Trường doanh nhân HBR ×

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ

Nội dung [Hiện]

Cạnh tranh là một phần không thể thiếu trong kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế nào để thấu hiểu rõ nét bối cảnh cạnh tranh trên thị trường và tìm ra cách hạn chế sự tác động của nó lên doanh nghiệp lại là một bài toán khó. Để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này, việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được nhiều người lựa chọn! Vậy mô hình này là và cách ứng dụng của nó trong doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?  

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh hay Porter’s Five Force, được giới thiệu bởi Micheal Porter, là một khung chiến lược giúp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp. 

5 áp lực lượng cạnh tranh bao gồm: 

  • Đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
  • Ảnh hưởng từ nhà cung cấp
  • Sức mạnh khách hàng
  • Đe dọa từ sản phẩm thay thế 

Thông qua việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chủ doanh nghiệp hiểu được mức độ tác động của các yếu tố nội bộ và ngoại cảnh đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo cũng đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của từng ngày để có chiến lược kinh doanh phù hợp

Khái niệm mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Khái niệm mô hình 5 áp lực cạnh tranh

2. Phân tích chi tiết 5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được sử dụng phổ biến vì những tác động này luôn đúng ở mọi ngành nghề và lĩnh vực. Cụ thể, về 5 yếu tố này và tác động của chúng lên doanh nghiệp là: 

5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh
5 yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh

2.1. Mối đe dọa về đối thủ tiềm năng mới (Threat of New Entrants) 

Yếu tố đầu tiên trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là mối đe dọa từ những đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Ở thị trường càng có ít rào cản khi gia nhập thì mối đe dọa càng lớn. Ngược lại, khi doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và thực hiện nhiều thủ tục pháp lý thì số lượng đối thủ mới có chiều hướng giảm đi. 

Những đối thủ tiềm năng mới có thể làm giảm sức ảnh hưởng hoặc tranh giành thị phần với các doanh nghiệp lâu năm. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp mới thường đặt mức giá rẻ cho sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng. Vì thế, doanh nghiệp cũ dễ bị “cướp” khách hàng hoặc buộc phải giảm giá để cạnh tranh. 

Dưới đây là một số rào cản khiến quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới trở nên khó khăn hơn: 

  • Chi phí chuyển đổi cao (Switching costs): Khách hàng phải đánh đổi càng nhiều về thời gian, công sức, tiền bạc khi chuyển từ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp mới
  • Yêu cầu về vốn lớn (Capital Requirement): Những ngành hàng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu càng lớn sẽ càng khó để những startups có thể cạnh tranh
  • Khả năng tiếp cận với các kênh phân phối khó khăn: Một số doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường độc quyền về kênh phân phối vì thế những doanh nghiệp non trẻ không thể thâm nhập vào những kênh này
  • Lợi thế người dẫn đầu: Những doanh nghiệp dẫn đầu ngành luôn có lợi thế về chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm có được từ những nguồn lực có giá trị và khó sao chép và họ cũng làm chủ cuộc chơi về giá cả. Vì thế, điều này khiến doanh nghiệp mới cạnh tranh và chiến thắng
  • Lòng trung thành của khách hàng: Khách hàng có xu hướng trung thành với một thương hiệu nếu thương hiệu đó đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của họ. Vì thế rất khó để các doanh nghiệp mới thu hút và thuyết phục họ rời bỏ thương hiệu cũ
5 cách giúp giảm tác động của mối đe dọa các đối thủ tiềm năng mới
5 cách giúp giảm tác động của mối đe dọa các đối thủ tiềm năng mới

2.2. Quyền lực của nhà cung ứng (Bargaining power of suppliers) 

Khi phân tích mô hình 5 yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiên cứu đến tác động của nhà cung cấp lên hoạt động của doanh nghiệp. Họ là người cung cấp nguyên liệu, giải pháp, nhân lực… cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì thế họ tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ và giá thành sản phẩm.

Đối với những ngành hàng có nhiều nhà cung cấp như thực phẩm, thời trang... doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền lựa chọn. Tuy nhiên, với những nguồn nguyên liệu càng khan hiếm thì sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà cung ứng càng lớn.

2.3. Quyền lực của khách hàng (Bargaining power of buyers)

Khách hàng là yếu tố thứ 3 trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Đây là khả năng người mua có thể tác động đến giá thành sản phẩm hoặc đòi hỏi quyền lợi khi mua hàng. Người mua có quyền lực cao khi họ có nhiều lựa chọn thay thế và ít phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất:  

  • Có nhiều nhà cung cấp: Khi có nhiều thương hiệu khác cùng cung cấp một sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ tự do lựa chọn dựa trên sở thích và giá cả. Chính vì thế, quyền lực của họ rất lớn buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá hoặc đưa ra USP (Unique Selling Points) đột phá để thuyết phục khách hàng.
  • Nhiều sản phẩm thay thế: Nếu trên thị trường có nhiều sản phẩm/dịch vụ có thể giải quyết được vấn đề/nỗi đau của khách hàng thì khách hàng sẽ nắm giữ nhiều quyền lực hơn.

Doanh nghiệp không nên để doanh thu của mình phụ thuộc vào một nhóm khách hàng cố định. Khi đó, khách hàng có thể tác động đến chính sách giá, sự phân phối hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên mở rộng tệp khách hàng để dàn trải doanh thu và hạn chế rủi ro. 

2.4. Mối đe dọa của các sản phẩm dịch vụ thay thế (Threats of substitute products or services)

Yếu tố tiếp theo trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là mối đe dọa đến từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm/dịch vụ có thể mang đến giá trị tương đương với sản phẩm/dịch vụ của bạn nhưng với chi phí thấp hơn. Ví dụ, điện thoại thông minh với camera siêu nét đang dần thay thế máy ảnh đắt đỏ. Hay dịch vụ ngân hàng số (Smart banking) đã gần như loại bỏ các phòng giao dịch truyền thống.

Càng nhiều sản phẩm dịch vụ thay thế thì mối đe dọa của chúng càng tăng lên. Sản phẩm thay thế càng chất lượng, tiện ích và rẻ so với sản phẩm của bạn thì sức ép càng lớn. Điều này sẽ tác động đến giá thành sản phẩm và doanh số bán ra.

Vậy làm thế nào để hạn chế tác động của của lực lượng cạnh tranh này? Có 2 cách đơn giản là:

  • Liên tục cải tiến sản phẩm: Nâng cấp sản phẩm/dịch vụ liên tục để bắt kịp xu thế thị trường và nhu cầu sở thích của khách hàng. Không để sản phẩm/dịch vụ bị lạc hậu, tạo lỗ hổng cho các sản phẩm thay thế thế chỗ 
  • Tìm ra lợi thế cạnh tranh bền vững theo mô hình VRIO (Giá trị - Hiếm - Khó có thể sao chép - Được tổ chức): Xây dựng được USP bền vững - lí do để đối tượng mục tiêu xuống tiền, khiến khách hàng không thể rời bỏ anh chị. Thực hiện điều này bằng cách nghiên cứu nguồn lực cốt lõi của doanh nghiệp để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó lợi thế cạnh tranh bền vững   

2.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành (Competitive Rivalry)

Yếu tố cuối cùng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ cạnh tranh trong ngành là những doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm/dịch vụ với mức giá và đối tượng khách hàng giống nhau. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành cao nhất khi sản phẩm/dịch vụ ít sự khác biệt và có quá nhiều nhà cung cấp. 

Hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của đối thủ lên doanh nghiệp là số lượng đối thủ và năng lực doanh nghiệp: 

  • Số lượng đối thủ: Số lượng đối thủ càng nhiều thì sức ép của nó lên doanh nghiệp càng lớn. Vì điều này gây ra tình trạng cung lớn hơn cầu, khiến doanh nghiệp phải gia tăng cạnh tranh về giá thành và chất lượng
  • Năng lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp của anh chị càng có ít lợi thế cạnh tranh bền vững thì áp lực của yếu tố này càng lớn. Ngược lại, doanh nghiệp có USP, vượt trội và khác biệt so với đối thủ thì tính cạnh tranh sẽ giảm bớt
2 yếu tố quyết định sự tác động của đối thủ cạnh tranh trong ngànhgành hàng ít hoặc chưa có đối thủ, để đầu tư và kinh doanh.
2 yếu tố quyết định sự tác động của đối thủ cạnh tranh trong ngànhgành hàng ít hoặc chưa có đối thủ, để đầu tư và kinh doanh.

3. Tại sao doanh nghiệp nên phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh? 

3 lợi ích chính khi doanh nghiệp phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh là: 

  • Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu: Mô hình này giúp doanh nghiệp tự nhìn nhận về vị thế cạnh tranh của mình trong ngành, từ đó nhận diện được các điểm mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục. Điều này tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch chiến lược một cách hiệu quả hơn
  • Hiểu tổng quan về thị trường: Phân tích mô hình 5 áp lực cung cấp cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến ngành, bao gồm đối thủ cạnh tranh, nguy cơ của sản phẩm thay thế, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của người mua, và mức độ cạnh tranh trong ngành. Điều này giúp doanh nghiệp có thể định vị mình một cách chính xác và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh
  • Có định hướng xây dựng chiến lược phát triển: Với việc hiểu rõ các áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội và thách thức trong tương lai. Từ đó, họ có thể xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh không chỉ giúp doanh nghiệp tự cải thiện mà còn giúp họ chủ động hơn trong việc đối phó với các biến động của thị trường. Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

3 lợi ích của việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
3 lợi ích của việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh

4. Ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào doanh nghiệp 

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, việc hiểu và áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter có thể giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong ngành. 

Tuy nhiên, trước khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp nên vẽ được bản đồ mạng nhện 5 áp lực cạnh tranh. Mục đích của mạng nhện này là để xác định yếu tố nào quan trọng nhất cần quan tâm, từ đó xây dựng chiến lược xoay quanh yếu tố đó. Doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố theo thang điểm từ 1-5:

  • 5: Rất quan trọng
  • 4: Quan trọng
  • 3: Tương đối quan trọng
  • 2: Bình thường
  • 1: Ít quan trọng

Dưới đây là cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình này để phát triển các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

  • Chiến lược chi phí: Chiến lược chi phí thấp yêu cầu doanh nghiệp phải tối ưu hóa quy trình sản xuất và cắt giảm chi phí không cần thiết để có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp nhất có thể. Điều này giúp thu hút khách hàng nhạy cảm với giá cả và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
  • Chiến lược khác biệt: Chiến lược khác biệt tập trung vào việc tạo ra giá trị độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ, thông qua chất lượng, thiết kế, thương hiệu, hoặc công nghệ độc quyền. Mục tiêu là làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên nổi bật và khó có thể bị thay thế trong mắt khách hàng
  • Chiến lược kinh doanh tập trung: Chiến lược kinh doanh tập trung đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể hoặc nhóm khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu đặc biệt của khách hàng và tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn hơn
3 cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh khi xây dựng chiến lược
3 cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh khi xây dựng chiến lược

5. Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

Vinamilk là một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá môi trường kinh doanh của mình: 

Sơ đồ mạng nhện về 5 áp cạnh tranh của Vinamilk
Sơ đồ mạng nhện về 5 áp cạnh tranh của Vinamilk

1 - Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Vinamilk đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty sữa khác như TH True Milk, Nestle và Nutifood. Vinamilk phải đối diện với số lượng đối thủ lớn, tiềm lực mạnh mẽ cos USP rõ ràng. Vì thế, tác động của áp lực này lên Vinamilk là lớn nhất và đạt 5 điểm. 

Vinamilk cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này khi xây dựng các chiến lược kinh doanh. Theo đó, Vinamilk đã thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ bao bì, đa dạng hóa sản phẩm đến việc duy trì chất lượng cốt lõi. 

2- Quyền lực của nhà cung cấp

Với một mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp, Vinamilk có khả năng thương lượng để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao với giá cả hợp lý. Vì thế nhà cung ứng không có tác động quá lớn đến hoạt động kinh doanh của Vinamilk. 

Trên bản đồ mạng nhện 5 áp lực cạnh tranh, quyền lực nhà cung cấp chỉ được chấm 2 điểm. Đây không phải vấn đề trọng yếu cần Vinamilk quan tâm và giải quyết. Điều này giúp Vinamilk không lãng phí thời gian và nguồn lực vào yếu tố này.

3 - Quyền lực của khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, sản phẩm thay thế gia tăng vì thế quyền lực khách hàng rất lớn. Trên bản đồ mạng nhện 5 yếu tố cạnh tranh thì quyền lực khách hàng đạt thang điểm 4. Điều này khiến Vinamilk phải liên tục đổi mới và cung cấp giá trị gia tăng để giữ chân khách hàng.

4 - Sản phẩm thay thế 

Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như sữa thực vật đang làm thay đổi thị trường sữa truyền thống. Vinamilk đã phản ứng bằng cách đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Thương hiệu này đã cho ra đời nhiều dòng sữa hạt trong những năm gần đây để giải quyết áp lực trên. Vì thế, trên bản đồ mạng nhện, tác động của yếu tố này được giảm đi đáng kể và dừng lại ở thang điểm 3. 

5 - Đe dọa từ đối thủ mới gia nhập

Thị trường sữa Việt Nam có rào cản nhập cảnh tương đối cao do yêu cầu vốn lớn và chi phí quảng cáo. Vì thế đe dọa từ đối thủ mới không quá lớn, chỉ ở số điểm 2. Vinamilk chỉ cần tập trung vào sản phẩm cốt lõi của mình, không ngừng duy trì và cải tiến chất lượng để gia tăng thị phần, sức ảnh hưởng của doanh nghiệp. 

Sau khi phân tích 5 áp lực cạnh tranh và vẽ được bản đồ mạng nhện, Vinamilk sẽ có cái nhìn tổng thể về sự cạnh tranh trong nghiệp. Vinamilk xác định được đâu là yếu tố quan trọng cần quan tâm và đâu là yếu tố ít nguy hiểm để phân bố tài nguyên hợp lý.

Vinamilk đã chứng minh rằng việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter có thể giúp công ty hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và định hình chiến lược cạnh tranh của mình. Nhờ đó, Vinamilk tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam.

Tham gia khóa học Mô hình kinh doanh, lãnh đạo/chủ doanh nghiệp/quản lý doanh nghiệp có cơ hội hiểu sâu và thực hành tại lớp cách áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh. 

Ngoài ra, khóa học cung cấp kiến thức về các công cụ để xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanh:

  • Mô hình 3C (Customer, Company, Competition) để tìm ra giá trị khác biệt độc đáo
  • Ma trận BCG để đánh lên chiến lược sản phẩm/dịch vụ
  • Mô hình SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
  • Mô hình Pestel để đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một công cụ hữu ích để doanh nghiệp có thể đánh giá và lập kế hoạch chiến lược một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên Trường Doanh Nhân HBR đã giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về mô hình này và cách áp dụng nó để phát triển chiến lược. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger