Trường doanh nhân HBR ×

HIỂU VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM ĐỂ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ

Nội dung [Hiện]

Vòng đời sản phẩm là một thuật ngữ quen thuộc trong Marketing và có tính ứng dụng cao khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nó cũng như cách áp dụng vào sản phẩm của mình. Vì thế, Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp anh chị trả lời toàn bộ thắc mắc liên quan đến vòng đời sản phẩm trong bài viết dưới đây! 

1. Vòng đời sản phẩm là gì? 

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là thuật ngữ miêu tả quy trình của một sản phẩm từ khi ý tưởng sản phẩm được thai nghen cho đến khi được bày chủ doanh nghiệp và đào thải khỏi kệ hàng. Vòng đời của sản phẩm được chia thành bốn giai đoạn bao gồm: Giới thiệu sản phẩm (Introduction stage), Phát triển (Growth Stage), Trưởng thành (Maturity stage) và Thoái trào (Decline stage). 

Độ dài của mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm sẽ khác nhau tùy vào đặc trưng của sản phẩm, ngành nghề và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không phải sản phẩm nào cũng đi hết 4 giai đoạn trong vòng đời. Số liệu của Bộ Tài Chính đã chỉ ra rằng, có đến 90% start-up thất bại ngay ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm (Introduction stage) và chỉ có 10% doanh nghiệp thành công.  

2. Tại sao cần nắm vững kiến thức về vòng đời sản phẩm

Trong kinh doanh, việc nắm rõ vòng đời sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của chiến lược kinh doanh. Cụ thể, những đặc trưng của các từng giai đoạn vòng đời sản phẩm ảnh hưởng tới các quyết định sau: 

  • Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm: Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm (Unique-selling-point) là yếu tố quyết định đến sự sống còn của chúng trên thị trường. Ở mỗi giai đoạn, sản phẩm sẽ yêu cầu có lợi thế cạnh tranh khác nhau để nổi bật so với đối thủ. Ví dụ, sản phẩm của anh chị mới tiến vào thị trường, tính năng tương tự với đổi thủ thì cần tập trung vào giá cả và chất lượng dịch vụ để tạo lợi thế cạnh tranh

  • Lựa chọn chiến lược giá phù hợp:  Giá là một yếu tố quan trọng trong Marketing Mix, nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào giai đoạn của vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược giá khác nhau. Ví dụ như giá cao khi sản phẩm mới ra mắt để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc giảm giá khi sản phẩm bước vào giai đoạn bão hòa để duy trì thị phần và độ cạnh tranh

  • Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả: Ở mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm doanh nghiệp cần có một phương thức tiếp thị khác nhau. Các yếu tố trong Marketing như nội dung, kênh truyền thông… sẽ thay đổi theo sự quen thuộc và khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm đang ở giai đoạn giới thiệu (Introduction stage) thì doanh nghiệp đẩy mạnh nội dung mang tính giáo dục (Educate content) khách hàng về sản phẩm

3 lý do khiến chủ doanh nghiệp phải hiểu về vòng đời sản phẩm
3 lý do khiến chủ doanh nghiệp phải hiểu về vòng đời sản phẩm

XEM THÊM: 8 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

3. 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm 

Một vòng đời sản phẩm hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 giai đoạn như đã đề cập ở phần trước. Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm và yêu cầu về chiến lược khác nhau. Cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu ngay sau đây.

3.1. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage) 

Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage) là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của một sản phẩm mới ra mắt thị trường. Những đặc điểm và chiến lược thường được áp dụng trong giai đoạn này là: 

Đặc điểm của giai đoạn giới thiệu sản phẩm trong vòng đời sản phẩn
Đặc điểm của giai đoạn giới thiệu sản phẩm trong vòng đời sản phẩn

1 - Đặc điểm

Trong giai đoạn này, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, doanh số chủ doanh nghiệp hàng thấp. Vì sản phẩm còn mới mẻ nên thị trường chưa có nhu cầu hoặc chưa nhận được nhu cầu về sản phẩm.

Do đó, giai đoạn giới thiệu sản phẩm đòi hỏi một chi phí quảng cáo, tiếp thị rất lớn trong khi doanh thu mang về lại thấp. Tuy nhiên, lợi thế ở giai đoạn này là sự cạnh tranh từ đối thủ ít vì họ chưa để ý tới sự xuất hiện của doanh nghiệp mới hoặc vẫn đang quan sát và tìm hiểu. 

2 -  Chiến lược tiếp thị

Ở giai đoạn đầu trong vòng đời sản phẩm, một số chiến lược tiếp thị doanh nghiệp có thể áp dụng là: 

  • Tập trung vào việc tạo ra nhận diện thương hiệu và tăng sự nhận biết về sản phẩm: Đây là giai đoạn doanh nghiệp cần tập trung tiếp cận khách hàng sao cho họ biết đến và sử dụng thử sản phẩm. Muốn vậy, doanh nghiệp cần vẽ được chân dung khách hàng, sở thích, hành vi, thói quen và nỗi đau của họ. Từ đó lựa chọn nội dung tiếp thị và kênh truyền thông phù hợp nhất

  • Khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm: Doanh nghiệp cần tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng mẫu thử, giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng để kích thích người tiêu dùng mua hàng. Mục đích của việc này là để khách hàng biết và có những cảm nhận đầu tiên về sản phẩm

  • Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các đối tác phân phối để mở rộng kênh chủ doanh nghiệp hàng: Sản phẩm xuất hiện ở càng nhiều địa điểm có khách hàng mục tiêu càng gia tăng tỷ lệ nhận biết thương hiệu và mua sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần tạo được mạng lưới phân phối rộng và chất lượng

  • Thu thập phản hồi từ khách hàng để cải tiến sản phẩm và dịch vụ: Vì sản phẩm mới tiến vào thị trường nên việc thu thập ý kiến từ khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải tiến, chỉnh sửa sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng

3 - Chiến lược giá

Không có chiến lược giá cụ thể và đúng cho mọi doanh nghiệp ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Việc lựa chọn chiến lược giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: định vị thương hiệu, mức chi tiêu của khách hàng mục tiêu hoặc đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, hai chiến lược giá chính phổ biến và thương được sử dụng nhất là định giá hớt váng (Skimming price) và định giá thâm nhập (Penetration price): 

  • Định giá hớt váng (Skimming price): Đây là chiến lược doanh nghiệp sẽ tung sản phẩm với mức giá cao hơn so với đối thủ, sau đó giảm giá dần để tiếp cận các phân khúc khách hàng nhạy cảm về giá hơn. Việc đặt giá cao cho sản phẩm là để thu hút những khách hàng có nhu cầu cao, sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm mới và khác biệt. Lợi ích của chiến lược này là tạo ra hình ảnh cao cấp cho sản phẩm, thương hiệuvà khôi phục vốn nhanh chóng. Tuy nhiên, chiến lược này cũng ẩn chứa rủi ro vì khó thu hút được số lượng khách hàng lớn, đồng thời, dễ bị cạnh tranh bởi các sản phẩm giá rẻ hơn

  • Định giá thâm nhập (Penetration pricing): Trái ngược với định giá hớt váng, định giá thâm nhập đặt mức giá thấp cho sản phẩm. Mục đích của việc này là để thu hút được lượng khách hàng lớn, tạo ra lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược giá này, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tăng giá sau này. Hơn thế nữa, giá thấp dễ dàng tạo nên hình ảnh sản phẩm kém chất lượng trong mắt khách hàng

3.2. Giai đoạn phát triển (Growth stage)

Giai đoạn tiếp theo trong vòng đời sản phẩm là giai đoạn phát triển (Growth Stage) là giai đoạn mà sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và bắt đầu tăng trưởng doanh số chủ doanh nghiệp hàng. Đây là giai đoạn quan trọng để xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.

Giai đoạn 2 phát triển trong vòng đời sản phẩm
Giai đoạn 2 phát triển trong vòng đời sản phẩm

1 - Đặc điểm

Trong một vòng đời sản phẩm, đây là giai đoạn doanh số chủ doanh nghiệp hàng tăng nhanh chóng và mang về số lượng khách hàng lớn, bao gồm cả khách hàng mới và khách hàng trung thành. 

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm đối thủ nhận ra cơ hội lớn ở sản phẩm anh chị đang kinh doanh. Vì vậy, đối thủ cố gắng tung ra sản phẩm tương tự hoặc có tính thay thế khiến sự cạnh tranh tăng cao. Mặc dù doanh nghiệp không cần bỏ nhiều chi phí để giáo dục khách hàng như ở giai đoạn trước nhưng lại phải tập trung nguồn lúc để duy trì lợi thế cạnh tranh

2 - Chiến lược tiếp thị

Ở giai đoạn phát triển (Growth Stage), doanh nghiệp cần chiếm lĩnh thị trường cũng như nỗ lực trở thành thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khách hàng (Top of mind). Để đạt được mục tiêu trên doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

  • Nghiên cứu thị trường và tìm ra thị trường ngách: Trước hết, để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm ra một thị trường ngách đủ rộng và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để trở thành người dẫn đầu thị trường đó

  • Tạo ra hình ảnh hoặc giá trị khác biệt: Tập trung vào việc nâng cao chất lượng và tính năng của sản phẩm để tạo ra USP (Unique selling point) cho sản phẩm. Sự khác biệt này phải đáp ứng được 3 tiêu chí: tạo ra giá trị cho khách hàng, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và là lý do để khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm

  • Truyền thông hình ảnh thương hiệu đến khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp cần găm sâu hình ảnh thương hiệu, giá trị khác biệt của thương hiệu vào tâm trí khách hàng qua cả kênh online và offline.  Doanh nghiệp có thể mở rộng kênh phân phối để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, trên nền tảng trực tuyến, hãy tối ưu hóa SEO của trang web, xây dựng fanpage Facebook, Tiktok hay Instagram để đảm bảo rằng khách hàng có thể tìm thấy thương hiệu ở mọi nơi

  • Đo lường hiệu quả: Cuối cùng, doanh nghiệp cần đo lường các chỉ số như độ phủ thương hiệu, số người quan tâm, số người yêu thích, số người quyết định mua hàng… Dựa vào kết quả trên doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược phù hợp 

3 - Chiến lược giá

Ở giai đoạn phát triển trong vòng đời sản phẩm, chiến lược giá có thể áp dụng rất đa dạng. Doanh nghiệp cần đưa ra quyết định dựa trên mục tiêu chiến lược, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số cách thức phổ biến: 

  • Giảm giá để tăng lợi thế cạnh tranh: Vì giai đoạn này, đối thủ sẽ gia tăng, doanh nghiệp có thể giảm giá để thu hút khách hàng, giữ vững thị phần

  • Duy trì hoặc tăng giá sản phẩm: Nếu doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp có thể duy trì hoặc tăng giá để khẳng định hình ảnh thương hiệu, tạo ra lợi nhuận lớn

3.3. Giai đoạn Trưởng thành (Maturity stage) 

Giai đoạn 3 trong vòng đời sản phẩm là giai đoạn Trưởng thành (Mature stage). Giai đoạn này diễn ra khi thị trưởng đã trở nên bão hòa, sự tăng trưởng chững lại và không còn mạnh mẽ. 

Những điểm cần nhớ trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm
Những điểm cần nhớ trong giai đoạn trưởng thành của sản phẩm

1 - Đặc điểm

Ở giai đoạn Trưởng thành, doanh thu của sản phẩm gần như đã chạm đỉnh vì sẽ ít có yếu tố khiến nó tuột dốc. Hơn thế nữa, chi phi đầu tư cho sản phẩm như chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị cũng được rút ngắn đáng kể. Hai yếu tố này kết hợp mang đến mức lợi nhuận cao nhất của sản phẩm. 

Tuy nhiên, đi kèm với nó là ở giai đoạn này không còn yếu tố khiến nó tăng đột biến như trước. Nó là dấu hiệu cho thấy sức mua của sản phẩm có thể suy giảm bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp muốn lợi nhuận ổn định thì cần nỗ lực kéo dài giai đoạn trưởng thành này. 

2 - Chiến lược tiếp thị và chiến lược giá

Khi bước vào giai đoạn 3 trong vòng đời sản phẩm, yếu tố cạnh tranh nhất không còn tính năng của sản phẩm mà tập trung vào chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đối với giai đoạn bão hòa của sản phẩm, các doanh nghiệp thường nỗ lực để duy trì lượng khách hàng trung thành dựa trên hai chiến lược sau: 

  • Chiến lược tiếp thị: Tăng cường các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đầu tư khoản kinh phí lớn để chăm sóc khách hàng cũ như thông qua các chương trình dành riêng cho khách hàng thân thiết, gọi điện, gửi email tiếp thị

  • Chiến lược giá: Chiến lược giá phổ biến nhất trong giai đoạn này là hạ giá thành sản phẩm để giữ vững thị phần và kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để sản phẩm không bị đào thải khỏi thị trường. Một chiến lược khác mà nhiều công ty cũng lựa chọn là khám phá và thâm nhập vào thị trường mới để tái tạo vòng đời sản phẩm.

3.4. Giai đoạn Suy thoái (Decline Stage)

Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời sản phẩm khi mà khách hàng không còn có nhu cầu với nó, từ đó sản phẩm dần bị đào thải khỏi kệ hàng. 

Đặc trưng của giai đoạn suy thoái trong vòng đời sản phẩm
Đặc trưng của giai đoạn suy thoái trong vòng đời sản phẩm

1 - Đặc điểm 

Sức mua ở giai đoạn suy thoái giảm mạnh kéo theo doanh số chủ doanh nghiệp hàng “lao dốc”. Doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận giảm, thậm chí là âm. Bước vào giai đoạn này, đối thủ cạnh tranh giảm, nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường do thua lỗ. 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lựa chọn đẩy nhanh sản phẩm đến giai đoạn này để kích cầu cho sản phẩm mới. Điện thoại iPhone là một ví dụ khi vòng đời của một chiếc iPhone mới diễn ra rất nhanh, mục đích của Apple là để cho mắt dòng sản phẩm mới. 

2 - Chiến lược cho doanh nghiệp 

Đứng trước giai đoạn suy thoái, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ về thị trường, tiềm lực công ty, xu hướng tương lai để đưa ra chiến lược phù hợp. Theo đó, doanh nghiệp có một số lựa chọn như sau: 

  • Cắt giảm chi phí sản xuất: Như đã đề cập, doanh thu ở giai đoạn này sụt giảm đáng kể, vì thế muốn có lãi, doanh nghiệp cần cắt giảm tối đa chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cắt giảm nhân sự…

  • Giảm tối đa chi phí tiếp thị: Giai đoạn suy thoái là khi doanh nghiệp chủ yếu tạo doanh thu dựa trên sức mua của khách hàng tiềm năng. Vì thế, chủ yếu chi phí tiếp thị doanh nghiệp sử dụng để duy trì lượng khách hàng trung thành

  • Đưa ra quyết định loại bỏ hoặc cải tiến sản phẩm: Sản phẩm không còn sức hút trên thị trường và không thể cạnh tranh với sản phẩm mới. Lúc này chủ doanh nghiệp cần quyết định nên xóa bỏ sản phẩm khỏi danh mục sản phẩm hoặc nâng cấp, cải tiến để bắt đầu vòng đời sản phẩm khác.

XEM THÊM: THỦ THUẬT ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM ĐỂ BÙNG NỔ DOANH THU

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm

Vòng đời sản phẩm là quá trình mà một sản phẩm trải qua từ khi được đưa ra thị trường cho đến khi bị loại bỏ khỏi thị trường. Tuy nhiên, độ dài ngắn của từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm thường không giống nhau. Điều này xảy ra do tác động của các yếu tố bên ngoài, cụ thể là: 

  • Sự cạnh tranh: Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm tương tự hoặc thay thế, doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm để dần chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, nếu không thể vượt qua được đối thủ doanh nghiệp nhanh chóng đi đến giai đoạn thoái trào mà không qua giai đoạn phát triển và trưởng thành

  • Các lực lượng kinh tế: Các yếu tố kinh tế như lạm phát, lãi suất, thu nhập, nhu cầu và cung cấp cũng có ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm. Khi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm hơn và giảm chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu. Hành vi của người  có tác động trực tiếp đến tuổi đời của một sản phẩm trên thị trường

  • Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển của công nghệ vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực lên vòng đời sản phẩm. Công nghệ giúp doanh nghiệp dễ dàng cải tiến sản phẩm, kéo dài giai đoạn phát triển để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, công nghệ cũng làm cho các sản phẩm trở nên lỗi thời nhanh chóng khi có những sản phẩm mới xuất hiện. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn theo kịp xu hướng công nghệ và đổi mới liên tục để duy trì vị thế cạnh tranh của sản phẩm

3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm
3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm

4. Cách xác định sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm

Xác định được sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. Tuy nhiên, không dễ để anh chị biết chính xác sản phẩm đang ở đâu vì có rất nhiều yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài tác động. 

Tuy nhiên, theo giáo sư kinh tế Donald Clifford, để nhận diện dấu hiệu cho từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm doanh nghiệp cần làm được những điều sau:  

  • Tổng hợp các dữ liệu về sản phẩm: Doanh nghiệp cần theo dõi và thu thập thông tin về giá cả, số lượng hàng đã chủ doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, ROI, thị phần… của sản phẩm. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể phân tích xu hướng tăng giảm của các chỉ số này theo thời gian và so sánh với các mục tiêu đã đặt ra

  • Phân tích đối thủ và các áp lực cạnh tranh trong ngắn hạn và dài hạn: Không chỉ nhìn vào sản phẩm của mình, doanh nghiệp cũng cần phải nhìn vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Anh chị cần biết được ai là những đối thủ chính của mình, họ có những ưu điểm và nhược điểm gì, họ đang áp dụng những chiến lược nào để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải dự báo những áp lực cạnh tranh trong tương lai, ví dụ như sự xuất hiện của các sản phẩm mới, các công nghệ mới, nhu cầu mới…

  • Tổng hợp thông tin về vòng đời của các sản phẩm tương tự: Tiếp đến hãy so sánh của doanh nghiệp với các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường. Anh chị có thể tìm kiếm các thông tin về lịch sử ra mắt, phát triển và thoái trào của các sản phẩm cùng loại hoặc cùng ngành. Từ đó, doanh nghiệp có thể có những dự đoán về các giai đoạn của sản phẩm.

  • Ước tính sản lượng tiêu thụ trong 3-5 năm kể từ khi ra mắt sản phẩm: Sau khi có được cái nhìn tổng quan về hiện tại và quá khứ của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nhìn xa hơn vào tương lai. Anh chị phải ước tính được nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm trong 3-5 năm tới, dựa trên các yếu tố như xu hướng thị trường, sở thích khách hàng, khả năng cạnh tranh…

  • Ước tính tổng chi phí so với tổng doanh thu trong 3 - 5 năm sau khi ra mắt sản phẩm: Cuối cùng, doanh nghiệp cần tính toán được lợi nhuận mà sản phẩm có thể mang lại trong 3-5 năm tới. Trước đó, doanh nghiệp cần  ước tính được tổng chi phí cho việc sản xuất, quảng bá và bảo trì sản phẩm, cũng như tổng doanh thu thu về từ việc chủ doanh nghiệp hàng. Từ đó, có thể tính được tỷ suất lợi nhuận và ROI của sản phẩm. Dựa trên số liệu đó, hãy so sánh với các tiêu chuẩn ngành và các đối thủ cạnh tranh để đánh giá được hiệu quả của sản phẩm.

Sau khi trả lời được 5 câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ tổng hợp được các dấu hiệu cho từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Đối chiếu số liệu thực tế về dấu hiệu đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được sản phẩm của mình đang ở đâu trong vòng đời sản phẩm. Cụ thể, chủ doanh nghiệpg dấu hiệu vòng đời của sản phẩm sẽ như sau: 

Tiêu chí đánh giá

Các giai đoạn của vòng đời sản phẩm 

Giới thiệu

Phát triển 

Trưởng thành

Thoái trào 

Doanh thu 

Thấp

Cao

Rấy cao

Thấp

Chi phí đầu tư

Rất cao

Cao

Thấp

Thấp

Cạnh tranh

Thấp

Thấp - Trung bình

Cao

Rất cao

Lợi nhuận

Thấp

Cao

Rất cao

Thấp

5. 5 phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm hiệu quả

Khi tung ra một sản phẩm trên thị trường, mọi doanh nghiệp đều muốn kéo dài vòng đời sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận thu về. Dưới đây là 5 phương pháp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó:

  • Thêm tính năng, tiện ích cho sản phẩm: Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để kéo dài vòng đời sản phẩm là thêm vào những tính năng, tiện ích mới mà khách hàng cần và mong muốn. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường, khảo sát ý kiến khách hàng, theo dõi xu hướng hoặc tham khảo đối thủ cạnh tranh để biết được những gì mà người tiêu dùng đang tìm kiếm. Đây là yếu tố để sản phẩm của anh chị không lỗi thời, đồng thời gia tăng thêm điểm khác biệt với đối thủ khiến khách hàng hứng thú và sẵn sàng chi tiền

  • Thay đổi bao bì sản phẩm: Bao bì sản phẩm không chỉ là vỏ bọc bảo vệ sản phẩm, mà còn là công cụ truyền thông quan trọng để tạo ấn tượng với khách hàng. Chủ doanh nghiệp có thể thay đổi bao bì sản phẩm bằng cách: sử dụng màu sắc, hình ảnh, logo mới để tạo sự nổi bật và khác biệt; sử dụng chất liệu bao bì thân thiện với môi trường để tạo sự tin tưởng với khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu…

  • Thay đổi giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là một yếu tố quyết định đến lựa chọn của khách hàng. Dựa vào các yếu tố như sức mua của khách hàng, mục tiêu của doanh nghiệp mà anh chị có thể tăng hoặc giảm giá sản phẩm để kích cầu mua sắm, từ đó kéo dài vòng đời sản phẩm

  • Tập trung vào Marketing hiệu quả: Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong việc kéo dài vòng đời sản phẩm. Khi sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu, Marketing hiệu quả sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ để tiến tới giai đoạn phát triển. Với nỗ lực tiếp cận và giữ chân khách hàng thông qua hoạt động Marketing mà thời gian cho giai đoạn phát triển và trưởng thành được kéo dài

  • Tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm: Khi một thị trường trở nên bão hòa và không còn tiềm năng phát triển thì mở rộng thị trường là một chiến lược khôn ngoan để làm mới vòng đời sản phẩm. Ví dụ như khi thị trường thuê bao di động Việt Nam trở nên bão hòa, số lượng khách hàng gần như không có đột biến thì hãng viên thông lớn Viettel tìm kiếm thị trường mới là Myanmar, Cambodia. Ở hai thị trường mới, Viettel có thể nhanh chóng tái tạo vòng đời sản phẩm của mình và duy trì mức độ tăng trưởng

5 cách giúp kéo dài vòng đời sản phẩm
5 cách giúp kéo dài vòng đời sản phẩm

6. Ví dụ về vòng đời sản phẩm của điện thoại Samsung Galaxy Note

Samsung là thương hiệu điện tử đến từ Hàn Quốc, nổi tiếng với những sản phẩm chất llớn cực mạnh tay trong việc chi tiền cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo và dòng sản phẩm mới ra mắt này cũng không ngoại lệ, nhờượng và thời thượng. Trong nhiều năm gia nhập thị trường, Samsung tung ra hàng trăm sản phẩm và đã bước đi từ giai đoạn giới thiệu cho tới thoái trào. Để hiểu hơn về khái niềm này, anh chị có thể tham khảo về 4 giai đoạn trong vòng đời sản phẩm của điện thoại Samsung Galaxy Note.

Vòng đời sản phẩm của điện Samsung Galaxy Note
Vòng đời sản phẩm của điện Samsung Galaxy Note

1 - Giai đoạn giới thiệu Samsung Galaxy Note  

Samsung Galaxy Note ra mắt năm 2011 và trở thành chiếc điện thoại đầu tiên được tích hợp với máy tính bảng. Đây là điểm khác biệt nổi bật của Samsung so với các dòng điện thoại khác lúc bây giờ. Để thu về lợi nhuận khủng và nhanh chóng, nhãn hàng đã sử dụng chiến lược giá hớt váng, nhắm vào đối tượng yêu thích công nghệ, thích theo đuổi sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, Samsung chi mạnh tay cho các hoạt động truyền thông và tiếp thị, điểm nhấn là TVC quảng bá về thế hệ điện thoại mới gắn liền với chiếc SPen cùng thông điệp “Dấu ấn của thiết bị khai phá thị trường”. Chiến lược của Samsung cực kỳ thành công khi bán ra 1 triệu chiếc điện thoại chỉ trong vòng 2 tháng và 10 triệu chiếc trong năm đầu tiên ra mắt

2 - Giai đoạn phát triển của Samsung Galaxy Note

Trong giai đoạn phát triển, để duy trì lợi thế cạnh tranh, Samsung Galaxy Note liên tục nghiên cứu để cải tiến về tính năng, thiết kế và cấu hình. Những chiếc Galaxy Note 4, Note 5 lần lượt được ra đời thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu công nghệ. Ở chiến lược tiếp thị, Galaxy nhấn mạnh sự tiên phong của mình trong ngành với việc nhấn mạnh thông điệp “Thay đổi cách người dùng sử dụng smartphonr và cách công nghệ phục vụ cuộc sống hiện đại.” Đồng thời, giá thành sản phẩm được hạ xuống để tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn hơn. Không khó đoán khi Samsung Galaxy Note thành công vang dội và tiếp tục trở thành sản phẩm chủ lực của Samsung.

3 - Giai đoạn bão hòa của Samsung Galaxy Note

Khi thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh cùng với sự thay đổi trong khẩu vị khách hàng khiến Samsung Galaxy Note bước vào giai đoạn thoái trào. Các hãng điện thoại như Oppo, Vivo… tung ra nhiều dòng sản phẩm tương tự nhưng với giá thành rẻ hơn khiến Samsung không thể cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, sự thay thế của máy tính bảng, cụ thể là dòng iPad của Apple khiến Samsung Galaxy Note mất lợi thế cạnh tranh. Giai đoạn này, doanh thu ở các dòng Galaxy Note ổn định nhưng đang có dấu hiệu giảm dần, cụ thể doanh thu cho Galaxy Note 8 là 10,3 triệu USD, Galaxy Note 9 là 9,6 triệu USD, Glaxy Note 10 Series là 9.5 triệu USD và Galaxy Note 20 Series là 7,5 triệu USD.

4 - Giai đoạn thoái trào của Samsung Galaxy Note

Sự sụt giảm rõ rệt trong doanh thu khiến Samsung Galaxy Note bước vào giai đoạn suy thoái trong vòng đời sản phẩm. USP của sản phẩm là chiếc SPen lại trở thành điểm yếu của Galaxy Note khi bị coi là không cần thiết. Dựa trên tình hình thực tế, năm 2022, Samsung quyết định cho “khai tử” dòng diện thoại này, kết thúc hơn 10 năm thống lĩnh thị trường. 

XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SAMSUNG - TẠO NÊN THÀNH CÔNG BỀN VỮNG

7. Kết luận 

Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có những đặc trưng khác nhau trong mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Việc xác định đúng giai đoạn trong vòng đời cho sản phẩm của mình là chìa khóa để doanh nghiệp có chiến lược hợp lý. Hy vọng qua bài viết trên, chủ doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về khái niệm này và biết cách tối ưu hóa lợi nhuận ở từng giai đoạn của sản phẩm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger