TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG FOMO MARKETING ĐỂ ĐỘT PHÁ DOANH THU

Mục lục [Ẩn]

  • 1. FOMO Marketing là gì?
  • 2. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng FOMO Marketing?
    • 2.1. Tạo cảm giác khẩn cấp
    • 2.2. Tăng tương tác và tham gia
    • 2.3. Tăng doanh số bán hàng
    • 2.4. Xây dựng lòng trung thành
  • 3. Ứng dụng FOMO Marketing làm sao để tăng doanh thu hiệu quả?
    • 3.1. Đặt ra giới hạn thời gian rõ ràng
    • 3.2 Làm nổi bật số lượng sản phẩm có hạn
    • 3.3 Phát triển các ưu đãi độc quyền
    • 3.4 Nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ
    • 3.5 Nhấn mạnh những cơ hội có thể bị bỏ lỡ
    • 3.6 Ứng dụng FOMO Marketing đa kênh
    • 3.7 Thông điệp rõ ràng, CTA mạnh mẽ
    • 3.8. Booking KOL, KOC review và chia sẻ về sản phẩm
    • 3.9. Chia sẻ những feedback từ các khách hàng trước
    • 3.10. Đưa ra các lợi ích độc quyền cho khách VIP và thẻ thành viên 
  • 4. Một vài lưu ý về FOMO Marketing

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một chiến lược tăng doanh thu hiệu quả thì FOMO Marketing là hiệu ứng không thể bỏ qua. Với đặc trưng bắt nguồn từ nỗi sợ và kích thích hành động, FOMO Marketing là “chìa khóa” tiếp thị thúc đẩy khách hàng nhanh chóng ra quyết định mua hàng. Song, cách ứng dụng hiệu quả FOMO trong Marketing là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết mà Trường doanh nhân HBR chia sẻ dưới đây!

1. FOMO Marketing là gì?

FOMO hay “Fear Of Missing Out” là nỗi sợ bị tụt lại khi thấy mọi người xung quanh đang có trải nghiệm thú vị nhưng bản thân lại không có. Nỗi sợ này thôi thúc con người thực hiện các hành động để bắt kịp xu hướng, tránh bị cô lập hoặc gây ra mâu thuẫn.

Với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, FOMO đã trở thành thuật ngữ quen thuộc. Với khả năng tiếp cận thông tin nhanh cùng tinh thần tự cao, thế hệ trẻ thường gặp hiệu ứng này.

Ứng dụng hiệu ứng này, thuật ngữ FOMO Marketing đã ra đời để chỉ hoạt động thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra hành động để tránh bỏ lỡ trải nghiệm đáng quý. FOMO thu hút sự chú ý, mang đến tính chuyển đổi ngay lập tức và tăng doanh thu.

Khái niệm FOMO Marketing là gì?
Khái niệm FOMO Marketing là gì?

2. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng FOMO Marketing?

Trả lời cho câu hỏi “tại sao doanh nghiệp nên áp dụng FOMO Marketing”, ta có 4 yếu tố mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

2.1. Tạo cảm giác khẩn cấp

Bản chất của FOMO là nỗi sợ và cảm xúc này sẽ sinh ra hóc môn adrenaline khiến con người đưa ra quyết định nhanh chóng. FOMO Marketing hoạt động dựa trên nguyên lý tạo cảm giác khẩn cấp vì lo sợ bỏ lỡ và từ đó đưa nhanh chóng hành động.

2.2. Tăng tương tác và tham gia

Cảm giác khẩn cấp của FOMO Marketing sẽ trở thành cú hích khiến khách hàng bị kích thích. Khi đó, khách hàng sẽ muốn tham gia sự kiện hoặc ngay lập tức đưa ra quyết định mua hàng trước khi cơ hội kết thúc.

2.3. Tăng doanh số bán hàng

Tính áp lực của FOMO Marketing sẽ kích thích khách hàng ngừng trì hoãn và thúc đẩy mua hàng. Không chỉ vậy, FOMO trong Marketing còn có thể chiến dịch tiếp thị tạo ấn tượng mạnh mẽ giúp tăng doanh số bán hàng.

Tuy vậy, điều kiện hàng đầu để thực hiện FOMO Marketing là tính đúng đắn và cân bằng. Nếu quá lạm dụng hiệu ứng này, doanh nghiệp có thể mang đến trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng và ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG ĐỂ DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG BỨT PHÁ

2.4. Xây dựng lòng trung thành

Sử dụng FOMO trong Marketing đúng cách sẽ trở thành một cầu nối quan trọng giúp khách hàng thêm gắn bó với doanh nghiệp. Lợi ích độc quyền cho từng nhóm đối tượng sẽ mang đến mối quan hệ win - win và củng cố lòng trung thành của khách hàng.

Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng FOMO Marketing?
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng FOMO Marketing?

3. Ứng dụng FOMO Marketing làm sao để tăng doanh thu hiệu quả?

Sau khi đã hiểu rõ cơ chế cũng như ưu điểm của FOMO Marketing, doanh nghiệp sẽ cần có cách ứng dụng hiệu ứng này phù hợp. Dưới đây là 10 cách ứng dụng FOMO Marketing toàn diện và hiệu quả nhất.

3.1. Đặt ra giới hạn thời gian rõ ràng

Cách áp dụng FOMO Marketing thường gặp nhất chính là đặt ra giới hạn thời gian rõ ràng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ hình thành khung thời gian mua hàng với các ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định và đạt số lượng đơn hàng lớn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải luôn tuân thủ theo giới hạn đã định và tránh kéo dài hay thu ngắn thời gian. Bởi lẽ việc vi phạm quy tắc về thời gian sẽ làm giảm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của họ.

Tiêu biểu như Shopee đã áp dụng hiệu ứng FOMO với các ưu đãi mua hàng vào ngày 11/11, 12/12… Vào những ngày này, khách hàng sẽ săn được các ưu đãi với mức giá tốt nhất còn các ngày khác thì giá trị của các đơn hàng sẽ ở mức ban đầu.

Shopee đặt ra giới hạn thời gian rõ ràng cho đợt siêu sale 11/11.
Shopee đặt ra giới hạn thời gian rõ ràng cho đợt siêu sale 11/11.

3.2 Làm nổi bật số lượng sản phẩm có hạn

Với mục tiêu đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ sản phẩm giới hạn, việc làm nổi bật số lượng là một “mẹo” FOMO trong Marketing. Với những sản phẩm chỉ còn lại với số lượng ít, doanh nghiệp có thể:

  • Hiển thị số lượng sản phẩm còn lại
  • Hiển thị số lượng sản phẩm đã bán
  • Hiển thị thời gian bán sản phẩm/thời gian ưu đãi 
  • Hiển thị số lượng sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Bên cạnh việc tập trung vào hiển thị con số, doanh nghiệp cùng cần lưu ý các yếu tố hình thức như: màu sắc, thiết kế, hiệu ứng chuyển động… Các yếu tố hình thức sẽ trực tiếp kích thích thị giác và gây chú ý khiến người mua đưa ra quyết định.

Ví dụ như các nhãn hàng khi kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee sẽ có các thông tin về sản phẩm giới hạn hiển thị ở: số lượng sản phẩm đã bán, số lượng sản phẩm còn lại, thời gian ưu đãi còn lại…

Deli đã làm nổi bật số lượng sản phẩm có hạn trên sàn Shopee.
Deli đã làm nổi bật số lượng sản phẩm có hạn trên sàn Shopee.

3.3 Phát triển các ưu đãi độc quyền

“100 khách hàng đầu tiên đăng ký sẽ nhận được ưu đãi Early Bird độc quyền”. Đây chính là một kiểu ứng dụng FOMO Marketing giúp kích thích người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng.

Những ưu đãi độc quyền tạo cảm giác khan hiếm khiến khách hàng khao khát muốn sở hữu. Lúc này, cảm giác khẩn cấp sẽ là, khách hàng đưa ra quyết định nhanh hơn vì không muốn bỏ lỡ sản phẩm giới hạn.

Ví dụ như thương hiệu F&B khi khai trương thường sẽ có các buổi Soft Opening hay Grand Opening cùng ưu đãi cho khách hàng đăng ký: Voucher 50% cho 100 khách hàng đặt bàn đầu tiên, Tặng 1 chai rượu vang cho 10 khách hàng đặt bàn đầu tiên…

Flamingo Resorts đã phát triển các ưu đãi độc quyền.
Flamingo Resorts đã phát triển các ưu đãi độc quyền.

3.4 Nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ

Có lẽ các doanh nghiệp thời trang đã quá quen thuộc với chiến thuật tung ra các dòng sản phẩm limited edition với chỉ 100 chiếc duy nhất. Đây chính là ứng dụng FOMO trong Marketing bằng cách nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ.

Để nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm, dịch vụ, người làm Marketing cần tập trung làm nổi bật các hình ảnh và nội dung liên quan. Bên cạnh đó, tính khan hiếm cần được thể hiện qua hình thức tương tự cách làm nổi bật sản phẩm với số lượng có hạn.

Ví dụ như campaign Tết của Bia Sài Gòn đã ra mắt phiên bản bao bì bia cho 63 tỉnh thành. Phiên bản giới hạn với độ khan hiếm cao để thu thập đủ 63 lon kích thích khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua.

Campaign Tết của Bia Sài Gòn nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm bia.
Campaign Tết của Bia Sài Gòn nhấn mạnh sự khan hiếm của sản phẩm bia.

3.5 Nhấn mạnh những cơ hội có thể bị bỏ lỡ

Trong thời kỳ thông tin phát triển, các doanh nghiệp cần là người chủ động giới thiệu đến khách hàng những ưu đãi và quyền lợi họ có thể bỏ lỡ. Việc liệt kê này sẽ đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ và khiến khách hàng ghi nhớ sâu sắc về chương trình của bạn.

Tuy vậy, việc giới thiệu cần được thực hiện khéo léo thông qua các email, thông báo đẩy… Nhãn hàng cần tránh spam hay liên tục nhắc nhở gây phiền hà và để lại ấn tượng xấu cho khách hàng.

Tiêu biểu như các thương hiệu trên Shopee trước ngày ưu đãi thường sẽ gửi đến khách hàng nhiều voucher. Hay Lazada có các thông báo đẩy với nội dung như những cuộc trò chuyện hàng ngày để thu hút sự chú ý của khách hàng về ưu đãi, sản phẩm.

Ví dụ với City Ford đã lên 1 campaign để nhấn mạnh về cơ hội sở hữu xe với nhiều ưu đãi. Hình ảnh banner với thông điệp rõ ràng khiến đối tượng mục tiêu cảm thấy gấp rút và kích thích tâm lý FOMO sợ bỏ lỡ cơ hội tốt.

City Ford nhấn mạnh những cơ hội có thể bị bỏ lỡ.
City Ford nhấn mạnh những cơ hội có thể bị bỏ lỡ.

3.6 Ứng dụng FOMO Marketing đa kênh

Ngày nay, người tiêu dùng có thói quen sử dụng đa nền tảng với các trang mạng xã hội, báo mạng điện tử, sàn TMĐT… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần ứng dụng FOMO đa kênh.

Khi áp dụng FOMO đa kênh, doanh nghiệp sẽ có sự ảnh hưởng dồn dập hơn đến đối tượng mục tiêu. Khi tiếp nhận thông tin FOMO ở nhiều nguồn khác nhau, khách hàng sẽ có độ tin tưởng cao và nhanh đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Để ứng dụng FOMO Marketing đa kênh, doanh nghiệp cần xây dựng các kênh thông tin ổn định và khuyến khích người dùng theo dõi hoặc đăng ký. Việc này giúp các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp xuất hiện với tần suất tốt hơn.

Ví dụ như Vinamilk tiếp thị trên nhiều nền tảng từ mạng xã hội đến các quảng cáo trên Google, báo mạng và cả trên các sản TMĐT. Điều này giúp Vinamilk tăng độ phủ sóng và dễ dàng ứng dụng chiến lược FOMO Marketing đa nền tảng. 

Vinamilk ứng dụng FOMO Marketing đa kênh.
Vinamilk ứng dụng FOMO Marketing đa kênh.

>>> XEM THÊM: TRIỂN KHAI MARKETING ĐA KÊNH GIÚP TIẾT KIỆM TỐI ĐA CHI PHÍ CHẠY QUẢNG CÁO

3.7 Thông điệp rõ ràng, CTA mạnh mẽ

Theo nghiên cứu, bạn sẽ chỉ có 3s để gây ấn tượng với khách hàng, vì vậy, thông điệp và CTA có tâm quan trọng rất lớn. Cách sử dụng thông điệp rõ ràng cùng CTA mạnh mẽ sẽ giúp khách hàng đặc biệt chú ý đến thương hiệu của bạn. 

Ứng dụng FOMO Marketing vào các thông điệp hay CTA có thể xuất hiện theo kiểu: Nội dung kêu gọi khách hàng tham gia sự kiện để không bị bỏ lại; Thông điệp về sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng có cuộc sống hài hòa với cộng đồng.

Bên cạnh việc đảm bảo về nội dung của thông điệp và CTA, doanh nghiệp cũng cẫn quan tâm đến tính súc tích của câu từ. Đặc biệt là khi đưa vào Marketing, quảng cáo online, các nội dung còn cần thân thiện với nền tảng để nâng cao hiệu quả.

Ví dụ như Chiến dịch Bầu cử 2021 đã có riêng 1 bài hát mang tên “Bài Ca Đi Bầu 2021”. Việc có thông điệp rõ ràng cùng CTA mạnh mẽ về quyền bầu cử đã đánh vào tâm lý hay ngại của người dân, thúc đẩy họ tham gia bầu cử.

Thông điệp rõ ràng, CTA mạnh mẽ được sử dụng trong Bài ca Bầu cử 2021.
Thông điệp rõ ràng, CTA mạnh mẽ được sử dụng trong Bài ca Bầu cử 2021.

>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT CONTENT HAY, GIA TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI HIỆU QUẢ

3.8. Booking KOL, KOC review và chia sẻ về sản phẩm

Để thúc đẩy chiến lược FOMO Marketing, việc booking KOL, KOC hay Influencer sẽ là một cách tuyệt vời. Nhóm đối tượng có ảnh hưởng sở hữu một nhóm người theo dõi cùng độ uy tín nhất định giúp nâng cao hiệu quả tiếp thị.

Người tiêu dùng khi nhìn thấy nhiều đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ từ người có ảnh hưởng sẽ được thôi thúc muốn trải nghiệm. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những nhận xét này để tăng độ chuyển đổi cho landing page hoặc fanpage Facebook.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những người nổi tiếng làm đại sứ truyền thông cho mình. Với hình ảnh đại diện của họ, những người hâm mộ sẽ muốn sở hữu các sản phẩm, dịch vụ tương tự.

Ví dụ như Maybelline khi ra mắt dòng sản phẩm son bóng đã sử dụng chiến lược booking KOL, KOC. Việc này giúp hình ảnh sản phẩm xuất hiện thường xuyên, nâng cao uy tín cho sản phẩm mới và tăng doanh số bán hàng.

Maybelline New York booking KOL, KOC review và chia sẻ về sản phẩm son.
Maybelline New York booking KOL, KOC review và chia sẻ về sản phẩm son.

3.9. Chia sẻ những feedback từ các khách hàng trước

Một cách áp dụng FOMO trong Marketing khác có thể kể đến việc chia sẻ những feedback của các khách hàng từng mua. Việc chia sẻ những feedback này sẽ giúp cho người tiêu dùng tin tưởng doanh nghiệp cũng như tạo nên mong muốn mua hàng.

Với các sản thương mại điện tử, khách hàng có thể trực tiếp để lại các bình luận về sản phẩm. Còn với các kênh khác như mạng xã hội hay landing page, doanh nghiệp có thể chia sẻ các bài feedback để thu hút khách hàng.

Ví dụ như trên Instagram, các thương hiệu thời trang thường re-up lại các story của khách hàng feedback. Các thương hiệu cũng có thể lưu lại các phần đăng lại này thành highlight để khách hàng mới dễ theo dõi.

Với trường hợp của UNIQLO, họ sẽ để riêng 1 phần cho khách hàng đưa ra các nhận xét của mình về sản phẩm. Các feedback được chia sẻ trực tiếp trên website sẽ tác động đến khách hàng mới và kích thích họ mua hàng.

Chia sẻ feedback của khách hàng từ nhãn hiệu UNIQLO.
Chia sẻ feedback của khách hàng từ nhãn hiệu UNIQLO.

>>> XEM THÊM: CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CŨ ĐỂ XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH

3.10. Đưa ra các lợi ích độc quyền cho khách VIP và thẻ thành viên 

Cách này trả lời cho câu hỏi “Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với FOMO trong Marketing là gì?”. FOMO thể hiện thông qua các chiến lược như: Đưa ra các lợi ích độc quyền cho khách VIP, các thẻ thành viên hay khách hàng thân thiết…

Ví dự như các Vietnam Airlines thường có hệ thống lưu lại thông tin chuyến bay của khách hàng và có các gói đặc quyền cho khách hàng. Khi khách hàng đã bay đủ số chuyến thì có thể đổi thành điểm thưởng, ưu đãi…

Vietnam Airlines đưa ra các lợi ích độc quyền cho khách VIP và thẻ thành viên.
Vietnam Airlines đưa ra các lợi ích độc quyền cho khách VIP và thẻ thành viên.

4. Một vài lưu ý về FOMO Marketing

Thực hiện FOMO Marketing tối ưu sẽ đem đến cho doanh nghiệp những thay đổi tích cực về doanh số bán hàng. Song, người làm Marketing cũng cần lưu ý một vài điều khi áp dụng hiệu ứng này.

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ tương xứng với chiến lược tiếp thị đến khách hàng: Doanh nghiệp không thể cung cấp một sản phẩm, dịch vụ kém và chỉ dựa vào hiệu quả tiếp thị để bán được hàng. Do đó, việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là rất quan trọng.
  • Đảm bảo hệ thống, chính sách mua hàng: Việc này giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề khi mua sắm. Đồng thời, việc đảm bảo về hệ thống và chính sách giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
  • Trung thực với thông tin và số liệu tiếp thị: Doanh nghiệp cần truyền tải đến khách hàng những thông tin chính xác nhất. Không nên vì chiến lược FOMO Marketing mà làm giả số liệu. Việc này sẽ gây mất lòng tin ở khách hàng.
  • Cân bằng tần suất tiếp thị: Các nội dung tiếp thị cần có sự nổi bật để thu hút được đối tượng mục tiêu. Song, nếu xuất hiện với tần suất quá nhiều thì hoạt động tiếp thị sẽ vừa làm khách hàng khó chịu, vừa làm xấu hình ảnh thương hiệu.
Một vài lưu ý về FOMO Marketing.
Một vài lưu ý về FOMO Marketing.

FOMO Marketing là một chiến lược hiệu quả giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp bởi khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm lý và hành động của khách hàng. Hy vọng rằng bài viết của Trường Doanh nhân HBR đã mang đến những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có được chiến lược FOMO Marketing toàn diện nhất.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger