TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

KINH DOANH HỆ THỐNG LÀ GÌ? HÁI RA TIỀN NHỜ MÔ HÌNH KINH DOANH HỆ THỐNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Kinh doanh hệ thống là gì?
  • 2. Phân biệt mô hình kinh doanh hệ thống và đa cấp
  • 3. Phân tích mô hình kinh doanh hệ thống đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp
    • 3.1. Tại sao người tiêu dùng có "ác cảm" về kinh doanh hệ thống
    • 3.2. Điều tích cực của mô hình kinh doanh hệ thống và xu thế trong tương lai
  • 4. Các mô hình kinh doanh hệ thống phổ biến
  • 5. Cách xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống hiệu quả

Kinh doanh hệ thống (System Business) được biết đến là một mô hình mà mọi hoạt động của doanh nghiệp được kết nối thành một hệ thống chặt chẽ, tạo ra hiệu quả cao và tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết này sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về System Business là gì, Kinh doanh hệ thống có phải là đa cấp không? Những lợi ích mang lại và cách xây dựng một hệ thống kinh doanh hiệu quả. 

1. Kinh doanh hệ thống là gì?

Kinh doanh hệ thống ( tên tiếng Anh là System Business) là một phương pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, trong đó mọi hoạt động - từ quy trình sản xuất đến dịch vụ khách hàng - đều được kết nối và tối ưu hóa để hoạt động như một hệ thống thống nhất. 

Thay vì quản lý từng bộ phận riêng lẻ, System Business tập trung vào việc tạo ra một hệ thống tích hợp, hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung một cách nhanh chóng và bền vững.

Kinh doanh hệ thống là gì?
Kinh doanh hệ thống là gì?

Việc áp dụng mô hình kinh doanh hệ thống mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi hệ thống và tăng năng suất làm việc cho nhân viên
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và xây dựng lòng trung thành khách hàng
  • Tăng khả năng cạnh tranh: giảm thiểu chi phí, tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp với những thay đổi của thị trường
  • Quản lý hiệu quả: mô hình System Business cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả
  • Phát triển bền vững: khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả

Một số sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh hệ thống có thể kể đến là các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, các mặt hàng điện tử gia dụng…

2. Phân biệt mô hình kinh doanh hệ thống và đa cấp

Kinh doanh hệ thống và đa cấp là hai mô hình kinh doanh thường bị nhầm lẫn. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh này, quý doanh nghiệp hãy cùng tham khảo bảng thông tin dưới đây:

Mô hình kinh doanh hệ thống

Mô hình đa cấp

Mục tiêu

Tối ưu hóa toàn bộ quá trình kinh doanh, từ sản xuất đến bán hàng và chăm sóc sau bán; nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận

Mở rộng mạng lưới phân phối thông qua việc tuyển dụng và phát triển đại lý, nhà phân phối

Cấu trúc

Tập trung vào việc xây dựng và quản lý các quy trình, hệ thống

Tập trung vào việc xây dựng mạng lưới phân phối theo nhiều cấp bậc

Sản phẩm/ Dịch vụ

Đa dạng, có thể là bao gồm nhiều sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ khác nhau

Thường tập trung vào một nhóm sản phẩm/ dịch vụ nhất định

Tiêu chí đo lường hiệu quả

Hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng

Số lượng thành viên trong mạng lưới, doanh số bán hàng cá nhân và của nhóm

Ví dụ

Toyota, Intel, Walmart, Vinmart…

Amway, Herbalife…

Qua bảng thông tin trên đây, câu trả lời cho câu hỏi Kinh doanh hệ thống có phải là đa cấp không?”Không phải.

Mô hình Đa cấp sẽ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới phân phối thông qua việc tuyển dụng và phát triển đại lý. Nguồn thu nhập chính đến từ việc bán hàng và hoa hồng từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới. Thành công trong mô hình này thường được đánh giá qua số lượng thành viên trong mạng lưới và doanh số bán hàng cá nhân.

3. Phân tích mô hình kinh doanh hệ thống đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp

Tiếp theo, Trường Doanh nhân HBR sẽ phân tích về mô hình kinh doanh hệ thống trong mắt người tiêu dùng và đối với các doanh nghiệp áp dụng:

3.1. Tại sao người tiêu dùng có "ác cảm" về kinh doanh hệ thống

Mặc dù mô hình System Business mang lại nhiều lợi ích, nhưng người tiêu dùng vẫn thường có những ác cảm nhất định. Sau đây là một số lý do mà người tiêu dùng có cái nhìn tiêu cực với mô hình này:

Tại sao người tiêu dùng có
Tại sao người tiêu dùng có "ác cảm" với mô hình System Business?
  • Nhầm lẫn với đa cấp: Do sự chồng chéo về hình thức và cách thức hoạt động, nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn giữa kinh doanh hệ thống và đa cấp. Những vụ lừa đảo liên quan đến đa cấp đã gây ra sự mất niềm tin của người tiêu dùng đối với cả hai mô hình
  • Quá tập trung vào bán hàng: Một số doanh nghiệp áp dụng mô hình System Business lại quá chú trọng vào việc tuyển dụng đại lý và đẩy mạnh doanh số, dẫn đến tình trạng "chăm chăm" bán hàng mà ít quan tâm đến trải nghiệm khách hàng
  • Tạo ra áp lực mua hàng: Người tiêu dùng thường cảm thấy bị áp lực khi mua hàng từ các nhà phân phối hoặc đại lý, vì họ thường xuyên bị mời gọi tham gia vào các sự kiện bán hàng hoặc sử dụng những lời lẽ hoa mỹ để thuyết phục
  • Thiếu minh bạch trong thông tin, quảng cáo/ PR quá sự thật: Một số doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và quảng cáo quá đáng, gây ra sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng từ phía người tiêu dùng
  • Thiếu giá trị cốt lõi, chỉ tập trung vào hình thức: Một số sản phẩm hoặc dịch vụ được bán thông qua hệ thống kinh doanh không đảm bảo chất lượng và không đem lại giá trị cho người tiêu dùng mà chỉ có hình thức hấp dẫn 
  • Tâm lý e ngại từ các sản phẩm độc hại trước đây: Một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ, mỹ phẩm... áp dụng mô hình kinh doanh hệ thống trước đây vướng phải nhiều sai phạm về kiểm định an toàn và đạo đức kinh doanh đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của mô hình này

3.2. Điều tích cực của mô hình kinh doanh hệ thống và xu thế trong tương lai

1 - Mặt tích cực của mô hình kinh doanh hệ thống

Thực tế, mô hình kinh doanh hệ thống có nhiều mặt tích cực cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Mặt tích cực của mô hình hệ thống
Mặt tích cực của mô hình hệ thống

Đối với người tiêu dùng:

  • Tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ chất lượng: Các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh hệ thống thường tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt: Hệ thống quản lý khách hàng chặt chẽ giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh
  • Cơ hội tham gia kinh doanh: Mô hình System Business tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho những người muốn trở thành đại lý hoặc nhà phân phối

Đối với doanh nghiệp:

  • Mở rộng thị trường: Hệ thống phân phối rộng khắp giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
  • Tăng doanh thu: Mô hình System Business giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận
  • Nâng cao nhận diện thương hiệu: Việc xây dựng một mạng lưới đại lý mạnh mẽ giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu

🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?

Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?

Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:

  • Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
  • Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
  • Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
  • Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
  • Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
  • Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.

Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH
KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

2 - Xu hướng của mô hình kinh doanh hệ thống

Mô hình System Business, với những ưu điểm về hiệu quả và khả năng mở rộng, chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và thích nghi với những thay đổi của thị trường. Dưới đây là một số xu hướng của mô hình kinh doanh hệ thống:

Các xu hướng của System Business
Các xu hướng của System Business
  • Tích hợp công nghệ sâu rộng hơn: gồm có Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain, Internet kết nối vạn vật (IoT) để giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình, tự động hoá, quản lý hệ thống hiệu quả, an toàn, minh bạch và đáng tin cậy
  • Tập trung hơn vào trải nghiệm của khách hàng: bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng cá nhân, ứng dụng Omni-channel để có thể tương tác với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau (trực tuyến, trực tiếp, điện thoại...) và một cách liền mạch
  • Trách nhiệm xã hội: sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, tích cực tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng

4. Các mô hình kinh doanh hệ thống phổ biến

Mô hình kinh doanh hệ thống rất đa dạng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là 3 mô hình System Business phổ biến:

Các mô hình System Business
Các mô hình System Business
  • Mô hình chia sẻ quyền sở hữu: Là mô hình kinh doanh có nhiều người cùng sở hữu một tài sản hoặc dịch vụ nào đó thông qua các nền tảng trực tuyến. Quyền sở hữu được các bên ký kết và thực hiện theo điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ như Airbnb, Uber…
  • Mô hình thương mại điện tử: Là mô hình System Business phổ biến, cho phép mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên marketplace, dropshipping và sàn thương mại điện tử như Shopee, Tik Tok Shop, Lazada…
  • Mô hình kinh doanh miễn phí: Là hình thức kinh doanh mà khách hàng không trả bất kỳ khoản phí nào cho sản phẩm/ dịch vụ. Thay vào đó, các doanh nghiệp có doanh thu từ các nguồn khác như quảng cáo, tài trợ… Ví dụ như: công cụ tìm kiếm Google, các ứng dụng game trên điện thoại di động

5. Cách xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống hiệu quả

Việc xây dựng một mô hình kinh doanh hệ thống hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố khác nhau. Trường Doanh nhân HBR gợi ý đến quý doanh nghiệp cách tiếp cận mô hình này như sau:

Các bước xây dựng mô hình System Business
Các bước xây dựng mô hình System Business
  • Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu: Trước hết, cần chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng có đặc điểm, nhu cầu và hành vi mua sắm tương đồng. Tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm: Nhân khẩu học (tuổi, giới tính, thu nhập...); Tâm lý học (sở thích, giá trị, động cơ mua hàng) và Hành vi mua sắm (thói quen, kênh mua hàng, tần suất mua hàng). Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chân dung khách hàng lý tưởng
  • Thiết kế thông điệp: Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu và truyền tải được giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp cần có một thông điệp nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. Quan trọng nhất là thông điệp cần được truyền tải một cách nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Doanh nghiệp cần chọn lựa và kết hợp các kênh truyền thông dựa trên phân tích hành vi khách hàng, gồm có: mạng xã hội, báo chí, công cụ tìm kiếm, email, sự kiện... Bên cạnh đó, cần tùy chỉnh thông điệp và nội dung tiếp thị cho từng nhóm khách hàng khác nhau theo các kênh khác nhau
  • Xây dựng nền tảng niềm tin vững chắc: Doanh nghiệp xây dựng uy tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; thiết kế và tối ưu hoá dịch vụ chăm sóc khách hàng; luôn đảm bảo minh bạch trong thông tin và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành
  • Tối ưu hệ thống chăm sóc khách hàng sau mua: Doanh nghiệp nên theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng để xử lý nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của khách hàng; đề xuất sản phẩm/ dịch vụ phù hợp, tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết

Tổng kết, kinh doanh hệ thống là một mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp và khách hàng. Tuy người tiêu dùng còn khá e sợ trước các doanh nghiệp ứng dụng mô hình này vì một số nguyên nhân khách quan, System Business sắp tới vẫn sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. 

Trường Doanh nhân HBR mong rằng thông tin trong bài viết về kinh doanh hệ thống sẽ giúp quý doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả và linh hoạt vào thực tế.

kinh doanh hệ thống là gì

Kinh doanh hệ thống ( tên tiếng Anh là System Business) là một phương pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, trong đó mọi hoạt động - từ quy trình sản xuất đến dịch vụ khách hàng - đều được kết nối và tối ưu hóa để hoạt động như một hệ thống thống nhất.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger