Trường doanh nhân HBR ×

HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP

Nội dung [Hiện]

Theo McKinsey & Company, các doanh nghiệp tập trung vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệplợi nhuận cao hơn 20% so với các doanh nghiệp đầu tư dàn trải. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 90% các doanh nghiệp thành công đều xác định được năng lực cốt lõi của họ, 70% các doanh nghiệp thất bại không xác định được điểm mạnh và yếu tố cạnh tranh. Đây đều là những con số biết nói, khẳng định tầm quan trọng của năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Vậy nhà quản trị cần làm gì để xác định năng lực cốt lõi, cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì? 

Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp đóng vai trò như "kim chỉ nam" dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Nó chính là điểm mạnh độc đáo, là tập hợp những sản phẩm, dịch vụ, kỹ năng và khả năng giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 

Hiểu đơn giản, năng lực cốt lõi là "vũ khí bí mật" giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo nên sự khác biệt trên thị trường. Năng lực cốt lõi cần phải đảm bảo 3 yếu tố:

  • Năng lực cốt lõi cần cung cấp giá trị vượt trội dành cho khách hàng 
  • Năng lực cốt lõi cần giúp cung cấp khả năng tiếp cận nhiều loại thị trường
  • Không thể dễ dàng sao chép hoặc bắt chước 
Khái niệm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì
Khái niệm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì

2. Thực trạng nhiều doanh nghiệp đang đầu tư dàn trải, đi xa năng lực lõi của mình

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải tình trạng đầu tư dàn trải, không tập trung vào năng lực cốt lõi. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như:

  • Lãng phí nguồn lực: Doanh nghiệp phân tán nguồn vốn, nhân lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
  • Mất đi lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp không tập trung phát triển điểm mạnh của mình, dẫn đến việc bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt.
  • Khó khăn trong quản lý: Việc quản lý nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi hệ thống quản lý phức tạp, tốn kém chi phí và khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả hoạt động.
Càng xa trọng tâm thì khả năng thành công càng giảm

3. Tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Việc đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có thể đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Có 4 tiêu chí để đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp:

4 tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
4 tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

3.1. Mang lại giá trị

Năng lực có giá trị cao khi nó cho phép công ty tận dụng các cơ hội mới và đối phó với áp lực từ sự biến động của thị trường. 

  • Khai thác cơ hội mới: chủ doanh nghiệp tận dụng sự sáng tạo và kiến thức chuyên môn của nhân sự để phát triển ý tưởng mới và tìm kiếm cách tiếp cận khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Đối phó với biến động thị trường: Công ty có thể sử dụng năng lực của mình để nắm bắt thông tin về thị trường, phân tích xu hướng và dự đoán tương lai, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn.
  • Thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu: Năng lực cốt lõi giúp công ty  tạo ra các sản phẩm chất lượng, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, tạo ra các chiến dịch quảng cáo và kênh phân phối tốt hơn.

Nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục, doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét, bổ sung và cải tiến năng lực cốt lõi để thích ứng. Nếu không, năng lực cốt lõi sẽ lỗi thời và mất đi giá trị.

3.2. Tính quý hiếm

Sự khan hiếm của năng lực cốt lõi được coi như một vũ khí mạnh mẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, khi nhiều công ty cùng phát triển năng lực cốt lõi, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ để nổi bật trong thị trường.

3.3. Không thể sao chép

Năng lực cốt lõi là yếu tố then chốt tạo nên bản sắc riêng biệt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ trong cuộc đua cạnh tranh. Việc sao chép có thể diễn ra theo hình thức trực tiếp hoặc cung cấp, sản phẩm, dịch vụ tương tự. Nhiệm vụ của doanh nghiệp cần tập trung vào phòng R&D, phát triển sản phẩm dịch vụ độc nhất, không dễ dàng sao chép từ đối thủ.

Ví dụ:

  • Công nghệ độc quyền: Apple với hệ điều hành iOS và chip A-series.
  • Quy trình sản xuất bí mật: Coca-Cola với công thức bí mật của nước ngọt.
  • Nhân lực có trình độ cao: Google với đội ngũ kỹ sư và nhà khoa học hàng đầu.
  • Thương hiệu mạnh: Nike với thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới.

3.4. Không thể thay thế

Năng lực cốt lõi là những năng lực không thể tìm thấy nguồn lực chiến lược tương đương trong các doanh nghiệp khác. Những năng lực cốt lõi thường là những khả năng tiềm ẩn khó nhận ra và càng khó nhận ra thì càng khó sao chép.

>>> Xem thêm: Cách sử dụng mô hình VRIO để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững

4. Cách xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Nhận biết năng lực cốt lõi giúp doanh nghiệp xác định được những lĩnh vực mà họ nắm vững và có lợi thế. Điều này giúp họ tập trung vào phát triển và tăng cường những năng lực đó, từ đó định hình chiến lược phù hợp và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

4.1. Chủ doanh nghiệp xác định năng lực cốt lõi của bản thân

Để xác định năng lực cốt lõi của bản thân, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng thuyết con nhím (Hedgehog Concept). Thuyết con nhím dựa trên câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp về con cáo và con nhím. Con cáo tuy thông minh nhưng lại bị phân tán bởi nhiều mục tiêu. Trong khi con nhím tuy chậm chạp nhưng hiểu rõ điểm mạnh của mình và tập trung vào đó để bảo vệ bản thân. Theo thuyết con nhím, để thành công, chủ doanh nghiệp cần xác định 3 yếu tố:

  • Điều bạn thật sự đam mê
  • Điều bạn thật sự làm tốt
  • Đáp ứng nhu cầu xã hội
Áp dụng thuyết con nhím trong việc tìm kiếm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Áp dụng thuyết con nhím trong việc tìm kiếm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

4.2. Xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp 

Theo Mr. Tony Dzung, CEO Trường Doanh Nhân HBR chia sẻ: “Doanh nghiệp càng rời xa khỏi năng lực cốt lõi thì cơ hội thành công càng giảm”. Chính vì vậy muốn thành công, doanh nghiệp cần bám sát vào năng lực cốt lõi của mình. Tuy nhiên muốn muốn xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp không hề dễ dàng. Một số bước cơ bản cần lưu ý:

4 bước xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
4 bước xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

1 - Xem lại sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp

Việc xem lại sứ mệnh doanh nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Bằng cách định rõ sứ mệnh và tuyên bố tầm nhìn, doanh nghiệp có thể có một ý tưởng rõ ràng về các mục tiêu quan trọng và định hướng cho tương lai của mình.

2 - Đánh giá mức độ quan trọng với khách hàng

Nhà quản lý và đội ngũ nhân sự cần xác định lý do khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của bạn chứ không chọn đối thủ.

  • Bạn có sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo chưa?
  • Chất lượng sản phẩm đã đủ tốt chưa? 
  • Lý do nào khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn? 

Tự đặt những câu hỏi này sẽ có thể giúp bạn làm sáng tỏ các năng lực cốt lõi trọng tâm nhất của doanh nghiệp

3 - Xem xét năng lực cốt lõi hiện tại của doanh nghiệp

Để xác định năng lực cốt lõi, doanh nghiệp có thể thực hiện các khảo sát nội bộ. Bằng cách tự đánh giá các lợi thế của bản thân, doanh nghiệp sẽ có thêm một góc nhìn và dữ liệu đa dạng để so sánh và đối chiếu với ý kiến của khách hàng, nhân viên và đối tác.

4 - So sánh với tiêu chí của năng lực cốt lõi

Sau khi xác định thành công các năng lực của công ty, quan trọng để so sánh chúng với 4 tiêu chí đã được đề cập trước đó. Nếu một năng lực cụ thể đáp ứng cả 4 tiêu chí, tức là nó hiếm có, không thể sao chép, không thể thay thế và mang lại giá trị vượt trội, thì đó chính là một năng lực quan trọng mà doanh nghiệp nên tập trung và phát triển.

5. Ví dụ về năng lực cốt lõi của VinGroup

Vingroup là tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với chiến lược phát triển hướng đến sự phát triển bền vững, lợi ích cho cộng đồngvị thế quốc tế. Năng lực cốt lõi của Vingroup được thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Hệ thống rộng khắp: Vingroup hiện diện tại 63 tỉnh thành trên cả nước với hơn 1.100 công ty con và đối tác liên kết, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, y tế, giáo dục, du lịch...
  • Thương hiệu mạnh: Vingroup đã xây dựng thành công thương hiệu nổi tiếng và uy tín trong nhiều lĩnh vực. Các thương hiệu như Vinhomes, Vincom Retail, Vinmec, Vinschool... đều được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
  • Năng lực tài chính vững mạnh: Vingroup là một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận lớn. Tập đoàn có nguồn vốn dồi dào để đầu tư vào các dự án mới và mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Vingroup chú trọng đầu tư vào phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và tác phong làm việc hiệu quả.
  • Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao: Vingroup luôn cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
  • Hệ thống quản trị tiên tiến: Vingroup áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả công việc.

Trong thực tế, sự gia tăng của các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh trong những năm gần đây đã dẫn đến việc thu hẹp năng lực cốt lõi và dễ dàng bị sao chép. Do đó, khẳng định giá trị độc nhất, riêng biệt đối với người tiêu dùng là một bài toán mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm và nghiên cứu.Từ các thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì, đặc điểm của nó và cách xác định những năng lực cụ thể.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger