TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

8 BƯỚC ĐƠN GIẢN LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NHÀ HÀNG ĂN UỐNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Tìm hiểu về marketing cho nhà hàng ăn uống
  • 2. Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống
    • 2.1. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
    • 2.2. Xác định thị trường mục tiêu
    • 2.3. Thấu hiểu khách hàng
    • 2.4. Xây dựng mục tiêu marketing cho nhà hàng
    • 2.5. Xác định ngân sách marketing cho nhà hàng
    • 2.6. Chọn thông điệp marketing phù hợp
    • 2.7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
    • 2.8. Triển khai, đo lường và tối ưu
  • 3. Những xu hướng marketing nhà hàng nhất định phải thử trong 2025
    • 3.1. Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội
    • 3.2. Tối ưu hóa thực đơn
    • 3.3. Quảng cáo và ưu đãi đặc biệt
    • 3.4. Sáng tạo dịch vụ
    • 3.5. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động nhà hàng
    • 3.6. Cá nhân hóa dịch vụ khách hàng
  • 4. Case Study - Một số chiến lược marketing nhà hàng thành công
    • 4.1. Pizza 4P’s 
    • 4.2. KFC
    • 4.3. Haidilao

Muốn nhà hàng luôn đông khách và tăng doanh thu bền vững? Đừng bỏ lỡ kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống với chiến lược thu hút khách hàng, tối ưu chi phí và bứt phá trong thị trường F&B đầy cạnh tranh! Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR phân tích trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về marketing cho nhà hàng ăn uống

Chiến lược marketing nhà hàng ăn uống là một kế hoạch tiếp thị toàn diện nhằm gia tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online và offline. Đồng thời, chiến lược này tập trung vào xây dựng trải nghiệm ẩm thực xuất sắc, tăng sự hài lòng của khách hàng, từ đó thúc đẩy tần suất quay lại và tạo ra sự trung thành với thương hiệu.

Chiến lược marketing nhà hàng là gì?
Chiến lược marketing nhà hàng là gì?

Theo báo cáo Thị trường Kinh doanh Ẩm thực Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 do iPOS.vn công bố ngày 21/8, cả nước ghi nhận khoảng 304.700 nhà hàng, quán ăn đã đóng cửa. Con số này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành F&B.

Trong suốt 16 năm điều hành doanh nghiệp và tư vấn cho hàng nghìn chủ doanh nghiệp trong ngành F&B, Mr. Tony Dzung khẳng định trong thị trường biến động nhanh, thói quen tiêu dùng thay đổi và cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp F&B không thể chỉ dựa vào sản phẩm ngon mà cần chiến lược marketing bài bản để tồn tại và phát triển.

2. Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống

Theo quan điểm của Mr. Tony Dzung, Chủ tịch Hội đồng quản trị HBR Holdings, để một quán ăn hoặc nhà hàng phát triển bền vững và thu hút khách hàng, bạn cần có một chiến lược marketing bài bản ngay từ đầu.

Dưới đây là những bước quan trọng giúp bạn xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả, gia tăng nhận diện thương hiệu và thu hút thực khách đến với quán của mình.

8 bước lập kế hoạch cho nhà hàng ăn uống
8 bước lập kế hoạch cho nhà hàng ăn uống

2.1. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Ngành ẩm thực luôn là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi mỗi nhà hàng phải có chiến lược rõ ràng để nổi bật và thu hút thực khách. Do đó cần phải nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ để tìm ra điểm khác biệt giúp nhà hàng thu hút khách hàng.

Những yếu tố cần phân tích:

  • Vị trí nhà hàng: Khu vực có đông dân cư hoặc khách du lịch không? Có nhiều đối thủ cạnh tranh xung quanh không? Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực không? 
  • Mô hình kinh doanh của đối thủ: Họ nhắm đến phân khúc khách hàng nào? Thực đơn có gì đặc biệt? Chiến lược giá ra sao?
  • Hoạt động marketing: Đối thủ chủ yếu tiếp cận khách hàng qua kênh nào? Họ có chương trình ưu đãi gì để thu hút thực khách?
  • Trải nghiệm khách hàng: Chất lượng dịch vụ của đối thủ ra sao? Thời gian phục vụ nhanh hay chậm? Không gian quán có gì đặc biệt?
  • Sự khác biệt trong sản phẩm và concept: Đối thủ có điểm đặc biệt nào trong món ăn, nguồn nguyên liệu, cách chế biến không? Họ có theo đuổi một concept nhất quán không?
  • Chiến lược giữ chân khách hàng: Đối thủ có chương trình khách hàng thân thiết không? Họ có chiến lược remarketing để khách quay lại không?
  • Sự hiện diện trên nền tảng số: Đối thủ có đầu tư mạnh vào content trên mạng xã hội không? Họ có hợp tác với KOLs, reviewer để quảng bá không?

Cách tạo lợi thế cạnh tranh:

  • Khác biệt về thực đơn: Tạo ra các món ăn đặc trưng hoặc đổi mới thực đơn theo xu hướng.
    • Món ăn nào có thể trở thành “signature dish” của nhà hàng?
    • Làm thế nào để cân bằng giữa sáng tạo và đảm bảo hương vị phù hợp với khẩu vị số đông?
    • Có nên thường xuyên cập nhật thực đơn để theo kịp xu hướng ẩm thực không?
  • Khác biệt về trải nghiệm: Đầu tư vào thiết kế không gian, dịch vụ chuyên nghiệp hoặc trải nghiệm đặc biệt như bếp mở, live cooking.
    • Không gian nhà hàng có thể tạo ra điểm nhấn gì để thu hút khách hàng?
    • Làm thế nào để tạo nên một phong cách phục vụ chuyên biệt, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng?
    • Những yếu tố nào có thể giúp nhà hàng nâng cao trải nghiệm khách hàng ngoài đồ ăn ngon?
  • Khác biệt về marketing: Nếu đối thủ chủ yếu quảng bá trên Facebook, nhà hàng có thể kết hợp TikTok, Google Maps, hay hợp tác với influencer để mở rộng tệp khách hàng.
    • Nhà hàng có thể tận dụng nền tảng nào để tiếp cận khách hàng tốt hơn?
    • Chiến lược nội dung nào sẽ giúp nhà hàng nổi bật trên mạng xã hội?
    • Làm thế nào để tận dụng đánh giá từ khách hàng trên các nền tảng như Google Maps, Foody, TikTok để tăng độ uy tín?
    • Có nên tổ chức các sự kiện, chương trình ưu đãi đặc biệt để thu hút sự chú ý không?

2.2. Xác định thị trường mục tiêu

Xác định đúng thị trường mục tiêu giúp nhà hàng tập trung nguồn lực hiệu quả, từ đó xây dựng thương hiệu vững mạnh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Các yếu tố cần xem xét:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp của khách hàng tiềm năng.
  • Tâm lý khách hàng: Họ thích những bữa ăn sang trọng, món ăn độc lạ hay đơn giản là nơi để tụ tập bạn bè?
  • Hành vi tiêu dùng: Họ thường xuyên ăn ngoài hay chỉ đến vào dịp đặc biệt? Họ thích đặt hàng online hay ăn tại chỗ?
  • Vị trí địa lý: Nhà hàng phục vụ chủ yếu khách hàng địa phương hay khách du lịch?

Ví dụ về nhóm khách hàng tiềm năng:

Nhóm khách hàng giới trẻ yêu thích ẩm thực mới mẻ (Nhân khẩu học: Độ tuổi từ 18-30, thu nhập trung bình, học sinh, sinh viên hoặc nhân viên văn phòng)

  • Tâm lý khách hàng: Họ thích thử các món ăn mới lạ, độc đáo và có xu hướng tìm đến những nhà hàng có không gian trẻ trung, hiện đại, phù hợp để chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Hành vi tiêu dùng: Thường xuyên ăn ngoài vào buổi tối hoặc cuối tuần. Họ thích trải nghiệm các món ăn đặc sản, đặc biệt là những món ăn theo xu hướng mới như fusion food hay street food.
  • Vị trí địa lý: Các khu vực xung quanh trường học, khu văn phòng, các trung tâm thương mại, hoặc các khu vực nổi bật về đời sống đêm và ẩm thực.

2.3. Thấu hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng là chìa khóa để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, tối ưu trải nghiệm, và xây dựng lòng trung thành. Khi nắm bắt được nhu cầu, sở thích và hành vi của thực khách, nhà hàng có thể tạo ra những dịch vụ và chiến lược tiếp thị phù hợp, gia tăng tỷ lệ quay lại và thúc đẩy doanh thu bền vững.

Cách thu thập insight khách hàng:

  • Khảo sát thực tế: Hỏi trực tiếp khách hàng về sở thích và mong muốn khi dùng bữa tại nhà hàng.
  • Quan sát hành vi: Khách hàng thích gọi món nào nhất? Họ thường đi theo nhóm hay một mình?
  • Tìm hiểu phản hồi online: Xem đánh giá trên Google Maps, Facebook, TikTok để biết điểm mạnh và yếu của nhà hàng.
  • Phân tích dữ liệu bán hàng: Xác định món bán chạy, thời gian cao điểm.

Ứng dụng vào marketing:

  • Nếu khách thích chụp ảnh → Đầu tư không gian bắt mắt, tạo góc sống ảo.
  • Nếu khách quan tâm giá cả → Áp dụng combo, giảm giá vào khung giờ thấp điểm.
  • Nếu khách thích đặt hàng online → Hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn như Shopee Food, GrabFood, Bee

2.4. Xây dựng mục tiêu marketing cho nhà hàng

Mục tiêu marketing giúp nhà hàng định hướng chiến lược và đánh giá hiệu quả hoạt động. Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ tối ưu nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Theo Mr. Tony Dzung đánh giá, việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART giúp nhà hàng có định hướng rõ ràng, dễ theo dõi tiến độ và tối ưu chiến lược marketing hiệu quả hơn. SMART bao gồm 5 yếu tố quan trọng:

  • Cụ thể (Specific): Mục tiêu cần rõ ràng, tránh chung chung. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu “Tăng doanh thu”, hãy xác định rõ “Tăng doanh thu 30% trong 3 tháng đầu”.
  • Đo lường được (Measurable): Cần có các chỉ số cụ thể để đánh giá tiến độ, chẳng hạn như số lượng khách đặt bàn, lượt theo dõi trên mạng xã hội hoặc tỷ lệ khách quay lại.
  • Khả thi (Achievable): Mục tiêu phải thực tế và phù hợp với năng lực của nhà hàng. Ví dụ, không nên đặt mục tiêu quá xa vời như “Trở thành nhà hàng nổi tiếng nhất thành phố trong 1 tháng”.
  • Thực tế (Realistic): Cần cân nhắc nguồn lực sẵn có như ngân sách, nhân sự, địa điểm để đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng phát triển của nhà hàng.
  • Có thời hạn (Time-bound): Xác định khung thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu, ví dụ: “Đạt 500 khách hàng mới/tháng trong 6 tháng đầu tiên”.
Nguyên tắc SMART
Nguyên tắc SMART

Ví dụ về mục tiêu marketing cụ thể:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Đạt 10.000 lượt theo dõi trên Facebook, Instagram trong vòng 3 tháng bằng cách đẩy mạnh nội dung hấp dẫn và quảng cáo trên mạng xã hội.
  • Tăng doanh thu: Đạt 200 bàn đặt trước/tháng bằng cách triển khai chương trình khuyến mãi và hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn.
  • Xây dựng tệp khách hàng trung thành: Đạt 70% khách quay lại sau 3 tháng thông qua chương trình thẻ thành viên, ưu đãi dành riêng cho khách quen và nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.5. Xác định ngân sách marketing cho nhà hàng

Phân bổ ngân sách hợp lý giúp nhà hàng tối ưu hiệu quả marketing, tránh lãng phí và sử dụng nguồn lực một cách chiến lược. Điều này đảm bảo chi tiêu đúng trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng lâu dài.

Cách xác định ngân sách marketing hợp lý cho nhà hàng ăn uống

  • Dựa trên doanh thu dự kiến: Các nhà hàng thường chi khoảng 5-10% doanh thu cho marketing, nhưng nếu mới khai trương hoặc cần đẩy mạnh thương hiệu, mức đầu tư có thể tăng lên 10-15% để nhanh chóng thu hút khách hàng.
  • Dựa trên giai đoạn phát triển: Nhà hàng mới mở cần đầu tư mạnh vào quảng bá như giảm giá khai trương, hợp tác với food bloggers, quảng cáo trên nền tảng đặt bàn. Nhà hàng có lượng khách ổn định nên tập trung giữ chân khách bằng chương trình khách hàng thân thiết, tổ chức sự kiện theo chủ đề.
  • Dựa trên chiến lược marketing: Nếu nhắm đến khách hàng trẻ, việc đầu tư vào TikTok Ads, influencer marketing, review trên các nền tảng ẩm thực sẽ hiệu quả hơn. Nếu hướng đến nhóm doanh nhân, gia đình, có thể ưu tiên Facebook Ads, Google Ads và PR trên các trang review uyuống.
Xác định ngân sách hợp lý giúp nhà hàng phân bổ nguồn lực phù hợp
Xác định ngân sách hợp lý giúp nhà hàng phân bổ nguồn lực phù hợp

Quy tắc phân bổ ngân sách 70-20-10

  • 70% ngân sách – Tập trung vào kênh hiệu quả: Đây là các kênh đã chứng minh mang lại khách hàng ổn định như quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, tối ưu SEO, tiếp thị truyền miệng qua chương trình giới thiệu khách hàng thân thiết.
  • 20% ngân sách – Đầu tư vào kênh tiềm năng: Gồm các kênh có khả năng phát triển nhưng cần theo dõi hiệu quả trước khi mở rộng, như hợp tác với food bloggers, chạy quảng cáo trên Shopee Food, GrabFood, tài trợ sự kiện ẩm thực.
  • 10% ngân sách – Thử nghiệm ý tưởng sáng tạo: Dành để kiểm tra hiệu quả các chiến dịch mới như tổ chức workshop nấu ăn, ứng dụng AI chatbot hỗ trợ đặt bàn, tạo trend trên mạng xã hội nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu.

XEM THÊM: CHI PHÍ MARKETING CHIẾM BAO NHIÊU PHẦN TRĂM DOANH THU LÀ HỢP LÝ?

2.6. Chọn thông điệp marketing phù hợp

Một thông điệp truyền thông tốt không chỉ giúp nhà hàng ghi dấu ấn trong tâm trí thực khách mà còn truyền tải được giá trị thương hiệu một cách rõ ràng. Để làm được điều đó, bạn có thể áp dụng mô hình What – Who – Why như sau:

What – Thông điệp phục vụ cho mục tiêu gì?
Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu truyền thông của nhà hàng. Mỗi thương hiệu có một định hướng khác nhau, vì vậy thông điệp cần phù hợp với chiến lược kinh doanh.

Thông điệp marketing phù hợp sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng
Thông điệp marketing phù hợp sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng

Ví dụ về mục tiêu thông điệp:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Nhấn mạnh sự khác biệt của nhà hàng so với đối thủ. Ví dụ: "Nhà hàng hải sản tươi sống – Chế biến tại bàn ngay trước mắt thực khách!"
  • Thu hút thực khách mới: Tập trung vào các yếu tố hấp dẫn như chương trình ưu đãi, combo đặc biệt. Ví dụ: "Mua 1 tặng 1 – Trải nghiệm ngay set bít tết bò Mỹ cao cấp!"
  • Xây dựng khách hàng trung thành: Định hướng thông điệp thể hiện sự gắn kết, mang lại cảm giác thân thuộc cho thực khách. Ví dụ: "Ăn 5 lần, lần 6 miễn phí – Đặc quyền cho khách hàng thân thiết!"

Who – Ai là khách hàng mục tiêu?
Thông điệp chỉ thực sự hiệu quả khi chạm đến nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mà nhà hàng hướng đến. Vì vậy, cần xác định rõ đối tượng mục tiêu trước khi xây dựng nội dung truyền thông.

Ví dụ về nhóm khách hàng & cách tiếp cận thông điệp:

  • Dân văn phòng (25 - 45 tuổi): Cần không gian thoải mái, bữa ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. → "Bữa trưa ngon lành – Sẵn sàng tiếp năng lượng!"
  • Giới trẻ, Gen Z (18 - 30 tuổi): Yêu thích món ăn độc đáo, không gian đẹp để chụp ảnh. → "Món ngon cực chill – Check-in cực chất!"
  • Gia đình, người trung niên: Quan tâm đến dinh dưỡng, không gian ấm cúng. → "Ngon – Sạch – Lành, bữa ăn trọn vị cho cả gia đình!"

Việc xác định rõ khách hàng giúp thông điệp dễ dàng chạm đến cảm xúc và thói quen ăn uống của họ.

Why – Tại sao khách hàng nên quan tâm đến thông điệp này?
Một thông điệp truyền thông không chỉ mô tả món ăn mà còn cần tạo sự đồng cảm và hấp dẫn đối với khách hàng. Họ phải cảm thấy ấn tượng hoặc có lý do để trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng.

Cách làm cho thông điệp thu hút hơn:

  • Kết nối cảm xúc: Sử dụng ngôn từ gợi cảm giác thân thuộc, ấm áp hoặc độc đáo, mới lạ.
  • Đánh vào nhu cầu thực tế: Ví dụ: "Bạn có bao giờ băn khoăn tìm một quán ăn ngon nhưng không biết chọn ở đâu?"
  • Tạo sự khác biệt: Ví dụ: "Nhà hàng đầu tiên mang phong cách ẩm thực fusion tại thành phố!"

Khi thông điệp được xây dựng đúng cách, nó không chỉ giúp nhà hàng thu hút khách hàng mà còn tạo nên bản sắc riêng biệt trong thị trường ẩm thực.

2.7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Việc lựa chọn kênh truyền thông đúng đắn là yếu tố quan trọng giúp chiến lược marketing đạt hiệu quả cao. Nhà hàng cần xác định những nền tảng mà khách hàng tiềm năng thường xuyên sử dụng để tối ưu nguồn lực và ngân sách.

Kênh marketing trực tuyến:

Một số kênh marketing trực tuyến phù hợp cho kinh doanh nhà hàng
Một số kênh marketing trực tuyến phù hợp cho kinh doanh nhà hàng
  • Mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok): Chia sẻ hình ảnh món ăn, thông tin khuyến mãi, livestream quá trình chế biến, đăng video ngắn giới thiệu không gian nhà hàng, thử thách ẩm thực để tạo hiệu ứng lan truyền và thu hút khách hàng.
  • Google map: Cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, cập nhật thông tin nhà hàng và khuyến khích khách để lại đánh giá.
  • Quảng cáo trực tuyến (Facebook Ads, Google Ads): Nhắm mục tiêu theo khu vực, sở thích ăn uống để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
  • Hợp tác với KOLs & các hội nhóm ẩm thực: Tận dụng sức ảnh hưởng của food bloggers và cộng đồng yêu thích ẩm thực để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Kênh marketing trực tiếp:

  • Tổ chức sự kiện khai trương, chương trình biểu diễn âm nhạc, tiệc theo chủ đề để thu hút thực khách đến trải nghiệm.
  • Chính sách ưu đãi hấp dẫn: Tặng món ăn miễn phí cho khách hàng lần đầu ghé thăm, giảm giá khi khách hàng check-in tại nhà hàng để tạo sự tương tác.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Xây dựng chương trình tích điểm, quà tặng sinh nhật, chính sách đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết nhằm tăng tỷ lệ quay lại.

"Bên cạnh đó, việc nâng cao sự hiện diện trên các trang đánh giá trực tuyến là một yếu tố quan trọng, giúp khách hàng có thêm niềm tin trước khi quyết định ghé nhà hàng." - Mr. Tony Dzung nhấn mạnh.

2.8. Triển khai, đo lường và tối ưu

Sau khi triển khai các chiến dịch marketing, việc theo dõi hiệu quả và tối ưu hóa là bước quan trọng để nâng cao hiệu suất, cải thiện kết quả. Đây là bước cuối cùng trong chiến lược marketing, giúp nhà hàng điều chỉnh hướng đi phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Cách triển khai:

  • Phân chia kế hoạch theo từng giai đoạn: Trong những tháng đầu tiên, tập trung vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu, sau đó chuyển hướng sang giữ chân khách hàng và xây dựng tập khách hàng trung thành.
  • Theo dõi dữ liệu quan trọng:
    • Số lượng khách hàng mới và tỷ lệ khách hàng quay lại.
    • Hiệu quả quảng cáo thông qua chi phí trên mỗi khách hàng mới và tỷ lệ chuyển đổi.
    • Doanh thu mang lại từ từng chiến dịch marketing.
  • Thu thập phản hồi từ khách hàng: Đánh giá trên Google, mạng xã hội, các nền tảng đặt bàn trực tuyến và khảo sát trực tiếp để hiểu rõ trải nghiệm khách hàng.
  • Tối ưu chiến dịch theo dữ liệu thu thập được: Nếu một kênh quảng cáo không đạt hiệu quả như mong đợi, cần điều chỉnh nội dung, ngân sách hoặc thử nghiệm các kênh khác để tối ưu kết quả.

Việc theo dõi và tối ưu liên tục giúp nhà hàng nâng cao hiệu suất marketing, cải thiện trải nghiệm khách hàng và đảm bảo sự phát triển bền vững trong thị trường ẩm thực.

Marketing hiện đại không chỉ là sáng tạo nội dung và chạy quảng cáo. Để phát triển bền vững, lãnh đạo cần có kiến thức vững chắc để xây dựng chiến lược marketing bài bản, quản lý đội ngũ hiệu quả và ứng dụng AI vào các quy trình. Khóa học XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI sẽ giúp bạn:

  • Thấu hiểu thị trường và chinh phục khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng chiến lược marketing hiện đại từ lý thuyết đến thực tiễn
  • Áp dụng mô hình AI trong quản lý marketing, tăng hiệu quả chiến lược và giảm chi phí quảng cáo
  • Giải quyết các thách thức lớn nhất của lãnh đạo doanh nghiệp về marketing, xây dựng đội ngũ marketing bám đuổi mục tiêu
  • Cập nhật xu hướng marketing mới nhất trên toàn cầu

Với sự hướng dẫn trực tiếp từ Mr. Tony Dzung, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực marketing và quản trị, bạn sẽ có cơ hội nắm bắt những công cụ, kỹ năng và chiến lược hiệu quả để phát triển hệ thống marketing của doanh nghiệp, đưa bạn vươn lên dẫn đầu trong kỷ nguyên AI.

Đăng ký tư vấn ngay tại đây!

KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI - MR. TONY DZUNG
KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING HIỆN ĐẠI - MR. TONY DZUNG

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHOÁ HỌC HBR

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

3. Những xu hướng marketing nhà hàng nhất định phải thử trong 2025

Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy thách thức và cơ hội đối với ngành marketing nhà hàng. 

Theo Mr. Tony Dzung, để duy trì sức cạnh tranh, các nhà hàng cần bắt kịp xu hướng mới, từ việc áp dụng công nghệ AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cho đến việc tối ưu hóa chiến lược truyền thông qua các nền tảng mạng xã hội. 

Bên cạnh đó, xu hướng bền vững và trải nghiệm ẩm thực độc đáo cũng sẽ là yếu tố quan trọng giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

6 xu hướng marketing nhà hàng năm 2025
6 xu hướng marketing nhà hàng năm 2025

3.1. Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ là nơi để quảng bá sản phẩm mà còn là công cụ để xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Việc tương tác nhanh chóng và hiệu quả giúp nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến:

  • Facebook: Tạo trang fanpage để quảng bá món ăn, chương trình khuyến mãi và tương tác với khách hàng qua bình luận, tin nhắn.
  • Instagram: Chia sẻ hình ảnh, video món ăn hấp dẫn. Sử dụng Stories hoặc Reels để tạo sự chú ý và gắn kết với khách hàng.
  • TikTok: Tạo video ngắn, thử thách ẩm thực, hoặc giới thiệu món ăn độc đáo. Tăng cường sự sáng tạo để thu hút giới trẻ.
  • Zalo: Tương tác trực tiếp qua chat, gửi thông báo khuyến mãi, sự kiện, và phản hồi nhanh chóng.
  • YouTube: Đăng tải video dài về quy trình chế biến, câu chuyện món ăn. Livestream để tạo cơ hội giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
4 nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất 2025
4 nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất 2025

Ví dụ: Highlands Coffee (Facebook & TikTok):

  • Facebook: Highlands Coffee thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi và ưu đãi trên trang Facebook của họ. Ví dụ, họ đã chia sẻ thông tin về việc giảm giá lên đến 60% cho các sản phẩm cà phê trong dịp Tết.
  • TikTok: Highlands Coffee sử dụng TikTok để giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đặc biệt. Họ đã đăng video về ưu đãi "siêu yêu" trong dịp Valentine, khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ trải nghiệm của mình

3.2. Tối ưu hóa thực đơn

Thực đơn không chỉ đơn thuần là danh sách các món ăn, mà còn là công cụ marketing quan trọng giúp nhà hàng thu hút và giữ chân khách hàng. Năm 2025, các nhà hàng sẽ cần tối ưu hóa thực đơn của mình để đáp ứng nhu cầu và thói quen ăn uống đang thay đổi bao gồm:

  • Điều chỉnh thực đơn linh hoạt: Cập nhật thực đơn theo các xu hướng tiêu dùng như thực phẩm hữu cơ, ăn chay hay thuần chay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quan tâm đến sức khỏe. Việc cập nhật thực đơn thường xuyên sẽ giúp khách hàng cảm thấy được sự quan tâm và đáp ứng từ nhà hàng.
  • Lựa chọn món ăn hợp lý: Tinh giản thực đơn, tập trung vào các món ăn đặc trưng và dễ chế biến giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí, đồng thời mang đến sự lựa chọn dễ dàng cho khách hàng.
  • Trình bày hấp dẫn: Sử dụng hình ảnh đẹp mắt, mô tả hấp dẫn để thực đơn không chỉ là danh sách món ăn, mà còn là một phần của trải nghiệm khách hàng khi đến nhà hàng.

Ví dụ: Nhà hàng Cơm tấm Ba Ghiền tại TP. HCM đã áp dụng chiến lược tối ưu hóa thực đơn bằng cách đơn giản hóa các món ăn, đồng thời tập trung vào món cơm tấm đặc trưng để giữ được bản sắc của thương hiệu.

3.3. Quảng cáo và ưu đãi đặc biệt

Mỗi năm, các nhà hàng đều phải sáng tạo những chiến lược quảng cáo và chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Trong năm nay sẽ không phải ngoại lệ khi các chương trình khuyến mãi cần trở nên hấp dẫn và sáng tạo hơn bao giờ hết.

  • Chạy các chương trình ưu đãi: Các ưu đãi như giảm giá, combo đặc biệt, hay gói khuyến mãi vào giờ vàng sẽ giúp nhà hàng thu hút lượng khách hàng lớn, đồng thời tăng cường khả năng quay lại của khách hàng cũ.
  • Khuyến mãi theo dịp lễ hội: Tổ chức các chương trình ưu đãi theo các dịp lễ lớn hoặc các sự kiện đặc biệt trong năm sẽ tạo cơ hội để nhà hàng tiếp cận được lượng khách hàng mới và tạo thêm sự gắn kết với khách hàng hiện tại.
  • Quảng cáo trực tuyến: Tận dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook, Instagram, và Google Ads sẽ giúp nhà hàng tiếp cận được một lượng khách hàng rộng lớn và có thể dễ dàng điều chỉnh chiến lược quảng cáo theo nhu cầu cụ thể.

Ví dụ: Nhà hàng The Pizza Company tại TP. HCM thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá, ưu đãi combo hấp dẫn trong các dịp lễ, giúp thu hút khách hàng và kích thích lượng đặt hàng vào các khung giờ thấp điểm. Các chương trình này không chỉ giúp giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới thông qua quảng cáo trên Facebook và Instagram.

3.4. Sáng tạo dịch vụ

Khi khách hàng ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ, các nhà hàng sẽ cần sáng tạo ra các dịch vụ đặc biệt và độc đáo để tạo ấn tượng mạnh mẽ. Một số xu hướng sáng tạo dịch vụ hiện nay:

  • Dịch vụ kết hợp giải trí: Nhà hàng có thể kết hợp các yếu tố giải trí như âm nhạc sống, các chương trình biểu diễn hoặc các buổi tối thử món ăn độc đáo để khách hàng có thể thưởng thức không chỉ món ăn mà còn là một trải nghiệm mới mẻ.
  • Dịch vụ giáo dục: Tạo ra những lớp học nấu ăn hoặc các buổi chia sẻ về ẩm thực, giúp khách hàng không chỉ thưởng thức món ăn mà còn học hỏi thêm về các kỹ thuật nấu nướng.
  • Trải nghiệm khách hàng độc đáo: Tạo ra không gian mới lạ, dịch vụ khác biệt giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và hài lòng hơn mỗi lần ghé thăm.

Ví dụ: Nhà hàng Haidilao (TP. HCM và Hà Nội)

Haidilao nổi bật với dịch vụ sáng tạo và mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Một trong những điểm đặc biệt là "múa mì" – các nhân viên biểu diễn màn múa mì trong lúc chế biến món lẩu, tạo không khí vui nhộn và hấp dẫn. Ngoài ra, nhà hàng cũng cung cấp các dịch vụ thú vị như bàn làm đẹp miễn phí, khu vực chơi game cho trẻ em và chương trình giao hàng miễn phí trong khu vực gần nhà hàng. Những dịch vụ sáng tạo này không chỉ làm khách hàng hài lòng mà còn mang đến những trải nghiệm khó quên, khiến họ muốn quay lại nhiều lần.

3.5. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động nhà hàng

Công nghệ không còn là yếu tố xa lạ trong ngành nhà hàng, mà đã trở thành một phần không thể thiếu giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ.

  • Hệ thống quản lý thông minh: Áp dụng các hệ thống POS (Point of Sale) hiện đại giúp nhà hàng dễ dàng quản lý đơn hàng, thanh toán và xử lý dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Sử dụng AI để phân tích hành vi khách hàng, tối ưu hóa quy trình quản lý và đưa ra những gợi ý phù hợp với sở thích của khách hàng.
  • Menu kỹ thuật số: Thực đơn điện tử giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn món ăn, đặt chỗ và thanh toán chỉ qua một vài thao tác, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.
Một số công nghệ phù hợp với hoạt động nhà hàng
Một số công nghệ phù hợp với hoạt động nhà hàng

3.6. Cá nhân hóa dịch vụ khách hàng

Với khách hàng ngày càng yêu cầu cao về dịch vụ, cá nhân hóa là yếu tố quan trọng để nhà hàng tạo ra trải nghiệm đặc biệt và gắn kết lâu dài.

  • Phân tích sở thích khách hàng: Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng giúp nhà hàng hiểu rõ hơn về thói quen ăn uống của từng khách hàng, từ đó cung cấp những món ăn, dịch vụ phù hợp với nhu cầu riêng biệt của họ.
  • Tạo trải nghiệm riêng biệt: Cá nhân hóa không chỉ thông qua các món ăn mà còn bao gồm không gian, âm nhạc và các yếu tố khác để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và được chăm sóc đặc biệt.
  • Gợi ý món ăn và dịch vụ cá nhân hóa: Nhà hàng có thể cung cấp những gợi ý về món ăn hoặc ưu đãi đặc biệt dựa trên lịch sử giao dịch và sở thích của khách hàng, từ đó tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn.

4. Case Study - Một số chiến lược marketing nhà hàng thành công

4.1. Pizza 4P’s 

Pizza 4P’s là thương hiệu pizza được sáng lập tại Việt Nam, bởi cặp vợ chồng người Nhật Yosuke Masuko và Sanae Takasugi, được biết đến với chiến lược kinh doanh và marketing độc đáo. Thay vì đầu tư mạnh vào quảng cáo, 4P’s tập trung vào chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và truyền thông truyền miệng.

Định vị thương hiệu: 4P’s không chỉ đơn thuần là một nhà hàng pizza, mà còn mang trong mình triết lý “Pizza for Peace”, tạo ra không gian ấm cúng và kết nối con người thông qua ẩm thực. Thương hiệu nổi bật với thực đơn pizza kết hợp giữa ẩm thực Ý và Nhật Bản, như Pizza Burrata và Pizza cá hồi sốt Teriyaki. Không gian nhà hàng được thiết kế theo phong cách tối giản, lấy cảm hứng từ kiến trúc Nhật Bản, mang lại trải nghiệm tinh tế cho khách hàng.

Sản phẩm: 4P’s chú trọng vào chất lượng hơn là mở rộng nhanh chóng. Họ tự sản xuất phô mai tại Đà Lạt để đảm bảo nguyên liệu tươi ngon và độc đáo. Việc áp dụng mô hình bếp mở cho phép khách hàng quan sát trực tiếp quá trình chế biến pizza, tăng cường sự minh bạch và trải nghiệm.

Chiến lược truyền thông: Thay vì sử dụng quảng cáo rầm rộ, 4P’s khai thác sức mạnh của truyền miệng và nội dung do khách hàng tạo ra. Họ khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, hợp tác với các food blogger và KOLs để lan tỏa thương hiệu. Đồng thời, 4P’s chú trọng đến việc tối ưu hóa đánh giá trên các nền tảng như Google và Facebook, tăng cường uy tín và thu hút khách hàng mới.

Kết quả đạt được: Nhờ những chiến lược trên, Pizza 4P’s đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tính đến cuối tháng 4 năm 2024, thương hiệu đã mở rộng lên 32 cửa hàng trên khắp Việt Nam, bao gồm 14 cơ sở ở phía Nam và 12 cơ sở tại Hà Nội. Doanh thu dự kiến trong năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ yên (tương đương 67 triệu USD). Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 115,3 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước.

Tóm lại, bằng việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và chiến lược truyền thông hiệu quả, Pizza 4P’s đã xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ và đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng tại thị trường Việt Nam.

4.2. KFC

KFC (Kentucky Fried Chicken) là thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với gà rán đặc trưng. Với hệ thống cửa hàng rộng khắp, KFC đã trở thành lựa chọn quen thuộc của nhiều đối tượng khách hàng. Sự thành công của thương hiệu này đến từ những chiến lược kinh doanh và marketing linh hoạt, được phân tích dưới đây.

Bản địa hóa sản phẩm và đa dạng hóa thực đơn: KFC điều chỉnh thực đơn để phù hợp với khẩu vị người Việt, bổ sung các món như cơm gà, cháo gà, salad bắp cải. Sự kết hợp giữa ẩm thực phương Tây và hương vị địa phương giúp KFC mở rộng tệp khách hàng, từ giới trẻ đến gia đình và dân văn phòng.

Chiến lược truyền thông và quảng cáo: KFC đẩy mạnh quảng bá trên truyền hình, mạng xã hội, hợp tác với KOLs, TikToker để thu hút khách hàng trẻ. Thương hiệu này cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi kết hợp với GrabFood, Shopee, MoMo, tận dụng nền tảng số để tăng doanh thu.

Mở rộng hệ thống cửa hàng: KFC mở rộng mạnh mẽ tại các thành phố lớn, trung tâm thương mại và khu vực đông dân cư để tối ưu lượng khách hàng. Thương hiệu cũng triển khai mô hình cửa hàng nhỏ, linh hoạt để tiếp cận nhiều địa điểm mới mà không cần đầu tư lớn vào mặt bằng.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ: KFC đẩy mạnh kênh bán hàng online, tối ưu nền tảng đặt hàng trên website, ứng dụng di động và hợp tác với Grabfood, Befood, ShopeeFood. Năm 2024, KFC tiên phong livestream bán hàng trên TikTok với “KFC Mega Livestream”, đạt doanh thu ấn tượng trong thời gian ngắn.

Kết Quả Đạt Được:

  • Dẫn đầu bảng xếp hạng F&B: Năm 2024, KFC tiếp tục giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng các công ty dịch vụ F&B phổ biến tại Việt Nam, với điểm Total Score tăng 11% so với năm 2023, bỏ xa các đối thủ trong ngành.
  • Mở rộng hệ thống cửa hàng: Tính đến cuối năm 2024, KFC Việt Nam đã phát triển mạng lưới lên đến 200 cửa hàng tại 40 tỉnh thành, mở rộng độ phủ thị trường và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
  • Doanh thu từ kênh trực tuyến: Chỉ trong hai tháng triển khai chiến dịch livestream trên TikTok, KFC thu về hơn 1 tỷ đồng, chứng minh sự hiệu quả của việc tận dụng nền tảng video ngắn để tiếp cận khách hàng trẻ.
  • Tăng trưởng doanh thu: Trong năm 2024, KFC ghi nhận doanh thu gần 1.700 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng và củng cố vị thế tại thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.

Việc hiểu rõ thị trường, áp dụng chiến lược bản địa hóa sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông số, tận dụng nền tảng online và mở rộng hệ thống cửa hàng đã giúp KFC Việt Nam duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành F&B.

4.3. Haidilao

Haidilao, thương hiệu lẩu nổi tiếng từ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng tại thị trường Việt Nam nhờ áp dụng các chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả. Dưới đây là phân tích về các chiến lược chính và kết quả đạt được của Haidilao:

Đa dạng hóa sản phẩm và trải nghiệm khách hàng: Haidilao nổi tiếng với nước lẩu Tứ Xuyên đặc trưng, cùng thực đơn đa dạng như lẩu Thái, lẩu xương, lẩu nấm và nhiều món ăn kèm. Các hoạt động như biểu diễn múa mì giúp tạo nên trải nghiệm độc đáo cho thực khách.

Dịch vụ khách hàng xuất sắc: Haidilao chú trọng đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, mang đến dịch vụ tận tâm và chu đáo. Thương hiệu cung cấp nhiều tiện ích miễn phí như đồ ăn nhẹ, làm móng trong thời gian chờ, tạo sự thoải mái cho khách hàng.

Ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa quy trình: Haidilao sử dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đặt bàn trực tuyến đến robot phục vụ. Điều này giúp tối ưu hiệu suất hoạt động và mang lại sự mới mẻ khi dùng bữa.

Chiến lược marketing truyền miệng và tận dụng mạng xã hội: Thương hiệu khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội thay vì tập trung vào quảng cáo truyền thống. Hợp tác với KOLs và influencer giúp tăng cường nhận diện và thu hút giới trẻ.

Kết quả đạt được

  • Mở rộng hệ thống cửa hàng: Tính đến cuối năm 2024, Haidilao đã mở 14 nhà hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
  • Doanh thu ấn tượng: Tính đến cuối năm 2023, doanh thu của Super Hi International – công ty quản lý hoạt động quốc tế của Haidilao – đạt 686,4 triệu USD, tăng so với 558,2 triệu USD năm 2022. Trong đó, thị trường Việt Nam đóng góp 77,95 triệu USD, chiếm 11,4% tổng doanh thu của Super Hi.
  • Lượng khách hàng đông đảo: Với mức chi tiêu trung bình 19,4 USD/người tại Đông Nam Á, ước tính Haidilao tại Việt Nam đã phục vụ gần 4 triệu thực khách trong năm 2023, trung bình mỗi nhà hàng đón khoảng 680 khách mỗi ngày.

Những kết quả này cho thấy Haidilao đã thành công trong việc kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng xuất sắc và chiến lược marketing hiệu quả, từ đó xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ và thu hút lượng lớn khách hàng tại Việt Nam.

Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống không chỉ đơn thuần là một bảng kế hoạch, mà đó còn là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Từ việc phân tích thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược marketing đa kênh, tối ưu trải nghiệm khách hàng cho đến đo lường và điều chỉnh, mỗi bước trong chiến lược đều đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh thu và tạo dựng thương hiệu vững chắc.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp nhà hàng của mình thu hút khách hàng, tối ưu chi phí marketing và gia tăng lợi nhuận bền vững? Đăng ký ngay gói tư vấn chiến lược marketing chuyên sâu của Trường Doanh nhân HBR, nơi bạn sẽ được hướng dẫn từng bước để triển khai chiến lược marketing hiệu quả cho nhà hàng của mình.

Dưới sự dẫn dắt của Mr. Tony Dzung – một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và quản trị, bạn sẽ được trang bị những công cụ, phương pháp và chiến lược thực tiễn để xây dựng và tối ưu hóa hệ thống marketing, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thông tin tác giả

Tony Dzung tên thật là Nguyễn Tiến Dũng, là một doanh nhân, chuyên gia về marketing và nhân sự, diễn giả truyền cảm hứng có tiếng tại Việt Nam. Hiện Mr. Tony Dzung là Chủ tịch Hội đồng quản trị HBR Holdings - hệ sinh thái HBR Holdings bao gồm 4 thương hiệu giáo dục: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Trường Doanh Nhân HBR, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo Tiếng Anh Trẻ Em BingGo Leaders. 

Đặc biệt, Mr. Tony Dzung còn là một trong những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cấp NLP Master từ Đại học NLP và được chứng nhận bởi Hiệp hội NLP Hoa Kỳ. Anh được đào tạo trực tiếp về quản trị từ các chuyên gia nổi tiếng đến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới như Harvard, Wharton (Upenn), Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, SMU và MIT...

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline