TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

SME LÀ GÌ? VAI TRÒ VÀ CƠ HỘI NÀO CHO DOANH NGHIỆP SME VIỆT NAM

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Doanh nghiệp SME là gì?
  • 2. Sự khác nhau của doanh nghiệp SME và Startup
  • 3. Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế
  • 4. Phân loại doanh nghiệp SME theo tiêu chí nào?
  • 5. Cơ hội và thách thức của SMEs trong bối cảnh hiện nay
    • 5.1. Cơ hội
    • 5.2. Thách thức
  • 6. Top ngành nghề phát triển nhanh nhất của doanh nghiệp SME
    • 6.1. Lĩnh vực công nghệ thông tin
    • 6.2. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
    • 6.3. Lĩnh vực môi trường
    • 6.4. Một số ngành nghề tiềm năng khác
  • 7. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về SMEs
    • 7.1. Làm thế nào để thành lập một SME?
    • 7.2. Vì sao nhiều doanh nghiệp SME thất bại?
    • 7.3. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SME tại Việt Nam
    • 7.4. Những lợi thế mà doanh nghiệp SME nên khai thác là gì?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được xem là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp SME là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu sâu hơn về vai trò của doanh nghiệp SME, khám phá những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang đối mặt.

1. Doanh nghiệp SME là gì?

SME là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Small and Medium Enterprises", có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu so với các tập đoàn lớn.

Doanh nghiệp SME là gì?
Doanh nghiệp SME là gì?

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2023, doanh nghiệp SME chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước, giải quyết việc làm cho 36% tổng số lao động trong các doanh nghiệp, thu hút 32% tổng nguồn vốn, chiếm khoảng 26% tổng doanh thu thuần tạo ra của khối doanh nghiệp.

2. Sự khác nhau của doanh nghiệp SME và Startup

Tuy doanh nghiệp SME và Startup đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt về mục tiêu, nguồn vốn, mô hình kinh doanh và giai đoạn phát triển. Để hình dung rõ ràng hơn, mời quý doanh nghiệp tham khảo bảng sau:

Doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp Startup

Mục tiêu 

Tăng trưởng ổn định, lợi nhuận bền vững, phục vụ thị trường hiện tại

Tăng trưởng nhanh chóng, chiếm lĩnh thị trường mới, tạo ra đột phá

Giai đoạn phát triển

Bao gồm mới hình thành và đã phát triển ổn định

Đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, thường có nhiều rủi ro

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh đã được chứng minh, tập trung vào sản phẩm/dịch vụ hiện có

Mô hình kinh doanh sáng tạo, tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ mới, chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi

Cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức rõ ràng, quy trình hoạt động ổn định

Cấu trúc tổ chức linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng

Kích thước

Vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Nhỏ và siêu nhỏ

Nguồn vốn

Chủ yếu từ vốn tự có, vay ngân hàng, các nhà đầu tư

Chủ yếu từ các nhà đầu tư/ quỹ đầu tư mạo hiểm, crowdfunding

Ứng dụng công nghệ

Có thể sử dụng công nghệ thông thường; nâng cấp khi muốn đạt hiệu quả cao hơn

Chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ mới để tạo bước đột phá trong kinh doanh

Trong một số trường hợp, ranh giới giữa doanh nghiệp SME và Startup có thể khá mờ nhạt. Một công ty Startup thành công có thể trở thành một SME lớn mạnh. Ví dụ như Facebook, Google… Và ngược lại, một vài công ty SME có thể có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và trở thành một Startup, điển hình là thương hiệu Tesla, Zara.

>>> XEM THÊM: 15 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ĐỘC ĐÁO, MANG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

3. Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

Doanh nghiệp SME đóng góp những vai trò sau đây:

Vai trò của doanh nghiệp SME là gì?
Vai trò của doanh nghiệp SME là gì?
  • Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia: Doanh nghiệp SME cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền kinh tế. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các SME giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả sản xuất
  • Tạo việc làm cho lao động: SME tạo ra một lượng lớn việc làm, đặc biệt là cho lao động tại địa phương, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống xã hội và nâng cao mức sống cho người dân tại các khu vực
  • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: Các công ty SME thường là nơi ra đời của những ý tưởng kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, góp phần thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
  • Phát triển kinh tế địa phương: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương, xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung ứng, nguồn lao đồng, khách hàng, công chúng... ở địa phương Do đó, SME tạo ra các chuỗi giá trị, liên kết các doanh nghiệp nhỏ lẻ, góp phần phát triển kinh tế địa phương
  • Tăng cường sự đa dạng của nền kinh tế: Sự đa dạng của các doanh nghiệp SME giúp giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào một số ngành công nghiệp lớn. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhờ đặc trưng mô hình vừa và nhỏ cùng với sự đa dạng của SME giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn

4. Phân loại doanh nghiệp SME theo tiêu chí nào?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhằm mục đích đánh giá quy mô, khả năng và nhu cầu hỗ trợ của từng doanh nghiệp. Ví dụ như:

  • Theo quy mô: số lượng nhân viên, doanh thu, vốn điều lệ...
  • Theo ngành nghề: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
  • Theo hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI
  • Theo khu vực địa lý
  • Theo giai đoạn phát triển

Sau đây là cách phân loại doanh nghiệp SME phổ biến nhất hiện nay:

Lĩnh vực Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ hải sản và Công nghiệp - Xây dựng

Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ

Doanh nghiệp siêu nhỏ

  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =<10 người
  • Tổng doanh thu một năm =< 3 tỷ hoặc tổng nguồn vốn =< 3 tỷ đồng
  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =< 10 người
  • Tổng doanh thu của năm =< 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn =< 3 tỷ đồng

Doanh nghiệp nhỏ

  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =< 100 người
  • Tổng doanh thu một năm =< 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn =< 20 tỷ đồng
  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =< 50 người.
  • Tổng doanh thu của năm =< 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn =< 50 tỷ đồng

Doanh nghiệp vừa

  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =< 200 người
  • Tổng doanh thu một năm =< 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn=< 100 tỷ đồng
  • Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm =< 100 người.
  • Tổng doanh thu của năm =< 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn =< 100 tỷ đồng

5. Cơ hội và thách thức của SMEs trong bối cảnh hiện nay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau trong bối cảnh hiện nay.

5.1. Cơ hội

Một số cơ hội đối với các doanh nghiệp SME là:

Cơ hội của các doanh nghiệp SME
Cơ hội của các doanh nghiệp SME
  • Thị trường toàn cầu hóa: Nhờ internet và các nền tảng thương mại điện tử, SMEs có thể lên chiến lược tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn, mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh thu
  • Công nghệ số: Sự phát triển của công nghệ số mang đến nhiều công cụ và nền tảng hỗ trợ SMEs như marketing online, quản lý kinh doanh trực tuyến… giúp nâng cao hiệu suất và giảm chi phí hoạt động.
  • Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính và đào tạo để khuyến khích sự phát triển của các SME
  • Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân, đặc biệt là xu hướng mua sắm trực tuyến, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp SME
  • Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ đa dạng: Sự đa dạng hóa nhu cầu của người tiêu dùng tạo ra nhiều thị trường ngách cho doanh nghiệp SME khai thác
  • Ứng dụng công nghệ: Các doanh nghiệp SME với quy mô vừa và nhỏ nên có thể dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới vào nhiều hoạt động khác nhau, từ sản xuất, phân phối… cho đến tiếp thị, chăm sóc khách hàng

5.2. Thách thức

Một số thách thức mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt là:

Thách thức đối với doanh nghiệp SME
Thách thức đối với doanh nghiệp SME
  • Cạnh tranh khốc liệt: Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp lớn và các SME khác, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa.
  • Khó khăn trong tiếp cận vốn: Việc huy động vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh là một trong những thách thức lớn nhất đối với SMEs.
  • Thiếu nhân lực chất lượng: Việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài là một bài toán khó đối với nhiều SMEs.
  • Trình độ quản lý và nhân lực còn hạn chế: Nhiều doanh nghiệp SME hiện nay còn hạn chế về trình độ quản lý và nhân lực; dẫn đến chưa tận dụng tốt tài nguyên, gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
  • Rủi ro về công nghệ: Các doanh nghiệp SME cần liên tục cập nhật công nghệ để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên chi phí đầu tư vào công nghệ có thể khá cao.
  • Ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố vĩ mô: Các yếu tố như biến động kinh tế, chính sách, dịch bệnh… đều có thể tác động lớn đến hoạt động của SME so với các doanh nghiệp lớn

Trong kinh doanh chỉ có một điều không bao giờ, đó là: MỌI THỨ LUÔN THAY ĐỔI. Doanh nghiệp nào không biết liên tục xây dựng & cải tiến mô hình kinh doanh hiệu quả, hoặc dùng mô hình kinh doanh cũ trong bối cảnh mới chắc chắn nhận phải thất bại trên đường dài. Một tổ chức không mang tới giá trị khác biệt và tân tiến cho khách hàng sẽ đánh mất mọi ưu thế cạnh tranh về sản phẩm, định vị và cả sự thu hút đối với nhà đầu tư tiềm năng.

Khoá đào tạo chuyên sâu 2 ngày XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH mang đến nhiều góc nhìn về mô hình kinh:

  • Thấu hiểu khách hàng và phát triển lợi thế cạnh tranh độc nhất
  • Từ phát triển và thử nghiệm sản phẩm đến xây dựng mô hình kinh doanh
  • Liên tục đổi mới và cải tiến mô hình kinh doanh
  • Thấu hiểu và thực hành các mô hình ra quyết định chiến lược trong kỷ nguyên 5.0

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

6. Top ngành nghề phát triển nhanh nhất của doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ và nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng, nhiều ngành nghề mới nổi lên và trở thành điểm sáng cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Dưới đây là một số ngành nghề được đánh giá là có tiềm năng phát triển nhanh nhất hiện nay:

6.1. Lĩnh vực công nghệ thông tin

Gồm có một số ngành nghề như sau:

Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực IT
Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực IT
  • Phát triển phần mềm: Nhu cầu về phần mềm ngày càng tăng cao, từ các ứng dụng di động đến các phần mềm quản lý doanh nghiệp
  • Thương mại điện tử: Với sự phát triển của internet và các sàn thương mại điện tử, việc kinh doanh trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
  • Dịch vụ số: Các dịch vụ như thiết kế web, marketing online, quản lý dữ liệu lớn, bảo mật thông tin... đang ngày càng được ưa chuộng
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): AI và học máy được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho SME
  • Blockchain: Công nghệ blockchain đang tạo ra nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như tài chính, logistics, bất động sản...

6.2. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Các doanh nghiệp SME trong lĩnh vực này là:

Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Sức khoẻ
Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Sức khoẻ
  • Sản phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ
  • Sản phẩm làm đẹp hữu cơ: Thị trường mỹ phẩm hữu cơ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng trẻ tuổi, quan tâm bảo vệ môi trường
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà: Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà dành cho người lớn, phụ nữ, sức khỏe thai sản và trẻ sơ sinh… ngày càng tăng cao
  • Dịch vụ tham vấn tâm lý: Ngày nay càng có nhiều người quan tâm đến việc chăm sóc đời sống tinh thần, cải thiện sức khỏe tâm lý

6.3. Lĩnh vực môi trường

Một số lĩnh vực phù hợp cho doanh nghiệp SME gồm có:

Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Môi trường
Ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Môi trường
  • Năng lượng tái tạo: Nhu cầu về năng lượng sạch ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
  • Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường: Người tiêu dùng ngày càng ý thức về bảo vệ môi trường, tạo ra nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Xử lý rác thải: Ngành xử lý rác thải đang ngày càng phát triển, đặc biệt là các giải pháp tái chế và xử lý rác thải hữu cơ

6.4. Một số ngành nghề tiềm năng khác

Ngoài ra, các doanh nghiệp SME ở Việt Nam hiện nay còn phát triển các lĩnh vực đa dạng khác như:

  • Giáo dục trực tuyến: Với sự phát triển của công nghệ, giáo dục trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến
  • Du lịch trải nghiệm: Du khách ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo
  • Thực phẩm sạch: Nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng cao

7. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về SMEs

Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về doanh nghiệp SME và Trường Doanh nhân HBR sẽ cung cấp câu trả lời đến quý doanh nghiệp:

7.1. Làm thế nào để thành lập một SME?

Để thành lập một SME, cá nhân (tập thể) cần:

Các bước để thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các bước để thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Tìm hiểu thị trường và ý tưởng kinh doanh: Trước khi bắt đầu bất kỳ mô hình hoặc quy mô kinh doanh nào, nhà sáng lập cần có ý tưởng kinh doanh và sự hiểu biết đối với môi trường, khách hàng mục tiêu
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh, kế hoạch tài chính
  • Đăng ký kinh doanh: Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
  • Tìm kiếm nguồn vốn: Tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh
  • Hoàn thiện sơ đồ tổ chức: Thành lập các phòng ban và tuyển dụng nhân viên
  • Xây dựng đội ngũ Marketing: Tham vấn, tuyển dụng, lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm/ dịch vụ

7.2. Vì sao nhiều doanh nghiệp SME thất bại?

Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại. Một số nguyên nhân phổ biến là:

Các nguyên nhân doanh nghiệp SME thất bại
Các nguyên nhân doanh nghiệp SME thất bại
  • Thiếu kế hoạch kinh doanh rõ ràng: Nhiều doanh nghiệp SME không dành đủ thời gian để nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng; Không có kế hoạch chi tiêu, dự báo doanh thu, quản lý dòng tiền dẫn đến khó khăn về tài chính; Thiếu mục tiêu kinh doanh cụ thể khiến doanh nghiệp dễ bị lạc hướng và không đạt được kết quả mong muốn
  • Quản lý tài chính kém: Chi tiêu quá mức, không có hệ thống quản lý chi phí hiệu quả; Thiếu vốn lưu động, khó khăn trong việc trả nợ, thanh toán các khoản phải trả; Không có kế hoạch dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra
  • Thiếu kinh nghiệm quản lý: Không có khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng và quản lý đội ngũ nhân viên; Thiếu kinh nghiệm trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề và đối mặt với các tình huống khó khăn; Không chịu học hỏi và cập nhật kiến thức mới về kinh doanh, quản lý
  • Thích ứng chậm với sự thay đổi: Không theo kịp sự thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng; Không áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh; Không thích ứng với những thay đổi về chính sách
  • Vấn đề về nhân sự: Thiếu nhân lực chất lượng; Đội ngũ quản lý không có kinh nghiệm, năng lực; Các mâu thuẫn nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của doanh nghiệp
  • Cạnh tranh khốc liệt: Không có lợi thế cạnh tranh; Sản phẩm, dịch vụ không có gì khác biệt so với đối thủ; Không có kế hoạch marketing phù hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ

7.3. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các chính sách này tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau, từ tài chính, đào tạo đến tiếp cận thị trường. Cụ thể là:

  • Hỗ trợ về tài chính: Các chương trình cho vay ưu đãi;  Bảo lãnh tín dụng; Quỹ đầu tư các doanh nghiệp khởi nghiệp và SME
  • Hỗ trợ về đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn để nâng cao năng lực cho người quản lý và nhân viên của SME; Hỗ trợ tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế
  • Hỗ trợ về tiếp cận thị trường: Xúc tiến thương mại bằng cách tổ chức các hội chợ, triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại để giúp SME giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng trong và ngoài nước; Kết nối SME với các doanh nghiệp lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường; Hỗ trợ về thương hiệu
  • Hỗ trợ về hạ tầng: Đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, logistics để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của SME; Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn, pháp lý, kế toán để giúp SME giải quyết các khó khăn trong quá trình hoạt động
  • Các chính sách ưu đãi khác: Giảm thuế, phí; Hỗ trợ SME tiếp cận và ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh

7.4. Những lợi thế mà doanh nghiệp SME nên khai thác là gì?

Quy mô vừa và nhỏ tạo ra một số lợi thế mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng như sau:

3 lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
3 lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Linh hoạt và nhanh chóng: Doanh nghiệp SME có thể dễ dàng điều chỉnh chiến dịch kinh doanh và tiếp thị của mình để phù hợp với những thay đổi của thị trường hoặc mục tiêu kinh doanh. Quy trình ra quyết định và triển khai thường nhanh hơn so với các doanh nghiệp lớn
  • Tập trung vào đối tượng mục tiêu: Các doanh nghiệp SME có thể tập trung vào đối tượng mục tiêu cụ thể, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng
  • Tương tác trực tiếp với khách hàng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng theo dõi và tương tác với khách hàng thông qua các kênh quảng cáo SME, từ đó hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của họ và cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ và dịch vụ khách hàng tốt hơn

Tóm lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với sự hỗ trợ của chính phủ và sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp, SME Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. 

Qua bài viết này, Trường Doanh nhân HBR và quý doanh nghiệp đã hiểu rõ những cơ hội đầy tiềm năng đang mở ra cho các doanh nghiệp SME phát triển trong tương lai.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger