Mục lục [Ẩn]
- 1. Những mô hình kinh doanh mới nhất, tiềm năng nhất hiện nay
- 1.1. Mô hình kinh doanh bán lẻ B2B2C
- 1.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
- 1.3. Mô hình kinh doanh trả phí Freemium
- 1.4. Mô hình kinh doanh đăng ký
- 1.5. Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
- 1.6. Mô hình kinh doanh doanh thu ẩn
- 1.7. Mô hình máy in và hộp mực (lưỡi dao cạo)
- 1.8. Mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp
- 1.9. Mô hình kinh doanh online - xu hướng hiện nay
- 1.10. Mô hình thu kinh doanh lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo
- 1.11. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết Affiliate Marketing
- 1.12. E-commerce - mô hình kinh doanh thương mại điện tử
- 1.13. Mô hình kinh doanh Agency
- 1.14. Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
- 1.15. Mô hình kinh doanh xóa bỏ kênh môi giới trung gian
- 1.16. Mô hình kinh doanh nền tảng đa diện - Multi-sided Platform Business Model
- 1.17. Mô hình kinh doanh đồng đẳng – Peer to Peer Business Model
- 1.18. Mô hình kinh doanh dạng chuyển đổi tiền mặt theo chu kỳ – Cash Conversion Cycle
- 1.19. Mô hình kinh doanh kết hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền – Mix of Chain And Franchise Business Model
- 1.20. Mô hình kinh doanh ngành giáo dục – Educational Niche Business Model
- 1.21. Mô hình kinh doanh bằng nội dung được cung cấp bởi người dùng – User Generated Content Business Model
- 1.22. Những mô hình kinh doanh gia đình – Family Owned Integrated Business Model
- 1.23. Mô hình kinh doanh đa thương hiệu – Multi Brand Business Model
- 1.24. Mô hình kinh doanh thông qua trên hệ thống phân phối – Distribution Based Business Model
- 1.25. Mô hình kinh doanh lưu động - mô hình mới tại Việt Nam
- 1.26. Mô hình kinh doanh khách sạn thú cưng - mô hình mới tại Việt Nam
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến những mô hình kinh doanh mới
- 3. Các bước xây dựng những mô hình kinh doanh mới hiệu quả
Mô hình kinh doanh được xác định giống như kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có thể đi đúng hướng, bám sát nhất quán mục tiêu ban đầu. Vậy hiện nay đâu là những mô hình kinh doanh mới đem lại tiềm năng phát triển cao cho các doanh nghiệp? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những mô hình kinh doanh mới nhất, tiềm năng nhất hiện nay
Mô hình kinh doanh là kế hoạch riêng của một tổ chức, doanh nghiệp có thể được trình bày ở dạng văn bản hoặc đồ hoạ, mô tả lại toàn bộ kế hoạch kinh doanh để tạo ra lợi nhuận mà doanh nghiệp hướng tới. Một mô hình kinh doanh sẽ thể hiện cụ thể loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, lên kế hoạch về cách thức tiếp thị, về chi phí hoạt động và những kỳ vọng về lợi nhuận.
Nhìn chung, mô hình kinh doanh là định hướng, kim chỉ nam cho doanh nghiệp, giúp 1 doanh nghiệp phát triển lâu dài và có khả năng tạo ra những giá trị bền vững. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định chính xác mô hình kinh doanh thực sự phù hợp với mục tiêu của mình. Dưới đây là những mô hình kinh doanh mới có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay mà các chủ doanh nghiệp nên tham khảo:
1.1. Mô hình kinh doanh bán lẻ B2B2C
Mô hình bán lẻ B2B2C là mô hình hợp tác giữa 2 chủ thể doanh nghiệp để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng. Đây là mô hình biến thể của B2B và B2C. B2B2C giúp doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng mục tiêu, từ đó tăng hiệu quả tiếp thị bán hàng, giảm rủi ro chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, B2B2C lại có hạn chế trong việc quản lý đối tác trung gian phức tạp, có sự rủi ro về kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm khách hàng.
Hiện nay tại Việt Nam, WinShop được biết đến là doanh nghiệp áp dụng hiệu quả mô hình này với phương pháp hiện đại hoá các tạp hoá truyền thống nhằm khắc phục khuyết điểm trong khâu phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến các chủ tiệm. Khi các chủ tiệm tạp hoá, đại lý sử dụng WinShop, có thể tiếp cận với hơn 4000 sản phẩm từ những nhãn hàng uy tín, dễ dàng đặt hàng mọi lúc mọi nơi và đa dạng hình thức thanh toán. Không những thế, bên chủ đại lý, tiệm tạp hoá còn nhận được nhiều chiết khấu và ưu đãi độc quyền. Khách hàng cũng sẽ được mua sản phẩm uy tín với mức ưu đãi cao.
1.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Mô hình nhượng quyền thương hiệu là hình thức bên nhượng quyền cung cấp cho bên được nhượng quyền về giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo, công thức kinh doanh… Bên được nhượng quyền sẽ phải trả chi phí bản quyền cho bên nhượng quyền để được sử dụng thương hiệu và bán sản phẩm của họ. Bên nhượng quyền có thể yêu cầu mức phần trăm doanh thu tuỳ vào sự thoả thuận của 2 bên. Đây là mô hình đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hạn chế lớn nhất của mô hình này đó là chất lượng sản phẩm/dịch vụ được phát triển từ bên nhận nhượng quyền đôi khi không được đảm bảo.
Ví dụ hiện nay ở Việt Nam một số thương hiệu nhượng quyền lớn đang ngày càng phát triển phải kể đến là chè Chang Hi, cà phê Trung Nguyên…
1.3. Mô hình kinh doanh trả phí Freemium
Mô hình kinh doanh trả phí Freemium là sự kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và trả phí. Những sản phẩm/dịch vụ miễn phí luôn thu hút người dùng. Vì thế nếu doanh nghiệp biết cách áp dụng yếu tố miễn phí trong kinh doanh sẽ giúp đẩy doanh thu nhanh chóng.
Mô hình kinh doanh mới này phù hợp với các sản phẩm/dịch vụ công nghệ. Ban đầu, doanh nghiệp cho người dùng sử dụng sản phẩm miễn phí để trải nghiệm. Sau một thời gian nhất định, để có thể tiếp tục sử dụng hoặc nâng cấp các tính năng chuyên nghiệp hơn, người dùng phải bỏ tiền ra để mua sản phẩm.
Điểm thách thức doanh nghiệp khi áp dụng mô hình này đó là khâu cải tiến, làm mới, thay đổi và tạo ra phiên bản trả phí thật sự giá trị. Doanh nghiệp phải làm sao để khách hàng cảm thấy “đáng" khi trả phí để sử dụng sản phẩm.
Một số doanh nghiệp đang thành công trong việc ứng dụng mô hình này đó là Zoom, Spotify, Canva…
1.4. Mô hình kinh doanh đăng ký
Mô hình kinh doanh đăng ký chia thành 2 dạng chính đó là đăng ký mua 1 lần sản phẩm và sử dụng trọn đời và đăng ký theo thời gian nhất định (tháng/năm). Mô hình này cũng phù hợp với các sản phẩm ứng dụng công nghệ.
Ví dụ như sản phẩm Netflix, Amazon đang sử dụng mô hình đăng ký này để kiếm tiền khá thành công. Tuy nhiên để giữ chân và gia tăng khách hàng, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào nâng cấp, thường xuyên đổi mới sản phẩm của mình.
1.5. Mô hình kinh doanh 1 đổi 1
1 đổi 1 là một trong những mô hình kinh doanh mới được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mô hình lợi nhuận và phi lợi nhuận. Trong đó, yếu tố phi lợi nhuận có mục đích kích thích khách hàng mua sản phẩm và là nền tảng cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp. Cụ thể là khi khách hàng mua sản phẩm, một phần lợi nhuận đó sẽ được sử dụng với mục đích giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
Một ví dụ cụ thể để các doanh nghiệp dễ hình dung đó là cách ứng dụng mô hình 1 đổi 1 của thương hiệu giày TOMS - khi khách hàng mua 1 đôi giày, sẽ có 1 đôi giày khác tặng cho 1 trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Khách hàng đã hưởng ứng rất nhiệt tình bởi vì đây là hành động đẹp, vừa mua sản phẩm mình yêu thích, vừa tham gia một hoạt động xã hội vô cùng ý nghĩa.
🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?
Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?
Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
- Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
- Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
- Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
- Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
- Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.
Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!
1.6. Mô hình kinh doanh doanh thu ẩn
Với mô hình này, doanh nghiệp cung cấp cho người dùng ứng dụng và các nền tảng miễn phí sau đó kiếm tiền từ dữ liệu của những đối tượng người dùng này. Nói về mô hình doanh thu ẩn thì Google và Facebook là 2 ví dụ điển hình. Google và Facebook thu thập thông tin người dùng dựa theo các báo cáo về số lượt tìm kiếm, lượt tương tác. Sau đó, những thông tin này sẽ được bán cho doanh nghiệp khác với hình thức quảng cáo. Google và Facebook cho các doanh nghiệp đặt link quảng cáo trên nền tảng của họ, và đây là cách họ thu về lợi nhuận của mình với con số cực khủng.
1.7. Mô hình máy in và hộp mực (lưỡi dao cạo)
Máy in và hộp mực là mô hình kinh doanh mới trong đó doanh nghiệp sẽ bán ra 1 sản phẩm với giá thấp nhưng khách hàng cần mua lại nhiều lần cùng với sản phẩm mua cố định 1 lần với mức giá cao. Hiểu theo đúng tên mô hình này, khi khách hàng mua máy in, họ sẽ phải quay lại mua hộp mực nhiều lần để sử dụng máy in. Ví dụ các doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này: máy pha cà phê Nespresso, máy in HP…
1.8. Mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp
Với mô hình này, doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh. Ví dụ như nhà hàng, các spa, quán cafe, bánh ngọt… Đây là mô hình cực kỳ tiềm năng đặc biệt là trong thời đại khách hàng có xu hướng hưởng thụ, sử dụng các dịch vụ ăn uống, chăm sóc sắc đẹp tại những địa điểm uy tín.
1.9. Mô hình kinh doanh online - xu hướng hiện nay
Kinh doanh online đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay. Bởi mô hình này có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí về mặt bằng, cơ sở vật chất. Người kinh doanh có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để kinh doanh sản phẩm mà không cần thuê cửa hàng. Khách hàng sẽ nhận sản phẩm qua đơn vị vận chuyển.
Tuy nhiên để kinh doanh online thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược xúc tiến bán hàng hiệu quả, tạo dựng được lòng tin của khách hàng, xử lý tốt các vấn đề liên quan đến đóng gói, vận chuyển hàng hoá. Bởi chắc chắn rằng trong quá trình vận chuyển không thể tránh khỏi các trường hợp giao hàng chậm trễ, thất lạc hay hỏng hóc hàng hóa.
1.10. Mô hình thu kinh doanh lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo
Kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo là hình thức doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khách hàng thực sự cần, sau đó kết hợp bán cùng sản phẩm đi kèm khác. Với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm ngách sản phẩm và tăng doanh thu. Ví dụ khi bán kem đánh răng, PS có kèm theo sản phẩm bàn chải đánh răng PS để kích thích khách hàng lựa chọn.
1.11. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết là hình thức kinh doanh không vốn hiệu quả đang rất phổ biến hiện nay. Với mô hình này, người bán sẽ sử dụng các link bán sản phẩm đồng thời chia sẻ nội dung (chủ yếu là review sản phẩm) để khách hàng mua sản phẩm thông qua link đó. Khi một đơn hàng được hoàn thành, người bán sẽ được nhận mức % hoa hồng chênh lệch nhất định, mức hoa hồng này thường sẽ được thống nhất trước với nhà cung cấp sản phẩm.
Hiện nay các KOL, KOC đang sử dụng hình thức kinh doanh này rất hiệu quả. Với những ai sở hữu các kênh mạng xã hội có lượt theo dõi lớn, có tầm ảnh hưởng lớn sẽ càng dễ dàng thực hiện mô hình kinh doanh này. Ví dụ như Tiktoker Meichan với các chiến lược Tiktok Affiliate và Shopee Affiliate các sản phẩm về make up, chăm sóc da.
1.12. E-commerce - mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là hình thức khai thác các thế mạnh của internet, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, kết nối với khách hàng qua cửa hàng trực tuyến. Hiện nay các doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn trong và ngoài nước đều đã áp dụng mô hình này phổ biến và thành công. Ví dụ như thương hiệu mỹ phẩm Innisfree của Hàn Quốc đã có cửa hàng chính hãng trên sàn Shopee Việt Nam.
1.13. Mô hình kinh doanh Agency
Kinh doanh theo mô hình agency là hình thức công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp về marketing, truyền thông cho các doanh nghiệp khác. Agency là những chuyên gia với kinh nghiệm thực chiến đem lại các sản phẩm truyền thông, kế hoạch marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp khác phát triển.
Tuy nhiên, để có thể kinh doanh theo mô hình này thành công, các agency cần chứng minh được sự đáng tin cậy đối với doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Ví dụ hiện nay nhiều agency đang hoạt động rất tốt như MediaZ, Ogilvy Vietnam…
1.14. Mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
Kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc là mô hình công ty tự sở hữu và tự quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, phân phối, bán lẻ cho sản phẩm của họ. Khi doanh nghiệp có thể quản lý tốt toàn bộ các khâu này, đặc biệt là khâu sản xuất thì sản phẩm tới tay người dùng sẽ có mức giá tối ưu nhất, từ số tăng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Ví dụ: Samsung và Apple đang áp dụng tốt mô hình này khi họ có cả nhà máy sản xuất cả các cửa hàng bán lẻ/online phát triển mạnh mẽ.
1.15. Mô hình kinh doanh xóa bỏ kênh môi giới trung gian
Thông thường khi kinh doanh và phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến các cửa hàng thông qua nhiều khâu trung gian sẽ tốn kém chi phí và giảm sút lợi nhuận. Vì thế, mô hình kinh doanh bỏ kênh môi giới trung gian trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Apple đang làm rất tốt việc ứng dụng mô hình xoá bỏ kênh môi giới trung gian này.
1.16. Mô hình kinh doanh nền tảng đa diện - Multi-sided Platform Business Model
Kinh doanh nền tảng đa diện sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng được đa dạng các nhu cầu sử dụng của họ.
Ví dụ điển hình trong việc áp dụng mô hình này là TopCV - trang web sở hữu lượng người truy cập rất lớn, dịch vụ của web là giúp nhà tuyển dụng có thể chọn lọc và tìm kiếm ứng viên phù hợp. Đồng thời, TopCV cũng có dịch vụ kết nối ứng viên với các vị trí công việc phù hợp với mong muốn, cung cấp mẫu CV và hướng dẫn cách viết CV cho ứng viên.
1.17. Mô hình kinh doanh đồng đẳng – Peer to Peer Business Model
Mô hình kinh doanh đồng đẳng có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động giống như một nhà trung gian làm cầu nối để có thể đáp ứng đồng thời giá trị cho cả bên cung và bên cầu. Từ đó, doanh nghiệp thu về phí hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công. Mô hình này được các sàn thương mại điện tử áp dụng rất thành công.
Ví dụ như Shopee thu về phí dịch vụ 5% khi cho người bán thuê những gian hàng trực tuyến, Tiktok thu phí 1% người bán…
1.18. Mô hình kinh doanh dạng chuyển đổi tiền mặt theo chu kỳ – Cash Conversion Cycle
Chuyển đổi tiền mặt theo chu kỳ được áp dụng nhiều với các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp. Mô hình này được áp dụng bởi vì để có thể tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp sau một thời gian ngắn sẽ sử dụng tiền lợi nhuận thu được để chi trả cho các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất. Việc thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn với chu kỳ cố định sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao sự uy tín đối với đối tác làm ăn. Đây có thể hiểu đơn giản là một bí quyết trong kinh doanh mà doanh nghiệp nên áp dụng.
1.19. Mô hình kinh doanh kết hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền – Mix of Chain And Franchise Business Model
Kết hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền là mô hình mới tại Việt Nam mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Chuỗi cung ứng là 1 chủ sở hữu thương hiệu và toàn quyền quản lý toàn bộ các địa điểm kinh doanh. Nhượng quyền là nhiều đối tượng cùng kiểm soát và chia sẻ rủi ra ở các địa điểm dưới danh 1 thương hiệu. Kết hợp 2 hình thức này với nhau cho phép chủ sở hữu vừa có thể toàn quyền phụ trách 1 số địa điểm kinh doanh vừa nhượng quyền 1 số địa điểm cho bên khác.
Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu lớn tại Việt Nam đang áp dụng mô hình này. Họ sở hữu 1 số sửa hàng bán lẻ Trung Nguyên Legend cho đội ngũ công ty quản lý đồng thời cũng có 1 số cửa hàng truyền thống nhượng quyền khác.
1.20. Mô hình kinh doanh ngành giáo dục – Educational Niche Business Model
Kinh doanh ngách sản phẩm thuộc lĩnh vực giáo dục đang ngày càng trở nên phát triển, đặc biệt là E-learning - giáo dục trực tuyến. Mô hình này áp dụng giữa sự pha trộn Freemium và hình thức đăng ký.
Ví dụ ELSA English là nền tảng ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến cho phép người dùng tải về và học miễn phí một số bài học. Sau đó, muốn sở hữu nhiều bài học chuyên sâu hơn, người dùng phải mua các gói dùng, trong đó có gói bán trọn đời.
1.21. Mô hình kinh doanh bằng nội dung được cung cấp bởi người dùng – User Generated Content Business Model
Đây là một trong những mô hình kinh doanh mới, độc đáo mà doanh nghiệp dựa trên việc xây dựng nền tảng trực tuyến, cho phép người dùng chia sẻ, cung cấp nội dung lên đó. Sau đó, bằng những thông tin hữu ích mà người dùng chia sẻ, giải quyết được nhu cầu giữa các người dùng, thu hút thêm lượt truy cập và sử dụng ứng dụng. Từ đó, doanh nghiệp kiếm lợi nhuận thông qua quảng cáo. Hình thức này cần giống với mô hình doanh thu ẩn.
VOZ là ví dụ minh hoạt điển hình - nơi chia sẻ chủ đề, câu chuyện trong lĩnh vực công nghệ, giải trí đã áp dụng thành công mô hình này.
1.22. Những mô hình kinh doanh gia đình – Family Owned Integrated Business Model
Mô hình kinh doanh gia đình chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp và các thành viên cốt cán đều có mối quan hệ ruột thịt với nhau. Đây là mô hình đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là tại các startup Việt Nam. Với mô hình này, sự hợp tác, trách nhiệm và sự tin tưởng giữa các thành viên trong công ty cao, giảm rủi ro và sự phân tán quyền lực ra bên ngoài. Tuy nhiên mặt hạn chế lớn nằm ở yếu tố con người: cần sự đào tạo kế thừa thế hệ sau, khi có sự bất đồng trong gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc chung của công ty.
Samsung - ông lớn công nghệ của Hàn Quốc cũng là doanh nghiệp gia đình: người sáng lập Lee Kun Hee và thành viên trong gia tộc Lee là những người nắm giữ phần lớn cổ phần của tập đoàn Samsung.
1.23. Mô hình kinh doanh đa thương hiệu – Multi Brand Business Model
Kinh doanh đa thương hiệu là hình thức kinh doanh thông qua cách tạo ra và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau bên ngoài thương hiệu chính của doanh nghiệp. Các thương hiệu đó có thể hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Kinh doanh bằng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hình ảnh thương hiệu khi gặp phải các vấn đề truyền thông.
Một trong những ví dụ điển hình của mô hình này đó là: Unilever với các thương hiệu con Lifebuoy, Dove, Vim, Knorr, Close Up… hay P&G với các thương hiệu con Comfort, Head&Shoulder, Tide, Downy,…
1.24. Mô hình kinh doanh thông qua trên hệ thống phân phối – Distribution Based Business Model
Kinh doanh trên hệ thống phân phối được biết đến là mô hình dựa vào hệ thống các thành viên trong kênh phân phối để kết nối sản phẩm với người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đều áp dụng mô hình này.
Ví dụ Vinamilk sở hữu hệ thống kênh phân phối đa dạng: siêu thị, nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ… để đưa sản phẩm đến với người dùng hiệu quả nhất.
1.25. Mô hình kinh doanh lưu động - mô hình mới tại Việt Nam
Mô hình kinh doanh lưu động là hình thức đã phổ biến tại nước ngoài. Với mô hình này, người bán sẽ cung cấp sản phẩm trên các xe lưu động, có thể di chuyển nhiều nơi, không phải xây dựng cửa hàng cố định, tiếp cận được đa dạng khách hàng ở nhiều khu vực.
Mô hình này hiện nay tại Việt Nam đang được áp dụng rất hiệu quả và ngày càng phổ biến. Ví dụ như những chiếc xe bán cafe muối lề đường, xe bán hoa quả đặc biệt là vào các mùa hoa quả lớn, họ thường bán đặc sản của các vùng khác nhau và thu hút lượng lớn người mua khi tiện đường nhìn thấy.
1.26. Mô hình kinh doanh khách sạn thú cưng - mô hình mới tại Việt Nam
Thế hệ gen Z tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng nuôi thú cưng khá nhiều. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nơi ở cho thú cưng cũng ngày càng tăng cao. Vì thế, mô hình kinh doanh khách sạn thú cưng càng có tiềm năng để phát triển.
Hiện nay đã có khá nhiều doanh nghiệp thành công khi kinh doanh mô hình này phải kể đến đó là: Kimi Pet, Lolipet…
Khi thời đại phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, sẽ càng có nhiều mô hình kinh doanh mới hình thành. Khi doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh cần phải xem xét kỹ các yếu tố như thị trường, mục tiêu…
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến những mô hình kinh doanh mới
Việc lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp là tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc đến những yếu tố ảnh hưởng sau:
-
Tệp khách hàng mục tiêu: khách hàng mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến chính sách quảng bá, chiến lược sản xuất và phân phối sản phẩm. Không những thế, xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể chọn ngách sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
-
Những hoạt động chính trong mô hình kinh doanh: Quyết định đến kế hoạch sản xuất sản phẩm, quy trình làm việc cho đội ngũ nhân sự
-
Đối tác tiềm năng: Khi kinh doanh đối tác chính là nhân tố giúp doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn được các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất, phân phối sản phẩm theo ngách khách hàng phù hợp
-
Tài nguyên chính để phát triển: Giúp doanh nghiệp lựa chọn đơn vị cung cấp tài nguyên và phân bổ, tuyển dụng nhân sự phù hợp cho kế hoạch kinh doanh
-
Các mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp để tăng sự tin tưởng, từ đó có chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả
-
Kênh phân phối chính của doanh nghiệp: Phân phối trực tiếp hay gián tiếp, đại lý hay bán lẻ… Xác định kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh kế hoạch xúc tiến bán hàng hiệu quả
-
Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp: Xác định nguồn thu nhập chính sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh vốn, chi phí sản xuất, phân phối sản phẩm phù hợp để đem về lợi nhuận cao nhất
-
Cơ cấu chi phí như thế nào: Yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí cho các hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm/dịch vụ tối ưu nhất, đem về lợi nhuận cao nhất
Để có thể kinh doanh thành công, chủ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, định hướng và đưa ra những quyết định phù hợp (phù hợp với đối tượng khách hàng và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp).
3. Các bước xây dựng những mô hình kinh doanh mới hiệu quả
Mỗi mô hình kinh doanh đều có hướng phát triển riêng, tuy nhiên để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp cần áp dụng 5 bước cơ bản sau đây:
-
Bước 1: Xác định chân dung khách hàng và phân tích kỹ khách hàng mục tiêu
-
Bước 2: Nghiên cứu kỹ sản phẩm để thoả mãn khách hàng
-
Bước 3: Lên ý tưởng chi tiết cho các kênh kinh doanh
-
Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh và thử nghiệm thực tế
-
Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và tiến hành triển khai
>>> Để xem chi tiết về cách triển khai từng bước như thế nào đạt hiệu quả cao, quý doanh nghiệp có thể xem thêm trong bài viết sau: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH THÀNH CÔNG VỚI 9 YẾU TỐ, 5 BƯỚC, 12 MÔ HÌNH
Trên đây là toàn bộ thông tin về những mô hình kinh doanh mới có tiềm năng mà các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ. Mô hình kinh doanh là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng doanh nghiệp. Trường Doanh Nhân HBR luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tìm hiểu kiến thức, tin tức kinh doanh mới nhất!