TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

15 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ĐỘC ĐÁO, MANG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay
  • 2. 15 ý tưởng khởi nghiệp đột phá, sáng tạo cho người kinh doanh
    • 2.1. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
      • 2.1.1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) 
      • 2.1.2. Điện toán đám mây
      • 2.1.3. Internet vạn vật (loT)
      • 2.1.4. Giải pháp Blockchain cho chuỗi cung ứng
      • 2.1.5. Phần mềm hỗ trợ kinh doanh
    • 2.2.Ý tưởng khởi nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống
      • 2.2.1. Thực phẩm lên men
      • 2.2.2. Thực phẩm In 3D
      • 2.2.3. Protein thay thế
      • 2.2.4. Thực phẩm chức năng
    • 2.3. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
      • 2.3.1. Dịch vụ đối với nhà hàng/ quán ăn
      • 2.3.2. Dịch vụ đối với bất động sản
      • 2.3.3 Dịch vụ đối với thú cưng
      • 2.3.4. Dịch vụ đối với làm đẹp
    • 2.4. Ý tưởng khởi nghiệp 0 đồng
      • 2.4.1. Hình thức dropshipping
      • 2.4.2. Tiếp thị liên kết Affiliate
  • 3. Cách lên ý tưởng khởi nghiệp thành công
  • 4. Ví dụ về ý tưởng khởi nghiệp thành công từ những người đi trước

Bất chấp tình hình khó khăn của kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp với các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo vẫn đang mọc lên như nấm dạo gần đây. Tuy nhiên, chỉ những đơn vị biết “nhìn xa trông rộng” với các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng mới thực sự chạm đến thành công. Cùng Trường Doanh Nhân HBR khám phá 15 ý tưởng khởi nghiệp đột phá, mang về tiềm năng phát triển mạnh mẽ ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Chỉ trong 4 tháng trong năm 2024, cả nước đã ghi nhận 51.600 đăng ký thành lập  doanh nghiệp, với tổng số vốn gần 508 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số doanh nghiệp đã tăng 3.4% và số vốn đăng ký tăng 9.3%. Song, số doanh nghiệp dự đoán rút lui và dừng hoạt động lên đến 178.000, tăng 3.3% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn Tổng cục Thống kê)

Bên cạnh những ghi nhận về sự phát triển mạnh mẽ như trên, hệ thống doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam cũng gặp những thách thức nhất định về huy động nguồn vốn. Năm 2024 không còn trong giai đoạn “đốt tiền” để có được khách hàng và thu về kết quả “ảo” để chứng minh với các nhà đầu tư. Các startup cần phải tập trung vào việc phát triển chiến lược “chậm mà chắc”, tối ưu hóa chi phí và nguồn nhân lực để dòng tiền luôn được đảm bảo.

Cùng với vấn đề về nguồn vốn, việc dẫn đến thất bại cho hầu hết các doanh nghiệp chính là nhà lãnh đạo thiếu kiến thức quản trị trong kinh doanh.

Theo TS. Đinh Việt Hòa, Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia phân tích: “Phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp rất cao nhưng kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp thì còn rất yếu và thiếu. Có những doanh nghiệp năng lực tài chính tốt nhưng vẫn có thể đóng cửa vì năng lực quản trị tài chính lại không tốt. Cùng với đó, doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tư duy về thị trường.” 

Năm nay được dự báo tiếp tục là một năm “thanh lọc của thị trường”, khi những doanh nghiệp không có nền tảng vững chắc về dòng tiền và khả năng vận hành sẽ bị đào thải. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động, startup Việt vẫn còn đó những cơ hội và thách thức lớn cần phải vượt qua. 

Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay

2. 15 ý tưởng khởi nghiệp đột phá, sáng tạo cho người kinh doanh

Sau đây là top những ý tưởng khởi nghiệp đột phá, hợp với xu hướng thời đại mà các chủ doanh nghiệp tuyệt đối không nên bỏ qua:

2.1. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

Lĩnh vực công nghệ được dự đoán vẫn là ngành dẫn đầu xu hướng trong thời đại kỹ thuật số. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cục diện ngành nghề trên toàn cầu. Theo tình hình hiện nay, công nghệ số chính là thước đo để đánh giá sức mạnh, vị trí của mỗi quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, chính trị,... Một số ý tưởng khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ tiềm năng nhất hiện nay như:

2.1.1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) 

Việc tận dụng “trí thông minh” của máy tính do con người lập trình ra chính là xu hướng phát triển hiện nay. Số lượng doanh nghiệp lớn đang thi nhau đầu tư vào lĩnh vực “béo bở” này. Từ việc tạo ra A.I phục vụ như chatbot cho đến sáng tạo nền tảng phân tích dữ liệu khách hàng dựa trên A.I, ứng dụng A.I trong chăm sóc sức khỏe.

2.1.2. Điện toán đám mây

Nhu cầu quản lý dữ liệu số đang rất được chú trọng, đặc biệt trong môi trường internet phổ rộng như hiện nay. Các giải pháp cơ sở hạ tầng đám mây hay tạo lập nền tảng lưu trữ và phân tích Big Data chính là xu hướng có thể khởi nghiệp tiềm năng giai đoạn này.

2.1.3. Internet vạn vật (loT)

Đây là giải pháp thông minh, tạo ra các thiết bị công nghệ cao và thiết lập hệ thống điều khiển, thường ứng dụng vào xây dựng nhà ở. Ví dụ như: Tạo ra các thiết bị và hệ thống điều khiển thông minh cho ngôi nhà, như tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và an ninh, bảo mật.

2.1.4. Giải pháp Blockchain cho chuỗi cung ứng

Blockchain là công nghệ lý tưởng để cải thiện chuỗi cung ứng do khả năng cung cấp tính minh bạch, bảo mật và không thể thay đổi các giao dịch. Ví dụ việc Blockchain từ nguồn gốc nguyên liệu đến quá trình sản xuất và phân phối, để tăng cường niềm tin của người tiêu dùng cũng là ý tưởng khởi nghiệp không tồi trong giai đoạn này.

2.1.5. Phần mềm hỗ trợ kinh doanh

Nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người Việt ngày càng tăng cao, việc tạo ra những phần mềm hỗ trợ kinh doanh là vô cùng tiềm năng. Chỉ cần nắm bắt trúng nhu cầu và khó khăn của các chủ kinh doanh hiện tại như quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng, theo dõi thu chi, lãi lỗ,...thì khả năng được đón nhận và thành công là rất lớn.   

Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

>>> XEM THÊM: 13 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ONLINE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?

Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?

Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:

  • Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
  • Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
  • Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
  • Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
  • Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
  • Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.

Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH
KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

2.2.Ý tưởng khởi nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống

Ngành thực phẩm và đồ uống luôn tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các nhà khởi nghiệp do nhu cầu tiêu dùng vẫn luôn tăng trưởng và thay đổi theo xu hướng. Một số ý tưởng khởi nghiệp trong ngành thực phẩm và ăn uống mà các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:

2.2.1. Thực phẩm lên men

Các sản phẩm thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe như kimchi, kombucha, yogurt,...với đa dạng trong khẩu vị đang là thị trường tiềm năng hiện nay. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe thì các thực phẩm lên men có lợi sẽ là lựa chọn hàng đầu cho họ.

2.2.2. Thực phẩm In 3D

Phát triển công nghệ in 3D cho thực phẩm, tạo ra các sản phẩm có hình thức và kết cấu độc đáo. Đặc biệt, hình thức này khi kết hợp với các nhà hàng cao cấp sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ

2.2.3. Protein thay thế

Khởi nghiệp bằng việc sản xuất các loại protein từ các nguồn gốc thay thế như côn trùng, đậu nành, thực vật,... hướng đến sức khỏe đang là ý tưởng khởi nghiệp hàng đầu cho các doanh nghiệp.

2.2.4. Thực phẩm chức năng

Phát triển các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe như nước detox, nước uống bổ sung vitamin,... sẽ đáp ứng được nhu cầu phần lớn cho khách hàng hiện nay. Đây không chỉ là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn là cách để đóng góp vào sức khỏe cộng đồng.

Ý tưởng khởi nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống
Ý tưởng khởi nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống

>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG DÀNH CHO CÁC STARTUP

2.3. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ

Khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp nhiều cơ hội để sáng tạo và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Một số ý tưởng khởi nghiệp các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:

2.3.1. Dịch vụ đối với nhà hàng/ quán ăn

Cân nhắc đến việc sáng tạo ra dây chuyền hỗ trợ cho dịch vụ giao hàng. Với thói quen mua sắm online ngày càng bùng nổ, ngành ăn uống cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Việc tạo ra hệ thống giao hàng hỏa tốc cho người tiêu dùng chính là ý tưởng khởi nghiệp không nên bỏ qua

2.3.2. Dịch vụ đối với bất động sản

Thời đại ngày nay, mọi người có xu hướng “chữa lành” và quan tâm đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Đây chính là điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Nếu có một nguồn vốn lớn, việc đầu tư vào các dạng dịch vụ cho thuê homestay, đáp ứng nhu cầu du lịch và nhà nghỉ cho khách hàng là một ý tưởng không tồi

2.3.3 Dịch vụ đối với thú cưng

Lập ra chuỗi dịch vụ chăm sóc thú cưng cũng là ý tưởng tiềm năng trong thời đại ngày nay. Với cuộc sống bận rộn hàng ngày, mọi người không có nhiều thời gian chăm sóc “người bạn nhỏ” của mình. Đây chính là cơ hội khởi nghiệp tiềm năng cho các doanh nghiệp

2.3.4. Dịch vụ đối với làm đẹp

Các dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp đang “ăn nên làm ra” dạo gần đây. Đây là một trong những lĩnh vực hứa hẹn với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cá nhân đang không ngừng tăng cao. Việc dấn thân vào lĩnh vực này cũng là một ý tưởng không tồi

Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ

>>> XEM THÊM: 7 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU KHI KHỞI NGHIỆP, BẠN NÊN ĐỌC

2.4. Ý tưởng khởi nghiệp 0 đồng

Thời đại phát triển hiện nay cho phép các nhà khởi nghiệp với số vốn 0 đồng một cách dễ dàng. Thực tế, trên thị trường cho rất nhiều người khởi nghiệp thành công mà không phải bỏ ra một đồng nào.

2.4.1. Hình thức dropshipping

Một mô hình bán lẻ không cần giữ hàng tồn kho. Bạn đơn giản là đơn vị trung gian tiếp nhận khách hàng và chuyển đơn hàng đến nhà cung cấp. Họ sẽ gửi hàng trực tiếp đến những khách hàng này.

2.4.2. Tiếp thị liên kết Affiliate

Hình thức kiếm hoa hồng từ việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu lớn đang là xu hướng cho giới trẻ hiện nay. Bằng việc tận dụng khả năng sáng tạo nội dung, thu hút người xem click vào đường link mua sắm, bạn có thể thu về một số tiền khổng lồ mà không phải tốn một xu nào.

Ý tưởng khởi nghiệp 0 đồng
Ý tưởng khởi nghiệp 0 đồng

3. Cách lên ý tưởng khởi nghiệp thành công

GIẢI MÃ 3 GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Cái nôi để kinh doanh thành công chính là một ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc. Ý tưởng này không cần phải quá sáng tạo hay quá xa lạ trong cuộc sống mà cần phải phù hợp và giải quyết được các nhu cầu thiết thực nhất. Để xác định ý tưởng khởi nghiệp hiện tại có đang thực sự phù hợp với nhu cầu hiện tại, chủ doanh nghiệp cần trả lời được bộ 5 câu hỏi sau đây:

  • Ý tưởng này có đang giải quyết vấn đề nào không? Vấn đề này có phải hiện trạng “nhức nhối” hay là khó khăn lâu dài không?
  • Thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ sắp triển khai có thực sự tiềm năng hay không?
  • Nguồn vốn hiện tại là bao nhiêu? Số vốn có phù hợp với dự án sắp triển khai
  • Yêu cầu đội ngũ nhân sự như thế nào? Tìm kiếm họ ra sao?
  • Đã lập kế hoạch kinh doanh tường tận chưa? Xác định và đánh giá rủi ro chưa?

Nếu chủ doanh nghiệp có đáp án cho bộ 5 câu hỏi trên, chắc chắn đã có thể giải quyết được câu hỏi: “ý tưởng khởi nghiệp hiện tại có thực sự phù hợp hay không?”

Cách lên ý tưởng khởi nghiệp thành công
Cách lên ý tưởng khởi nghiệp thành công

>>> XEM THÊM: 5 BƯỚC TRIỂN KHAI QUY TRÌNH KHỞI NGHIỆP TINH GỌN BẤT BẠI

4. Ví dụ về ý tưởng khởi nghiệp thành công từ những người đi trước

Một trong những tấm gương khởi nghiệp thành công từ hai bàn tay trắng nhất định phải kể đến “vua cà phê” Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ. Cà phê Trung Nguyên không chỉ là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam mà còn được xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới.

Với hình ảnh hào nhoáng, thành công vượt bậc ngày nay, ít ai biết ông Nguyên Vũ đã phải trải qua một tuổi thơ cơ cực và khó khăn. Từ ước mơ thoát ra khỏi cảnh nghèo khổ và câu hỏi luôn nằm trong tâm trí của ông: “Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi trên thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ để xuất hạt thô mà không chế biến để xuất khẩu?". Với tầm nhìn về nguồn nguyên liệu cà phê dồi dào của nước ta, cùng với nhu cầu cải tiến để nâng cao giá trị cà phê hơn, ông đã cùng 3 người bạn học lên ý tưởng khởi nghiệp từ cà phê. 

  • Ý tưởng đang giải quyết vấn đề gì? Vấn đề nổi bật lúc bấy giờ chính là cà phê Việt không thể xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu với giá thị trường cực kỳ thấp. Nông dân Việt trồng cà phê và chỉ sản xuất thô mà không chế biến để xuất khẩu
  • Thị trường có tiềm năng? Thị trường cà phê chưa bao giờ “hết thời”. Có thể thấy, cà phê là một trong những thức uống được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay
  • Nguồn vốn kinh doanh hiện có? Nguồn vốn eo hẹp đã cản trở quá trình triển khai ý tưởng. Tuy nhiên, ban đầu sản xuất thủ công nên không mất quá nhiều kinh phí, chủ yếu nằm ở sức người
  • Yêu cầu đội ngũ nhân sự? Đội ngũ nhân sự cùng chung chí hướng với mong muốn đem cà phê Việt đi muôn nơi. Tuy nhiên, tất cả đều thiếu chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh dẫn đến thất bại nhiều lần mặc dù ý tưởng rất tiềm năng
  • Đã lập kế hoạch kinh doanh tường tận chưa? Xác định và đánh giá rủi ro chưa? Vì là nhóm sinh viên khởi nghiệp, thời gian đầu của thương hiệu Trung Nguyên hầu như không có kế hoạch rõ ràng. Sau 2 lần thất bại, thương hiệu Trung Nguyên mới bắt đầu có những định vị thương hiệu nhất định. Từ đó, cà phê Trung Nguyên vực dậy và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay

Thời gian đầu khởi nghiệp, ông Vũ và cộng sự đã gặp không ít khó khăn nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Họ đã đi từ cửa hàng nhỏ bé bán cà phê rang xay cho đến xây dựng một cơ ngơi thương hiệu Trung Nguyên như hiện tại. Tất cả quá trình rực rỡ này đều đi từ ý tưởng cải tiến quy trình sản xuất cà phê cho đất nước Việt Nam của một cậu sinh viên. Qua đó, chỉ cần nắm bắt được ý tưởng, biết rõ ý tưởng này giải quyết được vấn đề thiết thực và có thị trường tiềm năng để thực hiện, chắc chắn ý tưởng khởi nghiệp này sẽ là nền tảng vững chắc cho thành công sau này.

Ví dụ về ý tưởng khởi nghiệp thành công từ những người đi trước
Ví dụ về ý tưởng khởi nghiệp thành công từ những người đi trước

Để triển khai những ý tưởng này vào thực tế, các nhà khởi nghiệp ngoài đam mê và nhiệt huyết, còn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết và điều chỉnh linh hoạt theo biến đổi từ thị trường. Với 15 ý tưởng trên đây, Trường Doanh Nhân HBR hy vọng sẽ cung cấp những nền móng khởi nghiệp hữu ích cho chủ kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình khởi nghiệp thành công không chỉ có mỗi ý tưởng hay mà còn cần chiến lược thực thi hiệu quả để đạt được phát triển lâu dài.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger