Trường doanh nhân HBR ×

PAID MEDIA LÀ GÌ? 5 PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRẢ PHÍ PHỔ BIẾN

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Paid Media là gì?
  • 2. Phân biệt Paid Media - Owned Media - Earned Media
  • 3. Lợi ích của Paid Media đối với hoạt động Marketing trong doanh nghiệp
    • 3.1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
    • 3.2 Tăng truy cập cho website và fanpage
    • 3.3. Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
    • 3.4. Tận dụng cơ hội phát triển thị trường
    • 3.5. Dễ dàng đo lường và tối ưu
  • 4. Các loại phương tiện Paid Media phổ biến hiện nay
    • 4.1. Paid Social Media – Mạng xã hội
    • 4.2. PPC và PPI
    • 4.3. Banner Ads 
    • 4.4. Native Ads
    • 4.5. OOH và DOOH
  • 5. Case Study áp dụng Paid Media thu hút khách hàng thành công 
    • 5.1. Airbnb
    • 5.2. Biti’s Hunter
  • 6. Kết luận

Trong quá trình triển khai các chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp thường gặp các khái niệm về Paid - Owned - Earned Media nhưng chưa hiểu rõ và chưa biết nên chọn triển khai hoạt động nào. Trong bài viết này, Trường Doanh nhân HBR sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ Paid Media là gì? Hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng ra sao? Thương hiệu nào đã triển khai Truyền thông trả phí thành công. 

1. Paid Media là gì?

Paid Media hay còn gọi là truyền thông trả phí - là hình thức truyền thông mà doanh nghiệp cần chi trả một khoản tiền nhất định để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ. Các hoạt động quảng bá bao gồm: quảng cáo mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok...); quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Youtube...); quảng cáo tài trợ... 

Các phương tiện truyền thông trả phí có khả năng nhắm mục tiêu nâng cao, giúp cho nội dung trên các kênh marketing trả phí tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu mong muốn. Do đó, truyền thông trả phí có khả năng đem lại hiệu quả tiếp thị tức thời và kiểm soát chiến dịch tối ưu hơn so với các kênh còn lại. 

Các chiến dịch truyền thông trả phí giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát thời gian, địa điểm, nội dung và cách thức truyền tải thông điệp. Vì vậy, sử dụng Paid Media trong marketing giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ nhận thức về sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Paid Media là hình thức truyền thông có trả phí
Paid Media là hình thức truyền thông có trả phí

2. Phân biệt Paid Media - Owned Media - Earned Media

Mô hình Digital Marketing gồm có ba phương tiện truyền thông chính:

  • Paid Media là kênh truyền thông trả phí
  • Owned Media là kênh truyền thông doanh nghiệp sở hữu.
  • Earned Media là kênh truyền thông có tính lan truyền.

Khi triển khai chiến dịch digital marketing, doanh nghiệp có thể chọn lọc một trong ba kênh hoặc kết hợp 2 đến 3 kênh để mang lại hiệu quả tiếp thị tối ưu. Chọn lựa kênh nào là phụ thuộc vào nguồn lực và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. 

Sự khác biệt giữa Paid - Owned - Earned Media thể hiện qua cách thức triển khai:

  • Paid Media: Là kênh truyền thông cần phải trả phí cho nền tảng/ đối tác truyền thông. Lợi thế là tiếp cận thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu một cách chuẩn xác. Do đó, truyền thông trả phí đem lại cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả cao.
  • Owned Media: Đây là kênh truyền thông do chính thương hiệu sở hữu và không yêu cầu chi phí để đăng tải nội dung. Một số kênh truyền thông sở hữu là: Facebook Page, Website, Ứng dụng (App) của doanh nghiệp... Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát nội dung, định hướng thương hiệu của kênh truyền thông sở hữu.
  • Earned Media: Bao gồm những kênh truyền thông thúc đẩy khách hàng thảo luận, phản hồi về thương hiệu và sản phẩm một cách tự nhiên. Mạng xã hội và các hội nhóm/ diễn đàn trực tuyến chính là những kênh tiêu biểu của Earned Media. Phương tiện truyền thông này mang lại khả năng tăng nhận diện, lan tỏa thương hiệu và củng cố niềm tin vào thương hiệu của khách hàng tiềm năng tốt hơn. 
Mô hình Paid - Owned - Earned Media
Mô hình Paid - Owned - Earned Media

Tóm lại, việc chọn sử dụng phương tiện Paid, Owned và Earned Media trong các giai đoạn phù hợp khi triển khai chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động tiếp thị. Hiệu quả mang lại chính là thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng, hình ảnh thương hiệu được củng cố, tăng khả năng chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng.

3. Lợi ích của Paid Media đối với hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

Vậy lợi ích khi chọn triển khai các kênh truyền thông trả phí -  Paid Media là gì? Trường Doanh nhân HBR sẽ giới thiệu đến quý doanh nghiệp top 5 lợi ích nổi bật nhất khi triển khai Digital Marketing với các hoạt động Paid Media:

3.1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Paid media được đánh giá là cách thức nhanh nhất để xây dựng sự nhận biết về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Lý do là truyền thông trả phí cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng mục tiêu, hiệu quả tức thì trong thời gian ngắn. 

Các kênh Paid Media trực tuyến cung cấp các công cụ quản lý với nhiều tùy chọn chi tiết để tối ưu chiến dịch một cách hiệu quả. Ví dụ như: mô tả đối tượng mục tiêu, chọn khu vực địa lý, mối quan tâm trên trực tuyến,... Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo có thể được tối ưu dễ dàng nhờ theo dõi số liệu chi tiết và khả năng điều chỉnh linh hoạt.

3.2 Tăng truy cập cho website và fanpage

Theo báo cáo của We Are Social & Hootsuite, Việt Nam đang có 93,2 triệu người dùng Internet, chiếm 88,5% dân số và online trung bình 4 tiếng 19 phút mỗi ngày. Có thế thấy, tăng cường hiển thị và thu hút truy cập trực tuyến là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh chuyển đổi số.

Paid Media cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ. Vì vậy, các quảng cáo được phân phối đến những đối tượng mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao. Từ đó, website và fanpage được tăng lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng. 

Khi đã có được lượng truy cập chất lượng, doanh nghiệp tiến hành tối ưu nội dung và trải nghiệm trên trang để điều hướng người dùng thực hiện các hành động mong muốn. Ví dụ như: điền form đăng ký tư vấn, đặt hẹn, đăng ký nhận tin mới hoặc thậm chí là mua hàng.

Paid Media giúp tăng khả năng tiếp cận và thúc đẩy khách hàng hành động
Paid Media giúp tăng khả năng tiếp cận và thúc đẩy khách hàng hành động

3.3. Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Quảng cáo Paid Media của doanh nghiệp được hiển thị ở những vị trí nổi bật trên các nền tảng trực tuyến hoặc các địa điểm có lượng người qua lại đông đúc. Vị trí lợi thế sẽ thu hút được sự chú ý của các đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, họ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các kênh truyền thông trực tuyến còn cung cấp không gian thảo luận linh hoạt giữa thương hiệu và người dùng.Sử dụng truyền thông trả phí vì thế có khả năng khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu. Ví dụ như: thích và theo dõi fanpage, chia sẻ bài viết, để lại bình luận, xem video,...

Theo báo cáo của Mediacom Việt Nam, có đến 72% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ tin tưởng vào các thương hiệu sử dụng truyền thông trả phí. Khi sử dụng Paid Media một cách hiệu quả, doanh nghiệp tối ưu thông điệp đến đúng nhóm đối tượng mục tiêu, nhờ đó có thể nâng cao giá trị thương hiệu, làm tăng mức độ tin tưởng của khách hàng.

3.4. Tận dụng cơ hội phát triển thị trường

Theo báo cáo của Criteo, 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã mua hàng trực tuyến sau khi xem quảng cáo. Có thể thấy rằng, nền tảng trực tuyến là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Tiếp cận được khách hàng trực tuyến sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng được thị trường mới hoặc tăng thêm thị phần. 

Paid Media cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo đến khách hàng tiềm năng dựa trên nhiều yếu tố như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi và vị trí địa lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng và tăng hiệu quả quảng cáo. Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được những phân khúc khách hàng hiện tại và đánh giá tiềm năng sang phân khúc mới, thị trường mới.

Các chiến dịch Paid Media dễ dàng kiểm soát, tối ưu
Các chiến dịch Paid Media dễ dàng kiểm soát, tối ưu

3.5. Dễ dàng đo lường và tối ưu

Truyền thông trả phí cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ phân tích chi tiết nên dễ dàng theo dõi, đo lường và kiểm soát hiệu quả của chiến dịch marketing. 

  • Theo dõi hiệu suất quảng cáo: Thông qua các chỉ số đo lường như số lần hiển thị quảng cáo, số lần nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC), chi phí cho mỗi lần mua (CPA),...
  • Xác định đối tượng mục tiêu hiệu quả: Phân tích dữ liệu từ báo cáo giúp doanh nghiệp xác định nhóm đối tượng mục tiêu hiệu quả và không hiệu quả để kịp thời điều chỉnh chiến dịch.
  • Điều chỉnh chiến dịch quảng cáo: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh ngân sách, mục tiêu, nội dung quảng cáo, thời gian dễ dàng dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.
  • Đánh giá hiệu quả giữa các kênh quảng cáo: Số liệu báo cáo chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh hiệu quả giữa kênh quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, YouTube Ads,.. để lựa chọn kênh phù hợp nhất với mục tiêu và ngân sách.

Tóm lại, hình thức Paid Media đem lại lợi ích vượt trội về tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng, tăng truy cập cho website, đạt kết quả trong thời gian ngắn cùng khả năng kiểm soát và tối ưu cho các chiến dịch dễ dàng. Vậy, có những loại hình phương tiện truyền thông trả phí nào? Đặc điểm của từng phương tiện Paid Media là gì? Hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu trong phần tiếp theo.

4. Các loại phương tiện Paid Media phổ biến hiện nay

Hiện nay, có khá nhiều phương tiện Paid Media khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn triển khai trong chiến dịch marketing. Sau đây là top 5 phương tiện truyền thông trả phí phổ biến và hiệu quả.

Top 5 phương tiện Paid Media phổ biến
Top 5 phương tiện Paid Media phổ biến

4.1. Paid Social Media – Mạng xã hội

Paid Social Media, hay còn gọi là Quảng cáo Mạng xã hội, là hình thức quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp phải chi trả cho các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Zalo... để hiển thị quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Một số định dạng quảng cáo Mạng xã hội thường gặp là: quảng cáo bài viết, quảng cáo video, quảng cáo Lead Generation...

Ngoài ra, kết hợp Paid Media với Affiliate MarketingInfluencer marketing đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhờ hiệu quả truyền thông mạnh mẽ. Bằng cách hợp tác với các KOL/KOC là những tài khoản mạng xã hội có nhiều người theo dõi, các sản phẩm/ dịch vụ sẽ được quảng bá một cách rộng rãi đến những đối tượng mục tiêu phù hợp.

Theo báo cáo của DataReportal tháng 1 năm 2024, Việt Nam có 72,7 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 73,3%. Một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam hiện nay là:

  • Facebook: Nền tảng phổ biến nhất với 73,3 triệu người dùng.
  • YouTube: Nền tảng video lớn thứ hai với 65,3 triệu người dùng.
  • Zalo: Là ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến có 58,6 triệu người dùng.
  • Instagram: có 36,7 triệu người dùng, là nền tảng chuyên chia sẻ hình ảnh và video.
  • Tik Tok: có 33,7 triệu người dùng và đang phát triển nhanh chóng.

Có thể thấy, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt Nam hiện nay khi vừa là nơi giải trí vừa là nơi tìm kiếm thông tin và mua sắm sản phẩm/ dịch vụ. Vì thế, doanh nghiệp tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và phát triển thương hiệu của mình.

Quảng cáo trên mạng xã hội
Quảng cáo trên mạng xã hội

4.2. PPC và PPI

PPI và PPC đều là hình thức truyền thông trả phí trên những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,.. Tuy nhiên, hai hình thức này có sự khác biệt như sau:

  • PPC (Pay Per Click): là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp thanh toán khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của doanh nghiệp. Có nghĩa là khi sử dụng PPC, doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Cùng vì vậy, loại hình này yêu cầu tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên mới thu hút người dùng nhấp chuột vào trang web.
  • PPI (Pay Per Impression): là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp thanh toán cho mỗi lần hiển thị quảng cáo của họ, bất kể người dùng có nhấp chuột hay không. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tối ưu khả năng tiếp cận và mức độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả thì không được tối ưu vì doanh nghiệp có thể phải trả tiền cho cả nhóm người dùng không quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ. 

Việc chọn lựa hình thức PPC HAY PPI là phụ thuộc vào mục tiêu, ngân sách của doanh nghiệp. Hiệu quả của PPC và PPI đem lại có thể thay đổi, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, đối tượng mục tiêu, ngân sách chiến dịch,... Do đó, doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố này để chọn lựa hình thức phù hợp. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cũng cần sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi, đo lường, điều chỉnh chiến dịch tối ưu nhất.

4.3. Banner Ads 

Banner Ads là hình thức Paid Media trực quan, dựa trên những hình ảnh, video hoặc văn bản hiển thị trên các trang web, ứng dụng hoặc mạng xã hội trong khoảng thời gian nhất định. Khi sử dụng quảng cáo Banner Ads, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút được lượng khách hàng truy cập vào trang đích như website, landing page hay tài khoản mạng xã hội và thúc đẩy các hành động mong muốn. 

Banner Ads giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng khi có thể sử dụng kết hợp trên nhiều kênh truyền thông: website, mạng xã hội, ứng dụng. Từ đó, thu hút người dùng truy cập và nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu. Có hai hình thức chi trả cho Banner Ads là CPC (Cost Per Click) trả phí trên mỗi lần nhấp chuột và CPM (Cost Per Mille) là trả phí trên mỗi nghìn lượt hiển thị. 

Nhược điểm của quảng cáo Banner Ads là tỷ lệ click-through rate (CTR) thấp. Theo báo cáo của AdRoll, tỷ lệ CTR trung bình của Banner Ads chỉ đạt mức 0,54%. Dó đó có thể thấy rằng, hình thức này sẽ phù hợp với mục tiêu tiếp cận và tăng khả năng nhận diện cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Quảng cáo Banner thu hút khách hàng tiềm năng truy cập website
Quảng cáo Banner thu hút khách hàng tiềm năng truy cập website

4.4. Native Ads

Native Ads - Quảng cáo Tự nhiên, là hình thức quảng cáo trực tuyến được thiết kế sao cho hài hoà và liền mạch vào nội dung trang web, ứng dụng mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Các định dạng Native Ads thường gặp là bài viết, video hoặc hình ảnh khác. 

Native Ads có tỷ lệ click-through rate (CTR) cao vì thu hút sự chú ý của người dùng một cách tự nhiên. Từ đó, khuyến khích người dùng thực hiện các hành động mong muốn như tải xuống ứng dụng, đăng ký nhận tin mới, đăng ký nhận tư vấn,... Hiệu quả Quảng cáo tự nhiên đem lại là tăng tỷ lệ chuyển đổi và mức độ uy tín của thương hiệu. 

4.5. OOH và DOOH

OOH và DOOH đều là hai hình thức quảng cáo ngoài trời giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng tiềm năng và tăng nhận diện thương hiệu. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức là:

  • OOH (Out-Of-Home) là hình thức quảng cáo truyền thống sử dụng các phương tiện hiển thị tĩnh như biển bảng, áp phích, pano quảng cáo ngoài trời để tiếp cận khách hàng. Các quảng cáo OOH được đặt ở khu vực đông đúc như đường phố, bến xe, ga tàu, sân bay,...
  • DOOH (Digital Out-Of-Home) cũng là hình thức quảng cáo ngoài trời nhưng có sử dụng thêm các màn hình kỹ thuật số để hiển thị nội dung quảng cáo động như video, hình ảnh, văn bản. Nhờ đó mà DOOH có thể tương tác với người dùng qua cảm ứng, nhận diện khuôn mặt. Hiệu quả mang lại là gia tăng cảm xúc, kết nối thương hiệu với khách hàng tốt hơn.

Tuỳ thuộc là đặc điểm ngành hàng, quy mô thị trường, nguồn lực,..mà  doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn triển khai quảng cáo OOH VÀ DOOH cho phù hợp và tối ưu. Theo báo cáo của Nielsen, 70% người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu được quảng cáo trên DOOH. Do đó mà dù chi phí đầu từ cao, nhiều tập đoàn lớn vẫn chọn triển khai DOOH để thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng tại các thị trường rộng lớn.

Quảng cáo OOH thường đặt tại vị trí trung tâm thành phố
Quảng cáo OOH thường đặt tại vị trí trung tâm thành phố

Như vậy, Trường Doanh nhân HBR vừa giới thiệu đến quý doanh nghiệp một số phương tiện truyền thông trả phí phổ biến và đặc điểm của từng loại hình Paid Media là gì. Sau đây, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR phân tích những case study triển khai Paid Media thành công để cùng học hỏi nhé!

5. Case Study áp dụng Paid Media thu hút khách hàng thành công 

Sử dụng Paid Media để triển khai các chiến dịch marketing đã giúp nhiều doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Hãy cùng Trường Doanh nhân HBR phân tích hai case study sau đây để học hỏi cách các thương hiệu sử dụng phương tiện truyền thông trả phí hiệu quả.

5.1. Airbnb

Airbnb là nền tảng trực tuyến kết nối du khách với những chỗ ở địa phương độc đáo trên toàn thế giới. Khi ra mặt năm 2008, doanh nghiệp đã đối mặt với nhiều khó khăn sự cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch trực tuyến, trong khi Airbnb là một thương hiệu mới và chưa có được sự tin tưởng của khách hàng. 

Nhưng đến nay, Airbnb có hơn 4 triệu chỗ ở tại hơn 190 quốc gia và thu hút hơn 6 triệu khách mỗi đêm. Doanh thu năm 2021 của Airbnb đạt hơn 2 tỷ USD. Thành công này của Airbnb đến từ việc thương hiệu đã triển khai chiến dịch Paid Media thành công.

Airbnb đã áp dụng chiến lược Paid Media với nhiều hoạt động được triển khai và kết hợp một cách thông minh, cụ thể bao gồm:

  • Quảng cáo trả phí cho Công cụ tìm kiếm: Airbnb sử dụng Google Ads để hiển thị quảng cáo cho tệp người dùng có nhu cầu tìm kiếm chỗ ở và tìm kiếm trên Google.
  • Quảng cáo Mạng xã hội: Các chiến dịch quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng trên nhiều nền tảng như Facebook, Instagram,...
  • Triển khai Tiếp thị liên kết: Hợp tác với các blogger du lịch và Influencer để quảng bá nền tảng của mình.
  • Email marketing: Airbnb sử dụng email marketing để tối ưu và cá nhân hoá quá trình chăm sóc khách hàng. Vừa giữ liên lạc với khách hàng hiện tại vừa thu hút khách hàng mới.
Quảng cáo Paid Media của Airbnb
Quảng cáo Paid Media của Airbnb

Chiến lược Paid Media của Airbnb không chỉ giúp thương hiệu tăng nhận thức, thu hút khách hàng mà còn thúc đẩy phát triển doanh thu mạnh mẽ trong những năm qua. Case study của Airbnb đã cho thấy sức mạnh của Paid Media trong việc thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, rất xứng đáng để các doanh nghiệp học hỏi.

5.2. Biti’s Hunter

Biti’s là thương hiệu giày dép Việt Nam được thành lập từ năm 1966, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Tuy nhiên, đến những năm 2010, thị trường giày dép trở nên cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế. Biti’s đã gặp rất nhiều khó khăn để thu hút khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh.

Để vượt qua khó khăn, giành lại thị phần và sự yêu thích từ khách hàng, Biti's đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Biti’s Hunter hướng đến phân khúc mới là người dùng trẻ tuổi. Tiếp đó, thương hiệu đã áp dụng chiến lược Paid Media vô cùng sáng tạo, để lại ấn tượng tích cực trong công chúng.

Chiến lược sáng tạo nội dung của Biti’s
Chiến lược sáng tạo nội dung của Biti’s

Biti's đã triển khai các hoạt động Paid Media như sau:

  • Chiến lược sáng tạo nội dung: Biti's tạo ra các video, hình ảnh, bài viết thu hút được công chúng đánh giá cao về sự sáng tạo, bản sắc riêng và vô cùng gần gũi với khách hàng trẻ. Điển hình là chiến dịch "Đi để trở về" từ năm 2017.
  • Hợp tác với Influencer: Đông đảo các ca sĩ, diễn viên cùng tham gia để quảng bá sản phẩm, chiến dịch nhanh chóng tạo được tiếng vang và được giới trẻ yêu thích.
  • Quảng cáo trả phí cho Công cụ tìm kiếm: Biti's sử dụng Google Ads để hiển thị quảng cáo nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng, đặc biệt là giới trẻ.
  • Quảng cáo Mạng xã hội: Biti's sử dụng Facebook, Instagram và các mạng xã hội khác để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và kết nối với khách hàng trẻ.

Kết thúc chiến dịch truyền thông Paid Media này, Biti's có hơn 5 triệu người theo dõi trên Facebook. Doanh thu của Biti's trong giai đoạn năm 2016 - 2020 đã tăng hơn 200%. Đặc biệt là thương hiệu Biti's hoàn toàn thành công trong việc đổi mới hình ảnh thương hiệu, trở nên trẻ trung, và hiện đại hơn.

6. Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết về Paid Media là gì và những lợi ích quan trọng của Paid Media đối với hoạt động Digital Marketing trong doanh nghiệp. Trường doanh nhân HBR cũng đã giới thiệu về top 5 phương tiện truyền thông trả phí phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này đã giúp quý doanh nghiệp có thêm gợi ý để triển khai các hoạt động marketing, thúc đẩy phát triển kinh doanh hiệu quả.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger