TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

MÔ HÌNH PESTEL LÀ GÌ? BÍ QUYẾT ỨNG DỤNG VÀ VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH PENTEL

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Mô hình PESTEL là gì?
  • 2. Tại sao doanh nghiệp hiện nay cần phân tích mô hình PESTEL?
  • 3. Phân tích chi tiết 6 yếu tố trong mô hình PESTEL
    • 3.1. Yếu tố chính trị
    • 3.2. Yếu tố kinh tế
    • 3.3. Yếu tố xã hội
    • 3.4. Yếu tố công nghệ
    • 3.5. Yếu tố pháp lý 
    • 3.6. Yếu tổ môi trường
  • 4. Quy trình phân tích mô hình PESTEL 
    • 4.1. Bước 1: Phân tích 6 yếu tố thuộc mô hình PESTEL
    • 4.2. Bước 2: Nghiên cứu và thu thập nguồn thông tin
    • 4.3. Bước 3: Đánh giá tình hình hiện tại và xác định thứ tự ưu tiên
    • 4.4. Bước 4: Báo cáo kết quả phân tích PESTEL
  • 5. Ứng dụng của mô hình PESTEL trong từng chiến lược của doanh nghiệp
  • 6. Ví dụ thực tế mô hình PESTEL trong các doanh nghiệp
    • 6.1. Ví dụ mô hình PESTEL của Vinamilk
    • 6.2. Ví dụ mô hình PESTEL của Vietcombank
  • 7. Ưu điểm và hạn chế của mô hình PESTEL
  • 8. Cách xử lý khi phân tích PESTEL không đưa ra kết quả như mong muốn
  • 9. Kết luận 

Với tình hình kinh tế, chính trị thay đổi nhanh chóng, bất ngờ như hiện nay, việc các doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để ứng biến là vô cùng cần thiết. Theo đó, mô hình PESTEL chính là một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản lý dự đoán, phân tích môi trườngrủi ro có thể gặp phải. Vậy mô hình PESTEL là gì và làm thế nào để ứng dụng mô hình này cho tổ chức của mình, cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

1. Mô hình PESTEL là gì?

Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh của một tổ chức. Mô hình này tập trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh. Trong mô hình này, PESTEL được đặt theo ký tự đầu của tên các yếu tố quan trọng dưới đây:

  • Political: Yếu tố Chính trị
  • Economic: Yếu tố Kinh tế
  • Sociocultural: Yếu tố Văn hoá Xã hội
  • Technological: Yếu tố liên quan đến Công nghệ, kỹ thuật
  • Environmental: Yếu tố thuộc về Môi trường
  • Legal: Yếu tố Pháp lý
Mô hình PESTEL tập trung vào việc xem xét các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Mô hình PESTEL tập trung vào việc xem xét các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Mô hình nổi tiếng này được đề xuất bởi Giáo sư Francis J. Aguilar từ Harvard Business School. Ông đã giới thiệu khái niệm này trong cuốn sách “Scanning the Business Environment” vào năm 19641.

Tuy nhiên, ban đầu mô hình này bao gồm bốn yếu tố khác như: Economic (Kinh tế), Technical (Công nghệ), Political (Chính trị) và Social (Văn hóa xã hội). Sau một thời gian, mô hình đã trải qua nhiều biến đổi (STEP, STEEPLE, PESTLE, và cuối cùng là PEST - thuật ngữ phổ biến hơn, đặc biệt tại Anh Quốc và trong lĩnh vực tiếp thị) và được thay đổi cả tên gọi.

2. Tại sao doanh nghiệp hiện nay cần phân tích mô hình PESTEL?

Phân tích mô hình PESTEL là một phần quan trọng trong quá trình tạo kế hoạch thực hiện chiến lược và quản lý của doanh nghiệp. Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu một số lý do tại sao doanh nghiệp cần thực hiện phân tích PESTEL:

  • Nhận biết yếu tố ảnh hưởng: Giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Điều này bao gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý.
  • Định hướng chiến lược: Hỗ trợ nhà quản lý hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược dựa trên các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, nếu có sự thay đổi trong chính trị hoặc kinh tế, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để thích nghi.
  • Tìm kiếm cơ hội và đối phó với những đe dọa: Giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mới và đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ, nếu có xu hướng - trend xã hội mới, doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển/cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu về môi trường đối thủ. Điều này cho phép họ so sánh với các đối thủ và tìm ra những điểm mạnh và yếu của mình khi cạnh tranh.
  • Quản lý rủi ro và thay đổi: Giúp nhà quản lý đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị cho các thay đổi trong môi trường. Điều này còn giúp tổ chức đưa ra các kế hoạch dự phòng/kế hoạch dài hạn và tối ưu hóa hiệu suất cùng tiềm lực nội tại.

Tóm lại, mô hình PESTEL giúp các doanh nghiệp hiểu được những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, mô hình này được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của doanh nghiệp để tăng vị thế kinh doanh và lợi thế cạnh tranh.

Mô hình PESTEL là một phần quan trọng trong quá trình tạo kế hoạch thực hiện chiến lược và quản lý của doanh nghiệp
Mô hình PESTEL là một phần quan trọng trong quá trình tạo kế hoạch thực hiện chiến lược và quản lý của doanh nghiệp

3. Phân tích chi tiết 6 yếu tố trong mô hình PESTEL

Doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao 6 yếu tố trong mô hình PESTEL và đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với chiến lược kinh doanh để có thể nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu chi tiết 6 yếu tố của mô hình PESTEL dưới đây nhé.

Không phân tích thị trường, mọi ý tưởng kinh doanh thỉ là ảo ảnh | Trường doanh nhân HBR

3.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị trong mô hình PESTEL bao gồm các mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp cụ thể. Các can thiệp này bao gồm những phần trọng điểm như:

  • Chính sách thuế: Gồm nhiều mức thuế khác nhau cho những ngành nghề kinh doanh và buộc doanh nghiệp phải tuân theo. Do đó, các dấu mốc nhà nước tăng hoặc giảm thuế có ảnh hưởng to lớn đến các công ty. 
  • Chính sách thương mại: Bao gồm những quy định được chính phủ đặt ra để bảo vệ công ty trong nước khỏi cạnh tranh từ quốc tế. Theo đó, Chính phủ có thể đặt thuế nhập khẩu hoặc trợ cấp nhằm hỗ trợ thêm cho công ty trong nước.
  • Quan hệ quốc tế: Quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia với nhau có thể ảnh hưởng đến tình trạng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu và thiết bị sản xuất trọng yếu. 
  • Ổn định chính trị: Sự ổn định về chính trị của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp an tâm gây dựng và phát triển, kêu gọi vốn hoặc đầu tư cải tiến.

3.2. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế trong mô hình PESTEL liên quan đến việc đánh giá các điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của chúng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, bất kể là trong tương lai ngắn hạn hay dài hạn. Các yếu tố kinh tế phổ biến bao gồm:

  • Lãi suất: Khi lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp đang vay vốn từ các nguồn tài chính có thể phải đối mặt với các khoản trả nợ lớn hơn so với trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ.
  • Tỷ giá hối đoái: Có thể tác động đến khả năng xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP: Phản ánh sức khỏe kinh tế tổng thể và có thể cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.
  • Tỷ lệ lạm phát: Ảnh hưởng đến giá cả và có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
  • Chính sách tài khóa và tiền tệ: Các quyết định của chính phủ và ngân hàng trung ương về thuế và lãi suất.
  • Bất động sản: Thị trường bất động sản và giá cả có thể ảnh hưởng đến chi phí hoạt động và đầu tư của doanh nghiệp.
  • Sức mua của người tiêu dùng: Nhu cầu, sức mua của khách hàng giảm phản ánh mức độ hấp dẫn của sản phẩm giảm và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của công ty kinh doanh ngành hàng đó.

Ví dụ: Mức độ lạm phát cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và tăng chi phí sản xuất cho toàn thể các doanh nghiệp.

Khủng hoảng kinh tế, doanh thu lao dốc, lãnh đạo cần làm gì? | Trường doanh nhân HBR

3.3. Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội trong mô hình PESTEL bao gồm việc phân tích các yếu tố xã hội và văn hóa của thị trường. Các yếu tố này rất quan trọng trong việc xác định những thay đổi và xu hướng xã hội, văn hóa trên thị trường. Dưới đây là một số ví dụ về yếu tố xã hội các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Tỷ lệ tăng trưởng và phần trăm doanh số: Các thay đổi về số lượng, tỷ lệ giới tính, tuổi thọ và tỷ lệ di cư (giữa thành thị và nông thôn) có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường và nguồn lao động.
  • Giáo dục và học vấn: Trình độ học vấn và kỹ năng của lực lượng lao động có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và sự sáng tạo trong doanh nghiệp.
  • Xu hướng văn hóa và thói quen tiêu dùng: Các giá trị văn hóa, niềm tin và thói quen tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến cách thức mà sản phẩm được tiếp thị và tiêu thụ.
  • Xu hướng xã hội: Nhận thức về sức khỏe, môi trường và những xu hướng tiêu dùng bền vững có thể thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mới.
  • Thái độ nghề nghiệp: Phản ánh sự chuyên nghiệp và mức độ gắn bó trong và ngoài doanh nghiệp, thể hiện bộ mặt của công ty, ngành nghề kinh doanh.

3.4. Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ trong mô hình PESTEL đề cập đến những thay đổi và cập nhật trong lĩnh vực công nghệ để phục vụ cho việc sản xuất, bán hàng, phân phối và truyền thông như:

  • Sự phát triển của công nghệ trong nghiên cứu: Các phát minh và đổi mới công nghệ mới có thể cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời quá trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp cũng được tự động hoá.
  • Bảo mật và riêng tư: Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin và quyền riêng tư ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định mới.
  • Hạ tầng và truyền thông: Sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông có thể mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện giao tiếp với khách hàng.
  • Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa: Sự tiến bộ trong AI và tự động hóa có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và dịch vụ, cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

3.5. Yếu tố pháp lý 

Yếu tố pháp lý là các luật lệ, điều lệ của quốc gia nơi doanh nghiệp đó hoạt động. Các luật này có thể chồng chéo với các yếu tố chính trị và có thể ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải nắm vững và tuân thủ các quy định pháp lý dưới đây để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra:

  • Sức khỏe và an toàn: Các quy định về sức khỏe, an toàn lao động và bảo hiểm lao động.
  • Tiêu chuẩn quảng cáo: Luật yêu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp phải chứa sự thật hoặc bằng chứng sự thật.
  • Cơ hội bình đẳng: Tạo môi trường bình đẳng, cấm phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng hoặc làm việc.
  • Thương mại quốc tế: Quy định những gì doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu sang các quốc gia khác.
  • Quyền lợi người tiêu dùng: Yêu cầu các tổ chức chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chẳng hạn như quyền bảo mật và riêng tư.
  • Ghi nhãn sản phẩm: Nhằm đảm bảo doanh nghiệp thể hiện chính xác nhãn thực phẩm và sản phẩm dược phẩm để thông báo cho người tiêu dùng về thông tin và thành phần của chúng.
  • Luật Môi trường: Các quy định bảo vệ môi trường từ khí thải/nước thải nhà máy…

3.6. Yếu tổ môi trường

Yếu tố môi trường trong mô hình PESTEL bao gồm những ảnh hưởng mà các thay đổi trong môi trường tự nhiên có thể tác động đến doanh nghiệp. Thay đổi này bao gồm các yếu tố như sau:

  • Ô nhiễm và biến đổi khí hậu: Sự thay đổi trong môi trường toàn cầu, như tăng nhiệt độ và mực nước biển, có thể ảnh hưởng quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng.
  • Khan hiếm nguyên liệu thô:  Sự khan hiếm hoặc sự biến động về giá của nguồn tài nguyên tự nhiên có thể ảnh hưởng đến chi phí và khả năng sản xuất, giá bán.
  • Nông nghiệp: Thay đổi môi trường gây ra thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến cây trồng và động vật từ đó nguồn nguyên liệu sản xuất hạn chế.

>>> XEM THÊM: 10 BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING PHÙ HỢP VỚI MỌI DOANH NGHIỆP

4. Quy trình phân tích mô hình PESTEL 

Để phân tích cụ thể mô hình PESTEL cho doanh nghiệp của mình, nhà quản lý cần quan thực hiện các bước dưới đây:

Phân tích 6 yếu tố của mô hình PESTEL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình môi trường xung quanh doanh nghiệp
Phân tích 6 yếu tố của mô hình PESTEL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình môi trường xung quanh doanh nghiệp

4.1. Bước 1: Phân tích 6 yếu tố thuộc mô hình PESTEL

  • Chính trị (Political): Là những mặt liên quan đến chính sách, quy định của chính phủ, ổn định chính trị và cả về quan hệ quốc tế.
  • Kinh tế (Economic): Bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và lạm phát, thị trường lao động, và tài chính.
  • Văn hóa xã hội (Sociocultural): Liên quan đến nhân khẩu học, giá trị, thái độ, xu hướng xã hội, văn hoá và lối sống.
  • Công nghệ (Technological): Bao gồm những tiến bộ công nghệ, các sản phẩm nghiên cứu phát triển có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức và khách hàng.
  • Môi trường (Environmental): Bao gồm những đánh giá về  thiên tai, biến đổi khí hậu, tác động của doanh nghiệp và tính bền vững của môi trường tự nhiên.
  • Pháp lý (Legal): Liên quan đến luật pháp, quy định, các yêu cầu cần tuân thủ và những văn bản pháp lý liên quan.

4.2. Bước 2: Nghiên cứu và thu thập nguồn thông tin

Tiếp theo, ở giai đoạn này doanh nghiệp cần thu thập thêm nhiều dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy, chính xác như báo cáo thị trường, tài liệu pháp lý.

Đặc biệt, bộ phận nghiên cứu và thu thập (R&D) cần đảm bảo tính khách quan và chính xác, đồng thời tránh các thông tin sai lệch hoặc đã bị chi phối bởi những quan điểm mang tính chủ quan. Từ đây, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về cấu trúc thị trường của lĩnh vực kinh doanh.

>>> XEM THÊM: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐÚNG ĐỂ KINH DOANH ĐÚNG HƯỚNG, HIỆU QUẢ

4.3. Bước 3: Đánh giá tình hình hiện tại và xác định thứ tự ưu tiên

Với 6 yếu tố và những nguồn thông tin đã thu thập được ở bước 1 và bước 2, nhà quản lý hãy đánh giá tác động của các thành phần này đối với doanh nghiệp. Thêm vào đó, tổ chức cũng cần xác định tầm quan trọng của từng yếu tốchọn thứ tự ưu tiên.

Thứ tự ưu tiên sẽ là những yếu tố có khả năng tạo ra nhiều cơ hội lớn hoặc rủi ro tiềm ẩn. Đây sẽ mấu chốt để doanh nghiệp tập trung vào ưu tiên xử lý những vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của riêng mình.

4.4. Bước 4: Báo cáo kết quả phân tích PESTEL

Sau khi bạn đã tổng hợp thông tin và viết báo cáo về các yếu tố PESTEL và tác động của chúng lên doanh nghiệp một cách chi tiết. Báo cáo này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường và chứa nhiều thông tin nên nhà nghiên cứu có thể dùng các dạng biểu đồ để minh hoạ dễ hiểu hơn.

Đặc biệt, hãy highlight - tô điểm những phần quan trọng nhất để thể hiện những vấn đề cần ưu tiên xử lý. Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp trong những bước tiếp theo. 

Đồng thời, trong toàn quy trình nhà phân tích có thể kết hợp với phân tích kèm mô hình nổi tiếng - SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Ma trận này sẽ giúp doanh nghiệp vừa hiểu về tiềm lực và môi trường kinh doanh bên ngoài.

Phân tích PEST mở rộng từ mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá kỹ hơn các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh
Phân tích PEST mở rộng từ mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá kỹ hơn các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH SWOT LÀ GÌ? CÁCH PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

5. Ứng dụng của mô hình PESTEL trong từng chiến lược của doanh nghiệp

1 - Chiến lược sản phẩm

Các yếu tố PESTEL như văn hóa, công nghệ và môi trường ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Theo đó, việc phân tích ma trận này giúp xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường doanh nghiệp hướng đến.

2 - Chiến lược giá cả và định vị cho thương hiệu

Yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả và hình ảnh thương hiệu. Vậy nên, ứng dụng mô hình PESTEL sẽ giúp đưa ra quyết định về giá sản phẩm và định vị nhãn hàng một cách có hiệu quả.

3 - Chiến lược quản lý rủi ro

Mô hình PESTEL cũng giúp đánh giá các rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh như phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.

4 - Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế

Yếu tố chính trị, kinh tế và văn hoá khác nhau ở các quốc gia, dân tộc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng, kinh doanh chung. Do đó, khi phân tích PESTEL, tổ chức sẽ đánh giá được rủi ro và tiềm năng ở các nước khác, từ đó xây dựng chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế hiệu quả.

Bên cạnh việc cung cấp hệ thống kiến thức Marketing từ cơ bản đến chuyên sâu, khoá học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP còn giới thiệu nhiều công cụ, mô hình để phân tích thị trường và xây dựng chiến lược Marketing chuyên nghiệp:

  • Mô hình 4P - 4C - 4E
  • Mô hình truyền thông tích hợp (IMC)
  • Mô hình AISAS thiết kế 2 điểm vững mạnh từ tìm kiếm đến chia sẻ
  • Ma trận chiến lược BCG Mô hình tài sản thương hiệu
  • Thực hành bài tập ứng dụng các mô hình & công cụ để thiết lập chiến lược Marketing phù hợp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

6. Ví dụ thực tế mô hình PESTEL trong các doanh nghiệp

Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp cập nhật các xu hướng mới nhất trong môi trường kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp với mục tiêu và giá trị của họ. Dưới đây là những ví dụ mô hình PESTEL thực tế được các doanh nghiệp ứng dụng phân tích thành công.

Mẫu phân tích mô hình PESTEL cho các doanh nghiệp
Mẫu phân tích mô hình PESTEL cho các doanh nghiệp

6.1. Ví dụ mô hình PESTEL của Vinamilk

1 - Yếu tố chính trị (Political)

  • Tình hình chính trị ổn định tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Vinamilk trong hiện tại và cả tương lai.
  • Chính sách và quy định như luật pháp, chính sách thuế của chính phủ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của công ty. Đặc biệt, chính phủ đã áp dụng chính sách thuế hỗ trợ ngành sữa, giảm thuế xuống còn 8% (Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP).

2 - Yếu tố kinh tế (Economic)

  • Tăng trưởng GDP: Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 7%, tạo cơ hội cho Vinamilk bán nhiều sản phẩm hơn.
  • Áp lực cạnh tranh: Tuy nhiên, tăng thu nhập cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

3 - Yếu tố văn hóa xã hội (Social - Cultural)

  • Thị trường sữa đô thị: Sự nâng cao của mức sống và tình hình dân số đa dạng tạo tiềm năng lớn cho thị trường sữa, đặc biệt là tại các đô thị và thành phố lớn.
  • Thách thức: Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức khi những người ở nông thôn, vùng cao ít có thói quen uống sữa và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn cao.

4 - Yếu tố công nghệ (Technology)

  • Đầu tư công nghệ: Vinamilk đã đầu tư vào công nghệ, từ dây chuyền sản xuất đồng bộ đến hệ thống cảm biến và quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn ISO để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Hiệu suất sản xuất: Công nghệ nâng cao cải tiến cùng giúp tăng hiệu suất sản xuất và đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng.

5 - Yếu tố môi trường (Environment)

  • Quản lý môi trường: Khí hậu và tình hình thiên tai ở Việt Nam ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sữa. Vinamilk cần quản lý yếu tố môi trường ăn uống, chăn nuôi bò sữa và sản xuất để đảm bảo nguồn cung cấp sữa ổn định.
  • An toàn thực phẩm: Việc bảo quản sữa cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường vận chuyển cần được kiểm tra chính xác để giữ chất lượng đồ uống.

6 - Yếu tố pháp lý (Legal)

  • Chứng chỉ quốc tế: Vinamilk đã đầu tư vào nghiên cứu về công nghệ và đảm bảo thực hiện được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
  • Thách thức: Tuy nhiên, hãng cũng cần đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ những nhà phân phối nhỏ lẻ thiếu trang thiết bị và khả năng bảo quản môi trường phù hợp.
Mô hình PESTEL được Vinamilk ứng dụng và phân tích
Mô hình PESTEL được Vinamilk ứng dụng và phân tích

6.2. Ví dụ mô hình PESTEL của Vietcombank

1 - Chính trị (Political)

Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và quy định của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Vietcombank. Ví dụ: Sự thay đổi trong chính sách lãi suất hay biện pháp kiểm soát tín dụng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2 - Kinh tế (Economic)

Tình hình kinh tế quốc gia có thể ảnh hưởng đến tình hình tín dụng và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong đó, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và lạm phát đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Vietcombank.

3 - Xã hội (Social)

Các yếu tố xã hội như sự phát triển dân số, thu nhập và thay đổi thói quen tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vay và tiết kiệm của khách hàng hàng tháng, hàng quý.

4 - Công nghệ (Technological)

Công nghệ ngân hàng, bao gồm cả các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và thanh toán di động, cùng ví điện tử, có thể thay đổi cách thức Vietcombank cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng.

5 - Môi trường (Environmental)

Các yếu tố môi trường như biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Vietcombank do ngân hàng cũng phải tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường và xã hội.

6 - Pháp luật (Legal)

Các quy định và luật pháp liên quan đến ngành ngân hàng, bao gồm cả quy định về bảo mật thông tin và quyền khách hàng có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và quản lý dịch vụ tại Vietcombank.

7. Ưu điểm và hạn chế của mô hình PESTEL

1 - Ưu điểm của mô hình PESTEL

  • Tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực: Mô hình PESTEL giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc đánh giá môi trường kinh doanh nhờ những 6 bước phân tích cụ thể.
  • Hiểu sâu hơn về doanh nghiệp: Phân tích PESTEL giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động của họ, từ chính trị đến môi trường xung quanh.
  • Nhận biết các rủi ro: Hỗ trợ tổ chức nhận biết các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
  • Tận dụng cơ hội: Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định cơ hội và tận dụng chúng để phát triển kế hoạch chiến lược.
Mô hình PESTEL giúp tổ chức nhận biết cơ hội để đưa ra định hướng chiến lược phù hợp nhất
Mô hình PESTEL giúp tổ chức nhận biết cơ hội để đưa ra định hướng chiến lược phù hợp nhất

2 - Hạn chế của mô hình PESTEL

  • Khả năng dự đoán hạn chế: Mô hình cũng không thể dự đoán chính xác tất cả các biến đổi trong môi trường kinh doanh.
  • Không xem xét tương tác giữa yếu tố: Thông thường, mô hình PESTEL xem xét các yếu tố độc lập, không xem xét tương tác giữa chúng nên thông tin có thể bị rời rạc, thiếu liên kết.
  • Thiếu chi tiết: PESTEL chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan, không đi sâu vào chi tiết của từng yếu tố nên có thể không giải quyết tối ưu đến từng hạng mục nhỏ doanh nghiệp gặp phải.

8. Cách xử lý khi phân tích PESTEL không đưa ra kết quả như mong muốn

Khi phân tích Mô hình PESTEL không đưa ra kết quả như mong muốn, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra lại thông tin đã thu thập: Đảm bảo rằng thông tin đã được thu thập và đánh giá đúng cách và không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào.
  • Chỉnh sửa các chiến lược: Dựa trên thông tin mới vừa kiểm tra, doanh nghiệp cần sửa đổi chiến lược của họ để đáp ứng thay đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này giúp tổ chức tận dụng cơ hội và đối mặt với những thách thức đang diễn ra trên thị trường.

Bên cạnh đó, khi sử dụng mô hình PESTEL, bạn nhà phân tích cũng lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn phạm vi phân tích: Xác định rõ phạm vi sẽ giúp bạn tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất và tránh lạc hậu hoặc gặp phải những thông tin không liên quan.
  • Thu thập thông tin đáng tin cậy: Đảm bảo rằng bạn thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và đủ chi tiết. 
  • Liên hệ giữa các yếu tố: Đừng xem xét các yếu tố PESTEL một cách cô lập mà hãy hiểu cách chúng tương tác với nhau và ảnh hưởng của chúng đến chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
Những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng mô hình PESTEL
Những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng mô hình PESTEL

9. Kết luận 

Mặc dù đơn giản, nhưng mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp và định hướng chiến lược phù hợp với từng biến đổi xung quanh. Các công ty có thể kết hợp mô hình này đi kèm với mô hình SWOT để có cái nhìn toàn diện hơn cho chiến lược sắp tới. Hy vọng qua bài viết trên, Trường doanh nhân HBR đã giới thiệu đến các doanh nghiệp thông tin đầy đủ nhất về mô hình PESTEL là gì và bí quyết ứng dụng mô hình nhé!

mô hình pestel là gì

Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh của một tổ chức. Mô hình này tập trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger