Mục lục [Ẩn]
- 1. Xây dựng kế hoạch Marketing là gì?
- 2. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing?
- 3. 10 bước lập kế hoạch marketing cho mọi doanh nghiệp
- 3.1. Nghiên cứu thị trường
- 3.2. Xác định mục tiêu kế hoạch Marketing
- 3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu/ khách hàng mục tiêu
- 3.4. Phân tích khách hàng mục tiêu
- 3.5. Xác định USP của sản phẩm, dịch vụ
- 3.6. Xây dựng thông điệp truyền thông
- 3.7. Lựa chọn kênh Marketing phù hợp
- 3.8. Xác định ngân sách triển khai kế hoạch Marketing
- 3.9. Lập kế hoạch triển khai chi tiết
- 3.10. Đo lường, điều chỉnh kế hoạch Marketing
- 4. Những sai lầm khi xây dựng kế hoạch Marketing
- 4.1. Không có sự phối hợp giữa phòng các phòng ban
- 4.2. Nhân sự thiếu kỷ luật, cam kết, bám đuổi mục tiêu
- 4.3. Không phân tích đối thủ, thị trường
- 4.4. Thiếu kế hoạch Digital Marketing
- 5. Mẫu kế hoạch marketing của các doanh nghiệp
- 5.1. Mẫu kế hoạch Marketing của Apple
- 5.2. Mẫu kế hoạch của Venture Harbour
- 5.3. Mẫu kế Hoạch của Forbes
Kế hoạch Marketing là các bước cần thực hiện để đạt để đạt được mục tiêu Marketing và mục tiêu kinh doanh. Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp, leader Marketing vẫn chưa biết cách xây dựng 1 bản kế hoạch Markeing bài bản. Trong bài viết dưới đây, Trường Doanh Nhân HBR sẽ chỉ ra 10 bước xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
1. Xây dựng kế hoạch Marketing là gì?
Xây dựng kế hoạch marketing là quá trình lập ra một tài liệu chi tiết, mô tả cách thức mà một doanh nghiệp sẽ truyền tải thông tin và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng.
Một kế hoạch marketing thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nhiệm vụ, phân tích tình huống, sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, các chương trình quảng cáo cho hoạt động Marketing, ngân sách, chi phí, thời gian thực hiện…
Nói cách khác, kế hoạch marketing là một bản đồ chiến lược giúp hướng dẫn doanh nghiệp từ việc xác định và hiểu rõ mục tiêu đến việc thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được những mục tiêu đó, đồng thời đo lường sự thành công của các chiến lược và tác động của chúng trên thị trường.
2. Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing?
Có một số lý do quan trọng mà doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing đó là:
- Xây dựng định hướng chung: Kế hoạch Marketing giúp tất cả nhân viên trong công ty hành động theo cùng một định hướng và tập trung vào những nỗ lực marketing cụ thể. Điều này giúp tăng tính nhất quán và hiệu quả của các hoạt động marketing
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Kế hoạch Marketing mô tả rõ ràng về mục tiêu hoạt động và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Điều này giúp định hình chiến lược và hướng dẫn cho các hoạt động marketing, giúp tối ưu hóa hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn
- Hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng: Kế hoạch Marketing giúp xác định và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp tập trung vào đúng đối tượng khách hàng và định vị sản phẩm ở đúng thị trường, từ đó tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu
- Quản lý ngân sách phù hợp: Kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp xác định được chi phí ngân sách được phân bổ cho từng hoạt động marketing và mục đích của nó. Điều này giúp giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động marketing và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực tài chính
- Kiểm soát và tối ưu hoá: Kế hoạch Marketing giúp kiểm soát tốt quá trình thực hiện marketing, từ đó tối đa hóa phản ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Các chỉ số và mục tiêu trong kế hoạch giúp đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược marketing khi cần thiết
- Cạnh tranh sáng tạo: Đối với các công ty và doanh nghiệp nhỏ hơn, kế hoạch Marketing cung cấp cơ hội để cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông qua việc sử dụng ý tưởng sáng tạo và độc đáo. Kế hoạch Marketing chi tiết giúp tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý từ khách hàng
3. 10 bước lập kế hoạch marketing cho mọi doanh nghiệp
Một kế hoạch marketing chi tiết giúp phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi khoản chi tiêu đều có mục đích và mang lại giá trị tối ưu. Dưới đây là chi tiết 10 bước xây dựng kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp.
3.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước rất quan trọng để xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả nhất. Phòng R&D, phòng Marketing và phòng Sale của doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu 3 yếu tố sau:
- Đối thủ cạnh tranh
- Hành vi khách hàng
- Nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
- Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, pháp lý (PESTEL)
1 - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống với doanh nghiệp của bạn. Việc nghiên cứu đối thủ giúp doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan nhất về thị trường, ngách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường ngách tiềm năng, thấu hiểu nhóm khách hàng mục tiêu hơn.
Dưới đây là 4 bước phân tích đối thủ cạnh tranh hữu ích với bạn:
- Bước 1 - Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ nào đang cung cấp sản phẩm/ dịch vụ giống với doanh nghiệp của bạn? Đối thủ nào có chung nhóm đối tượng mục tiêu với bạn?
- Bước 2 - Phân loại đối thủ: Đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đâu là đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp bạn?
- Bước 3 - Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh: Thông tin chung về đối thủ (thời gian kinh doanh…); Thông tin về sản phẩm/dịch vụ (đặc điểm, tính năng, điểm khác biệt, giá cả, ); Kênh phân phối; Kênh truyền thông, Chiến lược truyền thông; Đánh giá, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ
- Bước 4 - Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh
Áp dụng mô hình SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh, ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM, sẽ giúp việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn.
2 - Nghiên cứu hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng là tập hợp các hoạt động, phản ứng và quyết định của khách hàng trong quá trình tìm kiếm, mua sắm, sử dụng và đánh giá sản phẩm, dịch vụ. Việc nghiên cứu hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các vấn đề, mong muốn của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có dữ liệu để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới; tối ưu trải nghiệm khách hàng và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng:
- Yếu tố cá nhân: Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tính cách…
- Yếu tố văn hoá: Giá trị văn hoá, sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội, các sự kiện văn hoá và lễ hội…
- Yếu tố tâm lý: Nhu cầu, mong muốn, cảm xúc, trạng thái tâm trạng, tâm lý, tư duy, thói quen, sự quen thuộc, sự tác động của xã hội…
- Yếu tố xã hội: Truyền thông xã hội, các xu hướng và giá trị xã hội…
3 - Nghiên cứu nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp là các yếu tố, tài nguyên mà doanh nghiệp có sẵn để đạt được mục tiêu kinh doanh. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là những điểm độc đáo về sản phẩm, dịch vụ, quy trình chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
4 - Nghiên cứu chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, pháp lý (PESTEL)
Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh của một tổ chức. Mô hình này tập trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh. Trong mô hình này, PESTEL được đặt theo ký tự đầu của tên các yếu tố quan trọng dưới đây:
Yếu Tố | Mô Tả | Ảnh Hưởng Đối Với Doanh Nghiệp |
Political (Chính trị) | Các yếu tố như chính sách thuế, quy định pháp luật, ổn định chính trị. | Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và mức độ rủi ro. |
Economic (Kinh tế) | Tình hình kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát. | Ảnh hưởng đến chi phí vốn và nhu cầu tiêu dùng. |
Social (Xã hội) | Xu hướng dân số, mức độ giáo dục, văn hóa, xã hội. | Ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng và hành vi tiêu dùng. |
Technological (Công nghệ) | Sự phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tự động hóa. | Ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp. |
Environmental (Môi trường) | Vấn đề bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu, tái chế. | Ảnh hưởng đến trách nhiệm doanh nghiệp và yêu cầu sản xuất. |
Legal (Pháp lý) | Các quy định pháp lý liên quan đến kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. | Ảnh hưởng đến tuân thủ pháp luật và nguy cơ pháp lý. |
3.2. Xác định mục tiêu kế hoạch Marketing
Trước khi đi vào xây dựng kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của kế hoạch Marketing để làm nền tảng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing. Mục tiêu này có thể bao gồm tăng doanh số, cải thiện hiển thị, xây dựng thương hiệu hoặc gia tăng khách hàng trung thành. Dưới đây là một ví dụ cho một bảng mục tiêu kế hoạch Marketing chi tiết cho một doanh nghiệp kinh doanh mảng thời trang:
Mục Tiêu | Chi Tiết Mục Tiêu | Thời Hạn | Cách Thức Đạt Được |
Tăng doanh thu | Tăng doanh thu bán hàng lên 20% so với năm trước | 12 tháng | - Mở rộng thêm các kênh bán hàng online - Tăng cường quảng cáo trên các nền tảng social media |
Mở rộng thị phần | Tăng thị phần trong phân khúc thị trường trẻ trung lên 10% | 18 tháng | - Tạo các chiến dịch marketing hướng tới đối tượng khách hàng trẻ - Phát triển các dòng sản phẩm mới hấp dẫn |
Tăng nhận diện thương hiệu | Tăng mức độ nhận biết thương hiệu lên 30% trong nhóm khách hàng mục tiêu | 12 tháng | - Chạy chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng truyền thông đại chúng - Tổ chức các sự kiện đánh bóng thương hiệu |
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng | Đạt tỷ lệ hài lòng khách hàng trên 90% | 6 tháng | - Thay đổi và cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng - Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến qua các điểm chạm |
Thúc đẩy lượng theo dõi trên mạng xã hội | Đạt 100,000 người theo dõi trên Instagram và Facebook | 9 tháng | - Tạo nội dung định kỳ và hấp dẫn - Tổ chức các cuộc thi trực tuyến để tăng tương tác |
Lưu ý rằng các mục tiêu cần được đặt dựa trên nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Thời gian cụ thể). Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng, quá trình theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing sẽ càng dễ dàng hơn.
3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu/ khách hàng mục tiêu
1 - Thu thập data khách hàng tiềm năng
Data khách hàng tiềm năng là những data cung cấp đầy đủ thông tin theo mong muốn của doanh nghiệp gồm: họ tên, số điện thoại, email, nghề nghiệp, sở thích, các vấn đề đang gặp phải, mong muốn, thói quen mua sắm.
Doanh nghiệp có thể thu thập data khách hàng tiềm năng ở nhiều nguồn như: Mạng xã hội, website, khảo sát trực tuyến, hội thảo, workshop, đối tác, khách hàng cũ.
2 - Phân khúc thị trường
Sau khi đã thu thập rất nhiều data khách hàng, doanh nghiệp tiến hành phân khúc tị trường. Phân khúc thị trường là chia khách hàng thành các nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, địa lý, tâm lý… Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng nên cần xây dựng kế hoạch Marketing khác nhau.
3 - Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đã phân chia khách hàng thành các nhóm nhỏ, doanh nghiệp cần chọn ra nhóm khách hàng mục tiêu.
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp cho tiềm năng. Khi lựa chọn đúng thị trường mục tiêu (khách hàng mục tiêu), doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch Marketing dựa trên insight khách hàng với thông điệp, cách thức truyền tải phù hợp nhất.
Có 4 tiêu chí lựa chọn thị trường mục tiêu hấp dẫn:
- Khách hàng có nhu cầu cấp bách với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Khách hàng có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Có giá trị vòng đời khách hàng dài
- Phù hợp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
3.4. Phân tích khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu tiềm năng, doanh nghiệp cần tạo ra một hồ sơ chi tiết về chân dung nhóm khách hàng này. Hồ sơ khách hàng cần có các thông tin:
- Thông tin cơ bản: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu thập…
- Những mong muốn, mục tiêu trong cuộc sống, công việc
- Các vấn đề họ đang gặp phải, những thách thức cản trở để đạt được những điều mong muốn
- Đang tìm kiếm giải pháp nào, qua những nguồn nào…
Khoá đào tạo 2 ngày XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH, chuyên gia Marketing Tony Dzung sẽ giúp lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, các Marketer thấu hiểu khách hàng để phát triển lợi thế cạnh tranh độc nhất:
- Xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm - mô hình của mọi doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới
- Định hình rõ ràng chân dung và insights của khách hàng mục tiêu - thấu hiểu bài toán chủ chốt doanh nghiệp cần giải quyết
- Nắm rõ quy trình nghiên cứu insights khách hàng mục tiêu để liên tục cập nhật nhu cầu mới theo sự thay đổi của khách hàng
- Phát triển khung giải pháp giá trị độc nhất giúp doanh nghiệp nổi bật trong tâm trí khách hàng
3.5. Xác định USP của sản phẩm, dịch vụ
Unique Selling Point (USP) của sản phẩm, dịch vụ để nói về những gì trị mà sản phẩm, dịch của của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một cách khác biệt so với đối thủ trong ngành. USP của sản phẩm có thể thể hiện qua:
- Tính năng độc đáo
- Chất lượng vượt trội
- Giá cả cạnh tranh
- Thương hiệu uy tín
- Dịch vụ khách hàng tốt
- Thiết kế độc đáo
- Thân thiện với môi trường…
Tóm lại, để xây dựng kế hoạch Marketing thành công, doanh nghiệp nhất định phải tìm ra ít nhất một điểm giá trị khác biệt của sản phẩm để xây dựng thông điệp truyền thông và bán hàng.
3.6. Xây dựng thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông là nội dung cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, nhằm tác động đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của khách hàng. Thông điệp Marketing cần làm nổi bật USP sản phẩm/dịch vụ, ngắn gọn, rõ ràng, đáng tin cậy, nhất quán, độc đáo, có tính kêu gọi hành động.
Doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp truyền thông dưới nhiều hình thức:
- Văn bản: bài viết, catalogue, tài liệu…
- Hình ảnh: Infographic, biển quảng cáo, banner…
- Âm thanh: Podcast, video quảng cáo, radio…
3.7. Lựa chọn kênh Marketing phù hợp
Kênh truyền thông được doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp truyền thông tới khách hàng mục tiêu. Để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau:
- Hành trình mua sắm của khách hàng: Mỗi giai đoạn trên hành trình mua hàng (Nhận biết → Xem xét → Mua → Quay lại mua → Trung thành), khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, tương tác với doanh nghiệp qua các kênh khác nhau.
- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ: Mỗi kênh Marketing sẽ có những quy định riêng khi truyền thông sản phẩm, dịch vụ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh rượu thì không nên tập trung truyền thông trên TikTok, hãy tập trung quảng bá trên Website, Facebook.
- Hành vi khách hàng: Qua quá trình phân tích khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định các kênh truyền thông mà khách hàng thường sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp tập trung nguồn lực để xây dựng kế hoạch truyền thông trên kênh này.
3.8. Xác định ngân sách triển khai kế hoạch Marketing
Dựa theo các dự án Marketing trước đó, quy mô chiến lược Marketing và tài chính của doanh nghiệp, các leader Marketing đề xuất ngân sách triển khai kế hoạch Marketing sắp tới. Một số chi phí cần hoạch định ngân sách chi tiết:
- Chi phí chạy quảng cáo trên Facebook, Google, Youtube
- Chi phí nhân sự: Nhân sự Content, Nhân sự công nghệ thông tin, nhân sự thiết kế, nhân sự chạy Ads, nhân sự kinh doanh
- Chi phí địa điểm làm chiến dịch Marketing
- Chi phí thiết kế website…
3.9. Lập kế hoạch triển khai chi tiết
Các leader Markting (leader Ads, Leader team SEO, Leader team Viral…) là người lập ra bản kế hoạch chi tiết với các đầu mục quan trọng sau:
- Các công việc cần thực hiện
- Nhân sự thực hiện
- Ngân sách thực hiện
- Thời gian bắt đầu triển khai
- Cam kết thời gian hoàn thành (Deadline)
- Tình trạng công việc (Đang triển khai, chậm, đã hoàn thành)
- Lý do chưa hoàn thành công việc
- Link bài đăng, link video, link ảnh thiết kế
- Đánh giá hiệu quả công việc (tỷ lệ chuyển đổi, tương tác…)
3.10. Đo lường, điều chỉnh kế hoạch Marketing
Để đánh giá độ hiệu quả của kế hoạch marketing, có một loạt các chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần theo dõi. Dưới đây là một số chỉ số đo lường Marketing phổ biến:
- ROI (Return on Investment): Tính toán tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư vào chiến dịch marketing.
- CPA (Cost Per Acquisition): Chi phí trung bình để thu hút một khách hàng mới.
- Rate of Conversion (Tỷ Lệ Chuyển Đổi): Tỷ lệ phần trăm của khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế, như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.
- Customer Lifetime Value (CLV): Tổng giá trị mà một khách hàng mang lại cho công ty trong suốt thời gian họ là khách hàng. CLV giúp đánh giá giá trị lâu dài của khách hàng.
- Engagement Rate (Tỷ Lệ Tương Tác): Tỉ lệ tương tác của khách hàng với các nội dung marketing, bao gồm lượt like, share, comment trên mạng xã hội hoặc trang web.
- Reach and Impressions: Số lượng người tiếp cận (reach) và tổng số lần hiển thị (impressions) của nội dung marketing trên các kênh truyền thông.
- Customer Satisfaction Score (CSAT): Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát và phản hồi.
- Bounce Rate: Tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động nào, thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của trang đích (landing pages).
- Social Media Metrics: Các chỉ số trên mạng xã hội như số lượng người theo dõi, mức độ tương tác, và số lượng chia sẻ.
- Email Marketing Metrics: Bao gồm tỷ lệ mở email, tỷ lệ click-through và tỷ lệ hủy đăng ký.
4. Những sai lầm khi xây dựng kế hoạch Marketing
4.1. Không có sự phối hợp giữa phòng các phòng ban
Để xây dựng một kế hoạch Marketing chi tiết, có tính thực thi cao, các phòng ban cần hỗ trợ phòng Marketing:
- Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Phòng R&D) giúp phòng Marketing hiểu rõ đặc điểm về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
- Phòng kinh doanh giúp phòng Marketing hiểu rõ hơn về các vấn đề, mong muốn, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu.
- Phòng kế toán giúp cung cấp thông tin về ngân sách cho phòng Marketing dễ dàng xác định các hoạt động tiếp thị.
- Phòng thiết kế, công nghệ giúp phòng Marketing truyền tải thông điệp truyền thông bằng hình ảnh, video trên đa kênh.
Nếu không có sự phối hợp giữa các phòng ban thì có thể xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa các bộ phận, thiếu tài nguyên, thiếu thông tin để triển khai kế hoạch Marketing hiệu quả.
>>> XEM THÊM: GIẢI PHÁP THÁO GỠ MÂU THUẪN GIỮA TEAM SALES VÀ MARKETING
4.2. Nhân sự thiếu kỷ luật, cam kết, bám đuổi mục tiêu
Kế hoạch Marketing dù hay đến mấy nhưng không có nhân sự thực thi thì không bao giờ thành công. Lúc này, vai trò của các leader Marketing rất quan trọng. Họ có trách nhiệm thu hút, tuyển dụng và đào tạo những nhân sự Marketing có chuyên môn tốt, kỷ luật cao, tinh thần thiện chiến, luôn bám đuổi mục tiêu chung.
Khoá TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ cùng Mr. Tony Dzung mang đến nhiều kiến thức, kỹ năng, công cụ để thu hút, truyển dụng, đào tạo nhân sự:
- Xây dựng khung năng lực cho từng vị trí để có kế hoạch tuyển chọn nhân sự chất lượng, xây dựng chươn trình đào tạo phù hợp.
- Thành thạo Canvas để xây dựng chân dúng ứng viên tiềm năng, thiết kế đề xuất giá trị nhân sự (EVP). Từ đó, gia tăng tỷ lệ gắn kế của nhân sự với tổ chức.
- Thực hành phỏng vấn theo phương pháp CBI để đánh giá, kiểm tra được chính xác năng lực, kinh nghiệm của ứng viên
4.3. Không phân tích đối thủ, thị trường
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là mấu chốt để doanh nghiệp hiểu thị trường, nắm bắt xu hướng làm Marketing, hiểu hành trình mua hàng của khách hàng mục tiêu. Do đó, để xây dựng kế hoạch Marketing khả thi, doanh nghiệp nhất định cần đầu tư nguồn lực để nghiên cứu đối thủ, thị trường.
4.4. Thiếu kế hoạch Digital Marketing
Chúng ta đang trong giai đoạn Marketing 6.0, việc áp dụng công cụ AI để sáng tạo nội dung, xây dựng và phát triển các kênh Marketing kỹ thuật số (Website, ứng dụng điện thoại) là điều cần làm ngay tức khắc.
5. Mẫu kế hoạch marketing của các doanh nghiệp
Kế hoạch marketing hiện đại thường lấy cảm hứng từ các chiến lược của các thương hiệu lớn, như Apple, Harbour, Forbes và các công ty khác, với mục tiêu học hỏi và áp dụng những phương pháp tiếp thị hiệu quả. Một số ví dụ điển hình phải kể đến như sau.
5.1. Mẫu kế hoạch Marketing của Apple
Apple một thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghệ, đã phát triển kế hoạch marketing của mình qua nhiều năm, sử dụng đa dạng các kênh truyền thông từ quảng cáo truyền hình đến mạng xã hội. Họ tập trung vào việc:
- Xác định và hiểu rõ đối tượng khách hàng.
- Đặt ra các mục tiêu marketing cụ thể cho doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin chi tiết về dòng sản phẩm mới ra mắt.
- Áp dụng chiến lược giá cả.
- Thiết kế và triển khai các chiến dịch Marketing độc đáo.
- Tổ chức sự kiện ra mắt để giới thiệu sản phẩm mới.
- Tạo động lực cho các đối tác và cải thiện hoạt động bán hàng.
5.2. Mẫu kế hoạch của Venture Harbour
Venture Harbour đã phát triển một kế hoạch marketing nhiều giai đoạn, dựa trên mô hình kiểm tra, đo lường và học hỏi. Các bước chính bao gồm:
- Thiết lập mục tiêu.
- Đánh giá và so sánh với tình hình thực tế.
- Thực hiện các thử nghiệm.
- Phát triển lộ trình hành động.
- Cung cấp chi tiết và thông tin cần thiết.
5.3. Mẫu kế Hoạch của Forbes
Forbes đã triển khai một chiến lược content marketing toàn diện, đạt được lượng lớn lượt xem. Các hoạt động chính trong kế hoạch Marketing này bao gồm:
- Tạo bản tóm tắt kế hoạch marketing
- Xác định và phân tích tệp khách hàng mục tiêu
- Phát triển đề xuất kế hoạch bán hàng độc đáo
- Xây dựng chiến lược về giá và định vị sản phẩm
- Lập kế hoạch chi tiết phân phối cho sản phẩm
- Triển khai các hoạt động khuyến mãi sản phẩm
- Phát triển tài liệu tiếp thị
- Xây dựng chiến lược quảng cáo
- Phát triển các chiến lược marketing online một cách hợp lý
- Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
- Hợp tác liên doanh và hợp danh
- Triển khai chiến lược giới thiệu sản phẩm trước công chúng
- Áp dụng chiến lược tăng giá
- Phát triển chiến lược để giữ chân khách hàng mục tiêu
- Lập dự toán tài chính cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp
Qua bài viết này, hy vọng rằng các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều có thể tìm thấy hướng đi phù hợp cho chiến lược marketing của mình, tạo dựng được thương hiệu vững mạnh và đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hãy nhớ rằng, xây dựng kế hoạch marketing không phải là một bản kế hoạch cứng nhắc, mà nó cần được linh hoạt, thích ứng với những biến động của thị trường để luôn giữ vị thế cạnh tranh và phát triển bền vững.