Trường doanh nhân HBR ×

GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? TOP 5 CÁCH TĂNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

Nội dung [Hiện]

Khách hàng của doanh nghiệp hoặc thương hiệu có thể đánh giá giá trị sản phẩm khác nhau dựa trên nhu cầu và quan điểm cá nhân. Thông qua giá trị, người dùng không chỉ được cung cấp sản phẩm vật lý mà còn mang lợi ích tinh thần. Một số thương hiệu lớn đã áp dụng thành công cách nâng cao giá trị sản phẩm như Nike, Starbuck, Spotify… Vậy đâu là những giá trị thật sự của một sản phẩm, cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

1. Giá trị sản phẩm là gì?

Giá trị sản phẩm là tổng hợp của tất cả những lợi ích mà khách hàng nhận được khi mua và sử dụng sản phẩm đó. Phần lợi ích này có thể bao gồm cả tiện ích ích hữu hình như: chất lượng, tính năng… hoặc lợi ích vô hình như uy tín thương hiệu, trải nghiệm khách hàng. 

Với mỗi sản phẩm, nhóm dịch vụ sẽ mang lại giá trị khác nhau cho từng đối tượng khách hàng dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ. Do thương hiệu sẽ thông qua giá trị sản phẩm của mình để kể một câu chuyện riêng, gắn kết với người dùng qua từng trải nghiệm và kỳ vọng, từ đó tạo nên một mối quan hệ lâu dài và sâu sắc.

Đề xuất giá trị - Lý do lớn để khách hàng xuống tiền | Trường doanh nhân HBR

2. Tầm quan trọng của giá trị sản phẩm

Giá trị sản phẩm là yếu tố then chốt giúp tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Từ đó, điều này hỗ trợ thúc đẩy sự tăng trưởng và duy trì sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường ngày càng đầy thách thức. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu của giá trị sản phẩm mang lại cho tổ chức:

  • Thu hút khách hàng: Khi sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích, họ sẽ tin tưởng và ủng hộ thương hiệu. Theo đó, những khách hàng này sẽ “truyền thông” đến nhóm khách hàng là bạn bè và gia đình,  giúp thu hút khách hàng.
  • Xây dựng lòng tin: Sản phẩm có giá trị cao mang lại cảm giác yên tâm và tự tin khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn nữa, lòng tin này sẽ biến người mua thực tiễn thành khách hàng trung thành, góp phần to lớn trong quá trình tạo doanh thu.
  • Tạo sự khác biệt: Định hình giá trị sản phẩm sẽ là điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Vậy nên, nếu sản phẩm của bạn có giá trị cao hơn, bạn sẽ nổi bật và thu hút sự chú ý nhanh chóng, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.
  • Tạo động lực cho việc tăng giá cả: Khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn nếu họ thấy giá trị sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo, hay nói cách khác là đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn.

Tổng quan, doanh nghiệp muốn nâng cao giá cả sản phẩm thì cần đặc biệt lưu ý đến việc tạo ra giá trị thay vì chỉ chú tâm vào lợi nhuận. Theo đó, thương hiệu cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ mang lại giá trị thực sự cho khách hàng để duy trì sự thành công và phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Đừng bao giờ định giá giá trị - Hãy định giá đề xuất giá trị - TS Alok Bharadwaj

>>>XEM THÊM: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM HIỆU QUẢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

3. Cách nhìn nhận của khách hàng về giá trị sản phẩm

Cách nhìn nhận của khách hàng về giá trị sản phẩm phản ánh niềm tin và kỳ vọng của họ vào lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ đem đến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả bán ra mà còn tác động đến sự yêu mến của khách hàng.

Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu khách hàng đánh giá giá trị sản phẩm dựa những yếu tố nào dưới đây:

  • Chất lượng sản phẩm: Khách hàng sẽ đặt ra những câu hỏi về chất lượng, số lượng, cấu hình, thời lượng, tính năng… để đảm bảo giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của họ.
  • Giá trị so với giá cả: Người mua sau đó sẽ so sánh giá trị mà sản phẩm mang lại với giá tiền họ phải trả để xem chúng có đáng chi tiêu không.
  • Trải nghiệm khách hàng: Cảm nhận về cách thức tương tác với thương hiệu, nhân viên bán hàng, không gian cung cấp dịch vụ và quá trình mua hàng cũng là một phần của giá trị sản phẩm.
  • Hình ảnh thương hiệu: Uy tín và hình ảnh của thương hiệu có thể làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm. Ví dụ như hình ảnh chỉnh chu, phông chữ đẹp mắt, màu sắc phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
  • Lợi ích cá nhân: Cảm giác cá nhân hoá của từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng về việc sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề, lo lắng của họ.
Doanh nghiệp cần cung cấp lợi ích vật chất, cảm xúc hoặc kết hợp cả hai yếu tố cho khách hàng để tăng giá trị sản phẩm
Doanh nghiệp cần cung cấp lợi ích vật chất, cảm xúc hoặc kết hợp cả hai yếu tố cho khách hàng để tăng giá trị sản phẩm

Để duy trì và tăng cường giá trị cảm nhận của khách hàng, doanh nghiệp cần cung cấp lợi ích vật chất, cảm xúc hoặc kết hợp cả hai yếu tố cho khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy sản phẩm có giá trị, họ có thể sẵn lòng trả giá cao hơn và/hoặc cảm thấy thích thú khi mua hoặc sử dụng sản phẩm lâu dài.

4. Những phương pháp giúp gia tăng giá trị sản phẩm

Cách nhìn nhận về giá trị sản phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người và tình huống. Do đó, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các cách làm thế nào để gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần duy trì sự thành công và phát triển dưới đây nhé.

Top 7 phương pháp giúp gia tăng giá trị sản phẩm dễ áp dụng cho các doanh nghiệp
Top 7 phương pháp giúp gia tăng giá trị sản phẩm dễ áp dụng cho các doanh nghiệp

4.1. Liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm

Cải tiến chất lượng sản phẩm là một quá trình liên tục của một doanh nghiệp có tư duy, chiến lược kinh doanh dài hạn. Hoạt động này nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách: áp dụng công nghệ mới, tối ưu hóa quy trình sản xuất, kết hợp tính năng... Trong giá trị sản phẩm, chú trọng R&D (Research and Development) sẽ giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh.

“Doanh nghiệp thông minh là doanh nghiệp biết cách đưa khách hàng tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ cho chính doanh nghiệp của mình” - Tony Dzung, CEO Trường Doanh nhân HBR.

4.2. Xây dựng thương hiệu uy tín

Xây dựng thương hiệu uy tín trong giá trị sản phẩm nghĩa là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và đáng tin cậy cho sản phẩm, qua đó tăng cường niềm tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng. Điều này bao gồm việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, và duy trì một hình ảnh tích cực và chú trọng brand identity trong cộng đồng. 

Ngoài khía cạnh nổi bật trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh, thương hiệu mạnh còn giúp giá trị sản phẩm được nâng tầm đáng kể. Cụ thể, thương hiệu lớn khi vừa ra mắt một sản phẩm mới thường được chú ý và một phần nào đó khách hàng trung thành của nhãn hiệu sẽ có động cơ muốn mua ngay cả khi chưa tìm hiểu kỹ.

4.3. Miễn phí đổi trả

Chính sách miễn phí đổi trả là một trong những yếu tố được đa số khách hàng quan tâm khi chọn mua, giúp tăng giá trị sản phẩm bằng cách xây dựng lòng tin của khách hàng. Khi người mua biết rằng họ có thể đổi trả sản phẩm mà không mất phí, họ cảm thấy an tâm hơn và có khả năng mua hàng cao hơn. Tham khảo một số cách thực hiện dưới đây:

  • Thông báo rõ ràng: Cung cấp trang thông tin chi tiết về chính sách đổi trả trên website, landingpage và trong quy định mua hàng của sàn thương mại điện tử.
  • Quy trình đơn giản, tiện lợi: Đảm bảo quy trình đổi trả dễ dàng, nhanh chóng và không gây phiền phức cho khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, thường xuyên trực nhật để giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến đổi trả

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm thiểu tình trạng đổi trả do lỗi sản phẩm. Đây mới chính là yếu tố quan trọng thể hiện sự chuyên người của bên bán và sự tôn trọng dành đến cho bên mua.

4.4. Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển là yếu tố thúc đẩy mua hàng rất tốt và được nhiều cửa hàng và doanh nghiệp sử dụng, phổ biến ở các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội. Đồng thời, đây cũng là cách góp phần cải thiện trải nghiệm mua sắm và tạo ra cảm giác giá trị gia tăng cho người sử dụng mã này. Dưới đây là một số cách mà miễn phí vận chuyển có thể được sử dụng:

  • Tạo điều kiện mua hàng tối thiểu: Áp dụng miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng có giá trị đặt hàng tối thiểu (99k. 199k, 399k…), khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm để đạt ngưỡng miễn phí vận chuyển.
  • Chiến dịch khuyến mãi: Sử dụng miễn phí vận chuyển như một phần của chiến dịch khuyến mãi trong các sự kiện bán hàng lớn như Black Friday, Double Two Day (1/1, 6/6, 9/9, 12/12…), sale cuối năm, xả kho…
  • Tăng giá trị đơn hàng: Khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng chỉ để đạt điều kiện miễn phí vận chuyển, từ đó tăng giá trị đơn hàng trung bình.
  • Giảm một phần phí vận chuyển: Một số doanh nghiệp chọn cách chia sẻ phí vận chuyển với khách hàng, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho cả hai bên.

Những chiến lược này không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng mà còn có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đây là một phần quan trọng của chiến lược marketing tổng thể, giúp doanh nghiệp nổi bật trong một thị trường cạnh tranh.

4.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng là một chiến lược không thể tiểu để tăng giá trị sản phẩm. Dưới đây là một số cách hiệu quả để thực hiện cải thiện chất lượng này:

  • Đào tạo nhân viên: Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên về kiến thức và kỹ năng để họ có thể cung cấp dịch vụ xuất sắc và tư vấn chuyên nghiệp cho khách hàng.
  • Phản hồi khách hàng: Tạo hệ thống để lắng nghe - thu thập - phân tích phản hồi từ khách hàng, giúp cải thiện dịch vụ liên tục, phản hồi và giải quyết nhanh chóng vấn đề.
  • Cải thiện quy trình: Xem xét và cải thiện các quy trình dịch vụ để chúng trở nên nhanh chóng và khớp chính xác, hiệu quả hơn.
  • Công nghệ hỗ trợ: Sử dụng công nghệ như CRM, Auto Marketing để quản lý thông tin khách hàng và tối ưu hóa tương tác với họ.
  • Dịch vụ cá nhân hóa: Cung cấp dịch vụ cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và sở thích cụ thể để tạo cảm giác được quan tâm, trân trọng của từng khách hàng .
  • Chăm sóc sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi sau bán hàng chất lượng, giúp giải quyết vấn đề phát sinh sau mua nhanh chóng và có thể khuyến khích khách hàng mua vào những lần sau.

4.6. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Theo biểu đồ Pareto: “80% doanh thu của công ty đến từ một bộ phận 20% khách hàng” kết hợp với việc giữ một khách hàng cũ sẽ dễ hơn tìm kiếm một khách hàng mới. Vậy nên, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết là một cách hiệu quả để tăng giá trị sản phẩm và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Để cấu trúc chương trình này, doanh nghiệp cần: 

  • Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của khách hàng bằng cách tạo một hành trình khách hàng. Tiếp theo, doanh nghiệp có thể chăm sóc từ lúc người mua là khách hàng tiềm năng đến khi trở thành khách hàng thân thiết.
  • Tạo chương trình ưu đãi đơn giản: Thiết kế chương trình dễ hiểu và dễ tham gia cho nhiều nhóm khách hàng. Đặc biệt, chương trình nên cung cấp phần thưởng có giá trị thực sự cho khách hàng như giảm giá quà tặng, hoặc dịch vụ độc quyền để kích thích họ đăng ký chơi.
  • Ưu đãi độc quyền: Tạo ra các ưu đãi chỉ dành riêng cho thành viên thân thiết như combo quà tặng, sản phẩm phiên bản giới hạn, thẻ ưu tiên mua hàng…
  • Lắng nghe phản hồi: Trong quá trình xây dựng chương  trình khách hàng thân thiết, tổ chức không ngừng thu thập và phản hồi với ý kiến của khách hàng để cải thiện chương trình.

4.7. Khiến việc mua sắm trở nên nhanh chóng hơn

Để khiến việc mua sắm trở nên nhanh chóng hơn, các doanh nghiệp có thể thực hiện cách tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ bằng những biện pháp sau:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website: Tối ưu hóa giao diện, tốc độ trên tất cả các thiết bị truy cập để đảm bảo rằng quá trình tìm kiếm và mua hàng trực tuyến là trực quan và dễ dàng.
  • Đa dạng cách thức mua hàng: Cho phép khách hàng tích điểm hoặc nhận ưu đãi thông qua nhiều hình thức khác nhau và tạo nhiều kênh truyền thông chương trình đến các nhóm người dùng.
  • Rút ngắn quy trình thanh toán: Giảm số lượng bước cần thiết để hoàn thành một giao dịch, từ đó giúp khách hàng tiết kiệm thời gian điền thông tin không cần thiết.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng: Tư vấn trực tuyến và hỗ trợ sau mua hàng nhanh chóng có thể tạo ra sự hài lòng và khuyến khích hoạt động mua sắm lặp lại của người dùng.
  • Tối ưu hóa quy trình giao hàng: Đảm bảo rằng sản phẩm được đóng gói, dán mã vận chuyển và bàn giao nhanh chóng, đồng thời đúng hẹn để tăng cường trải nghiệm mua sắm tổng thể.

Bằng cách áp dụng những phương pháp này, công ty không chỉ làm cho quá trình mua sắm trở nên nhanh chóng hơn mà còn tăng giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. 

Tạo nhiều kênh truyền thông và chương trình bán hàng đến các nhóm người dùng để thúc đẩy giá trị sản phẩm
Tạo nhiều kênh truyền thông và chương trình bán hàng đến các nhóm người dùng để thúc đẩy giá trị sản phẩm

5. Kết luận

Giá trị sản phẩm là chìa khóa quyết định sự thành công trên thị trường, đồng thời cũng là yếu tố khiến khách hàng quay lại và giới thiệu sản phẩm cho người khác. Đó là tổng thể hòa hợp của chất lượng, dịch vụ, trải nghiệm và hình ảnh - tất cả tạo nên một lý do mạnh mẽ để người dùng "chọn mua".

Hy vọng với những thông tin về giá trị sản phẩm và làm thế nào để tăng giá trị sản phẩm, Trường doanh nhân HBR đã mang đến bạn những nguồn tài liệu bổ ích. Chúc các nhà quản lý và doanh nghiệp áp dụng thành công nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger