai ? 
  • Độ uy tín của influencer cũng như là sức ảnh hưởng của họ

Khi bạn cần nhắc những yếu tố trên tức là việc influencer marketing cho việc tăng độ phủ cho thương hiệu của bạn có hiệu quả. 

2.7. Tài trợ, bảo trợ các chương trình, workshop, cuộc thi

Để tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu thì các chương trình, workshop và các cuộc thi, doanh nghiệp cần tài trợ. Có đa dạng các hình thức bảo trợ tài trợ phổ biến mà bạn có thể tham khảo: 

  • Tài trợ tài chính: Nhà tài trợ cung cấp một khoản tiền nhất định để hỗ trợ sự kiện hoặc chương trình. Đổi lại, thương hiệu của nhà tài trợ sẽ được quảng bá rộng rãi qua các kênh truyền thông của sự kiện.
  • Tài trợ truyền thông: Giảm chi phí hoặc miễn phí dịch vụ truyền thông như quảng cáo trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội, hoặc cung cấp các dịch vụ in ấn và thiết kế cho các sự kiện, workshop…
  • Bảo trợ truyền thông: Nhà tài trợ sử dụng các kênh truyền thông xã hội của mình để quảng bá cho sự kiện. 
Các hình thức bảo trợ, tài trợ được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến
Các hình thức bảo trợ, tài trợ được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến

2.8. Tận dụng marketing truyền miệng (Word of mouth) 

Marketing truyền miệng là việc doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của khách hàng để quảng bá sản phẩm. Điều này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua các lời giới thiệu và đánh giá tích cực từ khách hàng. Để chiến lược marketing truyền miệng đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng vượt trội và dịch vụ xuất sắc.

Sản phẩm phải đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của khách hàng, nhằm tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và tích cực. Nếu không, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng bị nhận diện cao nhưng lại kèm theo danh tiếng xấu. Do đó, tập trung vào chất lượng và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy thông qua marketing truyền miệng.

2.9. Tạo content hữu ích với khách hàng

Các dạng content phù hợp giúp tăng độ nhận diện thương hiệu một cách tốt nhất
Các dạng content phù hợp giúp tăng độ nhận diện thương hiệu một cách tốt nhất

Khi cung cấp giá trị thực sự thông qua nội dung, doanh nghiệp không chỉ thu hút khách hàng mà còn tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu. Sử dụng content chất lượng và phù hợp với ý định của người dùng, doanh nghiệp có thể xây dựng danh tiếng và uy tín, đồng thời mở rộng độ phủ thương hiệu. Để tạo nội dung hữu ích, doanh nghiệp cần phân loại content theo mức độ quan tâm của khách hàng: content lạnh, content ấm, và content nóng.

  • Content lạnh: Nhằm cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm và thương hiệu, giúp khách hàng nhận biết và có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Đây có thể là các bài viết giới thiệu, mô tả sản phẩm, hoặc thông tin về thương hiệu.
  • Content ấm: Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Nội dung này giúp khách hàng thấy rõ giá trị và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại. Các bài viết hướng dẫn, mẹo vặt, và lời khuyên chuyên môn đều thuộc loại content này.
  • Content nóng: Nhấn mạnh vào tính ứng dụng vượt trội của sản phẩm, vượt xa mong đợi của khách hàng. Đây là những câu chuyện thành công, trường hợp nghiên cứu, và phản hồi tích cực từ khách hàng, cho thấy sản phẩm của bạn có thể mang lại kết quả vượt mong đợi của khách hàng. 

Phân loại content theo từng cấp độ quan tâm của khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ. Điều này không chỉ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng mà còn gia tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.

Khoá học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP cùng Mr. Tony Dzung trong 2 ngày liên tiếp, mang tới hệ thống kiến thức, các công cụ quan trọng, kỹ năng cần thiết để xây dựng hệ thống Marketing bài bản cho lãnh đạo/các cấp quản lý doanh nghiệp.

3. Các mức độ nhận biết thương hiệu 

Theo nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu của 3 tác giả Wasib bin Latif, Md. Aminul Islam và Idris Mdnoor, các mức độ nhận biết thương hiệu được chia thành 4 cấp độ: không nhận biết về thương hiệu, nhận diện thương hiệu, tự nhắc lại thương hiệu và xuất hiện ngay trong tâm trí. 

  • Không nhận biết về thương hiệu (no brand awareness): Ở cấp độ này, khách hàng hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của thương hiệu của bạn. Họ chưa từng nghe tên, nhìn thấy logo, hoặc trải nghiệm sản phẩm của bạn. Đây là giai đoạn mà thương hiệu cần tập trung vào việc tiếp cận và giới thiệu mình tới khách hàng thông qua các chiến dịch marketing mạnh mẽ.
  • Nhận diện thương hiệu (brand recognition): Khách hàng bắt đầu nhận ra thương hiệu của bạn khi họ nhìn thấy tên, logo hoặc một số yếu tố đặc trưng khác. Họ có thể không nhớ ngay nhưng khi nhìn thấy hoặc nghe thấy, họ có thể nhận diện ra đó là thương hiệu của bạn. Đây là kết quả của việc quảng cáo, truyền thông và tiếp xúc thường xuyên với thương hiệu.
  • Tự nhắc lại thương hiệu (brand recall): Ở cấp độ này, khách hàng có thể nhớ và tự nhắc lại thương hiệu của bạn khi nghĩ về một danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Ví dụ, khi họ nghĩ về nước ngọt có gas, họ sẽ nhớ đến Coca-Cola hoặc Pepsi. Đây là một dấu hiệu cho thấy thương hiệu của bạn đã bắt đầu chiếm được một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
  • Xuất hiện ngay trong tâm trí (top-of-mind awareness): Đây là cấp độ cao nhất của nhận biết thương hiệu. Khi khách hàng nghĩ đến một loại sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu của bạn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí họ. Ví dụ, khi nghĩ đến tìm kiếm trực tuyến, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Google. Đạt được mức độ này đòi hỏi thương hiệu phải có một sự hiện diện mạnh mẽ và liên tục trong cuộc sống của khách hàng.
Các cấp độ nhận biết thương hiệu
Các cấp độ nhận biết thương hiệu

Thành công trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Hãy đầu tư thời gian và nguồn lực vào những chiến lược phù hợp, luôn lắng nghe và phản hồi ý kiến khách hàng, và không ngừng cải thiện để duy trì và phát triển thương hiệu của mình trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger