Trường doanh nhân HBR ×

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG GREINER ĐỂ XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Nội dung [Hiện]

Khi kinh doanh, nhà quản lý luôn mong muốn doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển đều ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng. Dựa trên thực trạng đó, Larry E. Greiner đã xây dựng mô hình tăng trưởng Greiner - công cụ giúp xác định và nhận diện các vấn đề có thể xảy ra khi doanh nghiệp trên đà tăng trưởng. Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu rõ hơn về mô hình này trong bài viết dưới đây! 

1. Mô hình tăng trưởng Greiner là gì? 

Mô hình tăng trưởng Greiner (Greiner’s Growth Model), được giới thiệu bởi nhà kinh tế người Mỹ Larry E. Greiner, mô tả 6 giai đoạn mà doanh nghiệp phải trải qua để đạt được sự tăng trưởng. Ở cuối mỗi giai đoạn sẽ đều kết thúc bằng một cuộc “khủng hoảng”, hay còn được gọi là “điểm chuyển đổi”. Tại điểm này, doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi để bước sang giai đoạn tiếp theo. 

Đường cong Greiner sẽ được vẽ trên trục tọa độ XY. Trong đó: 

  • Trục X: Thời gian/số năm hoạt động của doanh nghiệp
  • Trục Y: Quy mô doanh nghiệp
Mô hình tăng trưởng Greiner là gì?
Mô hình tăng trưởng Greiner là gì?

2. Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu về mô hình tăng trưởng Greiner? 

Mô hình tăng trưởng Greiner là một công cụ quản lý chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp hiểu và dự đoán được các giai đoạn phát triển cũng như những thách thức tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải trong quá trình tăng trưởng. 

Cụ thể lợi ích của việc nghiên cứu về đường cong Greiner là:

  • Nhận diện giai đoạn phát triển: Mỗi giai đoạn của mô hình đều liên quan đến một phong cách quản lý và cấu trúc tổ chức khác nhau. Hiểu rõ giai đoạn hiện tại giúp doanh nghiệp định hình chiến lược phù hợp.
  • Dự đoán khủng hoảng: Mô hình Greiner mô tả các khủng hoảng tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, giúp họ chuẩn bị và phản ứng kịp thời trước khi nó trở thành khủng hoảng lớn
  • Chuẩn bị cho tăng trưởng: Bằng cách nhận biết các dấu hiệu của sự thay đổi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nguồn lực, cơ sở hạ tầng, và năng lực quản lý để hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
  • Phát triển chiến lược: Mô hình cung cấp một cơ sở để phát triển chiến lược dài hạn, từ việc quản lý sự sáng tạo đến việc tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và quy trình quản lý.
  • Quản lý sự thay đổi: Mô hình Greiner giúp doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý thay đổi và cách tiếp cận các giai đoạn tăng trưởng mới một cách linh hoạt
5 lý do nên sử dụng mô hình tăng trưởng Greiner
5 lý do nên sử dụng mô hình tăng trưởng Greiner

3. 6 giai đoạn phát triển và 5 kiểu khủng hoảng trong mô hình tăng trưởng Greiner

Trước đây, mô hình tăng trưởng Greiner chỉ bao gồm 5 giai đoạn. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh, hiện nay mô hình này bao gồm 6 giai đoạn.

6 giai đoạn phát triển của đường cong Greiner
6 giai đoạn phát triển của đường cong Greiner

3.1. Giai đoạn tăng trưởng thông qua sự sáng sáng tạo và khủng hoảng lãnh đạo

Giai đoạn đầu tiên trong mô hình tăng trưởng Greiner là "Tăng trưởng thông qua sự sáng tạo". Đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp mới thành lập thường trải qua, nơi sự sáng tạo và đổi mới là chìa khóa cho sự thành công. 

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ. Cơ cấu tổ chức đơn giản hoặc chưa được hình thành, quy trình để đưa ra các quyết định không bài bản. Các nhà sáng lập thường đảm nhận vai trò lãnh đạo chính, tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường.

Đồng thời, việc giao tiếp giữa các vị trí trong doanh nghiệp chưa có quy trình rõ ràng vì ít nhân sự. Tuy nhiên, khi tổ chức bắt đầu tăng trưởng, các vấn đề về quản lý và điều phối công việc trở nên phức tạp hơn, kiểu giao tiếp này không còn hiệu quả. Điều này dẫn đến "khủng hoảng lãnh đạo" (Crisis of leadership). Khủng hoảng này có thể dẫn đến hậu quả:

  • Quá trình đưa ra quyết định trở nên chậm chạp
  • Xung đột giữa các nhân sự trong công ty
  • Kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp 

Để vượt qua khủng hoảng này doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong cách quản lý như xác định lại các vị trí và vai trò trong doanh nghiệp; thiết lập các kênh liên lạc chính thức và thực hiện việc hoạch định chiến lược rõ ràng. Ở giai đoạn này, việc có một người lãnh đạo giỏi để đưa ra định hướng chiến lược là vô cùng quan trọng.

3 cách để vượt qua khủng hoảng lãnh đạo
3 cách để vượt qua khủng hoảng lãnh đạo

3.2. Giai đoạn tăng trưởng thông qua định hướng và khủng hoảng về vấn đề tự quản

Giai đoạn tăng trưởng thông qua định hướng là giai đoạn thứ hai trong mô hình tăng trưởng Greiner. Trong giai đoạn này, tổ chức đã vượt qua giai đoạn khởi nghiệp và bắt đầu thiết lập cấu trúc quản lý bài bản hơn. Đặc điểm của doanh nghiệp ở giai đoạn này bao gồm: 

  • Có cơ cấu tổ chức theo chức năng quản lý chuyên biệt, như kế toán và nhân sự…
  • Phát triển các hệ thống ngân sách và tiêu chuẩn làm việc
  • Có kênh giao tiếp chính thống
  • Các quyết định không chỉ được đưa ra bởi người sáng lập 
  • Văn hóa bắt đầu được hình thành trong doanh nghiệp

Một trong những thách thức chính trong giai đoạn này là việc quản lý cấp cao có thể trở nên quá tải với sự phức tạp ngày càng tăng của tổ chức. Cùng lúc đó, quản lý cấp dưới cảm thấy mắc kẹt và bất mãn khi ít được đưa ra quyết định trong khi mình hiểu về sản phẩm hơn. Điều này dẫn đến “khủng hoảng tự quản” (Crisis of autonomy). Đứng trước khủng hoảng này, doanh nghiệp cần tái cấu trúc doanh nghiệp, cụ thể:

  • Phi tập trung hóa quyền lực: Điều này bao gồm việc trao quyền quyết định cho các cấp quản lý thấp hơn, giúp họ cảm thấy có quyền kiểm soát công việc của mình và tăng cường sự linh hoạt trong tổ chức
  • Tạo động lực nhóm: Thông qua việc thiết lập các nhóm có nhiệm vụ chức năng chéo và các chương trình đào tạo hành vi nhóm, tổ chức có thể khuyến khích sự hợp tác và tăng cường hiệu suất làm việc nhóm
  • Cải thiện hệ thống thông tin: Việc triển khai hệ thống thông tin thời gian thực giúp cải thiện giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận, từ đó giảm thiểu sự chồng chéo và mâu thuẫn
  • Đơn giản hóa cơ chế kiểm soát: Bằng cách giảm bớt các quy trình không cần thiết và tạo điều kiện cho sự tự quản, tổ chức có thể nhanh chóng thích ứng với thay đổi và đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu mới
  • Hành động nhóm để giải quyết vấn đề: Khi mọi người cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề, họ không chỉ tìm ra giải pháp mà còn tạo ra sự đồng thuận và cam kết đối với quyết định đó
Cách vượt qua khủng hoảng tự quản trong giai đoạn tăng trưởng thông qua định hướng
Cách vượt qua khủng hoảng tự quản trong giai đoạn tăng trưởng thông qua định hướng

3.3. Tăng trưởng dựa trên sự trao quyền và khủng hoảng kiểm soát

Giai đoạn thứ 3 trong mô hình tăng trưởng Greiner là giai đoạn trao quyền. Giai đoạn này diễn ra khi các nhân sự cấp dưới được trao cho nhiều quyền hành và trách nhiệm hơn. Đặc điểm của doanh nghiệp nghiệp ở giai đoạn này là:  

  • Chuyên viên ở từng bộ phận sẽ đảm nhận và hoàn thành công việc của mình
  • Các nhiệm vụ quan trọng sẽ được san sẻ cho các bộ phận cấp dưới, không chỉ tập trung ở ban lãnh đạo
  • Ban lãnh đạo sẽ chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến kế hoạch và chiến lược

Việc trao quyền không chỉ giúp giảm bớt áp lực cho ban lãnh đạo cấp cao mà còn khuyến khích sự chủ động và sáng tạo từ các cấp quản lý thấp hơn, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và đổi mới.

Tuy nhiên, chính vì sự phân nhiệm này sẽ khiến doanh nghiệp bị chia thành nhiều nhóm và bộ phận nhỏ. Ban giám đốc sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát từng đội nhóm và đối mặt với nguy cơ quản lý từng bộ phận đưa ra quyết định riêng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng kiểm soát (Crisis of Control). Cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng này là: 

  • Tối ưu hóa quy trình và hệ thống: Tăng cường quản lý và tổ chức hệ thống, cải thiện quy trình làm việc, và sử dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa các quy trình làm việc
  • Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ: Thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ để đảm bảo rằng mọi quy trình và hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả và đúng quy định
2 cách vượt qua khủng hoảng kiểm soát trong đường cong Greiner
2 cách vượt qua khủng hoảng kiểm soát trong đường cong Greiner

3.4. Tăng trưởng thông qua phối hợp và khủng hoảng quan liêu 

Giai đoạn thứ 4 trong mô hình tăng trưởng Greiner là tăng trưởng thông qua phối hợp. Giai đoạn này diễn ra khi: 

  • Doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường
  • Các đội nhóm làm việc với nhau chặt chẽ để đem lại kết quả tốt nhất
  • Doanh nghiệp có quy trình làm việc, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng
  • Vai trò, nhiệm vụ của từng cá nhân được quy định cụ thể 
  • Hệ thống giao tiếp hiệu quả

Giai đoạn này sẽ kết thúc với khủng hoảng quan liêu (Crisis of Red Tape). Khủng hoảng xảy ra khi để đưa ra quyết định cần thông qua nhiều cấp lãnh đạo với các thủ tục không cần thiết. Cùng với quy trình phức tạp, khủng hoảng này sẽ hạn chế sự linh hoạt trong kinh doanh và giảm hiệu suất làm việc. 

Để vượt qua khủng hoảng này, doanh nghiệp cần cải thiện và tối giản quy trình. Đồng thời, doanh nghiệp nên xây dựng văn hóa cởi mở, thúc đẩy nhân sự sáng tạo và chủ động hơn.

3.5. Giai đoạn tăng trưởng thông qua hợp tác khủng hoảng tăng trưởng

Giai đoạn hợp tác là giai đoạn thứ năm trong đường cong Greiner. Đây là bước phát triển từ giai đoạn phối hợp trước đó, khi đã loại bỏ được chế độ quan liêu, hệ thống làm việc đơn giản và hiệu quả hơn. Nhân sự hiểu được sự ảnh hưởng của mình lên thành công của doanh nghiệp và cùng nỗ lực vì sự phát triển chung.

Chính vì thế trong giai đoạn này, nhân viên thường chủ động làm việc theo nhóm, theo các dự án để tối ưu hóa hiệu quả công việc và đảm bảo sự tăng trưởng trong doanh nghiệp. Hợp tác trong mô hình tăng trưởng Greiner không chỉ giới hạn ở việc làm việc cùng nhau trong nội bộ tổ chức. 

Nó còn mở rộng ra việc hợp tác với các đối tác bên ngoài như: các nhà cung cấp, khách hàng và thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu là tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, nơi mà ý tưởng mới có thể được nuôi dưỡng và phát triển thông qua sự kết hợp của nhiều nguồn lực và kinh nghiệm khác nhau.

Tuy nhiên, khi bước đến giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ đối mặt với khủng hoảng tăng trưởng (Crisis of Growth). Doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường.  

Biểu hiện của doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng thông qua hợp tác
Biểu hiện của doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng thông qua hợp tác

3.6. Giai đoạn tăng trưởng thông qua liên minh 

Tăng trưởng thông qua liên minh là giai đoạn mới được bổ sung trong mô hình tăng trưởng Greiner và cũng là giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách hợp tác với các đối tác khác, thông qua sáp nhập, thành lập công ty con, hoặc qua việc kiểm soát mạng lưới các công ty liên kết. Điều này cho phép tổ chức mở rộng quy mô hoạt động, tiếp cận thị trường mới, và tận dụng nguồn lực chung để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đặt ra những thách thức đối với quản lý và hội nhập văn hóa doanh nghiệp. Việc hợp nhất các tổ chức với nhau đòi hỏi một quá trình quản lý chuyển đổi cẩn thận để đảm bảo rằng các giá trị, quy trình, và hệ thống làm việc được hòa nhập một cách mượt mà, tránh gây xung đột nội bộ và mất mát nguồn lực.

Khóa đào tạo Xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh chuyên sâu 2 ngày giúp lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc và trưởng phòng kinh doanh hiểu rõ hơn về mô hình tăng trưởng Greiner, để xác định giai đoạn phát triển và nhìn nhận những thách thức tiềm ẩn để lên chiến lược xử lý kịp thời. 

Bên cạnh đó, khoá học cung cấp các công cụ/ma trận quan trọng khác để xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh hiện tại

  • Ma trận BCG
  • Ma trận Ansoff
  • Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
  • Mô hình 3C
  • Công cụ SWOT
  • Công cụ PESTEL
  • Thẻ điểm cân bằng BSC
Nhấn xem chi tiết nội dung khoá đào tạo Mô hình kinh doanh
Nhấn xem chi tiết nội dung khoá đào tạo Mô hình kinh doanh

4. Kết luận

Mô hình tăng trưởng Greiner là một khung tham chiếu để các nhà quản lý hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của doanh nghiệp và biết cách vượt qua các giai đoạn khủng hoảng hiệu quả. Việc áp dụng và hiểu sâu sắc về mô hình này là chìa khóa để thành công bền vững trong tương lai. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger