TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Môi trường kinh doanh là gì?
    • 1.1. Định nghĩa
    • 1.2. Tầm quan trọng
  • 2. Tìm hiểu các yếu tố trong môi trường kinh doanh
    • 2.1. Môi trường vĩ mô
    • 2.2. Môi trường vi mô
  • 3. Biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh
    • 3.1. Từ phía Chính phủ
    • 3.2. Từ phía doanh nghiệp
  • 4. Môi trường kinh doanh 4.0: Cơ hội và Thách thức
    • 4.1. Cơ hội
    • 4.2. Thách thức

Trong kỷ nguyên kinh tế 4.0, môi trường kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp mỗi doanh nghiệp. Hiểu rõ bản chất và các yếu tố cấu thành môi trường trong kinh doanh là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi và nắm bắt cơ hội. Hãy cùng tìm hiểu giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong bài viết này.

1. Môi trường kinh doanh là gì?

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về môi trường kinh doanh là gì và tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp.

1.1. Định nghĩa

Môi trường kinh doanh bao gồm tổng thể các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Định nghĩa môi trường kinh doanh
Định nghĩa môi trường kinh doanh

Ví dụ về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất bia:

  • Môi trường vi mô: Khách hàng (người tiêu dùng bia), nhà cung cấp (lúa mạch, hoa bia, nước), đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp sản xuất bia khác), thị trường (thị trường bia), công chúng (người tiêu dùng, chính phủ, tổ chức phi chính phủ)....
  • Môi trường vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, chính sách thuế, luật an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa tiêu dùng bia, tiến bộ công nghệ trong sản xuất bia, biến đổi khí hậu

Ví dụ về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến:

  • Môi trường vi mô: Khách hàng (người mua sắm trực tuyến), nhà cung cấp (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu), đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến khác), thị trường (thị trường thương mại điện tử), công chúng (người tiêu dùng, chính phủ)....
  • Môi trường vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thâm nhập internet, chính sách thanh toán điện tử, luật bảo vệ người tiêu dùng, xu hướng mua sắm trực tuyến, phát triển hạ tầng internet

1.2. Tầm quan trọng

Môi trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các lý do sau:

Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh
Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh
  • Cung cấp cơ hội và thách thức kinh doanh: Môi trường kinh doanh có thể tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng có thể đặt ra nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua
  • Tác động đến hiệu quả kinh doanh: Khi các yếu tố trong môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin về môi trường trong kinh doanh để xây dựng lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
  • Quyết định chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp cần dựa trên phân tích môi trường trong kinh doanh để đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh, sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng bá

>>> XEM THÊM: CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH QUAN TRỌNG CẦN NẮM CHẮC

2. Tìm hiểu các yếu tố trong môi trường kinh doanh

Hiểu rõ các yếu tố của môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và thành công trong thị trường cạnh tranh.

2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố chính trong môi trường vĩ mô bao gồm:

Các yếu tố môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trường vĩ mô
  • Chính trị: Là hệ thống chính trị như Cộng hòa, Quân chủ hay Xã hội chủ nghĩa. Chính sách kinh tế của chính phủ về Thuế, tiền tệ, thương mại,... và quan hệ quốc tế hợp tác hay xung đột giữa các quốc gia. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất ô tô cần quan tâm đến chính sách thuế nhập khẩu linh kiện ô tô của chính phủ. Trong khi một doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi diễn biến căng thẳng thương mại giữa các quốc gia
  • Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP... Để hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các chỉ số về kinh tế để dự đoán nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng
  • Văn hoá - Xã hội: Là giá trị văn hoá (niềm tin, phong tục tập quán…), cơ cấu dân số (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn...) và mức sống (trung bình thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp…) của quốc gia, khu vực, vùng miền
  • Pháp lý: Bao gồm Hệ thống luật pháp: Hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự...; Chính sách bảo vệ môi trường: Quy định về khí thải, rác thải...; Quyền sở hữu trí tuệ; Quyền của người tiêu dùng; Quy định bảo mật thông tin... Tất cả doanh nghiệp hoạt động tại bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải tuân thủ các quy định của luật pháp để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh
  • Công nghệ - Kỹ thuật: Bao gồm sự phát triển khoa học, công nghệ, các phát minh mới và mức độ ứng dụng công nghệ vào kinh doanh

>>> XEM THÊM: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÁCH TÍNH VÀ HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN

2.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là tổng thể các yếu tố bên ngoài, nhưng có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố chính trong môi trường vi mô bao gồm:

Các yếu tố môi trường vi mô
Các yếu tố môi trường vi mô
  • Đối thủ cạnh tranh: Gồm có đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Bao gồm các doanh nghiệp khác cung cấp sản phẩm/ dịch vụ giống hệt hoặc cùng đáp ứng một nhu cầu cụ thể của khách hàng
  • Nhà cung cấp: Là các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình hoặc cá nhân cung cấp nguyên liệu, vật liệu, linh kiện... cho doanh nghiệp. Các yếu tố tác động bao gồm: chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp, giá cả, mức độ tin cậy, khả năng cung ứng, sự cạnh tranh của các nhà cung cấp
    • Khách hàng: Bao gồm nhu cầu, mong muốn, sở thích của khách hàng; sức mua của thị trường; hành vi mua sắm và mức độ trung thành của khách hàng
    • Sản phẩm/ dịch vụ thay thế: Bao gồm các sản phẩm/ dịch vụ khác có thể đáp ứng nhu cầu tương tự của khách hàng. Các yếu tố ảnh hưởng là xu hướng tiêu dùng, giá cả và chất lượng, mức độ phổ biến của sản phẩm/dịch vụ thay thế
    • Công chúng: Gồm các nhóm người có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, như báo chí, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương

    >>> XEM THÊM: MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ? 5 LOẠI MÔ HÌNH PHỔ BIẾN HIỆN NAY

    🔴Bạn là chủ doanh nghiệp nhưng đang cảm thấy bất lực vì doanh thu chững lại? Mỗi ngày phải đưa ra quyết định bằng cảm tính, chỉ dựa vào quảng cáo mà không có chiến lược dài hạn? Thậm chí, sản phẩm của bạn đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì không có sự khác biệt và liên tục giảm giá để tồn tại?

    Càng mở rộng doanh nghiệp, bạn lại càng thua lỗ, không thể quản lý quy trình hiệu quả và cảm giác như mình đang đi vào ngõ cụt?

    Hãy ngừng kinh doanh theo bản năng và bước vào nhóm 10% doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với chiến lược kinh doanh bài bản. Khóa học XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH của Trường Doanh Nhân HBR sẽ giúp các lãnh đạo/chủ doanh nghiệp:

    • Xây dựng chiến lược thông minh, ra quyết định chuẩn xác: Biết cách chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu một cách thông minh dựa trên dữ liệu rõ ràng
    • Vượt qua đối thủ với sự khác biệt: Xây dựng USP (Unique Selling Proposition) cho sản phẩm, tạo ra sự khác biệt rõ nét, khó bị sao chép để không còn phải cạnh tranh về giá.
    • Mở rộng kinh doanh, giảm rủi ro: Chuẩn hóa quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô mà vẫn kiểm soát được chi phí và duy trì lợi nhuận ổn định.
    • Tối ưu lợi nhuận từ khách hàng hiện tại: Nắm vững công thức kéo dài vòng đời khách hàng, giúp tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng mà không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
    • Thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng: Thành thạo các phương pháp nghiên cứu insights khách hàng, liên tục cập nhật để luôn đón đầu những xu hướng mới của thị trường, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
    • Tạo dựng tương lai dài hạn vững chắc: Với công cụ McKinsey Horizons, bạn sẽ không chỉ tối ưu hoạt động hiện tại mà còn xây dựng tầm nhìn chiến lược cho 3-5 năm tới, đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững và đột phá trong tương lai.

    Đăng ký tham gia ngay – Hành động sớm, và tận dụng mọi cơ hội để doanh nghiệp của bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

    KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH
    KHÓA HỌC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

    XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

    Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
    Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
    Loading...
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    3. Biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh

    Để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp cần có sự tác động từ phía Chính phủ đến các yếu tố vĩ mô và sự thay đổi của bản thân doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức:

    3.1. Từ phía Chính phủ

    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024

    Biện pháp từ chính phủ
    Biện pháp từ chính phủ

    Mục tiêu:

    • Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh và phát triển ý tưởng sáng tạo
    • Giảm chi phí đầu tư, kinh doanh
    • Tăng số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường và giảm tỷ lệ doanh nghiệp rút lui
    • Nâng cao khả năng tiếp cận vốn
    • Giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

    Giải pháp:

    • Cải cách thủ tục hành chính, giảm số lượng, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp
    • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư và vốn cho vay
    • Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
    • Tăng cường việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý nhà nước
    • Tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho các doanh nghiệp

    >>> XEM THÊM: 6 HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

    3.2. Từ phía doanh nghiệp

    Để cải thiện môi trường kinh doanh và thành công trong môi trường kinh doanh 4.0, các doanh nghiệp nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

    Biện pháp từ phía doanh nghiệp
    Biện pháp từ phía doanh nghiệp
    • Nâng cao năng lực quản trị: Áp dụng các hệ thống quản trị tiên tiến như ISO, ERP, CRM để nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt
    • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng thị hiếu. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đa dạng hóa thị trường, mở rộng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ ra thị trường quốc tế
    • Nâng cao năng lực tài chính: Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp, hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm. Quản lý tài chính doanh nghiệp chặt chẽ, minh bạch
    • Ý thức chấp hành pháp luật: Hiểu rõ và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh. Khai báo, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Tham gia bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn cho người lao động
    • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Xây dựng văn hóa chuyên nghiệp, văn minh. Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, khuyến khích sáng tạo. Chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhân viên
    • Tăng cường liên kết, hợp tác: Hợp tác với các doanh nghiệp khác và nhà cung cấp để chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường. Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi
    • Chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh mới: Nắm bắt xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Thay đổi tư duy kinh doanh, áp dụng các mô hình kinh doanh mới. Nâng cao năng lực thích ứng với biến động của thị trường

    4. Môi trường kinh doanh 4.0: Cơ hội và Thách thức

    Môi trường kinh doanh 4.0 được hiểu là các yếu tố môi trường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự hình thành và phát triển của môi trường kinh doanh 4.0 được đánh dấu bởi sự hội tụ của các công nghệ tiên tiến như AI, IoT, Big Data… giúp kết nối toàn cầu, tự động hóa với tốc độ tăng nhanh. Trong môi trường 4.0, dữ liệu ngày càng được ứng dụng hiệu quả và chú trọng cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng.

    4.1. Cơ hội

    Môi trường kinh doanh 4.0 đem lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp:

    Một số cơ hội
    Một số cơ hội

    Tiếp cận thị trường mới:

    • Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu thông qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, thương mại điện tử. Theo Statista, thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt 8.1 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tạo ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới
    • Các công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường mục tiêu, bao gồm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm... từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả hơn

    Tăng hiệu quả hoạt động:

    • Tự động hóa quy trình: Máy móc và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động hóa các quy trình thủ công, giúp nhân viên tập trung vào công việc sáng tạo và có giá trị cao hơn. Theo McKinsey Global Institute, tự động hóa có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 45% chi phí lao động vào năm 2030
    • Nâng cao năng suất: Máy móc có thể hoạt động liên tục 24/7 và không cần nghỉ ngơi, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng và giảm thiểu sai sót và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động

    Phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới:

    • Hiểu rõ nhu cầu khách hàng: Dữ liệu khách hàng thu thập được từ các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, khảo sát, v.v. giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đó
    • Tăng tốc độ phát triển sản phẩm: Các công nghệ như in 3D và AI giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới, từ đó đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn
    • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa: Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa cho từng khách hàng, từ đó tăng trải nghiệm khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh

    Mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn:

    • Cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7: Doanh nghiệp có thể sử dụng chatbot và các công nghệ hỗ trợ khách hàng khác để cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7, từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng
    • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp tạo ra các trải nghiệm về nội dung và tiếp thị cá nhân hóa cho từng khách hàng, từ đó tăng sự gắn kết và trung thành của khách hàng
    • Thu thập phản hồi của khách hàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh trực tuyến như khảo sát, đánh giá sản phẩm… để thu thập phản hồi của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình

    4.2. Thách thức

    Một số thách thức
    Một số thách thức

    Chi phí đầu tư cao cho các công nghệ mới:

    • Máy móc và phần mềm tiên tiến: Việc ứng dụng các công nghệ mới như AI, Big Data, IoT… đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư chi phí cao cho máy móc, phần mềm và hệ thống cơ sở hạ tầng
    • Chi phí nghiên cứu và phát triển: Doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của mình
    • Chi phí đào tạo nhân viên: Doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên để sử dụng các công nghệ mới, điều này cũng tốn kém chi phí

    Cạnh tranh gay gắt:

    • Sự bùng nổ của internet: Internet giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường toàn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước
    • Sự xuất hiện của các doanh nghiệp khởi nghiệp: Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có ý tưởng sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh chóng, tạo ra mối đe dọa cho các doanh nghiệp truyền thống
    • Nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn và yêu cầu cao hơn về sản phẩm và dịch vụ, khiến doanh nghiệp phải liên tục cải thiện để duy trì lợi thế cạnh tranh

    Thiếu hụt nguồn nhân lực:

    • Nhu cầu cao về nhân lực có kỹ năng cao: Môi trường kinh doanh 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên có kỹ năng cao về công nghệ, dữ liệu, phân tích
    • Khó khăn trong việc tuyển dụng: Việc tuyển dụng nhân lực có kỹ năng cao là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, do nguồn nhân lực này còn khan hiếm trên thị trường
    • Chi phí nhân công cao: Nhân lực có kỹ năng cao thường có mức lương cao, khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí nhân công cao

    Rủi ro an ninh mạng:

    • Tăng nguy cơ tấn công mạng: Môi trường kinh doanh 4.0 với nhiều dữ liệu và hệ thống trực tuyến khiến doanh nghiệp dễ bị tấn công mạng hơn
    • Chi phí bảo mật cao: Doanh nghiệp cần đầu tư chi phí cao cho các giải pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin của mình

    Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp các thông tin chi tiết bao gồm: định nghĩa, tầm quan trọng, các yếu tố và môi trường kinh doanh 4.0. Đồng thời Trường Doanh nhân HBR còn cung cấp một số biện pháp để giúp quý doanh nghiệp có thêm các ý tưởng để cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.

    Thông tin tác giả

    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger