TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Mục lục [Ẩn]

  • 1. 7 nguyên tắc “vàng” trong cách đặt tên thương hiệu
    • 1.1. Bảo hộ được
    • 1.2. Tên miền có sẵn
    • 1.3. Đơn giản và dễ nhớ
    • 1.4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa
    • 1.5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
    • 1.6. Thể hiện sự khác biệt
    • 1.7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu 
  • 2. Cách đặt tên thương hiệu với 5 bước hiệu quả
    • 2.1. Xác định giá trị cốt lõi thương hiệu
    • 2.2. Tìm kiếm sự khác biệt
    • 2.3. Liệt kê các thương hiệu tiềm năng
    • 2.4. Kiểm tra, đánh giá
    • 2.5. Thử nghiệm
  • 3. 12 cách đặt tên thương hiệu độc đáo
    • 3.1. Dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu
    • 3.2. Dùng chính đặc trưng sản phẩm
    • 3.3. Đặt tên theo địa chỉ, địa danh
    • 3.4. Dùng từ viết tắt
    • 3.5. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng
    • 3.6. Đặt tên theo quy mô
    • 3.7. Đặt tên theo sự liên tưởng
    • 3.8. Đặt tên theo các danh từ gợi nhắc
    • 3.9. Dùng tính từ để đặt tên
    • 3.10. Dùng tiếng nước ngoài
    • 3.11. Sử dụng phiên âm âm thanh
    • 3.12. Tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
  • 4. Cách tra cứu tên thương hiệu trên Internet
  • 5. VIDEO Cách đặt tên thương hiệu

Thật tuyệt vời nếu như tên thương hiệu của bạn được khách hàng nhắc đến đầu tiên (TOM - top of mind). Cách đặt tên thương hiệu sẽ quyết định sự thành công của thương hiệu trên thương trường. Thực tế đã chứng minh, mọi nỗ lực về Marketing và truyền thông sẽ đổ sông đổ biển nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu của bạn hoặc tên công ty. Nắm chắc 7 nguyên tắc “vàng” dưới đây sẽ giúp bạn chọn cho mình một tên thương hiệu phù hợp.

1. 7 nguyên tắc “vàng” trong cách đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu “thành công” là tên giúp cho khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, và dễ có cảm xúc thì khách hàng mới “để mắt” đến thương hiệu của bạn trước rồi mới nói đến việc mua sản phẩm và dịch vụ. Bởi vì thế cách đặt tên thương hiệu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận diện từ đó tăng doanh số bán hàng.

1.1. Bảo hộ được

Sẽ thật nguy hiểm cho doanh nghiệp của bạn nếu như tên thương hiệu của bạn đã được người khác sử dụng trước đó. Một trong những điều kiện cốt yếu nhất trong cách đặt tên thương hiệu đó chính là tên thương hiệu phải được bảo hộ về mặt pháp lý. Tên thương hiệu của doanh nghiệp dù hay thế nào nhưng không được bảo hộ sẽ mang lại sự rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh. 

Vào năm 2010, Công ty Cổ phần Vincom đã khởi kiện dân sự Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại. Cụ thể công ty cổ phần tài chính Vincon đã thay chữ “m” trong tên thương hiệu “Vincom” thành chữ “n”. Điều này gây nên sự nhầm lẫn cho khách hàng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Vincom. Sau vụ kiện, Vincon đã phải thay đổi tên thương hiệu của mình.

Ngược lại, ông hoàng công nghệ “Apple” lại rất thành công khi cách đặt tên thương hiệu này không vi phạm bất kỳ thương hiệu nào khác và đã được bảo hộ pháp lý. Apple là một tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ, liên quan đến ngành công nghệ và đã trở thành biểu tượng của các sản phẩm điện tử trên toàn cầu.

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Tên thương hiệu cần đáp ứng yếu tố bảo hộ được để tránh yếu tố bản quyền

>>> XEM THÊM: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

1.2. Tên miền có sẵn

Cách đặt tên thương hiệu thường đi liền với domain website và sẽ rất “kì cục” nếu tên miền website của bạn lại không trùng với tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể sở hữu tên miền theo thương hiệu thì bạn cũng nên cân nhắc việc thay đổi tên khác thay vì sử dụng tên miền không thể đăng ký. Hãy kiểm tra và đăng ký tên miền sớm nhất có thể.

Giả sử tên thương hiệu "Apple Store" lại đăng ký tên miền website của mình là Appleshop.com, tên miền này đã vi phạm quy tắc này bởi tên thương hiệu không giống với tên website của nhãn hàng này, điều này dẫn đến sự hiểu lầm và hoang mang cho khách hàng của Apple. Applestore.com là một cách đặt tên thương hiệu chuẩn với tên miền đồng nhất.

Tên thương hiệu và domain website bắt buộc phải đồng nhất với nhau để tránh việc đạo nhái và gây sự hiểu lầm cho khách hàng của bạn

1.3. Đơn giản và dễ nhớ

Một trong những nguyên lý trong cách đặt tên thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là tên thương hiệu khó nhớ, khó đọc. Bạn không nên đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.

Dù là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên thương hiệu có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ.

Một số thương hiệu nổi tiếng thế giới như Bvlgari, TAGHeuer, Givenchy… luôn làm cho khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc. Điều này khiến cho việc ghi nhớ và nhận diện thương hiệu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Một lời khuyên quan trọng giúp cách đặt tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không.

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Việc đưa các nguyên âm vào tên thương hiệu giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn

>>> XEM THÊM:[HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC

1.4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa

Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã giới thiệu một dòng sản phẩm có tên gọi là "Laputa" tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên, vấn đề bắt đầu nảy sinh khi từ "Puta" trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gái mại dâm". Điều này tạo ra sự nhầm lẫn và tiêu cực cho hình ảnh của dòng sản phẩm này tại thị trường Tây Ban Nha.

Một trường hợp khác là thương hiệu mì Sagami tại Việt Nam. Cái tên này không may trùng với tên của một thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật Bản. Điều này gây ra sự nhầm lẫn và tạo ra sự khó xử cho thương hiệu mì trong việc xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm, đưa doanh nghiệp vào thế “dở khóc, dở cười” 

Những trường hợp này cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng ý nghĩa và âm thanh của tên thương hiệu trong các ngôn ngữ khác nhau trước khi sử dụng. Điều này giúp tránh những tình huống không mong muốn và đảm bảo tên thương hiệu phù hợp với các thị trường mục tiêu.

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Mì Sagami của Omachi trùng tên với hãng bao cao su Nhật Bản

1.5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm

Mặc dù không phải lúc nào cách đặt tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề, nhưng việc sử dụng yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên thương hiệu có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí truyền thông. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, các thương hiệu sử dụng "edu" như Eduzone, Hope Education. Trong bất động sản, "land" là hậu tố hay được sử dụng, ví dụ Capitaland, Novaland. Các thương hiệu đồ dùng cho mẹ và bé như Kidsplaza, shoptretho cũng khiến khách hàng hình dung một cách khái quát về sản phẩm của bạn.

Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp. Với các thương hiệu nhỏ, mới hoặc chưa được nhận biết rộng rãi, việc có một tên thương hiệu mô tả rõ ngành nghề hoặc sản phẩm giúp khách hàng tiềm năng nhận biết và nhớ đến doanh nghiệp nhanh chóng.

1.6. Thể hiện sự khác biệt

Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là phải khác biệt với các đối thủ trực tiếp. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

Thương hiệu nước giải khát đã lấy tên "5-hour Energy" thể hiện sự khác biệt với các đối thủ bằng cách sử dụng từ "5-hour" để ám chỉ sự tăng cường năng lượng trong một thời gian ngắn.

1.7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu 

Khi đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp, trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông đều có thể đọc được. Ngược lại, nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

2. Cách đặt tên thương hiệu với 5 bước hiệu quả

Cách đặt tên thương hiệu là một quá trình quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và nhận diện cho doanh nghiệp. Một tên thương hiệu tốt có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng, tạo ra sự khác biệt và gắn kết trong tâm trí của họ. 

Trong quá trình đặt tên thương hiệu, có một số bước quan trọng mà bạn có thể tuân thủ để đảm bảo hiệu quả và thành công. Dưới đây là 5 bước cơ bản để đặt tên thương hiệu một cách hiệu quả.

2.1. Xác định giá trị cốt lõi thương hiệu

Bước này đòi hỏi bạn phải xác định các giá trị cốt lõi mà thương hiệu của bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Điều này liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị đặc biệt mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.

2.2. Tìm kiếm sự khác biệt

Bạn cần tìm ra điểm đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn đặt nền tảng để định hình tên thương hiệu theo hướng độc đáo và phù hợp với vị trí của doanh nghiệp trong thị trường.

>>> XEM THÊM: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5 BƯỚC & 9 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ VỊ THẾ VỮNG CHẮC

2.3. Liệt kê các thương hiệu tiềm năng

Sau khi đã có cái nhìn rõ về giá trị cốt lõi và sự khác biệt của doanh nghiệp, bạn nên liệt kê và nghiên cứu cách đặt tên thương hiệu tiềm năng. Hãy tạo một danh sách các ý tưởng và từ khóa liên quan đến ngành nghề, sản phẩm, giá trị, hoặc các yếu tố đặc biệt khác của doanh nghiệp.

2.4. Kiểm tra, đánh giá

Khi đã có danh sách các tên thương hiệu, doanh nghiệp cần kiểm tra tên đó đã được dùng hay chưa, có phù hợp với văn hoá địa phương không. Cách tra cứu tên thương hiệu sẽ được trình bày chi tiết ở phần 4. 

2.5. Thử nghiệm

Cuối cùng, doanh nghiệp hãy thử nghiệm các tên thương hiệu tiềm năng đối với đội ngũ nhân viên, khách hàng mục tiêu hoặc nhóm tiêu thụ để thu thập phản hồi. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế về cách tên thương hiệu được tiếp nhận và nhận xét từ người khác. Dựa trên phản hồi và thông tin thu thập được, bạn có thể điều chỉnh và chọn tên thương hiệu cuối cùng.

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

5 bước đặt tên thương hiệu hiệu quả

3. 12 cách đặt tên thương hiệu độc đáo

Cách đặt tên thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu thành công. Dưới đây là một số cách đặt tên thương hiệu sáng tạo và độc đáo để bạn có thể áp dụng

3.1. Dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu

Dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu không còn là điều xa lạ với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì sự quen thuộc, tên cá nhân dễ bị lãng quên trong tâm trí người tiêu dùng.

Vì vậy, khi sử dụng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu, nếu tên của bạn không đặc biệt, bạn cần làm mới và biến tấu nó để tạo ra một tên thương hiệu độc đáo, dễ nhớ và có ảnh hưởng sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.

Ngoài việc sử dụng tên thật, bạn cũng có thể sử dụng biệt danh hoặc các đại từ xưng hô thông thường của mình để kết hợp và đặt tên cho thương hiệu. Ví dụ, bạn có thể sử dụng "Cô Sáu " hoặc "Chị Năm" để tạo ra một tên thương hiệu độc đáo và thu hút sự chú ý.

 

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Mẹo dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu hấp dẫn

3.2. Dùng chính đặc trưng sản phẩm

Cách đặt tên thương hiệu này có thể giúp khách hàng dễ dàng nhận biết bạn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì, ví dụ như Vieclam24h, timviecnhanh và nhiều ví dụ khác. Đây là phương pháp đặt tên kinh điển và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, phương pháp này thường phù hợp với những mặt hàng kinh doanh mới, ít cạnh tranh trên thị trường, để thu hút khách hàng. Khi thị trường đã có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc sử dụng phương pháp đặt tên này có thể khiến bạn khó phân biệt và gây nhầm lẫn cho khách hàng.

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Ưu và nhược điểm của phương pháp dùng chính đặc trưng sản phẩm

3.3. Đặt tên theo địa chỉ, địa danh

Lụa Hà Đông, Gốm Bát Tràng, Nước Khoáng Quang Hanh... đều là những cái tên quen thuộc, khi nhắc đến, mọi người đều biết chúng ở đâu và đó là sản phẩm gì.

Đây là những ví dụ điển hình cho việc đặt tên thương hiệu dựa trên địa chỉ hoặc địa danh mà doanh nghiệp của bạn đóng quán hoặc sản xuất tại đó. Bên cạnh việc sử dụng tên, bạn cũng có thể sử dụng số nhà, số ngõ và các yếu tố khác để tạo sự khác biệt và ấn tượng với người tiêu dùng.

Dưới đây là một số phương pháp đặt tên thương hiệu dựa trên địa chỉ, địa danh mà bạn có thể tham khảo:

  • Kinh doanh đặc sản: Sử dụng tên địa phương của đặc sản để đặt tên thương hiệu hoặc tên cửa hàng. Ví dụ: Vịt cỏ Vân Đình, Cháo lươn Nghệ An, Chè Thái Nguyên, Mè Xửng Huế…

  • Sử dụng tên địa danh làm chỉ dẫn nguồn gốc hoặc xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ: Đồng Tâm Long An.

  • Nếu sản phẩm của bạn là liên doanh, bạn có thể sử dụng tên ghép của các nước để đặt tên thương hiệu. Ví dụ: Việt-Hàn, Việt-Trung...

  • Sử dụng tên tỉnh, thành phố để đặt tên cửa hàng hoặc thương hiệu. Ví dụ: Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội..

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

3.4. Dùng từ viết tắt

Hiện nay, hai phương pháp phổ biến để đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt là:

  • Sử dụng từ viết tắt dựa trên chữ cái đầu tiên hoặc tên đầy đủ bằng tiếng Anh của thương hiệu. Đây là phương pháp đã được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Ví dụ điển hình là các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Vinaphone, Vingroup, Vinaconex, Vinhomes... trong đó chữ "Vina" hoặc "Vin" là viết tắt của "Việt Nam", kết hợp với phần vế sau là tên sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Sử dụng từ viết tắt dựa trên chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh. Ví dụ như ACB (Ngân hàng Á Châu), ICP (International Consumer Product)...

Cả hai phương pháp này đều được sử dụng phổ biến và tạo ra những tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp hoặc sản phẩm.

Sử dụng từ viết tắt để tạo ra một tên thương hiệu ngắn gọn và dễ nhớ. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn truyền tải thông điệp nhanh chóng và thu hút sự chú ý.

3.5. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng

Phương pháp đặt tên thương hiệu bằng việc tận dụng vị trí đặc biệt, phong cảnh độc đáo hoặc các đặc điểm nổi bật của quán phù hợp cho cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải trí nhỏ hơn. Bằng cách sử dụng những yếu tố này để đặt tên, bạn có thể tạo ra sự nhận diện dễ dàng cho cửa hàng của mình. Ví dụ: Quán Cây Si, Tiệm bánh Cối Xay Gió, Café Cây Đa... 

 

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Tiệm bánh Cối Xay Gió có thiết kế như một trụ đỡ của cối xay gió khổng lồ

3.6. Đặt tên theo quy mô

Cách đặt tên thương hiệu dựa theo quy mô này dùng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng của chủng loại. Bạn có thể dùng một số từ như: Thế giới, Siêu thị … để khách hàng cảm thấy rằng nơi đây có đầy đủ mọi thứ mà họ cần.

Phương pháp này phù hợp với những cửa hàng lớn, những cửa hàng quy mô nhỏ hơn cần lưu ý khi sử dụng vì nếu sử dụng không đúng khách hàng sẽ cảm thấy mình bị lừa và họ không có thiện cảm với cửa hàng của bạn, không quay lại mua hàng.

3.7. Đặt tên theo sự liên tưởng

Sự liên tưởng ở đây có nghĩa là khi nói đến tên thương hiệu của bạn, người tiêu dùng sẽ hình dung ngay là bạn đang bán gì và công dụng của sản phẩm đó ra sao.

Để làm được điều này, bạn phải thật sự hiểu rõ về đặc điểm cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng. Ví dụ như bạn bán máy sưởi thì có thể đặt tên là “Heat”, bán quạt thì có thể đặt là Windy …

3.8. Đặt tên theo các danh từ gợi nhắc

Một hình ảnh, một sự vật hay sự việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Và đây cũng chính là lý do các danh từ gợi nhắc rất hay được sử dụng để làm tên thương hiệu. Có thể kể đến một vài ví dụ như:

  • Các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Mì Sáu Tôm, Phomai Con bò cười,…

  • Các loài hoa: Thời trang Tulip …

  • Các vì sao: Sao Kim, Sao Thủy …

  • Các vị thần: Venus, Zeus, Mặt Trời …

>>> XEM THÊM: XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI

3.9. Dùng tính từ để đặt tên

Trong kinh doanh, ai cũng muốn công việc của mình thuận buồm xuôi gió, chính vì thế mà những cái tên như Tài Lộc, Thịnh Phát, Thịnh Vượng …cũng hay được sử dụng để đặt tên thương hiệu.

Ở Việt Nam, một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng cách đặt tên này đó là: Hòa Phát, Hiệp Phát, Hòa Bình, Tiền Phong, Tiên Phong …

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Tập đoàn Hòa Phát với Slogan “Không hòa chỉ phát”

3.10. Dùng tiếng nước ngoài

Tiếng nước ngoài khi đọc lên nghe có vẻ như rất chuyên nghiệp và làm cho những sản phẩm, dịch vụ của bạn có phần cao cấp hơn những sản phẩm thông thường.

Đây là một trong những lý do cách đặt tên này được ưa chuộng ngay cả khi thương hiệu đó là của người Việt. Cách đặt tên này vừa giúp thương hiệu của bạn không trùng lặp, mới lạ, nghe sang chảnh, thu hút người tiêu dùng mà vẫn mang nhiều ý nghĩa.

Một số thương hiệu dùng từ tiếng nước ngoài có thể kể đến như là: Owen, Adam Store, Torano … Vừa ngắn gọn, ý nghĩa mà lại dễ thu hút sự tò mò của khách hàng.

3.11. Sử dụng phiên âm âm thanh

Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu là một cách làm rất thông minh. Các âm thanh quen thuộc hàng ngày thậm chí còn làm cho thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn. Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này như: Tiktok, Cốc Cốc, Cuccu, Tacke

3.12. Tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò

Khi nhìn vào tên thương hiệu kiểu này, có thể bạn sẽ không hiểu ngay nó mang ý nghĩa gì, nhưng nó tạo sự tò mò làm bạn muốn khám phá chúng.

Thực ra nếu phân tích thì các tên thương hiệu kiểu này đều có ý nghĩa sâu xa nào đó, nó có thể là viết tắt của những từ có nghĩa ghép lại. Ví dụ: Bami King là tên của 1 tiệm bánh mì, trong đó “bami” có nghĩa là bánh mì 

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY, DỄ BẢO HỘ VỚI 7 NGUYÊN TẮC “VÀNG”

Từ Bami có nghĩa là Bánh Mì tạo cảm giác tò mò thích thú

4. Cách tra cứu tên thương hiệu trên Internet

Để tra cứu nhãn hiệu online trên Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, bạn có thể làm theo các bước sau.

  • Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa chỉ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do 

  • Bước 2: Trên trang chủ, di chuột vào mục "Dịch vụ trực tuyến" hoặc "Thư viện số" (tên có thể khác nhau tùy vào cập nhật của trang web).

  • Bước 3: Tìm và chọn vào mục "Thư viện số" hoặc "Tra cứu công cụ trực tuyến".

  • Bước 4: Trong danh sách các công cụ trực tuyến, tìm và chọn vào công cụ tra cứu nhãn hiệu. Thông thường, nó sẽ có tên như "Tra cứu nhãn hiệu" hoặc "Tra cứu hồ sơ nhãn hiệu".

  • Bước 5: Trang tra cứu nhãn hiệu sẽ hiển thị. Trên trang này, bạn sẽ thấy các ô nhập thông tin để tra cứu. Nhập thông tin liên quan đến nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu, chẳng hạn như tên nhãn hiệu, số đăng ký, chủ sở hữu, hoặc các thông tin khác theo yêu cầu của trang web.

  • Bước 6: Sau khi nhập thông tin, nhấp vào nút "Tra cứu" hoặc "Tìm kiếm" để bắt đầu quá trình tra cứu.

  • Bước 7: Kết quả tra cứu sẽ được hiển thị, bao gồm thông tin về nhãn hiệu, số đăng ký, chủ sở hữu, ngày đăng ký, ngày hết hạn và các thông tin liên quan khác. Bạn có thể xem chi tiết thông tin và tải xuống các tài liệu liên quan nếu cần.

5. VIDEO Cách đặt tên thương hiệu

Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá những cách đặt tên thương hiệu sáng tạo và dễ bảo hộ với 7 nguyên tắc "vàng". Việc chọn một tên thương hiệu phù hợp không chỉ đảm bảo sự cá nhân hóa và liên kết với người sáng lập, mà còn xác định một dấu ấn và gợi nhớ trong lòng khách hàng. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger