TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

FDI LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁCH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI

Mục lục [Ẩn]

  • 1. FDI là gì?
  • 2. Đặc điểm của FDI là gì?
  • 2. Các loại hình đầu tư FDI
  • 3. Cách để phân loại vốn đầu tư FDI là gì?
    • 2.1. Phân loại theo hình thức
    • 2.2. Phân loại theo mục tiêu 
    • 2.3. Phân loại theo quy mô
    • 2.4. Phân loại dựa theo mục tiêu địa lý (Destination)
    • 2.5. Phân loại theo nhóm ngành công nghiệp
    • 2.6. Phân loại theo xuất xứ (Source Country)
  • 3. Vai trò đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam của FDI là gì?
    • 3.1. Vai trò của FDI đối với các doanh nghiệp
    • 3.2. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam
  • 4. Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện và cách thành lập
    • 4.1. Doanh nghiệp FDI là gì?
    • 4.2. Các hình thức doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
    • 4.2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI là gì?
    • 4.2. Cách thành lập doanh nghiệp FDI là gì?
  • 5. Một số thách thức của các doanh nghiệp FDI là gì?

FDI đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện đang cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn, minh bạch cho nhà đầu tư FDI. Vậy FDI và doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm, cách thành lập như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay tại bài viết này!

1. FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) có nghĩa là Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc công ty nước này vào các quốc gia khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh; mua cổ phần/ cổ phiếu hoặc hợp tác kinh doanh. Cá nhân hoặc công ty nước ngoài đó sẽ tham gia vào quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh nhận đầu tư.

Tìm hiểu FDI là gì?
Tìm hiểu FDI là gì?

2. Đặc điểm của FDI là gì?

Tổng quan, FDI có 3 đặc điểm sau đây:

  • Lợi nhuận: FDI hướng đến mục tiêu sinh lời, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư thông qua hoạt động kinh doanh, cổ tức, chênh lệch tỷ giá hối đoái... Lợi nhuận nhận được sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiệu quả hoạt động, thị trường, chính sách đầu tư..
  • Cơ sở tính lợi nhuận: Lợi nhuận được dự tính dựa trên các yếu tố khác nhau của dự án đầu tư như vốn đầu tư, chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm... 
  • Sự tham gia của các nhà đầu tư: Nhà đầu tư tự quyết định đầu tư vào dự án nào, với số vốn bao nhiêu và chịu trách nhiệm về lợi nhuận, lỗ thất và các nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư. Sau khi tham gia, nhà đầu tư có quyền kiểm soát và quản lý dự án nhận đầu tư.

2. Các loại hình đầu tư FDI

1 - Theo chiều ngang (Horizontal FDI)

Đầu tư theo chiều ngang là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành đầu tư vào một ngành, lĩnh vực mà họ đã có kinh nghiệm tại nước sở tại, nhằm mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh

Ví dụ: Công ty Samsung (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam.

2 - Theo chiều dọc (Vertical FDI)

Vertical FDI là hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khâu khác nhau trong cùng một chuỗi giá trị sản xuất, nhằm kiểm soát nguồn cung nguyên liệu, linh kiện, thị trường đầu ra hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam, sau đó đầu tư tiếp trang trại bò sữa để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sữa tươi.

3 - FDI tập trung

FDI tập trung là hình thức nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau không liên quan đến nhau, nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. 

Ví dụ: Tập đoàn AEON (Nhật Bản) đầu tư vào các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản, tài chính...

3 loại hình đầu tư vốn trực tiếp từ nước ngoài
3 loại hình đầu tư vốn trực tiếp từ nước ngoài

3. Cách để phân loại vốn đầu tư FDI là gì?

Hiện nay, có nhiều cách để phân loại vốn đầu tư FDI, nhưng phổ biến nhất là dựa trên 6 tiêu chí và phân loại cụ thể như sau:

Tiêu chí để phân loại FDI là gì?
Tiêu chí để phân loại FDI là gì?

2.1. Phân loại theo hình thức

Phân loại theo hình thức giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn thị trường mà họ tham gia cùng như cách thức quản lý hoạt động kinh doanh của nước sở tại. Gồm có các hình thức như sau:

Phân loại vốn FDI theo hình thức
Phân loại vốn FDI theo hình thức
  • Mua Cổ phần (Equity Investment): Nhà đầu tư mua cổ phần và trở thành cổ đông, có quyền tham gia vào quản lý, ra quyết định kinh doanh. Nhà đầu tư tận dụng kinh nghiệm quản lý và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp trong nước, giảm thiểu rủi ro và dễ thực hiện.
  • Xây dựng Công ty con (Wholly Owned Subsidiary): Ưu điểm loại hình này giúp bảo vệ bí mật công nghệ và thông tin kinh doanh, dễ dàng triển khai chiến lược kinh doanh của riêng mình. Tuy nhiên, nhà đầu tư buộc phải chấp nhận rủi ro cao hơn trong việc tiếp cận thị trường và nguồn lực địa phương.
  • Liên Doanh (Joint Venture): Hình thức liên doanh giúp nhà đầu tư tận dụng kinh nghiệm quản lý và nguồn lực sẵn có của cả hai bên. Để tránh mâu thuẫn trong quá trình hoạt động cần chọn đối tác phù hợp, uy tín.
  • Mua Sáng chế Công nghệ (Technology Licensing): Hình thức này có khả năng tiếp cận thị trường tốt, nhưng nhà đầu tư không kiểm soát hoàn toàn sản xuất và phân phối sản phẩm/ dịch vụ.
  • Hợp Tác Kinh Doanh (Business Cooperation): Hình thức nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với đối tác trong nước trong việc thực hiện dự án kinh doanh cụ thể mà không tạo ra một công ty mới hoặc liên doanh. Hình thức này linh hoạt, dễ dàng thực hiện hoặc giải tán hợp đồng

2.2. Phân loại theo mục tiêu 

Theo mục tiêu đầu tư, có những loại vốn FDI gì? Câu trả lời là có 5 phân loại sau đây:

Phân loại FDI theo mục tiêu đầu tư
Phân loại FDI theo mục tiêu đầu tư
  • Mở rộng thị trường kinh doanh (Market Expansion): Hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia sở tại để tiếp cận thị trường mới cho sản phẩm/ dịch vụ của họ. Hình thức này có thể tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả nhờ khả năng cạnh tranh, hình ảnh thương hiệu đã xây dựng được từ doanh nghiệp trụ sợ hoặc ở các quốc gia khác.
  • Tận dụng nguồn lao động giá rẻ (Labor Cost Advantage): Hình thức nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quốc gia sở tại để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, dồi dào. Từ đó, doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc trình độ tay nghề của người lao động địa phương có thể chưa cao, cần thời gian và công sức đào tạo.
  • Gia nhập vào thị trường lớn (Access to Large Consumer Market): Hình thức tham gia đầu tư vào các quốc gia có thị trường tiêu dùng lớn với dân số đông, nhu cầu cao, mức độ tăng trưởng hấp dẫn. Với hình thức này, để cạnh tranh hiệu quả doanh nghiệp đầu tư phải có chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất (Production Efficiency Improvement): Hình thức nhà đầu tư triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các quốc gia sở tại, Hình thức này đòi hỏi nhà đầu tư cần bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu cao cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và công nghệ, đào tạo nhân sự chất lượng cao để vận hành và bảo trì hệ thống.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (Access to Infrastructure): Hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia sở tại để xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, viễn thông... Nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao và rủi ro về thu hồi vốn đầu tư nếu không có đủ khách hàng sử dụng. 

2.3. Phân loại theo quy mô

Nhằm giúp các nhà đầu tư và các cơ quan chính phủ có cái nhìn tổng quan về cách mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI có thể tác động như thế nào đến nền kinh tế và phát triển của quốc gia cũng như đánh giá chính xác mức độ quan trọng của mỗi dự án cộng đồng, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn được phân loại theo quy mô. Cụ thể gồm có:

Phân loại FDI theo quy mô đầu tư
Phân loại FDI theo quy mô đầu tư
  • Dự án đầu tư nhỏ và trung bình (Small and Medium-sized Projects): Số vầu tư dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đô la. Các nguồn vốn này có thủ tục đầu tư dễ dàng, rủi ro thấp, thời gian thu hồi nhanh và linh hoạt để điều chỉnh quy mô, phạm vi của dự án đầu tư. Ví dụ như nhà máy chế biến thuỷ sản, công ty may mặc...
  • Dự án đầu tư lớn (Large Projects): Số vốn đầu tư thường từ vài chục triệu đô la trở lên. Dự án cỡ lớn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương và đóng góp và sự phát triển kinh kinh tế - xã hội. Dự án càng lớn thì thủ tục càng phức tạp, mức độ rủi ro càng cao và thời gian thu hồi vốn càng chậm. Ví dụ như xây dựng khu công nghiệp, nhà máy thuỷ điện, khu du lịch sinh thái...
  • Dự án đầu tư rất lớn (Mega Projects): Số vốn đầu tư dao động từ hàng tỷ đô la tới hàng chục tỷ đô la. Những dự án này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo và vị thế quốc gia sở tại, đồng thời thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Ví dụ như xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
  • Siêu dự án đầu tư nước ngoài (Super Mega Projects): Số vốn đầu tư có thể đạt đến hàng trăm tỷ đô la. Những siêu dự án sẽ thúc đẩy nền kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao vị thế của một quốc gia trên toàn cầu, thay đổi cục diện xã hội, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế. Ví dụ như xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt.

2.4. Phân loại dựa theo mục tiêu địa lý (Destination)

Phân loại FDI theo mục tiêu địa lý là cách phân chia dựa trên khu vực mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để đầu tư. Loại hình phân loại này giúp đánh giá xu hướng đầu tư FDI vào các khu vực cụ thể trong quốc gia sở tại, từ đó có thể đưa ra các chính sách thu hút đầu tư phù hợp.

Một số mục tiêu địa lý trong một quốc gia sở tại trong đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là:

Ví dụ phân loại FDI theo mục tiêu khu vực địa lý
Ví dụ phân loại FDI theo mục tiêu khu vực địa lý
  • Khu kinh tế (Special Economic Zone): Khu vực có chính sách ưu đãi thuế, phí, hải quan để thu hút đầu tư nước ngoài. Các khu kinh tế thường tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, dịch vụ cao cấp.
  • Khu công nghiệp (Industrial Zone): Khu vực tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất, có hạ tầng kỹ thuật tốt. Các khu công nghiệp thường thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, lắp ráp.
  • Vùng sâu, vùng xa (Remote Areas): Khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng còn nhiều khó khăn như giao thông, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... Các dự án FDI đầu tư vào vùng sâu, vùng xa thường tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, khai khoáng. 
  • Khu đô thị (Urban Areas): Khu vực tập trung dân cư đông đúc, có hạ tầng kỹ thuật tốt, dịch vụ đa dạng. Các dự án FDI đầu tư vào khu đô thị thường tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ..

Một số mục tiêu địa lý theo quy mô toàn cầu là khu vực Đông Nam Á, khu vực Hiệp hội Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu EU…

2.5. Phân loại theo nhóm ngành công nghiệp

Phân loại vốn FDI theo ngành công nghiệp là cách chia vốn đầu tư nước ngoài dựa trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư. Phân loại này giúp đánh giá xu hướng đầu tư FDI vào các ngành kinh tế cụ thể, từ đó có thể đưa ra các chính sách thu hút đầu tư phù hợp và hiệu quả. Vậy các ngành công nghiệp phổ biến thu hút vốn FDI là gì? Hiện có 5 nhóm ngành như sau:

  • Công nghiệp chế biến, lắp ráp (Manufacturing and Assembly) các sản phẩm như điện tử, dệt may, da giày, ô tô, xe máy...
  • Bất động sản (Real Estate) bao gồm các hoạt động đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản như khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch...
  • Tài chính - Ngân hàng (Finance and Banking) gồm có các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng như cho vay, huy động vốn, bảo hiểm...
  • Một số ngành dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế, vận tải...

2.6. Phân loại theo xuất xứ (Source Country)

Phân loại vốn FDI theo xuất xứ dựa trên quốc gia hoặc khu vực mà nhà đầu tư đến, giúp đánh giá nguồn gốc và đưa ra các chính sách thu hút đầu tư phù hợp và hiệu quả. Ví dụ như FDI vào Việt Nam có Samsung (Hàn Quốc), Toyota (Nhật Bản), Lenovo (Trung Quốc); FDI vào Nam Phi có BHP Billiton (Úc), BMW (Đức), General Electric (Mỹ)...

3. Vai trò đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam của FDI là gì?

FDI đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và nâng cao đời sống nhân dân. Vậy vai trò của FDI là gì? Quý Doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu trong phần bên dưới:

3.1. Vai trò của FDI đối với các doanh nghiệp

  • Nguồn vốn đầu tư: FDI cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Nguồn vốn trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thực hiện các dự án lớn, có tính chất đột phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • Truyền bá công nghệ mới: Các doanh nghiệp FDI thường mang theo những công nghệ tiên tiến, hiện đại triển khai vào doanh nghiệp Việt Nam. Lợi ích đem lại chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
  • Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp FDI thường áp dụng những phương thức quản trị tiên tiến, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phát triển bền vững. Từ đó góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng năng lượng
  • Mở rộng thị trường: FDI giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế thông qua mạng lưới phân phối và khách hàng của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có điều kiện để hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
  • Nâng cao trình độ, tay nghề lao động: Doanh nghiệp FDI thường áp dụng các tiêu chuẩn cao về quản lý chất lượng và an toàn lao động. Đây là một cơ hội rất lớn cho người lao động trong nước được đào tạo và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài.

3.2. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, FDI đã đóng góp 17% GDP, 30% kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 1 triệu việc làm cho Việt Nam. Vậy đối với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò cụ thể của FDI là gì?

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
  • Thu hút nguồn thu ngân sách thông qua việc nộp thuế cao của các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả. Nguồn thu ngân sách nhà nước tăng sẽ hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam, giúp nhân sự trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực R&D trong nước.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Doanh nghiệp FDI áp dụng tiêu chuẩn cao về quản lý và lao động, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người lao động Việt Nam.
  • Bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững: Hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.
  • Cải thiện cán cân thương mại: FDI thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại hối.
  • Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung vào các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường toàn cầu.

4. Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện và cách thành lập

Tính đến 20/12/2023, Việt Nam có 31.873 doanh nghiệp FDI còn hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký 380,4 tỷ USD. Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam. Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Cách thành lập như thế nào?

4.1. Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI được hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam nhưng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc điểm của doanh nghiệp này là:

  • Có vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc tổ chức có quốc tịch nước ngoài, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã có.
  • Thành lập theo pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp FDI phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về đầu tư, doanh nghiệp và các quy định liên quan khác.
  • Hoạt động kinh doanh đa dạng: Doanh nghiệp FDI có thể hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trừ một số lĩnh vực bị nhà nước hạn chế.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là gì?

4.2. Các hình thức doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp FDI có thể thực hiện các hình thức đầu tư sau tại Việt Nam:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế bao gồm các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, Công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài, Liên doanh...
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC). Đây là là hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, công nghệ, bí quyết kinh doanh... để thực hiện dự án đầu tư cùng nhau. Hợp đồng BCC phải được lập thành văn bản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Thực hiện dự án đầu tư vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc thông qua doanh nghiệp FDI đã được thành lập.
  • Một số hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Các hình thức của doanh nghiệp FDI là gì?
Các hình thức của doanh nghiệp FDI là gì?

4.2. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có quốc tịch nước ngoài, có năng lực pháp lý và tài chính để thực hiện dự án đầu tư và không thuộc danh sách các nhà đầu tư bị cấm đầu tư vào Việt Nam. Vốn đầu tư phải có nguồn gốc hợp pháp và được chuyển vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Số vốn tối thiểu sẽ tối thiểu tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và quy mô dự án.
  • Đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm: Doanh nghiệp FDI được phép kinh doanh trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, trừ một số ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tham khảo chi tiết danh sách các ngành nghề kinh doanh bị cấm  quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật: Doanh nghiệp chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020. Tiếp theo Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu được thông qua, doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI
Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

4.2. Cách thành lập doanh nghiệp FDI là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn 2 cách sau đây để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:

  • Cách 1: Thành lập công ty FDI trực tiếp có nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tiến hành chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư => Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ => Thành lập doanh nghiệp.
  • Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của công ty Việt Nam đã được thành lập => Công ty Việt Nam sẽ thực hiện thủ tục nâng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp => Cập nhật thông tin nhà đầu tư nước ngoài trong Điều lệ công ty và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước.

5. Một số thách thức của các doanh nghiệp FDI là gì?

Phân tích chi tiết các thách thức và đề xuất giải pháp để khắc phục các thách thức này:

  • Thứ nhất, vốn đầu tư nước ngoài bị sụt giảm mạnh. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam năm 2022 chỉ đạt 14,8 tỷ USD, giảm 32,6% so với năm 2021.
  • Thứ hai, khâu xử lý các thủ tục hành chính chậm và phức tạp. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 70% doanh nghiệp FDI cho rằng thủ tục hành chính tại Việt Nam còn quá rườm rà và phức tạp.
  • Thứ ba, môi trường đầu tư còn thiếu tính ổn định, cạnh tranh kém. Việt Nam tụt hạng 2 điểm trong năm 2023 trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số dễ dàng kinh doanh (DB)  cho thấy môi trường đầu tư còn nhiều bất ổn.
  • Thứ tư, tác động của thuế tối thiểu toàn cầu.Theo ước tính của tổ chức Baker McKenzie, Việt Nam có thể mất khoảng 2,3 tỷ USD doanh thu thuế từ doanh nghiệp FDI mỗi năm do áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Thu hút FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều FDI hơn, Việt Nam cần nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Tóm lại, FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trường Doanh nhân HBR mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp quý doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin chi tiết, cụ thể và hữu ích về FDI là gì? và cách thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger