Trường doanh nhân HBR ×

MÔ HÌNH AIDA LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG AIDA TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Mô hình AIDA là gì?
    • 1. 1. Yếu tố A - Attention (Thu hút sự chú ý)
    • 1. 2. Yếu tố I - Interest (Gây sự thích thú)
    • 1. 3. Yếu tố D - Desire (Khơi gợi mong muốn)
    •  1. 4. Yếu tố A - Action (Kêu gọi hành động)
  • 2. 5 vai trò chính của mô hình AIDA trong marketing
    • 2.1. Hiểu rõ hành trình mua hàng của khách hàng
    • 2.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
    • 2.3. Tối ưu hiệu quả chiến dịch marketing
    • 2.4 Tạo dựng uy tín thương hiệu
    • 2.5. Thúc đẩy doanh số bán hàng
  • 3. Ứng dụng mô hình AIDA trong marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 3.1. Ứng dụng giai đoạn thu hút sự chú ý (Attention)
    • 3.2. Ứng dụng giai đoạn tạo nên sự thích thú (Interest)
    • 3.3. Ứng dụng giai đoạn kích thích mong muốn (Desire)
    • 3.4. Giai đoạn thúc đẩy hành động (Action)
  • 4. Case study các doanh nghiệp ứng dụng mô hình AIDA thành công
    • 4.1 Cách triển khai mô hình AIDA của Vinamilk
    • 4.2. Mô hình AIDA của Biti's đã giúp thương hiệu bứt phát như thế nào?
  • 5. Hạn chế của mô hình AIDA trong thời đại số
    • 5.1. Chỉ thể hiện quy trình mua hàng một chiều đơn giản (tuyến tính)
    • 5.2. Thiếu sự tương tác
    • 5.3. Thiếu tính cá nhân hóa
    • 5.4. Khó tối ưu hóa trong bối cách chuyển đổi số 

Mô hình AIDA là một công cụ marketing truyền thống giúp doanh nghiệp thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng. Trong bài viết này, Trường Doanh nhân HBR sẽ cung cấp đến quý doanh nghiệp những thông tin AIDA Model là gì và các yếu tố trong AIDA. Đồng thời, bài viết cung cấp những hướng dẫn và ví dụ minh hoạ chi tiết về triển khai AIDA trong marketing.

1. Mô hình AIDA là gì?

E.St.Elmo Lewis, một nhà tiếp thị người Mỹ, là người đầu tiên đề xuất mô hình AIDA trong cuốn sách cuốn sách "Advertising as a Business Force" xuất bản 1898. Tuy nhiên, phải đến năm 1921 mô hình AIDA mới thực sự phát triển chính thức bởi C.P. Russell (một nhà quảng cáo). Kể từ đó, mô hình này trở thành một trong những công cụ phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. 

AIDA Model là mô hình phễu marketing căn bản bao gồm 4 yếu tố: Attention - Interest - Desire - Action. Mô hình này mô tả quá trình gồm 4 giai đoạn tương ứng mà người tiêu dùng sẽ trải qua từ khi có nhu cầu đến lúc mua hàng. 

Từ mô hình AIDA, đội ngũ tiếp thị và doanh nghiệp có thể tối ưu được những hoạt động để thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tăng trưởng doanh thu bán hàng.

Mô hình AIDA trong marketing
Mô hình AIDA trong marketing

Sau đây là thông tin chi tiết về 4 yếu tố của mô hình AIDA trong marketing.

1. 1. Yếu tố A - Attention (Thu hút sự chú ý)

Yếu tố thứ nhất trong mô hình "A - Attention" là bước khơi gợi sự tò mò và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ những giây phút đầu tiên để thu hút sự chú ý. Đây chính là nền tảng để có thể dẫn dắt họ tiến vào hành trình trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.  

1. 2. Yếu tố I - Interest (Gây sự thích thú)

Yếu tố thứ hai là “I - Interest” là giai đoạn mà khách hàng sẽ quan tâm và muốn có thêm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cung cấp thông tin một cách đầy đủ, thu hút, độc đáo để tạo sự thích thú từ khách hàng tiềm năng. 

Doanh nghiệp cần có sự thấu hiểu nhu cầu, vấn đề, nỗi đau của họ để tạo nội dung thực sự phù hợp và có sức hút. Nếu ở giai đoạn này doanh nghiệp không tạo ra được sự thích thú, người dùng sẽ dễ dàng rời bỏ hành trình mua hàng. 

1. 3. Yếu tố D - Desire (Khơi gợi mong muốn)

Yếu tố thứ ba trong mô hình AIDA là khơi gợi mong muốn “D - Desire”. Đây là giai đoạn khách hàng đã thu hút và có sự thích thú đối với sản phẩm/ dịch vụ nhưng chưa đủ để họ ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp cần thực hiện bước chuyển đổi thứ ba này để khơi gợi nơi khách hàng mong muốn được trải nghiệm, sử dụng, sở hữu sản phẩm/dịch vụ. 

 1. 4. Yếu tố A - Action (Kêu gọi hành động)

Giai đoạn cuối cùng trong mô hình "A - Action" là lúc khách hàng đưa ra quyết định và thực hiện hành động mong muốn. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần cung cấp những lời kêu gọi hành động (CTA - Call to Action) mạnh mẽ, thuyết phục và cụ thể để khách hàng thực hiện.

"Action" trong từng chiến dịch marketing sẽ có thể khác nhau. Ví dụ như: Mua hàng, Đặt hẹn tư vấn, Đăng ký nhận tin mới, Đăng ký tham gia hội thảo...

4 yếu tố cốt lõi trong AIDA
4 yếu tố cốt lõi trong AIDA

2. 5 vai trò chính của mô hình AIDA trong marketing

Vậy triển khai mô hình AIDA trong marketing đem lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp? Hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu 5 vai trò của mô hình này.

2.1. Hiểu rõ hành trình mua hàng của khách hàng

Mô hình AIDA mô tả 4 giai đoạn chính mà khách hàng trải qua trong quá trình mua hàng, gồm Thu hút > Thích thú > Mong muốn > Hành động. Triển khai càng rõ ràng từng yếu tố, doanh nghiệp càng dễ dàng hiểu được hành trình mua hàng của đối tượng mục tiêu.

Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho từng giai đoạn. Việc thấu hiểu hành trình khách hàng sẽ tạo nền tảng cho nhiều hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn, thúc đẩy đạt được mục tiêu kinh doanh.

2.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mô hình AIDA giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách:

  • Thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng thông qua các chiến lược truyền thông hiệu quả. Ví dụ như sử dụng các tiêu đề hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt, video thu hút hoặc tạo ra các sự kiện ra mắt sản phẩm nổi bật,...
  • Tạo ra sự thích thú của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết đúng vấn đề của họ. Ví dụ như chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng, bài đăng trải nghiệm của khách hàng sử dụng dịch vụ, tổ chức hội thảo miễn phí,...
  • Khơi gợi mong muốn sở hữu sản phẩm/ dịch vụ bằng cách nhấn mạnh những lợi ích, tạo ra cảm giác cấp bách và sự tin tưởng. Ví dụ như chương trình ưu đãi có giới hạn 100 khách hàng đầu tiên; chứng nhận khoa học, sự đề xuất của chuyên gia trong ngành, chứng thực của các khách hàng đã sử dụng.,...
  • Thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng bằng lời kêu gọi hành động rõ ràng, súc tích. Ví dụ như tối ưu nút đặt hàng trên banner quảng cáo, 

Bằng cách áp dụng mô hình AIDA một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự và tăng doanh số bán hàng.

2.3. Tối ưu hiệu quả chiến dịch marketing

Mô hình AIDA giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả thực thi chiến dịch marketing bằng cách:

  • Xác định mục tiêu của chiến dịch marketing một cách rõ ràng
  • Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng nội dung thu hút, hấp dẫn và thuyết phục khách hàng.
  • Đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing và điều chỉnh khi cần thiết.

Ví dụ như Chiến dịch "Sống khỏe mỗi ngày - Uống sữa mỗi ngày" của Vinamilk. Thương hiệu đã tạo nên tiêu đề ấn tượng và dễ nhớ. Chiến dịch sử dụng các hình ảnh gia đình hạnh phúc cùng nhau thưởng thức sữa tươi. Đồng thời, Vinamilk sử dụng các chương trình khuyến mãi  như "Mua 2 tặng 1", "Giảm giá 20%" để thu hút khách hàng mua hàng, áp dụng trên toàn hệ thống phân phối, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm. 

Chiến dịch
Chiến dịch "Sống khỏe mỗi ngày - Uống sữa mỗi ngày" của Vinamilk.

2.4 Tạo dựng uy tín thương hiệu

Mô hình AIDA giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín thương hiệu bằng cách:

  • Cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Tạo dựng niềm tin với khách hàng thông qua các lời hứa và cam kết rõ ràng.
  • Cung cấp các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo.
  • Duy trì sự nhất quán trong thông điệp và hành động của thương hiệu.

2.5. Thúc đẩy doanh số bán hàng

Mô hình AIDA giúp thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách:

  • Tối ưu từng giai đoạn trong hành trình để đưa khách hàng đến quyết định mua hàng.
  • Cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ thật sự phù hợp với insight khách hàng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.

Vinamilk triển khai chiến dịch “Sống khỏe, sống thanh xuân” hướng đến người cao tuổi cả nước sau khi nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của họ. Chương trình đã được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thu hút nhiều người tham gia nhờ có nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ, dưỡng sinh đẹp mắt và công phu.

Tại hội thảo, Vinamilk còn hỗ trợ thăm khám và tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi, chia sẻ cách phòng tránh và chữa trị các bệnh thường như loãng xương, tim mạch, tiểu đường... Trong không gian hội thảo, các sản phẩm sữa Sure Prevent Gold, Sure Diecerna và Kenko Haru của Vinamilk đã được trưng bày bắt mắt và có đội tư vấn viên hỗ trợ trực tiếp cùng nhiều chương trình ưu đãi khi mua hàng trực tiếp. Từ đó, doanh số bán hàng được gia tăng và nhận thương hiệu cũng nhận được yêu mến của khách hàng,

Chiến dịch “Sống khỏe, sống thanh xuân” hướng đến người cao tuổi của Vinamilk.
Chiến dịch “Sống khỏe, sống thanh xuân” hướng đến người cao tuổi của Vinamilk.

>>> XEM THÊM: 15 CÔNG THỨC VIẾT CONTENT ĐỈNH CAO NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI NẮM RÕ

3. Ứng dụng mô hình AIDA trong marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách để doanh nghiệp ứng dụng mô hình AIDA vào các hoạt động marketing theo từng giai đoạn cụ thể:

3.1. Ứng dụng giai đoạn thu hút sự chú ý (Attention)

Giai đoạn đầu tiên trong mô hình AIDA có mục tiêu thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, khiến họ nhận thức được sự hiện diện của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ứng dụng các chiến thuật sau để đạt được mục tiêu này:

  • Sử dụng tiêu đề hấp dẫn, thu hút: Tiêu đề là yếu tố đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy, do đó, doanh nghiệp cần sử dụng tiêu đề ngắn gọn, súc tích và truyền tải được thông điệp chính của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Sử dụng hình ảnh và video bắt mắt: Hình ảnh và video có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị giác của con người, do đó, doanh nghiệp cần sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao, thu hút và truyền tải được thông điệp của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tạo ra nội dung độc đáo và sáng tạo: Nội dung là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần tạo ra nội dung độc đáo, sáng tạo và cung cấp giá trị cho khách hàng.
  • Sử dụng các kênh truyền thông phù hợp: Doanh nghiệp cần lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu để tiếp cận họ một cách hiệu quả nhất.

Một số công cụ marketing được sử dụng trong giai đoạn Attention là: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEM, quảng cáo trả phí, social media marketing, content marketing,...

Ví dụ như thương hiệu Coca Cola và chiến dịch Share a Coke. Coca Cola đã triển khai hoạt động in tên riêng của mọi người lên lon nước ngọt và khuyến khích chia sẻ trên mạng xã hội. Chiến dịch là thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tăng cường nhận thức về thương hiệu Coca Cola.

Chiến dịch “Share a Coke” của thương hiệu Coca cola
Chiến dịch “Share a Coke” của thương hiệu Coca cola

3.2. Ứng dụng giai đoạn tạo nên sự thích thú (Interest)

Sau khi thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần tạo ra sự thích thú của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ của mình. Sau đâu là một số phương pháp để tạo ra sự thích thú khi triển khai mô hình AIDA trong marketing:

  • Cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết vấn đề: Khách hàng luôn quan tâm đến khả năng những sản phẩm/ dịch vụ có thể giải quyết vấn đề của họ ra sao. Doanh nghiệp nên cung cấp thông tin hữu ích, giải đáp thắc mắc và chứng minh khả năng giải quyết vấn đề của sản phẩm/dịch vụ.
  • Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng: Những câu chuyện truyền cảm hứng có thể khơi gợi cảm xúc và tạo sự kết nối với khách hàng. Doanh nghiệp có thể chia sẻ câu chuyện về khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thành công để tạo niềm tin và sự thích thú.
  • Tổ chức các sự kiện và hội thảo: Các sự kiện và hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ một cách trực tiếp và tương tác với khách hàng tiềm năng.
  • Trải nghiệm dùng thử miễn phí: Dùng thử miễn phí là cách hiệu quả để khách hàng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ trước khi mua.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể triển khai truyền thông kết hợp nhiều kênh như website, email marketing, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, PR...

Ví dụ như chiến dịch "Real Beauty" của thương hiệu Dove sử dụng những người phụ nữ bình thường thay vì người mẫu trong các chiến dịch quảng cáo của mình để làm rõ thông điệp "Tập trung vào vẻ đẹp nội tâm thay vì vẻ đẹp ngoại hình", khuyến khích phụ nữ tự tin vào bản thân. Năm 2013,  “Dove Real Beauty Sketches” thực hiện thí nghiệm xã hội nơi một nghệ sĩ pháp y phác họa lại ngoại hình của những người lạ mặt, thông qua lời kể và miêu tả về họ. Chiến dịch đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng và khách hàng mục tiêu.

Chiến dịch
Chiến dịch "Real Beauty" của Dove được công chúng yêu thích

🔴Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm rõ cách thấu hiểu khách hàng và tìm ra nhân tố cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp thông qua các nội dung vô cùng hấp dẫn:

  • Xác định khung giải pháp giá trị
  • Tìm ra nhân tố cạnh tranh khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ
  • Xây dựng ma trận nội dung quảng cáo theo ngôn ngữ khách hàng
  • 16 Concept viral Marketing hiệu quả
  • Xây dựng quy trình viết Content quảng cáo bài bản
  • Ứng dụng Canvas, 4H & HSSBC để viết content cho một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể

Tất cả sẽ được Mr. Tony Dzung bật mí chi tiết tại khóa học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP. Đăng ký tự vấn ngay tại đây!

KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3.3. Ứng dụng giai đoạn kích thích mong muốn (Desire)

Mục tiêu của giai đoạn kích thích mong muốn là khơi gợi mong muốn sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nơi khách hàng tiềm năng. Các chiến lược sau có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này:

  • Nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ: Doanh nghiệp cần nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng, giải thích cách thức sản phẩm hoặc dịch vụ có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.
  • Tạo ra cảm giác cấp bách: Doanh nghiệp có thể tung ra các chương trình khuyến mãi có thời gian hạn chế, số lượng giới hạn hoặc sử dụng các chiến lược "FOMO" (Fear of Missing Out, có nghĩa là sợ bỏ lỡ.).
  • Sử dụng chứng thực uy tín: Chứng thực từ những chuyên gia, người nổi tiếng hoặc khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thành công có thể tạo dựng niềm tin và khơi gợi mong muốn sở hữu trong khách hàng tiềm năng.
  • Gợi ý các sản phẩm/ dịch vụ bổ sung: Đưa ra gợi ý các sản phẩm/ dịch vụ bổ sung để tăng giá trị mua hàng và khơi gợi mong muốn sở hữu nhiều hơn. Ví dụ như trọn bộ sản phẩm chăm sóc da mặt, những thiết bị công nghệ cá nhân,...

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên tối ưu trải nghiệm đa kênh để theo đuổi khách hàng mục tiêu. Bao gồm việc xây dựng nội dung nhất quán, triển khai các chiến dịch remarketing giữa các kênh website, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, email marketing, tư vấn qua điện thoại...

Ví dụ như Colgate sử dụng hình ảnh của các nha sĩ mỉm cười rạng rỡ trong các quảng cáo của họ. Các quảng cáo của Colgate đều có sự xuất hiện của các nha sĩ cùng nội dung chia sẻ kiến thức chuyên môn về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng và lợi ích của việc sử dụng kem đánh răng Colgate. Từ đó, doanh nghiệp đã tạo ra sự mong muốn sở hữu và sử dụng sản phẩm.

Quảng cáo của Colgate
Quảng cáo của Colgate

3.4. Giai đoạn thúc đẩy hành động (Action)

Mục tiêu của giai đoạn cuối cùng này là thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mua hàng. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Sử dụng nút kêu gọi hành động rõ ràng, súc tích và dễ thực hiện: CTA là yếu tố quan trọng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng. Vì thế doanh nghiệp tối ưu CTA rõ ràng, súc tích và dễ thực hiện, ví dụ như "Mua ngay", "Đặt hàng", "Đăng ký ngay"...
  • Tối ưu hóa website và landing page: Website và landing page cần được tối ưu hóa để tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng. Ví dụ như: tốc độ tải trang nhanh, giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng và hiển thị tốt trên mọi thiết bị.
  • Cung cấp nhiều phương thức thanh toán: Việc cung cấp đa dạng phương thức thanh toán sẽ tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi mua hàng. Ví dụ như thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán bằng ứng dụng tài chính…
  • Đảm bảo dịch vụ khách hàng chu đáo: Dịch vụ khách hàng chu đáo sẽ tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng, từ đó khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn.

Một số chiến lược marketing có thể hỗ trợ tối ưu giai đoạn Action trong mô hình AIDA là: email marketing, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân, gọi điện tư vấn, remarketing trên mạng xã hội và công cụ tìm kiếm...

Một ví dụ về doanh nghiệp tối ưu giai đoạn Action là Grab với ứng dụng GrabFood. Thương hiệu cung cấp mã giảm giá và ưu đãi để thu hút khách hàng. Ứng dụng không những cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến bằng nhiều phương thức khác nhau mà còn cung cấp các lựa chọn thời gian nhận để tiết kiệm chi phí giao hàng. 

Chương trình khuyến mãi và tính năng mới của GrabFood
Chương trình khuyến mãi và tính năng mới của GrabFood

4. Case study các doanh nghiệp ứng dụng mô hình AIDA thành công

Như đã đề cập ở trên, AIDA model là một mô hình marketing dạng phễu khách hàng. Doanh nghiệp ứng dụng mô hình AIDA hiệu quả là khi có thể thúc đẩy được các giai đoạn hành trình khách hàng từ lúc có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ cho đến khi trở thành người mua hàng thực sự. Để làm được điều này, các yếu tố trong mô hình AIDA phải được triển khai tuần tự, nhất quán. Hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu cách 2 doanh nghiệp sau đây đã ứng dụng mô hình AIDA trong marketing và đạt được thành công trong kinh doanh.

4.1 Cách triển khai mô hình AIDA của Vinamilk

Vinamilk - thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam và cũng chính là doanh nghiệp có nhiều chiến lược marketing ấn tượng. Trong đó, phải kể đến việc Vinamilk đã triển khai thành công mô hình AIDA trong tiếp thị, mang lại nhiều thành tựu cho hoạt động kinh doanh. 

Cụ thể, Vinamilk đã triển khai các yếu tố trong mô hình AIDA theo hành trình khách hành như sau:

  • Thu hút sự chú ý (Attention): Vinamilk luôn đầu tư kỹ lưỡng cho nội dung, sử dụng hình ảnh và âm thanh bắt mắt, ấn tượng. Các TVC quảng cáo có hình ảnh đồ hoạ chú bò sữa đáng yêu, âm nhạc sôi động và kể chuyện thu hút. Ví như "Mắt sáng dáng cao - Dồi dào năng lượng" hay "Ai mắt kiếng, ai giày độn không". Hoạt động truyền thông của Vinamilk phủ sóng trên nhiều kênh như truyền hình, mạng xã hội, báo chí... Ngoài ra, thương hiệu còn rất tích cực tổ chức các chương marketing như triển lãm, hội chợ, khuyến mãi tại điểm bán. Nhờ đó, doanh nghiệp thành công trong bước đầu thu hút được sự chú ý, quan tâm từ khách hàng mục tiêu.
  • Tạo ra sự quan tâm và yêu thích (Interest): Vinamilk chú trọng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và hữu ích về sản phẩm cho khách hàng trên các kênh truyền thông và ấn phẩm truyền thông. Thương hiệu đã sáng tạo và triển khai nhiều thông điệp thu hút xoay quanh việc giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, lợi ích mang lại. Để làm tăng mức độ uy tín, Vinamilk đã đưa thông tin sản phẩm được Viện dinh dưỡng Quốc Gia và các trung tâm kiểm nghiệm đảm bảo vào nội truyền thông và thể hiện ngay trên sản phẩm. Nhờ đó, Vinamilk nhận được sự quan tâm tìm hiểu và dần yêu thích từ khách hàng.
  • Khơi gợi mong muốn (Desire): Vinamilk đã thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng tại những điểm phân phối và truyền thông rộng rãi trên các kênh thông tin từ trực tiếp đế trực tuyến. Thương hiệu còn xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng những chương trình cộng đồng ấn tượng, thể hiện trách nhiệm xã hội. Ví dụ như: 1 triệu ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 16 năm đồng hành cùng Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM ... Từ đó, hình ảnh thương hiệu Vinamilk càng trở nên đáng tin cậy hơn. Sự phối hợp giữa việc xúc tiến bán hàng và xây dựng hình ảnh đã giúp Vinamilk thành công kích thích được mong muốn sử dụng sản phẩm.
  • Thúc đẩy hành động (Action): Trên các nội dung truyền thông quảng cáo, Vinamilk luôn đưa ra các lời kêu hành động  như "Mua ngay", "Truy cập website để biết thêm thông tin"... nhằm kích thích khách hàng thực hiện mua hàng hoặc truy cập kênh thông tin. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng, Vinamilk xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, từ chuỗi cửa hàng riêng của Vinamilk cho đến siêu thị, cửa hàng tạp hoá địa phương và các kênh phân phối trực tuyến trên website, sàn thương mại điện tử,... Tối ưu hoá hoạt động truyền thông và phân phối đã giúp giai đoạn hành động của khách hàng trở nên thuận tiện hơn. 

Nhờ việc áp dụng hiệu quả mô hình AIDA vào các hoạt động marketing, Vinamilk không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng.

Ứng dụng mô hình AIDA của Vinamilk
Ứng dụng mô hình AIDA của Vinamilk

4.2. Mô hình AIDA của Biti's đã giúp thương hiệu bứt phát như thế nào?

Biti's là một thương hiệu giày dép nổi tiếng tại Việt Nam, gắn bó với các thế hệ 8X và 9x với thông điệp "Nâng niu bàn chân Việt". Tuy nhiên vào đầu những năm 2000, các thương hiệu giày quốc tế vào Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Sản phẩm của Biti's trở nên kém thu hút so với các sản phẩm ngoại nhập đa dạng mẫu mã đang được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Đế

Đến cuối năm 2016, Biti's đánh dấu sự trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới, năng động và trẻ trung hơn với thương hiệu con Biti's Hunter. Mô hình AIDA được Biti's triển khai cho chiến lược marketing mới đem lại nhiều thành công vang dội. 

  • Thu hút sự chú ý (Attention): Biti's thành công từ bước đầu nhờ sử dụng hình ảnh đại diện thương hiệu phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu trẻ tung, năng động như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn. Các TVC chiến dịch "Đi để trở về" của BIti's được đầu tư sáng tạo, ấn tượng và truyền cảm hứng. Thương hiệu phủ sóng trên nhiều kênh thông tin như các mạng xã hội Youtube và Facebook, website, báo chí, quảng cáo ngoài trời OOH... để tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu. 
  • Tạo ra sự quan tâm và yêu thích (Interest): Biti's thiết kế website thương hiệu Biti's Hunter mới đẹp mắt, thu hút, cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về sản phẩm. Hướng đến nhóm khách hàng trẻ trong nước, Biti's đưa ra một mức giá vô cùng hợp lý cho phân khúc giày chất lượng. Đồng thời, các điểm bán của Biti's còn tổ chức nhiều hoạt động để thu hút khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. 
  • Khơi gợi mong muốn (Desire): Sự thành công của Biti's đến từ việc kết nối cảm xúc khách hàng trẻ với một thương hiệu lâu đời, từng gắn bó với các thế hệ trước đây, làm dấy lên cảm xúc tự hào dân tộc, muốn sử dụng sản phẩm như một cách bày tỏ phong cách sống của bản thân. Bên cạnh đó, việc sử dụng đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hướng lớn đã giúp Biti's thu hút và kích thích nhu cầu sở hữu sản phẩm từ cộng đồng người hâm mộ đông đảo.
  • Thúc đẩy hành động (Action): Biti's xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp các khu vực thành thị lớn và phát triển kênh bán hàng trực tuyến. Chính sách giao hàng tận nơi và đổi trả linh hoạt của Biti's tạo sự an tâm cho khách hàng khi mua sắm. Thương hiệu cũng thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tích điểm,... để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Thành công áp dụng mô hình AIDA của Biti’s trong chiến dịch ra mắt thương hiệu con đã giúp Biti’s “lội ngược dòng”, giành lại sự yêu thích từ người tiêu dùng, thúc đẩy doanh thu bán hàng và có vị thế vững chắc trên thị trường.

Ứng dụng mô hình AIDA của Biti’s cho thương hiệu con Biti’s Hunter
Ứng dụng mô hình AIDA của Biti’s cho thương hiệu con Biti’s Hunter

5. Hạn chế của mô hình AIDA trong thời đại số

Mô hình AIDA đã xuất hiện từ lâu và được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên, AIDA trong marketing vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhất là trong bối cảnh thời đại số và sự thay đổi nhanh chóng của hành vi người tiêu dùng.

5.1. Chỉ thể hiện quy trình mua hàng một chiều đơn giản (tuyến tính)

Mô hình AIDA mô tả hành trình mua hàng của khách hàng theo một trình tự tuyến tính: từ thu hút sự chú ý, tạo sự quan tâm, khơi gợi mong muốn đến thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, hành trình mua hàng của khách hàng trong thực tế thường phức tạp và có tính chất phi tuyến tính hơn nhiều. Khách hàng có thể tiếp xúc với thông tin sản phẩm/ dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau và trải qua nhiều bước khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ: Một khách hàng có thể xem quảng cáo sản phẩm trên Facebook, sau đó tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên Google, sau đó đọc bài đánh giá sản phẩm trên blog, và cuối cùng mua sản phẩm trên website của nhà sản xuất. Trong hành trình này, giai đoạn yêu thích và giai đoạn mong muốn sở hữu của họ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Và sự xuất hiện của quá trình tham khảo ý kiến đánh giá trên một blog khách quan khác vượt ra ngoài mô hình AIDA nên doanh nghiệp không kiểm soát và tối ưu được. 

Hạn chế trong quy trình mua hàng tuyến tính của AIDA
Hạn chế trong quy trình mua hàng tuyến tính của AIDA

5.2. Thiếu sự tương tác

Mô hình AIDA tập trung vào việc truyền tải thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng, nhưng không chú trọng đến việc tương tác giữa hai bên. Trong thời đại số, khách hàng mong muốn được tương tác với doanh nghiệp và nhận được phản hồi nhanh chóng. Hạn chế này khiến mô hình AIDA trở nên ít hiệu quả hơn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng trong thời đại số. 

5.3. Thiếu tính cá nhân hóa

Mô hình AIDA sử dụng một cách tiếp cận chung cho tất cả khách hàng, không chú trọng đến nhu cầu và sở thích cá nhân của từng khách hàng. Trong khi hiện nay, khách hàng mong muốn được trải nghiệm cá nhân hóa, được cung cấp thông tin và sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.

Hạn chế của mô hình AIDA về tính tương tác và cá nhân hoá
Hạn chế của mô hình AIDA về tính tương tác và cá nhân hoá

5.4. Khó tối ưu hóa trong bối cách chuyển đổi số 

Mô hình AIDA được thiết kế phù hợp cho các kênh marketing truyền thống như quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí,... Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp cần sử dụng nhiều kênh marketing mới như mạng xã hội, email marketing, tiếp thị nội dung,...Việc áp dụng AIDA cho các kênh marketing mới này có thể gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.

Tóm lại, mô hình AIDA (Attention - Interest - Desire - Action) đã và đang là một công cụ marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hút và thúc đẩy hành động mua hàng từ khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, trong thời đại số với sự thay đổi nhanh chóng của hành vi người tiêu dùng, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần linh hoạt sáng tạo, kết hợp AIDA với các chiến lược marketing hiện đại để để tối ưu hóa hiệu quả và chinh phục thị trường trong kỷ nguyên số đầy cạnh tranh. Hy vọng bài viết này của Trường Doanh nhân HBR đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích để triển khai những chiến lược marketing phù hợp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger