Mục lục [Ẩn]
- 1. Tổng quan về khởi nghiệp tinh gọn
- 1.1. Định nghĩa khởi nghiệp tinh gọn
- 1.2. Lợi ích nổi bật của mô hình khởi nghiệp tinh gọn
- 2. 5 nguyên lý cốt lõi của khởi nghiệp tinh gọn
- 2.1. Nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mẫu (MVP - Minimum Viable Product) nhanh nhất có thể
- 2.2. Vòng lặp phản hồi: Xây dựng - Đo lường - Học hỏi
- 2.3. Pivot or Persevere: Trục xoay hay bảo tồn
- 2.4. Đo dung lượng thị trường
- 2.5. Đối thủ xuất hiện là tín hiệu tốt
- 3. Quy trình triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn hiệu quả
- 3.1. Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
- 3.2. Xây dựng sản phẩm
- 3.3. Thử nghiệm và đo lường
- 3.4. Học hỏi
- 3.5. Đúc kết
- 4. Ví dụ về mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công
- 4.1. Mô hình khởi nghiệp tinh gọn của Uber
- 4.2. Mô hình khởi nghiệp tinh gọn của Spotify
- 5. Giải đáp những câu hỏi khác liên quan đến khởi nghiệp tinh gọn
- 5.1. Khởi nghiệp tinh gọn có gì khác so với khởi nghiệp truyền thống?
- 5.2. Làm thế nào để triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công?
- 6. Kết luận
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn đang trở thành xu hướng kinh doanh tiến bộ mà các chủ doanh nghiệp theo đuổi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu khởi nghiệp tinh gọn là gì và 5 bước triển khai quy trình khởi nghiệp tinh gọn bất bại cho mọi doanh nghiệp.
1. Tổng quan về khởi nghiệp tinh gọn
Khởi nghiệp tinh gọn là một xu hướng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể thành công khi theo đuổi mô hình này. Vậy khởi nghiệp tinh gọn là gì và tại sao nó lại được đánh giá là có những ưu điểm vượt trội so với mô hình khởi nghiệp truyền thống?
1.1. Định nghĩa khởi nghiệp tinh gọn
Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup) là phương pháp kinh doanh định hướng các doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhu cầu đã được xác thực thay vì cố gắng tạo ra nhu cầu mới và chờ đợi sự tiếp nhận của thị trường. Theo đó, Lean startup tập trung vào việc ra mắt sản phẩm mới nhanh nhất có thể, kết hợp với thử nghiệm, đo lường và cải tiến chất lượng liên tục.
Như vậy, khởi nghiệp tinh gọn có thể được hiểu là khởi nghiệp theo hướng đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả bằng cách tối ưu hóa quy trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
1.2. Lợi ích nổi bật của mô hình khởi nghiệp tinh gọn
Mô hình khởi nghiệp tinh gọn có thể đem lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp, giúp tăng cường tốc độ phát triển, giảm thiểu nguy cơ và đáp ứng hiệu quả với yêu cầu của thị trường. Các lợi ích nổi bật mà mô hình khởi nghiệp tinh gọn mang đến cho doanh nghiệp bao gồm:
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường: Bằng cách tập trung vào việc phát triển MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu) và liên tục cải tiến dựa trên phản hồi từ khách hàng, khởi nghiệp tinh gọn cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhanh hơn với một sản phẩm đáp ứng được cơ bản nhu cầu thực tế của người dùng
- Tạo ra sản phẩm đáng tin cậy: Mô hình khởi nghiệp tinh gọn tập trung vào việc giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của mình phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường và nhanh chóng được đón nhận
- Nâng cao sự linh hoạt: Bằng cách lặp lại quy trình thử nghiệm, đo lường và học hỏi, các công ty có thể nhanh chóng thích ứng với biến đổi của thị trường, từ đó đảm bảo các sản phẩm/dịch vụ luôn có lợi thế cạnh tranh cao
- Tiết kiệm thời gian, công sức: Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn cho phép tối giản hoá quy trình làm việc, vận hành doanh nghiệp một cách nhanh chóng, từ đó giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tiết kiệm tối đa thời gian cũng như công sức phải bỏ ra
- Tiết kiệm chi phí: Khởi nghiệp tinh gọn cho phép doanh nghiệp giảm thiểu chi phí ban đầu bằng cách chỉ tập trung đầu tư vào những tính năng của sản phẩm đã được xác thực. Ngoài ra, quá trình phát triển sản phẩm không tốn quá nhiều thời gian nên có thể dễ dàng thay đổi sản phẩm mới nếu cần thiết, từ đó tránh lãng phí nguồn lực và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
>>> XEM THÊM: MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG DÀNH CHO CÁC STARTUP
2. 5 nguyên lý cốt lõi của khởi nghiệp tinh gọn
Tương tự như các phương pháp khác, khởi nghiệp tinh gọn được được xây dựng dựa trên các nguyên lý cốt lõi. Dưới đây là 5 nguyên lý cốt lõi của khởi nghiệp tinh gọn.
2.1. Nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mẫu (MVP - Minimum Viable Product) nhanh nhất có thể
Nguyên lý quan trọng đầu tiên của khởi nghiệp tinh gọn là tạo ra sản phẩm mẫu hay sản phẩm MVP trong thời gian nhanh nhất có thể. MVP (Minimum Viable Product) được hiểu là sản phẩm khả thi tối thiểu, dùng để chỉ những sản phẩm tinh gọn nhất, sở hữu đầy đủ các tính năng cơ bản để đưa ra thị trường. Mục đích sản xuất MVP là nhằm thu thập phản hồi từ người tiêu dùng, từ đó đánh giá tính khả thi của sản phẩm.
Theo đó, thay vì bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường và sản phẩm theo cách truyền thống, chủ doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm một cách nhanh nhất có thể với số lượng nhỏ và nguồn lực thấp nhất. Phương pháp này giúp chủ doanh nghiệp nhận biết được lợi ích thực tế và những giá trị khác biệt của sản phẩm, đồng thời phát hiện các nhược điểm cần cải thiện.
>>> XEM THÊM: 8 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM KINH DOANH CHỦ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NÊN BIẾT
2.2. Vòng lặp phản hồi: Xây dựng - Đo lường - Học hỏi
“Đừng cố gắng tạo ra sản phẩm hoàn hảo ngay từ ban đầu, hãy đưa nó ra thị trường và để khách hàng tham gia vào quá trình hoàn thiện nó”. Nguyên lý này được thể hiện thông qua vòng lặp “xây dựng - đo lường - học hỏi” trong mô hình khởi nghiệp tinh gọn. Vòng lặp này đề cập đến quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm mẫu, sau đó đo lường tính khả thi của sản phẩm trong thị trường thực, cuối cùng là rút kinh nghiệm dựa trên phản hồi của khách hàng và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Theo đó, trong quá trình thử nghiệm sản phẩm mới, doanh nghiệp không nên kỳ vọng sẽ đạt được thành công ngay lập tức. Thay vì vậy, hãy đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường để khách hàng trải nghiệm thực tế, sau đó cung cấp những đánh giá khách quan nhất cho doanh nghiệp. Những đánh giá này là cơ sở để doanh nghiệp rút kinh nghiệm, từ đó hoàn thiện sản phẩm theo hướng tích cực hơn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và khách hàng.
2.3. Pivot or Persevere: Trục xoay hay bảo tồn
Nguyên lý này được tóm tắt trong ma trận BCG (Boston Consulting Group), nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tinh gọn định hình chiến lược tăng trưởng thị phần. Ma trận này giúp xác định rõ các danh mục sản phẩm theo 4 nhóm cụ thể:
- Dấu hỏi (sản phẩm có kết quả không rõ ràng)
- Ngôi sao (sản phẩm bán chạy)
- Bò sữa (sản phẩm bán đều)
- Chó mực (sản phẩm không bán được)
Hành động đơn giản như sau: Hãy loại bỏ Chó mực (loại bỏ các sản phẩm không bán được), nhân bản Bò sữa (nhân bản các sản phẩm bán đều) và nếu tìm thấy Ngôi sao, hãy tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển nó. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chấp nhận thực tế rằng số lượng Chó mực thường nhiều hơn Ngôi sao rất nhiều. Điều quan trọng là phải dứt khoát loại bỏ Chó mực mà không để tình cảm chi phối.
2.4. Đo dung lượng thị trường
Trong khởi nghiệp tinh gọn, nguyên lý đo lường dung lượng thị trường nhằm dự đoán các thay đổi của thị trường cũng như xu hướng của người tiêu dùng để xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.
Để đo lường thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tham số khác nhau, chẳng hạn như trực tiếp nghiên cứu thị trường nội địa về nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng hoặc việc tham khảo các công ty nước ngoài có mô hình kinh doanh tương tự. Doanh nghiệp có thể học hỏi từ họ về các yếu tố như quy mô và cách thức hoạt động.
2.5. Đối thủ xuất hiện là tín hiệu tốt
Đừng quá lo lắng nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường. Nhìn nhận ở góc độ tích cực, điều này cho thấy ý tưởng thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động có tiềm năng phát triển lớn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đối thủ sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng biết đến nhiều hơn. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải tăng cường nghiên cứu và phát triển những sản phẩm tối ưu nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
>>> XEM THÊM: CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH BÀI BẢN NHẤT
3. Quy trình triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn hiệu quả
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn giúp rút ngắn quy trình triển khai và giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để triển khai mô hình này trong thực tế. Dưới đây là quy trình triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn gồm 5 bước cơ bản mà chủ doanh nghiệp có thể tham khảo.
3.1. Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
Trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng doanh nghiệp, điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải định hình được trong đầu một ý tưởng kinh doanh rõ ràng, cụ thể.
Ý tưởng kinh doanh là ngọn hải đăng soi sáng cho con đường khởi nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược cụ thể để biến ý tưởng thành hiện thực. Đối với một lean startup, ý tưởng kinh doanh bắt nguồn từ việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng.
Bí quyết để tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh mới mẻ là quan tâm đến những vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Từ những vấn đề đó, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu hay mong muốn thực tế của người tiêu dùng. Đây là cơ sở quan trọng để khởi xướng việc phát triển những sản phẩm/dịch vụ có khả năng giải quyết triệt để vấn đề của khách hàng.
Khi lựa chọn một ý tưởng kinh doanh để áp dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn, điều quan trọng là phải xác định xem vấn đề mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giải quyết có đủ hấp dẫn để khách hàng quyết định mua hay không. Để sản phẩm có đủ sức hút, vấn đề mà nó giải quyết phải là nỗi đau mà khách hàng luôn tìm kiếm giải pháp khắc phục bấy lâu nay.
3.2. Xây dựng sản phẩm
Trong cuốn sách Khởi nghiệp tinh gọn, tác giả Ries cho rằng doanh nghiệp không nên đặt câu hỏi “Sản phẩm này có thể được tạo ra hay không?” Thay vào đó, doanh nghiệp nên tập trung vào những câu hỏi như: “Sản phẩm này có nên được tạo ra hay không? “Liệu có thể xây dựng một doanh nghiệp bền vững khi phát triển các sản phẩm/dịch vụ này không?”. Để trả lời những câu hỏi này, doanh nghiệp cần bắt tay vào xây dựng một sản phẩm mẫu.
Theo đó, sau khi xác định rõ ý tưởng kinh doanh, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là tiến hành xây dựng sản phẩm demo dựa trên ý tưởng đó trong thời gian nhanh nhất có thể. Đây là một sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu hay còn được gọi là MVP (Minimal viable product).
MVP cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng và phản hồi của họ một cách khách quan nhất. MVP không phải là sản phẩm hoàn hảo nhất để sẵn sàng xuất xưởng, nó là sản phẩm có đầy đủ các tính năng cần thiết tối thiểu và được tạo ra với nỗ lực ít nhất trong thời gian ngắn nhất.
Song song với việc xây dựng MVP, doanh nghiệp cần đưa ra những giả thuyết kinh doanh liên quan đến mức độ khả thi của sản phẩm, chẳng hạn như phản ứng của người tiêu dùng khi tiếp nhận sản phẩm. Liệu sản phẩm có được đón nhận nhiệt tình bởi người dùng không? Liệu nó có giúp giải quyết hiệu quả những vấn đề của họ không?
>>> XEM THÊM: TOP 4 CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ĐỈNH CAO CHO DOANH NGHIỆP
3.3. Thử nghiệm và đo lường
Eric Ries, tác giả của mô hình khởi nghiệp tinh gọn cho rằng: “Các công ty khởi nghiệp tồn tại không chỉ để tạo ra công cụ, kiếm tiền hay thậm chí là phục vụ khách hàng. Họ tồn tại để học cách xây dựng một doanh nghiệp bền vững. Việc học này có thể được xác nhận một cách khoa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm thường xuyên, cho phép các doanh nhân kiểm tra từng yếu tố trong tầm nhìn của họ ”.
Thử nghiệm và đo lường sản phẩm là một bước quan trọng trong quy trình khởi nghiệp tinh gọn. Bước này cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của mình trong thế giới thực nhằm đánh giá mức độ khả thi của sản phẩm. Từ đó, đánh giá tính chính xác của giả thuyết kinh doanh ban đầu.
Theo đó, sau khi tạo ra sản phẩm MVP, doanh nghiệp cần giới thiệu nó đến các phân khúc khách hàng khác nhau để họ trực tiếp trải nghiệm và đánh giá sản phẩm. Sau đó, thu thập dữ liệu về thông tin khách hàng và những đánh giá của họ.
Phản hồi của khách hàng sẽ trả lời cho câu hỏi “Liệu sản phẩm của doanh nghiệp có khả thi hay không và có nên tiếp tục phát triển nó hay không?”.
3.4. Học hỏi
Sau khi thu thập đầy đủ phản hồi của khách hàng, bước tiếp theo là đối chiếu phản hồi đó với giả thuyết kinh doanh ban đầu. Bước này nhằm mục đích học hỏi và cải thiện nhược điểm của MVP.
Dưới đây là ba khả năng có thể xảy ra khi đối chiếu phản hồi của khách hàng với giả thuyết kinh doanh ban đầu:
- Nếu kết quả thử nghiệm MVP trên thị trường phần lớn là tích cực, hãy tiếp tục phát triển sản phẩm theo chiến lược ban đầu, đồng thời căn cứ vào phản hồi của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp
- Nếu kết quả thử nghiệm MVP có cả tích cực và tiêu cực, hãy điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng tốt hơn mong muốn và nhu cầu của khách hàng
- Nếu kết quả thử nghiệm MVP phần lớn là tiêu cực thì đã đến lúc thay đổi sản phẩm và giả thuyết kinh doanh ban đầu. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi hướng đi để tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong tầm nhìn và chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng chính xác mong muốn của khách hàng
Quá trình đo lường và điều chỉnh sản phẩm sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi tìm ra phiên bản hoàn hảo nhất và chính thức ra mắt thị trường. Trong khởi nghiệp tinh gọn, quá trình này được gọi là phát triển linh hoạt.
3.5. Đúc kết
Đã đến lúc chủ doanh nghiệp phải đưa ra quyết định với ý tưởng kinh doanh của mình. Liệu chủ doanh nghiệp có còn đủ hứng thú với ý tưởng đó để quyết định thành lập công ty và tiếp tục phát triển sản phẩm không? Hay phải chuyển hướng chiến lược và lặp lại vòng tròn “xây dựng - đo lường - học hỏi” để tìm kiếm ý tưởng mới khả thi hơn?
Nói cách khác, đây là giai đoạn mà chủ doanh nghiệp phải lựa chọn biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực hoặc chuyển sang một cách tiếp cận mới.
Thành công hay thất bại đều để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Việc nhìn nhận lại toàn bộ quá trình khởi nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp đúc kết được những kinh nghiệm thực chiến, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.
Nhìn chung, khởi nghiệp vẫn đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, đa số đều khởi nghiệp theo bản năng, không nghiên cứu và lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp với mình nên dễ thất bại. Thấu hiểu những khó khăn đó, Trường Doanh Nhân HBR tổ chức khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH giúp các Startup khởi nghiệp thành công.
4. Ví dụ về mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công
Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo đã triển khai thành công mô hình khởi nghiệp tinh gọn và trở thành những hình mẫu lý tưởng mà các doanh nghiệp có thể học tập. Dưới đây là 3 ví dụ điển hình nhất về câu chuyện khởi nghiệp tinh gọn thành công.
4.1. Mô hình khởi nghiệp tinh gọn của Uber
Một ví dụ điển hình khác của mô hình khởi nghiệp tinh gọn chính là Uber - công ty cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ đầu tiên trên thế giới.
Ý tưởng thành lập Uber nảy sinh vào cái đêm mà Travis Kalanick - CEO của Uber cùng người bạn của mình - Garrett Camp, không thể bắt được taxi về nhà do mưa tuyết dày đặc. Từ đây, Garrett Camp và Travis Kalanick đã quyết tâm phát triển một ứng dụng với các thao tác đơn giản: bật điện thoại lên, nhấn nút và đặt xe taxi khi cần. Mục đích của ứng dụng này là kết nối khách hàng với tài xế một cách nhanh chóng, giúp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của người dùng trong việc đi lại.
Sản phẩm MVP đầu tiên của Uber bao gồm một dịch vụ dựa trên SMS và một ứng dụng iPhone. Ubercab ra mắt lần đầu tiên tại San Francisco vào năm 2010 với vài ba chiếc xe, 10 nhân viên và một ít tiền tài trợ. Sản phẩm MVP đầu tiên mà Travis Kalanick cho ra mắt bao gồm một dịch vụ dựa trên SMS và một ứng dụng iPhone. UberCab đã tận dụng xu hướng thanh toán qua điện thoại đang phổ biến lúc bấy giờ. Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng vào ứng dụng, người dùng cũng có thể gọi taxi chỉ bằng một nút bấm. Hệ thống GPS sẽ xác định vị trí và tiền sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng.
Sau đó, bằng cách liên tục lắng nghe phản hồi của người dùng, những người sáng lập Uber đã dần cải tiến ứng dụng của mình và phát triển thêm các dịch vụ khác như UberX, UberPOOL và UberEATS. Trải qua nhiều thăng trầm, từng bị cấm tại nhiều thành phố, đến nay Uber đã trở thành nền tảng gọi xe trực tuyến hàng đầu với phạm vi hoạt động tại hơn 900 thành phố trên thế giới.
4.2. Mô hình khởi nghiệp tinh gọn của Spotify
Spotify - startup kỳ lân thời kỳ mới là một ví dụ thành công khác của mô hình khởi nghiệp tinh gọn.
Daniel Ek - CEO của Spotify từng sáng lập công ty Napster, được ví như đế chế của những người nghe nhạc lậu. Khi công ty này sụp đổ, Ek ngay lập tức có ý tưởng biến những người nghe nhạc lậu thành người dùng hợp pháp. Ý tưởng của ông đã được hiện thực hóa với sự ra đời của ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Spotify.
Spotify bắt đầu với sản phẩm MVP đầu tiên là một danh mục nhạc với số lượng nhỏ, chỉ được phát hành ở Scandinavia. Nhờ việc áp dụng các nguyên tắc khởi nghiệp tinh gọn và liên tục cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi của người dùng, Spotify đã dần mở rộng dịch vụ của mình sang các thị trường mới.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro mà nhiều startup gặp phải khi cố gắng phát triển nhanh trong khi sản phẩm chưa thực sự sẵn sàng, CEO của Spotify quyết định chỉ mở rộng thị trường sang Mỹ khi họ đã có một nền tảng ổn định tại Thuỵ Điển. Ngày nay, Spotify đã trở thành một trong những nền tảng phát nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới với hơn 345 triệu người dùng mỗi tháng.
5. Giải đáp những câu hỏi khác liên quan đến khởi nghiệp tinh gọn
Bên cạnh khái niệm, nguyên lý và quy trình triển khai, phân biệt khởi nghiệp tinh gọn với khởi nghiệp truyền thống hay bí quyết để áp dụng mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người.
5.1. Khởi nghiệp tinh gọn có gì khác so với khởi nghiệp truyền thống?
Khởi nghiệp tinh gọn và khởi nghiệp truyền thống thường dễ bị nhầm lẫn do có những điểm tương đồng nhất định. Dưới đây là 3 tiêu chí giúp phân biệt khởi nghiệp tinh gọn và khởi nghiệp truyền thống:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh: Các công ty khởi nghiệp tinh gọn thường không xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn toàn mới, thay vào đó, họ tìm kiếm và học hỏi theo các mô hình kinh doanh sẵn có. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro so với việc thử nghiệm các mô hình kinh doanh chưa từng có tiền lệ. Trái lại, khởi nghiệp truyền thống thường bắt đầu với một kế hoạch kinh doanh được xây dựng hoàn toàn mới nên thiếu định hướng và, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn
- Xây dựng và phát triển sản phẩm: Khởi nghiệp truyền thống tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa nó ra thị trường mà bỏ qua việc khảo sát và thu thập phản hồi của khách hàng. Ngược lại, với mô hình khởi nghiệp tinh gọn, sản phẩm được xây dựng dựa trên các giả định về mức độ chấp nhận của khách hàng, sau đó được kiểm nghiệm trên thực tế. Cuối cùng, các sản phẩm được chứng minh là sẽ được chấp nhận rộng rãi mới chính thức ra mắt thị trường
- Tuyển dụng: Mô hình khởi nghiệp truyền thống coi trọng việc tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm và sự gắn bó của ứng viên. Trong khi đó, khởi nghiệp tinh gọn ưu tiên các ứng viên có tinh thần học hỏi cao, khả năng thích nghi và đáp ứng công việc một cách nhanh chóng
- Tài chính: Khởi nghiệp truyền thống tập trung vào việc thu hồi vốn nhanh chóng bằng cách gia tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận và tối ưu hóa chi phí. Trong khi đó, khởi nghiệp tinh gọn đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ số liên quan đến khách hàng, ví dụ như tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực, tỷ lệ trung thành của khách hàng với doanh nghiệp
5.2. Làm thế nào để triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công?
Phương pháp khởi nghiệp tinh gọn không chỉ đòi hỏi sự biến đổi linh hoạt trước nhu cầu của khách hàng mà còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác. Dưới đây là 4 bí quyết giúp triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công trong thực tế mà chủ doanh nghiệp không nên bỏ qua:
- Cải tiến liên tục theo phản ứng của khách hàng: Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi phản ứng của khách hàng để cải tiến sản phẩm, tránh những kế hoạch dài hạn không thực tế và lãng phí thời gian
- Hiểu rõ từng điểm chạm với khách hàng: Doanh nghiệp cần nắm bắt từng điểm chạm nhỏ nhất với khách hàng để có thể khắc phục triệt để các vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng tệp khách hàng.
- Đánh nhanh thắng nhanh: Khi triển khai mô hình lean startup, doanh nghiệp không cần dữ liệu được xử lý hoàn hảo, chỉ cần nó đủ tốt để thấu hiểu khách hàng và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu không, khách hàng sẽ rời đi hoặc bị đối thủ cạnh tranh cướp mất
- Luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất: Các chủ doanh nghiệp lean startup cần chuẩn bị tâm lý cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, đồng thời cần liên tục rà soát những lỗ hổng trong quá trình vận hành để kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
6. Kết luận
Tóm lại, bài viết đã cung cấp kiến thức tổng quan về khởi nghiệp tinh gọn, bao gồm khái niệm, lợi ích và các nguyên lý cơ bản. Trên cơ sở đó, hướng dẫn cách triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn với 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đồng thời, gợi ý những bí quyết giúp triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn thành công, khắc phục những sai lầm phổ biến mà khởi nghiệp truyền thống thường mắc phải. Hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích mà Trường Doanh Nhân HBR chia sẻ sẽ truyền cảm hứng để các nhà lãnh đạo mạnh dạn khởi nghiệp và hiện thực hoá lý tưởng của mình.