TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5 CÁCH NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Sơ lược về giá trị thương hiệu 
    • 1.1. Giá trị thương hiệu là gì?
    • 1.2. Giá trị thương hiệu có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
    • 1.3. Phân biệt giá trị thương hiệu với giá trị cốt lõi của thương hiệu
    • 1.4. Phân biệt giá trị thương hiệu với tài sản thương hiệu
  • 2. Các cấp độ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
  • 3. Gợi ý 5 cách nâng cao giá trị thương hiệu
    • 3.1. Nhân cách hoá thương hiệu
    • 3.2. Xây dựng lời hứa thương hiệu vững chắc 
    • 3.3. Khác biệt hóa thương hiệu
    • 3.4. Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu
    • 3.5. Nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng
  • 4. Cách tính giá trị thương hiệu
    • 4.1. Dựa vào chi phí đầu tư
    • 4.2. Dựa vào việc so sánh những tài sản tương tự trên thị trường
    • 4.3. Dựa vào ước tính thu nhập của thương hiệu
  • 5. Giá trị thương hiệu của một số thương hiệu nổi tiếng
    • 5.1. Giá trị thương hiệu của Coca Cola
    • 5.2. Giá trị thương hiệu của Samsung
    • 5.3. Giá trị thương hiệu của TH true MILK
  • 6. Kết luận

Giá trị thương hiệu được xem là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành bại của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao giá trị thương hiệu do không có sự hiểu biết đầy đủ về chủ đề này. Vậy khái niệm giá trị thương hiệu là gì? Làm thế nào để nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Trường doanh nhân HBR để có câu trả lời. 

1. Sơ lược về giá trị thương hiệu 

Trang bị kiến thức nền tảng về giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hướng đi và chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. 

1.1. Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu (Brand Value) chính là tài sản vô hình của một doanh nghiệp, có vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp đó. Giá trị thương hiệu bao gồm những lợi ích, trải nghiệm mà thương hiệu đó mang lại nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó còn được xem như thước đo thể hiện sự khác biệt, khẳng định vị thế của thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu là gì?

1.2. Giá trị thương hiệu có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Giá trị thương hiệu được đánh giá là yếu tố quyết định sự thành công của một sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường. Theo đó, giá trị thương hiệu mang lại 3 lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:

Giá trị thương hiệu mạnh mẽ giúp gia tăng lượng khách hàng trung thành và tăng doanh số bán hàng

Giá trị thương hiệu là phương tiện chính giúp kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu. Giá trị thương hiệu cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng về chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng. 

Giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài phù hợp

Giá trị thương hiệu phản ánh yếu tố con người, điều mà người tiêu dùng, nhân viên và đối tác có thể nhận biết được. Vì vậy, nếu sở hữu giá trị thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút nhân tài - những người có giá trị cá nhân phù hợp với giá trị của thương hiệu. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ có thêm đam mê và động lực làm việc nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu mạnh mẽ. 

Giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh

Giá trị thương hiệu cao tỷ lệ thuận với niềm tin và sự yêu mến của khách hàng đối với thương hiệu. Nhờ sự yêu mến của người tiêu dùng chính là chìa khóa vàng tạo nên uy tín cho doanh nghiệp để từ đó khẳng định được giá trị thương hiệu trên thị trường đầy cạnh tranh.

Vai trò của giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp
Vai trò của giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp

XEM THÊM: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? 5 BƯỚC & 9 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ VỊ THẾ VỮNG CHẮC

1.3. Phân biệt giá trị thương hiệu với giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là sự khác biệt và độc nhất của thương hiệu. Chúng được ví như kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi của thương hiệu là yếu tố được xác định đầu tiên, sau đó các hoạt động như quảng cáo, tiếp thị, phát triển sản phẩm,... sẽ được lên kế hoạch. Hãy cùng đối chiếu với TH true MILK để hiểu rõ hơn về giá trị cốt lõi của thương hiệu. TH True MILK có 5 giá trị cốt lõi, bao gồm “Vì sức khỏe cộng đồng”, “Hoàn toàn từ thiên nhiên”, “Tươi, ngon, bổ dưỡng”, “Thân thiện với môi trường” và “Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích”. Theo đó, mọi nền tảng của TH True MILK đều được xây dựng nhất quán nhằm mang đến cho khách hàng đúng 5 giá trị cốt lõi mà thương hiệu đã cam kết. 

Giá trị thương hiệu và giá trị cốt lõi của thương hiệu không có sự tách biệt rõ ràng mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Lời hứa của thương hiệu đối với khách hàng (hay còn gọi là giá trị thương hiệu) bắt nguồn từ chính những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Giá trị cốt lõi của thương hiệu được xem như cuốn cẩm nang chỉ dẫn các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện lời hứa về giá trị thương hiệu. Ví dụ, giá trị thương hiệu của Patagonia về việc bảo vệ môi trường xuất phát từ các giá trị cốt lõi của họ. Đó là tạo ra các sản phẩm tốt nhất mà không gây ra hại đến môi trường và biến kinh doanh trở thành nguồn cảm hứng bảo vệ môi trường.

XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ

1.4. Phân biệt giá trị thương hiệu với tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là tổng hợp các tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu với lòng trung thành của người tiêu dùng. Qua đó, làm gia tăng hoặc giảm bớt giá trị của sản phẩm, dịch vụ hiện tại nhằm thúc đẩy tiềm năng phát triển của thương hiệu. Hay nói cách khác, tài sản thương hiệu chính là giá trị thặng dư của thương hiệu đó. 

Trong khi đó, giá trị thương hiệu chính là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Để ước tính giá trị thương hiệu của mình, doanh nghiệp thường ước tính giá trị của thương hiệu trên thị trường. Như vậy, tài sản thương hiệu được hình thành từ nhận thức, lòng trung thành của khách hàng, ngược lại, giá trị thương hiệu chính là giá trị tài chính của thương hiệu đó.

2. Các cấp độ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Theo Mr. Tony Dzung - CEO Trường doanh nhân HBR, 4 cấp độ xây dựng thương hiệu bao gồm: nhãn hiệu, thương hiệu, phong cách sống và triết lý sống. 

4 cấp độ xây dựng thương hiệu
4 cấp độ xây dựng thương hiệu

Nhãn hiệu: Xác định nhãn hiệu là cấp độ đầu tiên trong xây dựng thương hiệu. Đây là yếu tố ngoại hình của thương hiệu, bao gồm tên gọi, logo, ký hiệu, màu sắc, hình ảnh đặc trưng của thương hiệu. Nhãn hiệu là những yếu tố mà khách hàng sẽ trực tiếp nhìn thấy và nhận biết về thương hiệu. Do đó, việc bảo vệ và đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và khách hàng

Thương hiệu: Thương hiệu bao gồm các yếu tố như hình ảnh, ký ức và cảm xúc mà khách hàng đã có về thương hiệu. Do vậy, thương hiệu không chỉ phản ánh những điều doanh nghiệp tự nói về mình mà còn thể hiện tình cảm và trải nghiệm của khách hàng. Mục đích của cấp độ này là xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy, uy tín trong tâm trí của khách hàng

Phong cách sống: Cách mà thương hiệu được phản ánh trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng chính là phong cách sống. Cấp độ này liên quan đến cách thức mà thương hiệu ảnh hưởng đến toàn bộ lối sống, sở thích, thói quen và giá trị của khách hàng

Triết lý sống: Triết lý sống là cấp độ cao nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu. Cấp độ này liên quan đến cách thương hiệu nhìn nhận thế giới, giá trị cốt lõi và mục tiêu tạo ra sự thay đổi trong xã hội. Nguồn cảm hứng cho các hoạt động xã hội và những thông điệp sâu sắc của thương hiệu có thể xuất phát từ chính triết lý sống này. 

XEM THÊM: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP - GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THƯƠNG HIỆU ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

3. Gợi ý 5 cách nâng cao giá trị thương hiệu

Trên cơ sở nắm vững kiến thức sơ lược liên quan đến giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược phù hợp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến giúp nâng cao giá trị thương hiệu một cách hiệu quả.

5 phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu
5 phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu

3.1. Nhân cách hoá thương hiệu

Nhân cách hoá để thương hiệu trở nên có hồn và gần gũi với khách hàng là giải pháp lý tưởng để nâng cao giá trị thương hiệu. Bởi lẽ, nếu nhìn nhận thương hiệu dưới góc độ con người, khách hàng sẽ cảm thấy thân quen và gắn kết hơn. 

Để nhân cách hoá thương hiệu, doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau: 

  • Sử dụng đại từ nhân xưng và tông giọng nhất quán khi giao tiếp với khách hàng
  • Xây dựng thương hiệu trên đặc điểm tính cách của một con người  
  • Triển khai các hoạt động đi đúng hướng thông điệp và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • Tận dụng sức mạnh của các phương tiện truyền thông để quảng bá và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng
  • Thể hiện sự trung thực và minh bạch của thương hiệu

Các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Gucci hay Rolex là những ví dụ điển hình của việc nhân cách hoá thương hiệu. Các hãng này đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mang tính cách của con người sang trọng, tinh tế và giàu có.

XEM THÊM: BẬT MÍ 12 HÌNH MẪU THƯƠNG HIỆU GIÚP DOANH NGHIỆP NÂNG TẦM VỊ THẾ

3.2. Xây dựng lời hứa thương hiệu vững chắc 

Xây dựng một lời hứa thương hiệu ấn tượng và giữ vững nó là giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu thương hiệu có thể giữ vững lời hứa và cam kết với khách hàng, niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng dành cho thương hiệu sẽ được củng cố và gia tăng. 

Để đảm bảo tính chắc chắn của lời hứa thương hiệu, doanh nghiệp có thể tham khảo các cách sau: 

  • Cân nhắc kỹ lưỡng lời hứa/cam kết của thương hiệu 
  • Liệt kê danh sách các yếu tố mà khách hàng đánh giá cao
  • Dành sự quan tâm đặc biệt đến suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng 
  • Chọn thông điệp ấn tượng, ý nghĩa, thu hút khách hàng 
  • Cân nhắc việc đổi mới lời hứa thương hiệu 

Anita Roddick - người sáng lập của The Body Shop từng tuyên bố rằng: “Chuyện kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ về tiền bạc, tham lam cho riêng doanh nghiệp mà còn phải có trách nhiệm, làm điều tốt cho cộng đồng”. Cụ thể, hãng mỹ phẩm này đã cam kết không tiến hành bất kỳ thí nghiệm nào trên động vật nhằm bảo vệ môi trường. Luôn giữ vững lời hứa trong suốt hơn 40 năm, The Body Shop đã để lại ấn tượng tích cực trong lòng công chúng về một thương hiệu vì cộng đồng. 

XEM THÊM: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU? 5 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU ĐỈNH CAO

3.3. Khác biệt hóa thương hiệu

Giá trị thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng khi họ phải lựa chọn giữa các thương hiệu trên thị trường. Nghiên cứu Millward Brown khẳng định rằng khách hàng thường mua sản phẩm từ các thương hiệu mà có sự nổi bật và đáng tin cậy. Vì vậy, khác biệt hoá để thương hiệu trở nên độc đáo và dễ nhận diện là giải pháp tối ưu nhằm gây ấn tượng trong lòng khách hàng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, sự khác biệt là yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách hàng và tạo nên giá trị độc đáo cho thương hiệu. 

Doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau nhằm mang đến cho thương hiệu màu sắc khác biệt: 

  • Xác định ngành hàng độc đáo của thương hiệu
  • Chú trọng nâng cao tính thẩm mỹ của thương hiệu: xây dựng một hình ảnh thương hiệu nhất quán, dễ nhận diện (thiết kế logo, màu sắc, phông chữ, biểu tượng)
  • Khai thác những insight khách hàng mà các thương hiệu khác chưa khai thác
  • Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh thông điệp thương hiệu phù hợp, từ đó tạo ra câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, độc đáo 
  • Nhấn mạnh, làm nổi bật những thành tựu mà thương hiệu đạt được trong quá khứ

Vinamilk là một trong số ít những thương hiệu Việt Nam tạo được dấu ấn khác biệt trên thị trường sữa vốn đa dạng và phức tạp. Họ khẳng định rằng sữa Vinamilk được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, từ các trang trại đạt chuẩn quốc tế. Bằng cách quảng bá nguồn gốc Việt của sản phẩm, Vinamilk đã khơi dậy lòng tự hào và niềm tin từ người tiêu dùng. Nhờ vậy, tạo ra sự khác biệt so với vô vàn thương hiệu sữa nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.  

Nhìn chung, chỉ khi doanh nghiệp tạo được bản sắc riêng thông qua các điểm khác biệt độc đáo mới tạo dựng được vị thế vững chắc trong lòng khách hàng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xác định được điểm khác biệt độc nhất này? Mời độc giả tham khảo các chương trình của Trường Doanh Nhân HBR để có được định hướng đúng đắn trên con đường phát triển doanh nghiệp.

3.4. Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu

Mối tương quan giữa sự kỳ vọng của khách hàng dành cho sản phẩm và sự hài lòng đối với sản phẩm trên thực tế là cơ sở để nâng cao giá trị thương hiệu. Nếu giá trị kỳ vọng thấp hơn giá trị hài lòng thực tế, khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực về sản phẩm. Nếu giá trị kỳ vọng bằng giá trị hài lòng thực tế, khách hàng sẽ chưa có đủ ấn tượng tốt về sản phẩm. Ngược lại, nếu giá trị kỳ vọng lớn hơn giá trị hài lòng thực tế, khách hàng sẽ có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm.  

Để cân bằng giữa giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế, doanh nghiệp có thể các cách sau:

  • Cung cấp hình ảnh, thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm/dịch vụ để khách hàng có sự kỳ vọng phù hợp về sản phẩm/dịch vụ đó
  • Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tích cực như quan tâm đến nhu cầu của họ và khác biệt hóa thương hiệu 
  • Lắng nghe phản hồi của khách hàng qua email, điện thoại, tin nhắn, khảo sát,... từ đó cải thiện sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng 

Về cơ bản, xây dựng thương hiệu là một phần không thể thiếu của Marketing, tuy nhiên khá nhiều doanh nghiệp chưa thể làm điều này thực sự hiệu quả mà chỉ mang tính chất bề nổi. Thấu hiểu nỗi đau này của doanh nghiệp, Trường Doanh Nhân HBR mời quý độc giả tham khảo trực tiếp chương trình XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

3.5. Nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng có thể mua sản phẩm do bị thu hút bởi một quảng cáo hấp dẫn, nhưng sẽ không quay lại với thương hiệu nếu có trải nghiệm mua hàng tệ. Trải nghiệm là yếu tố then chốt để biến một khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành. Vì vậy, nếu muốn nâng cao giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Đó là trải nghiệm từ chất lượng sản phẩm đến trải nghiệm từ dịch vụ chăm sóc khách hàng để tạo ra một cộng đồng Fan lớn mạnh cho doanh nghiệp; Họ chính là những đại sứ thương hiệu giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số cách giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng: 

  • Xác định tầm nhìn cụ thể về trải nghiệm khách hàng
  • “Đọc vị” tâm lý khách hàng
  • Soi chiếu suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng với bản thân để nâng cấp các trải nghiệm phù hợp
  • Liên tục cập nhật các phản hồi của khách hàng trong thời gian thực tế
  • Hành động nhanh chóng nhằm giải quyết kịp thời các phản hồi của khách hàng 
  • Đo lường chỉ số ROI từ việc cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng 

Amazon nổi tiếng là thương hiệu đem đến cho khách hàng những trải nghiệm liền mạch. Amazon cung cấp các công cụ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm họ cần, đồng thời đơn giản hoá quy trình vận chuyển và đổi trả hàng. Bên cạnh đó, Amazon cũng cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo như trò chuyện trực tiếp 24/7 và hỗ trợ qua điện thoại. Nhờ trải nghiệm khách hàng liền mạch, giá trị thương hiệu của Amazon đã được nâng cao đáng kể.

XEM THÊM: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TỐT ĐỂ TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ MARKETING

4. Cách tính giá trị thương hiệu

Bên cạnh cách nâng cao giá trị thương hiệu, cách tính giá trị thương hiệu là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có nhiều phương pháp định giá thương hiệu, tuy nhiên trong cuốn “Understanding Brands” (tạm dịch: “Hiểu về thương hiệu”) của Michael Birkin, có 3 phương pháp định giá thương hiệu chính. 

Cách tính giá trị thương hiệu
Cách tính giá trị thương hiệu

4.1. Dựa vào chi phí đầu tư

Cách tính giá trị thương hiệu dựa trên chi phí đầu tư (Cost Approach) là phương pháp định giá thương hiệu dựa trên tổng số ngân sách mà doanh nghiệp đã chi trả trong quá trình xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có thể căn cứ vào các báo cáo tài chính để định giá tổng số các khoản đầu tư.

Công thức tính: Giá trị thương hiệu = tổng ngân sách các khoản đầu tư

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xác định chi tiết các hạng mục đã chi trả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không nên được áp dụng với các thương hiệu lâu đời trên thị trường. 

4.2. Dựa vào việc so sánh những tài sản tương tự trên thị trường

Theo phương pháp này, việc định giá thương hiệu có thể được tiến hành bằng cách tổng hợp tất cả tài sản vô hình và hữu hình của thương hiệu, sau đó căn cứ vào giá bán của những tài sản tương tự cùng thời điểm để định giá chúng.

Công thức tính: Giá trị thương hiệu = tổng tài sản vô hình và hữu hình

4.3. Dựa vào ước tính thu nhập của thương hiệu

Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể định giá thương hiệu dựa trên việc quy đổi những tài sản vô hình và hữu hình hiện tại ra dòng tiền là bao nhiêu trong tương lai. Bằng cách xác định doanh thu trong một năm và tỷ suất lợi nhuận (ROS), doanh nghiệp có thể ước tính được giá trị thương hiệu trong tương lai.

Công thức tính: Giá trị thương hiệu = doanh thu - chi phí hoạt động

5. Giá trị thương hiệu của một số thương hiệu nổi tiếng

Coca Cola, Samsung và TH true MILK là ba trong số những cái tên thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam và thế giới. Hãy cùng tìm hiểu xem những ông lớn này đã làm gì để vươn lên vị trí dẫn đầu. 

5.1. Giá trị thương hiệu của Coca Cola

Với lịch sử hơn 130 năm hình thành và phát triển, Coca Cola đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát trên thế giới. Năm 2023, Coca-Cola có sự phục hồi ngoạn mục sau những biến động. Giá trị thương hiệu tăng 8% lên 106 tỷ USD, trở lại top 10 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh sau 7 năm tụt hạng.

Bí quyết xây dựng thương hiệu đắt giá của Coca Cola có thể được khai thác từ những khía cạnh sau: 

  • Bộ nhận diện thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu của Coca Cola luôn mang tính nhất quán và dễ nhận biết. Trong hơn 130 năm qua, logo của Coca Cola đã trở thành một biểu tượng ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng với phông chữ Spencer và màu trắng, đỏ đặc trưng
  • Cảm xúc trong mỗi chai Coca Cola: Coca Cola không chỉ là nước ngọt có ga mà còn là cảm xúc hạnh phúc. Những lon Coca Cola được thiết kế nắp mở, vì vậy bất cứ khi nào mở lon, khách hàng có thể hình dung ra một nụ cười
  • Nghệ thuật word-of-mouth: Mục đích cuối cùng của Coca Cola là mang mọi người lại gần nhau, tạo nên một tập thể với những thói quen, sở thích giống nhau. Ví dụ, chiến dịch “Share the Coke” năm 2011 của Coca Cola đã khuyến khích người dùng chia sẻ Coke với một người bạn có tên giống mình. Qua đó, tạo ra hiệu ứng cộng đồng vô cùng mạnh mẽ
Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của Coca Cola
Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của Coca Cola

5.2. Giá trị thương hiệu của Samsung

Theo công ty tư vấn toàn cầu Interbrand, trong danh sách “Best Global Brands” (Những thương hiệu toàn cầu tốt nhất) công bố năm 2023, giá trị thương hiệu của Samsung đạt 91,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, giá trị thương hiệu của Samsung Electronics tiếp tục tăng trưởng ổn định bất chấp bối cảnh kinh doanh đầy biến động. 

Cũng theo Interbrand, giá trị thương hiệu của Samsung được tác động tích cực bởi 4 yếu tố chính, bao gồm:

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng đồng bộ trên toàn công ty theo chiến lược “One Samsung”
  • Tăng cường mức độ kết nối và nâng cao trải nghiệm chơi game với danh sách các sản phẩm đa dạng và ứng dụng SmartThings
  • Dẫn đầu các công nghệ tiên tiến như 6G, ô tô, thực tế tăng cường (AR), trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR)
  • Củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo ESG thông qua các hoạt động vì môi trường trên tất cả các dòng sản phẩm.  
Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của Samsung
Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu của Samsung

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SAMSUNG - TẠO NÊN THÀNH CÔNG BỀN VỮNG

5.3. Giá trị thương hiệu của TH true MILK

Dựa trên báo cáo Dấu ấn thương hiệu Việt Nam 2022 (Brand Footprint), TH true MILK chiếm vị trí thứ hai trong trong Top 10 thương hiệu sữa và sản phẩm sữa được người tiêu dùng thành thị ưa chuộng nhất. 

Để đạt được vị thế trên, thương hiệu TH true Milk ngay từ đầu đã xác định cho mình lối đi riêng, đó là lấy sức khỏe cộng đồng làm tôn chỉ cho mọi chiến lược, hành động. Thay vì sử dụng truyền thông tiếp thị hay giá cả như một yếu tố cạnh tranh, công ty đã tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, chữ “thật” trong tên thương hiệu đã ghi dấu mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng. 

Yếu tố thúc đẩy giá trị thương hiệu của TH true MILK
Yếu tố thúc đẩy giá trị thương hiệu của TH true MILK

6. Kết luận

Như vậy, doanh nghiệp cần nắm vững kiến thức nền tảng về giá trị thương hiệu, bao gồm khái niệm, vai trò và phân biệt với các khái niệm liên quan khác. Trên cơ sở nắm vững kiến thức sơ lược ấy, doanh nghiệp có thể áp dụng 5 phương pháp trên nhằm nâng cao giá trị thương hiệu. Hy vọng rằng, những kiến thức mà Trường Doanh Nhân HBR cung cấp trong bài viết sẽ là công cụ hữu ích để doanh nghiệp nâng tầm vị thế thương hiệu trên thị trường. 

Thông tin tác giả
Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger