TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

BẬT MÍ 10 BÍ QUYẾT THU HÚT NHÂN TÀI HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Thu hút nhân tài là gì?
  • 2. 10 bí quyết thu hút nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 2.1. Xác định chính xác các tiêu chí tuyển dụng 
    • 2.2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn ứng viên
    • 2.3. Xem ứng viên như khách hàng
    • 2.4. Nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng
    • 2.5. Xây dựng chế độ đãi ngộ hấp dẫn
    • 2.6. Cam kết đào tạo và phát triển nhân viên
    • 2.7. Xây dựng bể nhân tài cho doanh nghiệp
    • 2.8. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực
    • 2.9. Hành động ngay khi tìm được ứng viên phù hợp
    • 2.10. Tận dụng mạng lưới quan hệ của những nhân sự hiện tại
  • 3. Tại sao doanh nghiệp cần thu hút nhân tài?
  • 4. Phân biệt thu hút nhân tài và tuyển dụng

Thu hút nhân tài là một phương diện quan trọng nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có một đội ngũ ứng viên ổn định, sẵn sàng thực hiện các mục tiêu dài hạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu thu hút nhân tài là gì và 10 bí quyết giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài hiệu quả. 

1. Thu hút nhân tài là gì?

Thu hút nhân tài là quá trình tìm kiếm, tiếp cận và tuyển dụng những cá nhân xuất sắc, có năng lực cao, phù hợp với mục tiêu và văn hoá của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm các hoạt động như quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, đưa ra các chính sách phúc lợi hấp dẫn và xây dựng chương trình tuyển dụng hiệu quả.

Mục đích của việc thu hút nhân tài là giúp doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ ứng viên ổn định, đảm bảo nguồn nhân lực sẵn sàng cho các hoạt động dài hạn thay vì chỉ chú trọng vào các giá trị ngắn hạn.

Thu hút nhân tài là gì?
Thu hút nhân tài là gì?

2. 10 bí quyết thu hút nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp

Vậy làm thế nào để lôi kéo những ứng viên tiềm năng gia nhập đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp? Dưới đây là 10 bí quyết giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài hiệu quả. 

BÍ QUYẾT THU HÚT & TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI MARKETING CHO DOANH NGHIỆP | MARKETING SUMMIT 2024

2.1. Xác định chính xác các tiêu chí tuyển dụng 

Xác định chính xác các tiêu chí tuyển dụng nhằm đảm bảo thu hút nhân tài phù hợp với doanh nghiệp. Tiêu chí tuyển dụng là các yêu cầu và tiêu chuẩn mà một ứng viên cần đáp ứng để phù hợp với một vị trí công việc cụ thể. 

Đối với mỗi vị trí công việc cụ thể, nhà tuyển dụng cần xác định từ 5 - 10 tiêu chí tuyển dụng quan trọng nhất bằng cách đặt những câu hỏi sau:

  • Yêu cầu công việc: Công việc này bao gồm những nhiệm vụ cụ thể gì?
  • Kinh nghiệm làm việc: Ứng viên cần có nền tảng kinh nghiệm gì để thực hiện công việc này?
  • Kỹ năng: Những kỹ năng cần thiết mà ứng viên phải có là gì?
  • Tính cách, thái độ: Ứng viên có tính cách và thái độ làm việc như thế nào sẽ phù hợp với vị trí công việc này? 

Ngoài ra, để xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng chính xác, nhà tuyển dụng cần tham khảo ý kiến từ các bên liên quan, chẳng hạn như trưởng phòng/ban và các nhân viên đang đảm nhận vị trí tương tự. 

Xác định chính xác các tiêu chí tuyển dụng
Xác định chính xác các tiêu chí tuyển dụng

>>> XEM THÊM: QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUẨN ĐỂ NHẬN DIỆN ĐÚNG NGƯỜI TÀI

2.2. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn ứng viên

Kế hoạch tuyển dụng bao gồm bản mô tả yêu cầu tuyển dụng và bộ câu hỏi phỏng vấn. Theo đó, để xây dựng kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn, doanh nghiệp có thể triển khai các phương pháp sau:

1 - Viết mô tả chức danh một cách sáng tạo

Ví dụ, với vị trí tuyển dụng là Kỹ sư lập trình bằng ngôn ngữ Java, doanh nghiệp có thể viết mô tả chức danh như sau: “Kỹ sư lập trình Java có niềm đam mê với công nghệ”. 

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ chú trọng vào tính cách của ứng viên chứ không chỉ là những kiến thức và kỹ năng của họ. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ thu hút được những ứng viên có kiến thức, kỹ năng mà còn thu hút được những người có đam mê đặc biệt với công nghệ.

2 - Cá nhân hoá bản mô tả yêu cầu tuyển dụng

Thay vì viết một bản mô tả yêu cầu chung cho nhiều ứng viên, hãy tưởng tượng doanh nghiệp đang viết một bản mô tả đặc biệt dành riêng cho ứng viên lý tưởng của mình.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể viết một bản mô tả công việc cho vị trí Kỹ sư lập trình công nghệ Java như sau:

“Công việc này liên quan đến việc xây dựng một phần mềm y học giúp cứu chữa bệnh nhân. Bạn sẽ là thành viên trong một đội ngũ nhân sự sáng tạo, chuyên thiết kế các phần mềm dành cho một số thiết bị y khoa tiên tiến trên thế giới. Kỹ năng lập trình Java của bạn sẽ giúp các thiết bị này vận hành trơn tru và hiệu quả hơn. Qua đó, bạn sẽ góp phần mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân trên thế giới.” 

3 - Chọn những từ khóa phổ biến

Hãy chọn những từ khóa “hot” và được nhiều người tìm kiếm để lồng ghép vào nội dung tuyển dụng. Điều này đảm bảo ứng viên tiềm năng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển dụng trên các trang tìm kiếm.

4 - Soạn thảo một danh sách câu hỏi hấp dẫn

Doanh nghiệp nên tập trung vào các đặc điểm của ứng viên thay vì chỉ dựa vào số năm kinh nghiệm và tránh đặt những câu hỏi lý thuyết cho họ. 

Ví dụ, nhà tuyển dụng không nên đặt những câu hỏi như:

  • Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
  • Bạn hiểu thế nào về lập trình ngôn ngữ Java?

Thay vào đó, nhà tuyển dụng nên đặt những câu hỏi như:

  • Bạn có thể chia sẻ về dự án phần mềm gần đây nhất mà bạn phát triển bằng ngôn ngữ Java không?
  • Nhóm của bạn đã xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình lập trình như thế nào?
  • Tại sao bạn lại chọn Java làm ngôn ngữ lập trình chính thay vì các ngôn ngữ khác?
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn ứng viên
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hấp dẫn ứng viên

>>> XEM THÊM: CÁC MẪU CONTENT TUYỂN DỤNG HẤP DẪN ỨNG VIÊN TRÊN ĐA NỀN TẢNG

2.3. Xem ứng viên như khách hàng

Đối xử với ứng viên như những “người đi xin việc” có thể khiến họ cảm thấy căng thẳng, không thể hiện hết khả năng của mình và có ấn tượng tiêu cực về doanh nghiệp. Do đó, khi tương tác với ứng viên, nhà tuyển dụng phải thể hiện thái độ quan tâm và tôn trọng như đang đối xử với khách hàng. Từ đó, ứng viên sẽ cảm thấy hào hứng với vị trí tuyển dụng và có ấn tượng tích cực về doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cần đối xử công bằng với tất cả ứng viên, đảm bảo rằng mọi hồ sơ đều được xem xét và nhận được phản hồi chính thức từ doanh nghiệp.

2.4. Nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng

Thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh và danh tiếng của một doanh nghiệp trong mắt các ứng viên tiềm năng. Một thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh mà còn thu hút và giữ chân những nhân tài xuất sắc.

Để nâng cao thương hiệu tuyển dụng, doanh nghiệp có thể:

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, khuyến khích sự phát triển của cá nhân nhằm giúp ứng viên cảm thấy hứng thú với tổ chức
  • Xác định và truyền đạt các giá trị cốt lõi: Truyền đạt rõ ràng các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và các cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty qua các phương tiện truyền thông
  • Quảng bá thành công của nhân viên: Chia sẻ các câu chuyện thành công và trải nghiệm tích cực của nhân viên hiện tại trên các phương tiện truyền thông đại chúng
  • Chương trình đại sứ thương hiệu: Khuyến khích các nhân viên hiện tại chia sẻ tích cực về doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội
    • Tạo ra trải nghiệm ứng viên tuyệt vời: Đảm bảo quá trình tuyển dụng chuyên nghiệp, giao tiếp hiệu quả với ứng viên và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ 

    Nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng
    Nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng

    2.5. Xây dựng chế độ đãi ngộ hấp dẫn

    Chế độ đãi ngộ là yếu tố hàng đầu mà ứng viên quan tâm khi quyết định nộp đơn vào doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng một chế độ đãi ngộ hấp dẫn, đảm bảo xứng đáng với năng lực của nhân viên và phù hợp với điều kiện của công ty.

    Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những cách sau:

    • Trả lương dựa trên hiệu quả làm việc: Áp dụng chính sách tính lương, thưởng dựa trên hiệu suất công việc. Bằng cách này, các ứng viên tiềm năng sẽ cảm mức lương họ nhận được xứng đáng với năng lực của họ và có cơ hội nhận được nhiều hơn nếu làm việc tốt tại doanh nghiệp 
    • Thực hiện chi trả các loại phụ cấp: Doanh nghiệp chi trả đầy đủ các loại phụ cấp cho nhân viên như chi phí đi lại, ăn trưa, thiết bị làm việc,...Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tặng phiếu mua hàng, voucher giảm giá cho nhân viên khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty
    • Áp dụng chế độ thưởng trước hoặc có điều kiện: Áp dụng chế độ thưởng trước cho nhân viên kèm theo một số điều kiện bắt buộc. Nếu không hoàn thành cam kết, phần thưởng sẽ bị thu hồi. Ngoài ra, công ty có thể áp dụng hình thức “treo thưởng” và hứa hẹn sẽ chi trả cho nhân viên nếu họ đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể

    >>> XEM THÊM: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH

    2.6. Cam kết đào tạo và phát triển nhân viên

    Để thu hút nhân tài hiệu quả, doanh nghiệp không thể bỏ qua việc triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. Thông qua các chương trình này, nhân viên sẽ được cập nhật thêm kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên xác định mục tiêu và nắm bắt các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ.

    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo cơ hội cho nhân viên giao lưu và kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của họ để tiếp thu thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.

    >>> XEM THÊM: BẬT MÍ 9 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ HÀNG ĐẦU

    2.7. Xây dựng bể nhân tài cho doanh nghiệp

    Xây dựng bể nhân tài là chiến lược chủ động tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng ngay cả khi công ty không có vị trí nào đang bỏ trống. Đây là một xu hướng đổi mới trong các chiến lược tuyển dụng, giúp tiết kiệm thời gian tuyển dụng và đảm bảo nguồn nhân tài ổn định cho tổ chức.

    Để làm được điều này, doanh nghiệp cần:

    • Dự đoán nhu cầu tuyển dụng trong tương lai và lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết
    • Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng thông qua các kênh như mạng xã hội, sự kiện ngành, hội thảo và các chương trình kết nối
    • Giữ liên lạc thường xuyên với các ứng viên tiềm năng thông qua email hoặc các buổi gặp gỡ để chuẩn bị cho nhu cầu tuyển dụng trong tương lai
    • Phát triển các chiến dịch tuyển dụng và nội dung quảng bá hấp dẫn để thu hút các ứng viên tiềm năng
    Xây dựng bể nhân tài cho doanh nghiệp
    Xây dựng bể nhân tài cho doanh nghiệp

    2.8. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

    Một thương hiệu tuyển dụng có nền tảng văn hóa yếu sẽ khó thu hút ứng viên. Ngược lại, nếu văn hóa doanh nghiệp đủ tích cực và mạnh mẽ, công ty sẽ dễ dàng thu hút những ứng viên tiềm năng. Nếu cảm thấy yêu thích và phù hợp với văn hóa công ty, họ thậm chí sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

    Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, doanh nghiệp cần:

    • Xác định những giá trị cốt lõi: Xác định các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn duy trì và truyền đạt tới nhân viên. Những giá trị này nên phản ánh sứ mệnh và tầm nhìn của công ty
    • Xác định quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức: Quy tắc ứng xử bao gồm các tiêu chuẩn về sự chuyên nghiệp, trung thực, tôn trọng trong môi trường làm việc. Chuẩn mực đạo đức là các nguyên tắc đạo đức mà doanh nghiệp theo đuổi, phản ánh cách doanh nghiệp tương tác với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng…
    • Giao tiếp cởi mở và minh bạch: Khuyến khích giao tiếp cởi mở và minh bạch giữa các cấp bậc trong doanh nghiệp. Đảm bảo thông tin quan trọng được chia sẻ công khai và các phản hồi từ nhân viên được lắng nghe
    • Thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết: Khuyến khích sự hợp tác và gắn kết giữa các thành viên thông qua các các dự án chung, các buổi họp định kỳ và các hoạt động tập thể khác 
    • Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Xây dựng một môi trường làm việc cởi mở mà ở đó, nhân viên được khuyến khích đưa ra những ý kiến cá nhân, được tôn trọng sự khác biệt và được đối xử công bằng

    >>> XEM THÊM: TOP 6 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VỮNG MẠNH

    2.9. Hành động ngay khi tìm được ứng viên phù hợp

    Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đợi đến khi phỏng vấn xong tất cả các ứng viên trong danh sách rồi mới quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định nhanh chóng bởi nếu không, các công ty đối thủ có thể sẽ nhanh tay cướp mất ứng viên tiềm năng về phía họ. 

    2.10. Tận dụng mạng lưới quan hệ của những nhân sự hiện tại

    Tuyển dụng thông qua giới thiệu là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để thu hút nhân tài. Theo đó, doanh nghiệp có thể tận dụng mạng lưới quan hệ của đội ngũ nhân viên hiện tại để chiêu mộ những ứng viên tiềm năng về với doanh nghiệp. 

    Để làm được điều này, doanh nghiệp cần:

    • Xây dựng quy trình giới thiệu rõ ràng, minh bạch: Chẳng hạn, ứng viên được giới thiệu bởi nhân viên trong công ty vẫn sẽ phải trải qua các vòng thử thách như những ứng viên bình thường
    • Xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn: Áp dụng các hình thức đãi ngộ hấp dẫn cho những nhân viên có công chiêu mộ nhân tài về doanh nghiệp. Chẳng hạn như tăng lương, tặng quà cho nhân viên
    Tận dụng mạng lưới quan hệ của đội ngũ nhân sự hiện tại
    Tận dụng mạng lưới quan hệ của đội ngũ nhân sự hiện tại

    3. Tại sao doanh nghiệp cần thu hút nhân tài?

    Trong cuộc chiến tranh giành nhân tài thời kỳ 4.0, doanh nghiệp nào thu hút được nhiều cá nhân xuất sắc hơn, doanh nghiệp đó sẽ giành ưu thế. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà hoạt động thu hút nhân tài mang lại cho doanh nghiệp. 

    • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Thu hút nhân tài giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân sự ổn định, chất lượng cao. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi thế trong cuộc chiến tranh giành nhân tài 4.0 
    • Tăng cường hiệu suất làm việc: Những nhân viên xuất sắc thường có khả năng làm việc hiệu quả và chất lượng cao, giúp tăng cường hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp
    • Đổi mới và sáng tạo: Nhân tài là những người có khả năng tư duy sáng tạo và đóng góp những ý tưởng mới mẻ, giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến, đổi mới và phát triển 
    • Phát triển bền vững: Thu hút nhân tài đảm bảo doanh nghiệp luôn có một đội ngũ chất lượng cao để thực hiện các chiến lược dài hạn, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
    • Giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo: Thu hút và giữ chân nhân tài giúp giảm thiểu chi phí tuyển dụng và chi phí đào tạo nhân viên mới do tỷ lệ thay thế nhân viên giảm

    Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những yếu tố chính giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển. Và để làm được điều này, thương hiệu tuyển dụng vững mạnh là điều không thể bỏ qua. Thấu hiểu tầm quan trọng của thương hiệu tuyển dụng, Trường Doanh Nhân HBR tổ chức chương trình Thương hiệu tuyển dụng - Xây dựng vị thế trong cuộc chiến thu hút và giữ chân nhân tài kỷ nguyên 5.0.

    KHOÁ HỌC THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG

    Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
    Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
    Loading...
    ĐĂNG KÝ NGAY

    4. Phân biệt thu hút nhân tài và tuyển dụng

    Thu hút và tuyển dụng nhân tài đều liên quan đến việc bổ sung nhân lực giỏi cho doanh nghiệp. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt nhất định. 

    Tuyển dụng

    Thu hút nhân tài

    Mục tiêu

    Đảm bảo tìm được ứng viên phù hợp để lấp đầy vị trí trống vào thời điểm cần thiết, giúp các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ

    Đặc biệt chú trọng vào xây dựng và phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng, khiến ứng viên tự tìm đến doanh nghiệp. Điều này giúp việc tuyển dụng nhân tài cho các vị trí cấp cao trở nên dễ dàng hơn.

    Thời gian thực hiện

    Mang tính cấp bách và ngắn hạn. Khi đã tuyển đủ nhân sự cho vị trí trống, quá trình tuyển dụng sẽ kết thúc

    Cần có kế hoạch và định hướng phát triển nhân sự cụ thể. Sau đó, xác định các yếu tố nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng. Quá trình này có thể kéo dài trong vài năm

    Đội ngũ thực hiện

    Phòng nhân sự phối hợp với các phòng ban chuyên môn thực hiện dưới sự phê duyệt của Ban Giám đốc

    Lãnh đạo doanh nghiệp, phòng nhân sự và phòng chuyên môn

    Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm thu hút nhân tài là gì và tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, gợi ý 10 bí quyết giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chính sách thu hút nhân tài. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết sẽ là gợi ý tuyệt vời để doanh nghiệp thực hiện các chính sách nhằm chiêu mộ những cá nhân xuất sắc về với đội ngũ của mình.  

    Thông tin tác giả

    Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
    Đăng ký ngay
    Hotline
    Zalo
    Facebook messenger