TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

MARKETING 4P LÀ GÌ? CHI TIẾT 6 BƯỚC XÂY DỰNG MARKETING 4P

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Marketing 4P là gì? 
    • 1.1. Product (Sản Phẩm)
    • 1.2. Price (Giá thành)
    • 1.3. Place (Hệ thống phân phối)
    • 1.4. Promotion (Xúc tiến thương mại)
  • 2. Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing
    • 2.1. Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng
    • 2.2. Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp
    • 2.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng
    • 2.4. Mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng
  • 3. 6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?
    • Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
    • Bước 2: Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
    • Bước 3: Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)
    • Bước 4: Xác định và đánh giá các kênh phân phối
    • Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông
    • Bước 6: Theo dõi và đánh giá liên tục
  • 4. Ưu - nhược điểm khi ứng dụng 4P marketing
    • 4.1. Ưu điểm của 4P marketing
    • 4.2. Nhược điểm của 4P marketing
  • 5. CASE STUDY: Chiến lược Marketing 4P của Vinamilk
    • 5.1. Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm
    • 5.2. Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá
    • 5.3. Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối
    • 5.4. Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến thương mại

Marketing 4P là gì? Marketing 4P gồm 4 yếu tố: sản phẩm, giá, điểm bán và xúc tiến thương mại. Bài viết dưới đây, Trường Doanh Nhân HBR sẽ phân tích chi tiết 4 yếu tố trên và đưa ra 6 bước căn bản để xây dựng chiến lược Marketing 4P hiệu quả. 

1. Marketing 4P là gì? 

Marketing 4P, hay 4P marketing là một khung công cụ toàn diện giúp doanh nghiệp xác định đúng sản phẩm, định giá phù hợp, chọn lựa kênh phân phối tối ưu và thực hiện chiến dịch quảng cáo tối đa, đảm bảo sự thành công và tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. 

Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại cho rằng “Marketing mix là tập hợp các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi các mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường mục tiêu.”  

Mô hình Marketing 4P tập trung vào bốn yếu tố cơ bản của chiến lược marketing: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Quảng bá (Promotion).

Các yếu tố trong mô hình Marketing 4P
Các yếu tố trong mô hình Marketing 4P

1.1. Product (Sản Phẩm)

Sản phẩm (Product) đề cập đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Nó bao gồm tính năng, chất lượng, kiểu dáng, thương hiệu và giá trị mà sản phẩm mang lại. 

Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ: Sản phẩm cốt lõi (Core Product), sản phẩm cụ thể (Actual Product), sản phẩm gia tăng (Augmented Product) và sản phẩm tiềm năng (Potential Product).

Để tìm ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Các nhà quản trị có thể áp dụng Hồ sơ Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder. Hồ sơ Canvas gồm 2 phần: hồ sơ khách hàng (việc cần làm, nỗi đau của khách hàng và những lợi ích mà khách hàng mong muốn) và giải pháp giá trị (doanh nghiệp đưa ra thuốc chữa những nỗi đau, đưa ra sản phẩm thỏa mãn việc cần làm và mong muốn của khách hàng mục tiêu).

Ví dụ cách áp dụng hồ sơ Canvas vào tìm kiếm sản phẩm phù hợp
Ví dụ cách áp dụng hồ sơ Canvas vào tìm kiếm sản phẩm phù hợp

Trong chiến lược Marketing 4p, sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu để tạo ra doanh số cho một công ty. Các doanh nghiệp cần hiểu rất rõ vòng đời của sản phẩm.

Ngay cả khi sản phẩm của doanh nghiệp rất tốt và rất độc đáo cũng phải trải qua 4 giai đoạn: GIỚI THIỆU - PHÁT TRIỂN - TRƯỞNG THÀNH - SUY GIẢM. Hiểu được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tối ưu các tính năng của sản phẩm hoặc sáng tạo những sản phẩm mới. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. 

Khi xây dựng một sản phẩm mới trong chiến lược Marketing 4P, doanh nghiệp cần chú trọng đến 5 yếu tố sau:

  • Đặc điểm và tính năng của sản phẩm: Là những đặc điểm nổi bật và tính năng độc đáo của sản phẩm, giúp nó nổi bật so với đối thủ trên thị trường và tạo giá trị cho khách hàng.

  • Chất lượng và đáng tin cậy: Chất lượng là yếu tố quan trọng để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng. Sản phẩm cần được sản xuất và cung cấp với chất lượng cao không chỉ trong quá trình thiết kế và sản xuất, mà còn trong quá trình sử dụng và bảo hành.

  • Thương hiệu và giá trị mang lại: Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. 

  • Bao bì và thiết kế sản phẩm: Bao bì và thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp dẫn và nhận thức của khách hàng. Thiết kế sản phẩm cần tối ưu hóa tính năng, tiện ích và trải nghiệm người dùng.

  • Dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng: Bao gồm dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, sửa chữa và cung cấp thông tin hữu ích để khách hàng có thể tận hưởng sản phẩm một cách tốt nhất.

Các yếu tố về sản phẩm doanh nghiệp cần lưu ý
Các yếu tố về sản phẩm doanh nghiệp cần lưu ý

>>> XEM THÊM: 8 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM KINH DOANH NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

1.2. Price (Giá thành)

Giá trong Marketing Mix đề cập đến chi phí của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc xác định giá ảnh hưởng lớn đến kế hoạch Marketing của một công ty. 

Nếu sản phẩm được định giá quá cao so với khách hàng mục tiêu, thì sẽ ít người có khả năng mua sản phẩm đó. Ngược lại, nếu sản phẩm được định giá quá thấp, một số khách hàng có thể không tin tưởng vào chất lượng và bỏ qua. Điều này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.

Để lên chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu (công việc, thu nhập, thói quen mua sắm, sở thích…). Một số câu hỏi sau đây có thể giúp bạn xem xét giá của sản phẩm:

  • Mức giá của các đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm của bạn là bao nhiêu?

  • Mức giá mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu?

  • Mức giá nào được coi là quá cao hoặc quá thấp đối với đối tượng khách hàng của bạn?

  • Mức giá nào phù hợp nhất với thị trường mục tiêu của bạn?

Hiện nay, có rất nhiều chiến lược giá marketing 4P được đặt ra sao cho phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh của doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên, 5 chiến lược mà HBR giới thiệu dưới đây được sử dụng phổ biến hơn cả.

1 - Chiến lược giá xâm nhập

Định giá thâm nhập là một chiến lược tiếp thị được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn trong lần chào bán ban đầu. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ xa đối thủ cạnh tranh. Định giá thâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để làm cho nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.

2 - Chiến lược giá hớt váng

Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy) là chiến lược định giá cao nhất cho một sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Sau đó sẽ dần hạ xuống theo thời gian khi thị trường bão hòa hoặc công ty đã thu được lợi nhuận mong muốn.Chiến lược giá hớt váng được xây dựng theo quy mô kim tự tháp, mức giá cao sẽ phục vụ một số nhóm khách hàng nhất định. Sau đó sẽ giảm dần đến các phân khúc phổ thông dễ tiếp cận hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ.

Chiến lược giá hớt váng của Iphone
Chiến lược giá hớt váng của Iphone

3 - Chiến lược giá theo dòng sản phẩm

Chiến lược này liên quan đến việc định giá các sản phẩm trong một dòng sản phẩm khác nhau với mức giá khác nhau. Các sản phẩm có tính năng và giá trị cao hơn thường được định giá cao hơn, trong khi các sản phẩm có tính năng và giá trị thấp hơn được định giá thấp hơn.

4 - Chiến lược giá bán kèm

Chiến lược này liên quan đến việc định giá sản phẩm chủ yếu ở mức thấp hoặc gần bằng với giá thành, nhưng tạo ra lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm phụ, dịch vụ bổ sung hoặc phụ kiện liên quan. Mục tiêu là tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm bổ sung.

Chiến lược giá bán kèm của CGV
Chiến lược giá bán kèm của CGV

5 - Chiến lược giá tâm lý

Chiến lược này dựa trên tâm lý và cảm xúc của khách hàng đối với giá. Ví dụ, đặt giá 9,99 đô la thay vì 10 đô la để tạo ra ấn tượng giá thấp hơn. Chiến lược này tận dụng những thói quen và kỹ thuật tâm lý của khách hàng để tạo ra sự hấp dẫn và thu hút hơn.

Nhằm tối ưu hóa chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể tham khảo 10 thủ thuật giúp tăng doanh thu trong chiến lược Marketing Mix: 

  • Hiệu ứng chim mồi (Bait and Hook): Sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá cả hấp dẫn để thu hút khách hàng, sau đó tận dụng cơ hội để bán thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ khác có giá trị cao hơn.

  • Chiến dịch giảm giá và khuyến mãi: Tạo ra các chương trình giảm giá và khuyến mãi đặc biệt để kích thích khách hàng mua hàng và tăng cường doanh thu. Ví dụ: giảm giá theo phần trăm, mua một tặng một, giảm giá cho khách hàng thân thiết.

  • Chiến dịch đấu giá ngược (Reverse Auction): Tổ chức một cuộc đấu giá ngược, trong đó giá bắt đầu từ mức cao nhất và giảm dần. Khách hàng sẽ cạnh tranh giảm giá để mua sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo sự hứng thú và khuyến khích mua sắm.

  • Chiến dịch tăng giá giai đoạn: Thay vì tăng giá một lần duy nhất, tăng giá theo từng giai đoạn nhất định. Điều này giúp tạo sự kỳ vọng và khẩn khục từ phía khách hàng, khuyến khích họ mua hàng sớm hơn để tránh tăng giá.

  • Chiến dịch gói sản phẩm: Tạo ra các gói sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị kết hợp với mức giá hấp dẫn hơn so với việc mua từng mặt hàng riêng lẻ. Điều này khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và tăng doanh thu tổng thể.

  • Chiến dịch bán hàng theo thời gian giới hạn: Giới hạn thời gian cho một chương trình giảm giá đặc biệt, tạo sự kích thích và áp lực đối với khách hàng để mua hàng sớm hơn.

  • Chiến dịch phân loại giá: Tạo ra nhiều mức giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ cơ bản đến cao cấp. Điều này cho phép khách hàng lựa chọn theo nhu cầu và khả năng tài chính của họ, tăng khả năng chuyển đổi và doanh thu.

  • Chiến dịch tặng phẩm miễn phí: Cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nhỏ miễn phí cho khách hàng khi họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ chính. Điều này tạo sự hứng thú và khuyến khích mua hàng.

  • Chiến dịch định giá động (Dynamic Pricing): Sử dụng chiến lược định giá linh hoạt, dựa trên yếu tố như ngày và giờ mua hàng, tình trạng cạnh tranh và nhu cầu khách hàng để tối ưu hóa doanh thu.

  • Chiến dịch giá giỏ hàng (Cart Abandonment): Gửi email nhắc nhở và cung cấp ưu đãi đặc biệt cho khách hàng đã bỏ giỏ hàng mà chưa hoàn tất giao dịch. Điều này giúp khuyến khích khách hàng quay lại và hoàn tất giao dịch, tăng doanh thu.

Hiệu ứng chim mồi - Những mánh khóe trong chiến lược Marketing || Chiến lược marketing đỉnh cao

1.3. Place (Hệ thống phân phối)

Hệ thống phân phối (Place) là một trong bốn yếu tố cơ bản để xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Phân phối đề cập đến các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Nó tập trung vào việc tạo ra các kênh phân phối hiệu quả để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến đúng đối tượng khách hàng.

Vai trò của Place trong Marketing 4P
Vai trò của Place trong Marketing 4P

Kênh phân phối được xem là trung gian để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, với 5 kênh phân phối phổ biến dưới đây

1 - Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào. Trong kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có hoàn toàn quyền kiểm soát quá trình phân phối và tương tác trực tiếp với khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Kênh phân phối trực tiếp
Ưu và nhược điểm của Kênh phân phối trực tiếp

2 - Kênh mạng lưới phân phối

Kênh mạng lưới phân phối (network distribution channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một mạng lưới các đối tác độc lập như: đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối và các bên liên quan khác. Trong kênh mạng lưới phân phối, sản phẩm được chuyển giao từ nhà sản xuất qua các đối tác trung gian trước khi đến tay khách hàng cuối cùng.

Ưu và nhược điểm của Kênh mạng lưới phân phối
Ưu và nhược điểm của Kênh mạng lưới phân phối

3 - Kênh bán sỉ

Kênh bán sỉ (wholesale channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến các đại lý bán sỉ, người mua hàng với số lượng lớn để tiếp tục phân phối cho các khách hàng cuối cùng.

Ưu và nhược điểm của Kênh bán sỉ
Ưu và nhược điểm của Kênh bán sỉ

4 - Kênh chuyên ngành

Kênh chuyên ngành (specialty channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ tập trung vào một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Thông qua kênh này, sản phẩm được phân phối đến các đại lý chuyên ngành, những người có hiểu biết sâu về lĩnh vực đó và có khả năng cung cấp tư vấn chuyên môn cho khách hàng.

Ưu và nhược điểm của Kênh chuyên ngành
Ưu và nhược điểm của Kênh chuyên ngành

5 - Kênh thương mại điện tử

Kênh thương mại điện tử (e-commerce channel) là một hình thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các nền tảng trực tuyến. Thông qua kênh này, khách hàng có thể mua hàng trực tuyến và giao dịch qua các trang web, ứng dụng di động, hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.

Ưu và nhược điểm của Kênh thương mại điện tử
Ưu và nhược điểm của Kênh thương mại điện tử

1.4. Promotion (Xúc tiến thương mại)

Xúc tiến thương mại (promotion) là một phần quan trọng trong chiến lược marketing 4P của một doanh nghiệp. Promotion có tên gọi Tiếng Việt là quảng bá, chiêu thị, xúc tiến thương mại, truyền thông Marketing. Đây cũng là chữ P cuối cùng trong 4P Marketing mix. 

Xúc tiến bán giúp tạo nhận diện thương hiệu, tăng cường tiếp cận khách hàng, tạo động lực mua hàng và xây dựng quan hệ khách hàng lâu dài. Qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ sau bán hàng, doanh nghiệp có thể tạo sự tương tác, tin tưởng và lòng trung thành từ khách hàng.

Để tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần vào tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp, các nhà quản trị nên hiểu rõ 6 loại hình xúc tiến thương mại dưới đây để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

  • Quảng cáo: Bao gồm truyền hình, quảng cáo trên mạng, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên mạng xã hội (Fanpage), tài liệu nội bộ, tài trợ chương trình truyền hình. Quảng cáo giúp thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo sự nhận biết và tạo hứng thú mua hàng.

  • Quan hệ công chúng: Bao gồm sự kiện, từ thiện, phát ngôn, công tác truyền thông và xây dựng hình ảnh công ty. Quan hệ công chúng giúp xây dựng và quản lý hình ảnh, tạo độ tin cậy và tạo sự quan tâm của công chúng.

  • Khuyến mãi: Bao gồm giảm giá, phiếu giảm giá, mua một tặng một, chương trình khuyến mại, quà tặng kèm sản phẩm. Khuyến mãi giúp tạo động lực mua hàng, tăng doanh số và tạo sự hài lòng cho khách hàng.

  • Truyền thông trực tuyến: Bao gồm email marketing, quảng cáo trực tuyến, marketing trên mạng xã hội, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), marketing nội dung. Truyền thông trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua Internet và các nền tảng trực tuyến.

  • Quảng cáo truyền thông đa phương tiện: Bao gồm quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, tạp chí và các phương tiện truyền thông truyền thống khác. Quảng cáo truyền thông đa phương tiện giúp đưa thông điệp quảng cáo đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tạo sự nhận diện thương hiệu.

  • Marketing trực tiếp: Bao gồm telesales, gửi thư trực tiếp, telemarketing, quảng cáo trực tiếp qua email. Marketing trực tiếp giúp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo ra sự cá nhân hóa và tăng cường tương tác.

Các hình thức xúc tiến thương mại phổ biến hiện nay
Các hình thức xúc tiến thương mại phổ biến hiện nay

🔥XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHUYÊN NGHIỆP là bước đầu cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể vận hành hệ thống marketing một cách bài bản, đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý/chủ doanh nghiệp là những người đi lên từ chuyên môn, không có kiến thức bài bản về marketing, hoặc vẫn đang vận hành hệ thống marketing "cũ" trong một môi trường kinh doanh mới đầy biến động như hiện nay khiến doanh số tụt giảm, khách hàng quay lưng.

👉Thấu hiểu điều đó, Trường doanh nhân HBR kết hợp cùng Mr. Tony Dzung triển khai khóa học chuyên sâu về marketing giúp ban lãnh đạo, các quản lý cấp cao công ty một hệ thống kiến thức khoa học, kèm với các công cụ quan trọng & các kỹ năng cần thiết trong việc xây dựng năng lực quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp. Đăng ký tham gia ngay tại đây!

KHÓA HỌC HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP
KHÓA HỌC HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

2. Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing

Marketing 4P là một khái niệm quan trọng trong chiến lược marketing, đại diện cho bốn yếu tố cốt lõi trong quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Marketing 4P sẽ mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp. 

2.1. Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Yếu tố sản phẩm (Product) đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để thành công, doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm mới, độc đáo và chất lượng để cung cấp giá trị và tạo sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.

2.2. Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu (brand value) và uy tín doanh nghiệp (company reputation) là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo sự ưu ái của khách hàng. Chiến lược giá cả (Price) và xúc tiến (Promotion) phải được thiết kế sao cho phù hợp với giá trị thương hiệu và mang lại lợi ích cho khách hàng, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

2.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Tầm quan trọng của yếu tố sự phân phối (Place) trong Marketing 4P là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp để sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả. Đồng thời, phải đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, không vi phạm quy định và đạo đức kinh doanh.

2.4. Mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng

Marketing 4P được thiết kế để đáp ứng và tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng. Qua việc tạo ra sản phẩm chất lượng, định giá hợp lý, sử dụng kênh phân phối thuận tiện và thực hiện các hoạt động xúc tiến hiệu quả, doanh nghiệp tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu và tạo sự hài lòng.

Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing
Tầm quan trọng của Marketing 4P là gì trong chiến lược Marketing

3. 6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?

Để xây dựng và phát triển mô hình Marketing 4P phù hợp, các nhà quản trị cần hiểu và thực hiện 6 bước dưới đây.

Bước 1: Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Thấu hiểu và xác định chân dung khách hàng mục tiêu là bước nền tảng, quyết định sự thành bại của toàn bộ chiến lược marketing. Hãy hình dung khách hàng của doanh nghiệp như những người bạn thân thiết, doanh nghiệp cần biết họ là ai, họ muốn gì, họ sống như thế nào, mối bận tâm của họ là gì...

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp cần chia nhỏ thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, hành vi mua sắm. Việc này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các phân khúc có tiềm năng nhất.
  • Tạo dựng persona khách hàng: Tạo ra những hình ảnh đại diện cho các nhóm khách hàng khác nhau (persona) giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của họ.
  • Sử dụng công cụ: Các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights, khảo sát trực tuyến,... giúp thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng một cách hiệu quả.

Bước 2: Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã hiểu rõ khách hàng, bạn cần tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của mình. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó đưa ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

  • Lập danh sách đối thủ: Liệt kê tất cả các đối thủ cạnh tranh, cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của từng đối thủ.
  • So sánh sản phẩm/dịch vụ: So sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ về chất lượng, giá cả, tính năng, thiết kế,...

Bước 3: Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)

USP là yếu tố làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt và hấp dẫn hơn so với đối thủ. Đây là yếu tố cốt lõi giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng. Để xác định USP, bạn cần:

  • Phân tích điểm mạnh: Tìm ra những gì mà sản phẩm/dịch vụ của bạn làm tốt hơn so với đối thủ.
  • Nghiên cứu khách hàng: Tìm hiểu xem khách hàng đang tìm kiếm những gì ở một sản phẩm/dịch vụ tương tự.
  • Kết hợp cả hai: Tìm ra điểm giao nhau giữa điểm mạnh của bạn và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn có chất lượng cao hơn nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn, thì USP của bạn có thể là "Chất lượng cao, giá cả phải chăng".

Bước 4: Xác định và đánh giá các kênh phân phối

Kênh phân phối là con đường để sản phẩm/dịch vụ của bạn đến tay khách hàng. Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số bán hàng.

  • Kênh phân phối đa kênh: Kết hợp nhiều kênh phân phối khác nhau để tiếp cận tối đa khách hàng, ví dụ: cửa hàng truyền thống, bán hàng trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội.
  • Phân tích hiệu quả kênh phân phối: Đánh giá hiệu quả của từng kênh phân phối dựa trên doanh số, chi phí, tỷ lệ chuyển đổi.
  • Xây dựng mối quan hệ với đối tác: Nếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, cần xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác để đảm bảo hàng hóa được phân phối một cách hiệu quả.

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông giúp bạn xây dựng nhận thức về thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số.

  • Xác định mục tiêu truyền thông: Bạn muốn đạt được điều gì thông qua chiến dịch truyền thông này?
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Chọn các kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng và ngân sách của bạn, ví dụ như mạng xã hội, truyền hình, báo chí,...
  • Tạo nội dung hấp dẫn: Tạo ra những nội dung sáng tạo, hữu ích và phù hợp với sở thích của khách hàng.
  • Đo lường hiệu quả: Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông để có thể điều chỉnh kịp thời.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá liên tục

Việc theo dõi và đánh giá là vô cùng quan trọng để bạn có thể biết được chiến lược marketing của mình có đang hiệu quả hay không và cần điều chỉnh những gì.

  • Thiết lập các chỉ số KPI: Xác định các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của chiến lược marketing, ví dụ như doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng mới,...
  • Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như website, mạng xã hội, phần mềm quản lý bán hàng,...
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để tìm ra những xu hướng và đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu.
6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?
6 bước phát triển 4P trong chiến lược Marketing 4P là gì?

>>> XEM THÊM: ĐIỂM DANH 10 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ MARKETING TỐT NHẤT HIỆN NAY

4. Ưu - nhược điểm khi ứng dụng 4P marketing

4.1. Ưu điểm của 4P marketing

  • Cơ sở vững chắc cho hoạch định chiến lược: Mô hình 4P cung cấp một khung khổ rõ ràng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị toàn diện. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng từng yếu tố P, doanh nghiệp có thể xác định được những gì cần làm để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Dễ hiểu và áp dụng: Các khái niệm trong mô hình 4P khá đơn giản và dễ hiểu, giúp các nhà quản lý ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp đều có thể tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược.
  • Linh hoạt và tùy biến: Mô hình 4P có thể được điều chỉnh và áp dụng cho nhiều loại sản phẩm, dịch vụ và thị trường khác nhau. Doanh nghiệp có thể tùy biến mô hình này để phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
  • Tối ưu hóa hiệu quả: Bằng cách cân bằng các yếu tố 4P, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động marketing, từ đó giảm thiểu lãng phí và tăng lợi nhuận.
  • Cung cấp nền tảng cho các mô hình phức tạp hơn: Mô hình 4P là nền tảng cho nhiều mô hình marketing hiện đại hơn, như 7P, 4C, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường.

4.2. Nhược điểm của 4P marketing

  • Quá tập trung vào sản phẩm: Mô hình 4P có xu hướng tập trung quá nhiều vào việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, mà ít quan tâm đến việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như trải nghiệm khách hàng, mối quan hệ với khách hàng và giá trị thương hiệu.
  • Ít linh hoạt trong môi trường cạnh tranh cao: Trong môi trường kinh doanh hiện đại, với sự phát triển của công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt, mô hình 4P có thể trở nên quá cứng nhắc và không đủ để đáp ứng các yêu cầu mới.
  • Không tính đến yếu tố môi trường: Mô hình 4P chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp, mà ít quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, chính trị, pháp luật (PESTEL).
  • Khó áp dụng cho các sản phẩm/dịch vụ phức tạp: Với những sản phẩm/dịch vụ có tính chất cá nhân hóa cao hoặc đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ với khách hàng, mô hình 4P có thể gặp khó khăn trong việc mô tả đầy đủ các yếu tố liên quan.
  • Không phản ánh đầy đủ hành vi của khách hàng: Mô hình 4P chủ yếu tập trung vào các yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát, mà ít quan tâm đến hành vi của khách hàng, đặc biệt là trong thời đại mà khách hàng ngày càng có nhiều quyền lực và thông tin.

5. CASE STUDY: Chiến lược Marketing 4P của Vinamilk

Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong ngành công nghiệp sữa. Chiến lược Marketing 4P của Vinamilk đã góp một phần to lớn vào sự thành công của doanh nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu về điểm độc đáo, nổi bật của chiến lược Marketing 4P của Vinamilk dưới đây.

Đánh giá chiến lược Marketing 4P của Vinamilk
Đánh giá chiến lược Marketing 4P của Vinamilk

5.1. Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm

1 - Vinamilk luôn nỗ lực mở rộng danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm của Vinamilk đa dạng về các dòng sữa dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của các khách hàng tiềm năng. Một số dòng sản phẩm chính của Vinamilk phải kể đến.

  • Sữa tươi: Vinamilk Fresh, Vinamilk Sugar Free.

  • Sữa đặc: Sữa đặc có đường, Sữa đặc không đường.

  • Sữa chua: Sữa chua truyền thống, Sữa chua trái cây, Sữa chua đậu nành.

  • Sữa bột: Sữa bột cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi, Sữa bột cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Sữa bột cho trẻ từ 3 - 12 tuổi, Sữa bột cho người lớn.

  • Bơ sữa: Bơ sữa tươi, Bơ sữa không đường.

  • Sữa tăng cân:Vinamilk Weight Gain Plus.

2 - Cung cấp sản phẩm chất lượng cho mọi khách hàng

Vinamilk đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cũng đã đầu tư đáng kể vào việc nuôi bò sữa Organic, tự trồng cỏ, xây dựng chuồng, và chuẩn bị dinh dưỡng cho bò để tạo ra nguồn sữa thơm ngon tự nhiên nhất. Trang trại bò Tây Ninh quy mô hơn 400 ha đã được Vinamilk đầu tư xây dựng, cung cấp nguyên liệu chất lượng. 

3 - Bao bì bắt mắt, thân thiện với môi trường

Vinamilk đã thực hiện chiến dịch Re-Branding mang tên "Vươn tầm thế giới" với thiết kế mới và ngôn ngữ thương hiệu cân bằng giữa giá trị truyền thống và khát vọng vươn tới toàn cầu. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk mang phong cách hiện đại và đa dạng sắc màu, nhằm thu hút lứa tuổi thanh thiếu niên năng động và đổi mới. Bên cạnh đó, Vinamilk tiếp tục sử dụng bao bì bằng giấy dễ phân hủy và tái chế, nhằm thể hiện cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

5.2. Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá

Vinamilk áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh trong thị trường sữa bột bằng cách giảm giá sản phẩm và tạo ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Điều này giúp tạo ra một lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng trong khi cạnh tranh với các đối thủ như Dutch Lady, TH True Milk và FrieslandCampina. Các chương trình khuyến mại tặng kèm và gói giá trị có thể giúp tăng doanh số bán hàng và tạo lợi thế trong thị trường sữa bột. 

5.3. Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối

Vinamilk có một hệ thống phân phối nội địa rộng lớn, bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối qua sàn thương mại điện tử và xuất khẩu nước ngoài. Họ sử dụng các kênh phân phối như cửa hàng phân phối chính, siêu thị, kênh VMS và trang web thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Vinamilk đã đầu tư mở rộng hệ thống tủ đông, tủ mát và xe lạnh để đảm bảo việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng.

5.4. Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến thương mại

Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube… Một trong những TVC nổi tiếng nhất của Vinamilk đó là “SỮA TƯƠI VINAMILK 100% - BÒ VUI THẬT, SỮA NGON THẬT”. TVC có sự xuất hiện của những chú bò được chăm sóc tận tình, vui tươi nhảy múa trên cánh đồng cỏ bao la cùng câu hát “Bò được chăm lo, thế nên bò vui…” Câu hát này nhằm khẳng định cam kết của Vinamilk trong việc đầu tư cho nguồn sữa sạch, đưa những ly sữa tươi đầy dinh dưỡng đến người dùng Việt Nam và trên toàn thế giới. TVC đã thu hút 31 triệu lượt xem trên nền tảng Youtube với nhiều bình luận tích cực từ cộng đồng mạng.

Chiến lược marketing 4P dẫn đầu thị trường của Vinamilk

>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK - ĐIỀU LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT

Trên đây là khái niệm Marketing 4P là gì và 6 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết này các nhà quản trị sẽ tìm ra cho doanh nghiệp mình một bộ chiến lược Marketing mix phù hợp.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger