Trường doanh nhân HBR ×

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BMC ĐỂ LÊN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG CHÂN DUNG ỨNG VIÊN

Nội dung [Hiện]

Mô hình BMC hay Mô hình Kinh doanh Canvas, là một loại hình quản lý hiệu quả nên được dùng rộng rãi trong kế hoạch phát triển kinh doanh, nhân lực của nhiều tổ chức. Vậy, để hiểu chi tiết mô hình kinh doanh BMC là gì và cách áp dụng chúng phù hợp với tổ chức của mình thì cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình BMC là gì? 

Mô hình BMC (Business Model Canvas) được sáng lập bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Đây là một mô hình được các nhà quản lý sử dụng để vạch ra đầy đủ các yếu tố, nguồn lực, hoạt động chính để định hướng phát triển cho doanh nghiệp và quản lý nhân lực. Nắm bắt mô hình Business Canvas sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và hơn thế nữa là trải nghiệm khách hàng.

Mô hình MBC giúp vạch ra đầy đủ các yếu tố, nguồn lực để định hướng phát triển cho doanh nghiệp
Mô hình MBC giúp vạch ra đầy đủ các yếu tố, nguồn lực để định hướng phát triển cho doanh nghiệp

2. 9 thành phần của Mô hình BMC

Mô hình BMC là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích và triển khai mô hình kinh doanh của mình một cách có cấu trúc, chặt chẽ hơn. Theo đó, mô hình được phân tích dựa vào 9 thành phần chính, tương ứng với 9 yếu tố cốt lõi hình thành nên một doanh nghiệp hay chiến dịch kinh doanh. Cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu 9 thành phần và các ví dụ của mô hình BMC dưới đây nhé! 

Doanh nghiệp cần đưa ra giá trị, điểm khác biệt trong sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp cần đưa ra giá trị, điểm khác biệt trong sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2.1. Đối tác chính (Key Partners)

Đây là các mối quan hệ chiến lược mà doanh nghiệp đã tạo ra thông qua việc hợp tác, liên doanh với các công ty hoặc những bên liên quan như: nhà cung cấp, đại lý phân phối, nhà bán lẻ, đối tác truyền thông... nhằm duy trì hoạt động và phát triển kinh doanh, tiêu thụ.

2.2. Hoạt động chính (Key Activities)

Bao gồm những công việc tất yếu doanh nghiệp phải thực hiện để điều hành và tạo ra giá trị cốt lõi giúp phát triển kinh doanh. Theo đó, các hoạt động chính thường được lên kế hoạch dựa vào nguồn lực hiện có để thực hiện hoá đề xuất giá trị và tạo ra doanh thu. 

Với từng giai đoạn kinh tế và từng thời kỳ phát triển của công ty, sản phẩm đều có những hoạt động chính riêng. Do đó, tổ chức nên thường xuyên nghiên cứu và đánh giá các yếu tố còn lại trong mô hình kinh doanh canvas để đưa ra hướng hành động cụ thể, phù hợp nhất.

2.3. Nguồn lực chính (Key Resources)

Nguồn lực chính là tài sản, công cụ, nhân lực, tri thức và tài nguyên cần thiết để vận hành các hoạt động sản xuất chính, duy trì kinh doanh. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cần tập trung tối ưu nguồn lực để đảm bảo chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhất.

2.4. Đề xuất, mục tiêu giá trị (Value Propositions)

Đây là những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ có giá trị cho khách hàng, quyết định yếu tố thành công trong kinh doanh. Theo đó, mục tiêu giá trị có thể bao gồm: khuyến mãi, dịch vụ mua hàng online - giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc, ý tưởng mới... hoặc những trải nghiệm độc nhất, nổi trội mà doanh nghiệp, nhãn hàng mang đến cho khách hàng của mình.

Để cung cấp đúng những giá trị, lợi ích khách hàng mong muốn nhận được từ sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp bạn cần nghiên cứu rõ phân khúc khách hàng mục tiêu và insight của họ (có thể là những nhu cầu, lo lắng chưa được giải quyết). 

2.5. Thiết lập và xây dựng mối Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Trong chu trình bán hàng và sau bán hàng, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng trong các bước: Thu hút → Tạo nhận thức về sản phẩm → Bán hàng → Giữ chân khách hàng và tiếp thị lại (Remarketing). 

https://youtu.be/-FinbfAN-v4

Có những chiến lược riêng trong từng giai đoạn của hành trình khách hàng là chìa khoá để duy trì và bức phá doanh thu

Tại đây, tổ chức có thể giải quyết các câu hỏi sau để thiết lập mối quan hệ bền vững hơn như: 

  • Làm thế nào để khách hàng chú ý và quan tâm đến sản phẩm?
  • Làm thế nào để dẫn dắt khách hàng mua hàng và giữ chân được khách hàng sau khi được chú ý?
  • Cách để tiếp tục tạo giá trị và liên kết đến khách hàng đã mua sản phẩm?

>>> XEM THÊM: Xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng tốt để tiết kiệm tối đa chi phí marketing

2.6. Các kênh phân phối và truyền thông (Channels)

Các kênh sẽ là những phương pháp phân phối khác nhau mà tổ chức bạn sử dụng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Ví dụ truyền đạt chương trình ưu đãi, bán combo sản phẩm mới qua các kênh truyền thông phổ biến: online, offline, kết hợp, trực tiếp... 

Hiện nay, xây dựng chiến lược phân phối và truyền thông đa kênh đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp vì vừa tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng rãi hơn vừa thu thập được nhiều dữ liệu giá trị về khách hàng.

2.7. Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Với mỗi sản phẩm, định hướng riêng của doanh nghiệp mà các nhà quản lý cần phân đoạn khách hàng để xác định, hiểu rõ hơn về nhu cầu và tiếp thị đúng đến đối tượng mục tiêu. Yếu tố này cũng giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và kênh phân phối hiệu quả cho từng chiến lược của mình.

Nhà quản lý doanh nghiệp có thể phân tích dựa vào đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, hành vi và địa lý để đưa ra phân khúc khách hàng phù hợp nhất, đây có là thị trường đại chúng, thị trường ngách, thị trường hỗn hợp.

>>> XEM THÊM: Phân khúc thị trường là gì? cách phân tích phân khúc thị trường hiệu quả

2.8. Cấu trúc chi phí (Cost Structure)

Để duy trì tổ chức, doanh nghiệp cần liệt kê ra các khoản chi phí cần thiết khi hoạt động như: chi phí nguyên liệu, giá máy móc sản xuất, nhân công, thuê mặt bằng, tiếp thị... Từ đó, nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý dòng tiền, phục vụ dự án kinh doanh và xem xét lợi tức đầu tư (ROI).

Bên cạnh đó, hãy xác định rõ cơ cấu chi phí của công ty vì đây là một yếu tố không thể bỏ qua để các nhà đầu tư sẽ nhìn vào và quyết định chi tiền đầu tư dự án.

2.9. Dòng doanh thu dự kiến (Revenue Streams)

Dòng doanh thu là nguồn tiền được tạo ra từ các hoạt động hoạt động bán hàng, cung cấp đề xuất giá trị cho khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Đặc biệt, doanh thu là mục đích sau cùng của mọi hoạt động kinh doanh và giúp tính toán lợi nhuận thu được của dự án.

Các nhà đầu tư, đối tác cũng sẽ dựa vào dự kiến doanh thu của một tổ chức kinh doanh khi chọn lựa liên doanh, hợp tác để cùng nhau phát triển, tạo nhiều lợi nhuận.

3. Cách ứng dụng và một số ví dụ về mô hình BMC

3.1. Ứng dụng mô hình BMC để xây dựng chiến lược kinh doanh

Nhà quản lý có thể trình bày các ô trống thể hiện 9 thành phần trong mô hình kinh doanh BMC để nhân lực đo lường, trao đổi, điền lần lượt vào bảng để thống nhất ý tưởng.

Để có kết quả tốt nhất, các tổ chức làm theo những nguyên tắc sau và nhằm mục đích đảm bảo lấp đầy tất cả các khoảng trống, tìm kiếm các mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần (giá trị ô trống):

  • Hoàn thành bảy ô trên cùng bao gồm: Đối tác chính, hoạt động chính, nguồn lực, đề xuất giá trị, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, kênh và phân khúc khách hàng bằng cách sử dụng tất cả thông tin đã thu thập, nghiên cứu.
  • Hoàn thành các ô tiếp theo: Cơ cấu chi phí (xác định những yếu tố thúc đẩy chi phí từ các ô đối tác chính, hoạt động chính và nguồn lực), luồng doanh thu (tổng hợp từ mối quan hệ với khách hàng, kênh và phân khúc khách hàng).
Các nhà quản lý có thể điền lần lượt những yếu tố kinh doanh trong khi trả lời những câu hỏi gợi ý
Các nhà quản lý có thể điền lần lượt những yếu tố kinh doanh trong khi trả lời những câu hỏi gợi ý

3.2. Ứng dụng mô hình BMC để xây dựng chân dung ứng viên mục tiêu

Với mô hình BMC, chân dung ứng viên mục tiêu sẽ được mô tả chi tiết với các yêu cầu cần có để đáp ứng cho một vị trí công việc, bao gồm các thông tin về: kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, tính cách, hành vi và mục tiêu của ứng viên. Sau khi xác định các thành phần trên, doanh nghiệp có thể xây dựng chân dung ứng viên mục tiêu theo mô hình BMC dựa trên những yếu tố sau:

  • Phù hợp với văn hoá công ty: Ứng viên nên sở hữu tính cách phù hợp với lĩnh vực đang tuyển dụng và văn hoá doanh nghiệp.
  • Phù hợp với giá trị cung cấp: Khả năng tạo ra và cung cấp những lợi ích, giải pháp cho khách hàng, theo đúng tiêu chí của công ty là yêu cầu cần có.
  • Phù hợp với kênh: Ưu tiên khả năng tiếp cận, giao tiếp và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, thông qua những kênh mà doanh nghiệp có.
  • Phù hợp với quan hệ khách hàng: Ứng viên nên có khả năng tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhằm tăng cường sự yêu thích, trung thành của người tiêu dùng.
  • Phù hợp với dòng thu nhập: Có kỹ năng và khả năng kiếm tiền cho doanh nghiệp, thông qua việc cung cấp giá trị cho khách hàng, theo đúng chiến lược của tổ chức.
  • Phù hợp với hoạt động chính: Thực hiện tốt những công việc mà doanh nghiệp yêu cầu, để tạo ra và cung cấp giá trị, duy trì kênh và quan hệ khách hàng.
  • Phù hợp với nguồn lực chính: Sở hữu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, công cụ làm việc cơ bản, phương tiện,... mà doanh nghiệp cần và có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp định hướng công ty.
Xây dựng chân dung ứng viên hiệu quả nhờ áp dụng mô hình BMC
Xây dựng chân dung ứng viên hiệu quả nhờ áp dụng mô hình BMC

4. Ưu điểm của việc ứng dụng mô hình BMC

Ứng dụng mô hình mô hình BMC được ứng dụng phổ biến nhờ các ưu điểm sau đây:

  • Tính đa dụng: Cho dù doanh nghiệp thuộc bất cứ ngành nghề, dịch vụ nào thì tổ chức cũng có thể áp dụng linh hoạt mô hình BMC khi khởi nghiệp, xây dựng dự án, phát triển chiến lược truyền thông,... 
  • Ngắn gọn, dễ hiểu: Doanh nghiệp chỉ cần 1 mặt giấy để ghi chú cơ bản các ý chính trong thời gian nhất định thay vì phải lên một bản kế hoạch thật dài, thật chi tiết. Đồng thời, các yếu tố đều được viết cạnh nhau sẽ giúp người quản lý dễ so sánh và phát hiện nhanh sai sót để chỉnh sửa những điểm bất hợp lý.
  • Được “chứng nhận” bởi nhiều ông lớn kinh tế: Do được một số “ngôi sao” doanh nghiệp như Vinamilk, Apple, Google,... nên ngoài việc dựa vào các gợi ý điền vào mô hình “trống”, bạn cũng có thể tham khảo cách áp dụng của các công ty này cho tổ chức của mình.
  • Tối ưu hóa các nguồn lực, tiết kiệm tối đa chi phí: Doanh nghiệp có thể xác định các nguồn lực cần thiết và hoạt động kinh doanh chính để thực hiện mô hình kinh doanh một cách rõ ràng, có định hướng nhất.

5. Kết luận

Mô hình kinh doanh BMC là công cụ không thể thiếu nếu doanh nghiệp bạn muốn quản lý và phát triển kinh doanh. Hy vọng, qua bài viết trên của Trường doanh nhân HBR đã giúp các doanh nghiệp Việt có thêm những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh mới và có thể ứng dụng mô hình Canvas phù hợp nhất cho công ty nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger