Trường doanh nhân HBR ×

BẬT MÍ 12 HÌNH MẪU THƯƠNG HIỆU GIÚP DOANH NGHIỆP NÂNG TẦM VỊ THẾ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Hình mẫu thương hiệu là gì?
  • 2. Giá trị của hình mẫu thương hiệu với doanh nghiệp
  • 3. Điểm danh 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến hiện nay
    • 3.1. The Innocent - hình mẫu thương hiệu ngây thơ 
    • 3.2. The Hero - hình mẫu thương hiệu người hùng
    • 3.3. The Caregiver - hình mẫu thương hiệu người chăm sóc 
    • 3.4. The Explorer - hình mẫu thương hiệu người khai phá 
    • 3.5. The Lover - hình mẫu thương hiệu tình nhân 
    • 3.6. The Jester - hình mẫu thương hiệu chú hề 
    • 3.7. The Sage - hình mẫu thương hiệu nhà hiền triết 
    • 3.8. The Creator - hình mẫu thương hiệu người sáng tạo
    • 3. 9. The Ruler - hình mẫu thương hiệu người cai trị 
    • 3.10. The Magician - hình mẫu thương hiệu ảo thuật gia 
    • 3.11. The Outlaw - hình mẫu thương hiệu người phá vỡ nguyên tắc 
    • 3.12. The Everyman/Everywoman - hình mẫu thương hiệu người bình thường 
  • 4. Cách sử dụng hình mẫu để xây dựng thương hiệu
    • 4.1. Xác định hình mẫu phù hợp với thương hiệu
    • 4.2. Phát triển các yếu tố thương hiệu phù hợp với hình mẫu 
    • 4.3. Tạo thông điệp thương hiệu và nội dung marketing phù hợp hình mẫu 
    • 4.4. Xây dựng mối liên hệ cảm xúc với khách hàng dựa trên hình mẫu 

Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nổi bật, độc đáo hiện nay là điều rất quan trọng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của hình mẫu thương hiệu và áp dụng nó vào chiến lược xây dựng thương hiệu để nâng tầm vị thế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu chi tiết về 12 hình mẫu thương hiệu - brand archetypes.

1. Hình mẫu thương hiệu là gì?

Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) là hình tượng cô đọng, đại diện cho một thương hiệu, biểu trưng cho tính cách, thuộc tính và giá trị riêng của thương hiệu doanh nghiệp. Hình mẫu thương hiệu giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt và gắn kết với khách hàng ở cấp độ cảm xúc.

Hình mẫu thương hiệu bắt nguồn từ nghiên cứu của Carl Jung - một nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ. Ông cho rằng con người có thể được phân loại thành 12 loại tính cách cơ bản, được gọi là "archetype" (tạm dịch là "nguyên mẫu"). Những nguyên mẫu này phản ánh những nhu cầu và khát vọng cơ bản của con người và chúng cũng thể hiện trong các câu chuyện, thần thoại và văn hóa đại chúng.

Trên cơ sở những nghiên cứu của Carl Jung, Margaret Mark và Carol S. Pearson đã phát triển một hệ thống phân loại 12 hình mẫu thương hiệu áp dụng vào kinh doanh. Mỗi hình mẫu thương hiệu có những tính cách, thuộc tính và giá trị riêng, phù hợp với những nhu cầu và mong muốn của những nhóm khách hàng khác nhau. 

2. Giá trị của hình mẫu thương hiệu với doanh nghiệp

12 hình mẫu thương hiệu phổ biến được sử dụng trong marketing và đem lại những giá trị tuyệt vời cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu các giá trị của hình mẫu thương hiệu dưới đây! 

Giúp định vị thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình một cách rõ ràng và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khi lựa chọn một hình mẫu thương hiệu phù hợp, doanh nghiệp sẽ xác định được những giá trị cốt lõi và định hướng phát triển của thương hiệu. Điều này sẽ giúp thương hiệu được khách hàng nhận biết và ghi nhớ một cách dễ dàng.

Giúp xây dựng nhận diện thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu là nền tảng, cơ sở để xây dựng nhận diện thương hiệu (brand identity). Nhận diện thương hiệu bao gồm những yếu tố như logo, slogan, màu sắc, kiểu chữ,... Khi xây dựng nhận diện thương hiệu dựa trên hình mẫu thương hiệu, các yếu tố này sẽ được thể hiện một cách thống nhất, mang đậm dấu ấn và phong cách của thương hiệu.

Giúp xây dựng mối liên hệ cảm xúc với khách hàng

Đặc biệt, hình mẫu thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng mối liên hệ cảm xúc với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy thương hiệu có hệ thống giá trị và tính cách tương đồng với họ, họ sẽ có cảm giác gắn bó và tin tưởng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường lòng trung thành của khách hàng và tạo ra những khách hàng trung thành.

Giúp tạo lợi thế cạnh tranh

Xác định đúng hình mẫu thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khi doanh nghiệp có một hình mẫu thương hiệu rõ ràng và khác biệt sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và giúp thương hiệu nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và đẩy mạnh việc tăng doanh thu.

Nhìn chung, hình mẫu thương hiệu là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thành công. Khi lựa chọn và xây dựng hình mẫu thương hiệu phù hợp, doanh nghiệp sẽ có thể định vị thương hiệu, xây dựng nhận diện thương hiệu, xây dựng mối liên hệ cảm xúc với khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Giá trị của hình mẫu thương hiệu với doanh nghiệp
Giá trị của hình mẫu thương hiệu với doanh nghiệp

3. Điểm danh 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến hiện nay

4 cấp độ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU - Đâu là cấp độ mơ ước của Doanh nghiệp?

12 hình mẫu thương hiệu đại diện cho các đặc điểm, giá trị, tính cách riêng biệt. Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu chi tiết về 12 hình mẫu đó ngay sau đây!

3.1. The Innocent - hình mẫu thương hiệu ngây thơ 

The Innocent có đặc điểm đó là: tươi sáng, lạc quan, tin tưởng, vui vẻ, trẻ trung, đơn giản và hồn nhiên. Hình mẫu thương hiệu này mang đến niềm vui, sự lạc quan, niềm tin cho khách hàng. Để có thể áp dụng hình mẫu thương hiệu này vào marketing, doanh nghiệp có thể ứng dụng các cách sau: 

  • Sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh vui tươi, hài hước

  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi

  • Kể những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung, vui tươi

Một số thương hiệu đã ứng dụng hình mẫu này thành công đó là Disney, Hello Kitty, Dove. Họ hướng đến giá trị hồn nhiên, vui tươi, ngây thơ bởi chính sản phẩm của họ cung cấp cho trẻ em. 

Hình mẫu thương hiệu ngây thơ
Hình mẫu thương hiệu ngây thơ

3.2. The Hero - hình mẫu thương hiệu người hùng

Hình mẫu thương hiệu người hùng có đặc điểm nổi bật đó là: can đảm, mạnh mẽ, bảo vệ, thành công và chiến thắng. Khi sử dụng hình mẫu này sẽ đem đến cảm giác mạnh mẽ và tin tưởng cho khách hàng. Để áp dụng thành công hình mẫu này, doanh nghiệp có thể áp dụng các quy tắc sau: 

  • Sử dụng màu sắc mạnh mẽ, hình ảnh ấn tượng

  • Sử dụng ngôn ngữ khẳng định, mạnh mẽ

  • Tạo ra những thử thách, khó khăn để người dùng vượt qua

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, thành công

Nike là thương hiệu điển hình cho hình mẫu người dùng, các chiến dịch marketing của họ hướng đến việc xây dựng và khích lệ tinh thần vượt qua thử thách, khẳng định sự vững vàng của mình. Với sản phẩm chính là giày thể thao, đây là hướng xác định hình mẫu phù hợp và hiệu quả.

>>> XEM THÊM: 6 BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU HẤP DẪN

3.3. The Caregiver - hình mẫu thương hiệu người chăm sóc 

Hình mẫu người chăm sóc có đặc điểm nổi bật là: sự quan tâm, vị tha, giúp đỡ, yêu thương, chăm sóc và thể hiện tình yêu. Hình mẫu này đem đến cho khách hàng cảm giác được yêu thương, chăm sóc chu đáo. Để áp dụng hình mẫu này thành công, doanh nghiệp nên chú ý: 

  • Sử dụng màu sắc ấm áp, hình ảnh thân thiện

  • Sử dụng ngôn ngữ dịu dàng, ấm áp

  • Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người dùng

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, gần gũi

Johnson & Johnson là thương hiệu điển hình cho hình mẫu người chăm sóc, với đối tượng khách hàng trẻ em. Cách xây dựng các chiến lược marketing, bán hàng cũng như thể hiện đặc điểm thương hiệu của họ đều rất nhẹ nhàng, ấm áp và tạo sự chăm sóc chu đáo. 

Hình mẫu thương hiệu người chăm sóc
Hình mẫu thương hiệu người chăm sóc

3.4. The Explorer - hình mẫu thương hiệu người khai phá 

Hình mẫu người khai phá có đặc điểm chính đó là: tự do, sáng tạo, khám phá, phiêu lưu, mạo hiểm và mới mẻ. Sử dụng hình mẫu này đem lại cho khách hàng cảm giác tự do và chinh phục, khám phá điều mới mẻ. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình mẫu khai phá này vào chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu như sau:

  • Sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh độc đáo

  • Sử dụng ngôn ngữ kích thích sự tò mò, khám phá

  • Tạo ra những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo, sáng tạo

Apple là một thương hiệu điển hình cho hình mẫu khai phá, luôn hướng đến cho ra mắt các sản phẩm mới mẻ, độc đáo và nâng cấp liên tục. Điều này đã đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, được thay đổi thường xuyên. 

>>> XEM THÊM: 6 BƯỚC XÂY DỰNG TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

3.5. The Lover - hình mẫu thương hiệu tình nhân 

Hình mẫu tình nhân có đặc điểm nổi bật đó là lãng mạn, quyến rũ, yêu thương. Sử dụng hình mẫu này sẽ đem đến cảm giác được yêu thương, hạnh phúc cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình mẫu này bằng cách: 

  • Sử dụng màu sắc thương hiệu lãng mạn, hình ảnh gợi cảm

  • Sử dụng ngôn ngữ ngọt ngào

  • Khơi gợi cảm xúc yêu thương, lãng mạn trong nội dung và hình tượng truyền tải 

Coca Cola là thương hiệu tình nhân điển hình. Các chiến dịch marketing của Coca Cola luôn hướng đến việc kết nối yêu thương. Hình mẫu thương hiệu The Lover phù hợp với thị trường mục tiêu của Coca-Cola, đó là lớp người trẻ tuổi, năng động, yêu thích sự lãng mạn. 

Hình mẫu thương hiệu tình nhân
Hình mẫu thương hiệu tình nhân

3.6. The Jester - hình mẫu thương hiệu chú hề 

Hình mẫu chú hề có đặc điểm là hài hước, vui vẻ và giải trí. Sử dụng hình mẫu này doanh nghiệp sẽ đem đến tiếng cười, sự sảng khoái cho khách hàng. Để áp dụng hình mẫu chú hề thành công, doanh nghiệp nên: 

  • Sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh vui nhộn

  • Sử dụng ngôn ngữ hài hước, dí dỏm

  • Tạo ra những nội dung giải trí, thư giãn

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu vui nhộn, hài hước

Công ty giải trí Warner Bros đã sử dụng hình mẫu thương hiệu chú hề, thể hiện qua biểu tượng Bugs Bunny cho thương hiệu của mình. Bugs Bunny là một chú thỏ thông minh, hài hước, luôn mang đến những trò đùa vui nhộn. Hình ảnh của Bugs Bunny đã trở thành một biểu tượng của Warner Bros và giúp thương hiệu này được nhiều người yêu thích.

>>> XEM THÊM: TOP 3 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU ĐỘC  ĐÁO

3.7. The Sage - hình mẫu thương hiệu nhà hiền triết 

Hình mẫu hiền triết có đặc điểm nổi bật là trí tuệ, khôn ngoan và hiểu biết. Hình mẫu này đem đến sự thông thái, hướng dẫn hữu ích cho khách hàng. Những thương hiệu hình mẫu hiền triết được khách hàng đánh giá là nguồn tin cậy cung cấp kiến thức và tư vấn cho lĩnh vực khách hàng cần. Đồng thời họ đem đến sự hiểu biết và giúp khách hàng đưa ra sự lựa chọn khôn ngoan. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng hình mẫu hiền triết bằng cách: 

  • Sử dụng màu sắc trầm, hình ảnh trang trọng

  • Sử dụng ngôn ngữ học thuật, sâu sắc

  • Cung cấp những thông tin, kiến thức bổ ích

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu trí tuệ, khôn ngoan

Ví dụ như TED là đơn vị xây dựng thương hiệu hiền triết, cung cấp các kiến thức giá trị, có tính học thuật cao về giáo dục, đem lại hiểu biết sâu rộng cho người dùng. 

Hình mẫu thương hiệu hiền triết
Hình mẫu thương hiệu hiền triết

3.8. The Creator - hình mẫu thương hiệu người sáng tạo

Đây là hình mẫu đại diện cho sự sáng tạo, khám phá và các ý tưởng mới, độc đáo. Những thương hiệu sử dụng hình mẫu này thường tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mang tính đột phá. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình mẫu này bằng cách: 

  • Sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh độc đáo.

  • Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, khác biệt.

  • Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo.

Apple là điển hình của hình mẫu thương hiệu người sáng tạo. Bởi doanh nghiệp này liên tục đưa ra và cải tiến các sản phẩm của mình theo từng thế hệ, từng năm, điều này đem đến trải nghiệm mới mẻ liên tục cho khách hàng và giúp doanh nghiệp định vị được sự độc đáo riêng trên thị trường.

>>> XEM THÊM: 8 BƯỚC XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU THÀNH CÔNG

3. 9. The Ruler - hình mẫu thương hiệu người cai trị 

Hình mẫu thương hiệu người cai trị hoạt động dựa trên đặc điểm về quyền lực, sự kiểm soát và tầm nhìn lãnh đạo. The Ruler thể hiện được sự chuyên nghiệp, uy tín đối với khách hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau vào việc xây dựng hình mẫu người cai trị: 

  • Sử dụng màu sắc sang trọng, hình ảnh thể hiện sự quyền lực

  • Sử dụng ngôn ngữ khẳng định, mạnh mẽ

  • Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cao cấp, sang trọng

Thương hiệu Rolex là một điển hình của hình mẫu người cai trị. Bởi Rolex luôn lấy biểu tượng hình ảnh quảng cáo là người đàn ông thành đạt, mặc vest, đeo đồng hồ Rolex, xuất hiện trong không gian sang trọng. 

3.10. The Magician - hình mẫu thương hiệu ảo thuật gia 

Hình mẫu ảo thuật gia thể hiện đặc điểm kỳ diệu, bí ẩn, biến ước mơ thành hiện thực. Doanh nghiệp mang hình mẫu này thường hướng đến sự kỳ diệu, hấp dẫn và lôi cuốn, tập trung vào việc đem lại những giải pháp cho khách hàng. Cốt lõi của hình mẫu ảo thuật gia là khả năng biến đổi và tạo ra giá trị kinh ngạc. Để áp dụng hình mẫu này, doanh nghiệp cần: 

  • Sử dụng màu sắc huyền bí, hình ảnh độc đáo

  • Sử dụng ngôn ngữ bí ẩn, đầy hứa hẹn

  • Tạo ra những trải nghiệm kỳ diệu, khó quên

Disney là điển hình cho hình mẫu ảo thuật gia. Disney luôn tạo ra những thế giới kỳ diệu, đầy màu sắc, nơi những điều không thể trở thành có thể. Những thế giới này thường được thể hiện qua các bộ phim hoạt hình và các công viên giải trí của Disney. 

Hình mẫu thương hiệu ảo thuật gia
Hình mẫu thương hiệu ảo thuật gia

3.11. The Outlaw - hình mẫu thương hiệu người phá vỡ nguyên tắc 

Hình mẫu này đại diện cho sự phi truyền thống, nổi loạn, khác biệt. Thương hiệu xác định hình mẫu Outlaw thường đem đến cảm giác tự do, phóng khoáng cho khách hàng. Đôi lúc họ sẽ gây tranh cãi, táo bạo.  Để xây dựng hình mẫu này, doanh nghiệp cần: 

  • Sử dụng màu sắc nổi bật, hình ảnh phá cách

  • Sử dụng ngôn ngữ táo bạo, thách thức

  • Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khác biệt, độc đáo, táo bạo 

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu phá cách, nổi loạn 

Diesel là hình mẫu thương hiệu xây dựng hình tượng phá vỡ nguyên tắc điển hình. Chiến lược marketing của Diesel thường tập trung vào việc thể hiện sự táo bạo, khác biệt. Diesel thường sử dụng hình ảnh của những người nổi loạn, thậm chí là điên rồ trong các quảng cáo của mình. 

Hình mẫu thương hiệu phá cách, táo bạo
Hình mẫu thương hiệu phá cách, táo bạo

3.12. The Everyman/Everywoman - hình mẫu thương hiệu người bình thường 

Đây là hình mẫu thương hiệu thể hiện sự gần gũi, thân thuộc. Hình mẫu người bình thường đem lại cảm giác gần gũi, bình dị với khách hàng. Doanh nghiệp xây dựng hình mẫu này được khách hàng xem là người bạn đồng hành, sẵn sàng gắn kết.  Với hình mẫu người bình thường, doanh nghiệp xây dựng theo hướng: 

  • Sử dụng màu sắc thương hiệu trung tính, hình ảnh gần gũi

  • Sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu

  • Tạo ra những sản phẩm, dịch vụ bình dị, thân thuộc

Điển hình cho hình mẫu thương hiệu bình thường là Dove. Thương hiệu Dove thường sử dụng hình ảnh của những phụ nữ bình thường trong các quảng cáo của mình, chẳng hạn như quảng cáo "Real Beauty" - với các hình ảnh phụ nữ ở mọi độ tuổi, mọi sắc tộc. Điều này tạo được sự gắn kết vô cùng gần gũi và bình dị với khách hàng mục tiêu của họ. 

Hình mẫu thương hiệu người bình thường
Hình mẫu thương hiệu người bình thường

12 hình mẫu thương hiệu là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự kết nối cảm xúc. Bằng cách hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp có thể chọn hình mẫu thương hiệu phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, do đó nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng bài bản về xây dựng thương hiệu, Trường Doanh Nhân HBR tổ chức chương trình XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP giúp tổ chức thành công định vị bản thân ngay cả khi nguồn lực còn nhiều hạn chế.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT HOÁ

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NGAY

4. Cách sử dụng hình mẫu để xây dựng thương hiệu

Dưới đây là một số cách sử dụng hình mẫu thương hiệu để xây dựng thương hiệu hiệu quả mà các doanh nghiệp nên cân nhắc và ứng dụng. 

4.1. Xác định hình mẫu phù hợp với thương hiệu

Bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là xác định hình mẫu phù hợp với thương hiệu. Việc này cần được thực hiện dựa trên các yếu tố sau:

  • Thị trường mục tiêu: Hướng đến nhóm khách hàng nào? Họ có những giá trị, nhu cầu và mong muốn gì?

  • Giá trị cốt lõi của thương hiệu: Muốn mang đến cho khách hàng những giá trị gì?

  • Định hướng phát triển của thương hiệu: Muốn trở thành như thế nào trong tương lai?

Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, doanh nghiệp có thể bắt đầu xem xét các hình mẫu thương hiệu phù hợp. Một số câu hỏi có thể giúp doanh nghiệp trong việc này như:

  • Doanh nghiệp có thể được coi là một người bạn, người cha, người mẹ, người anh/chị, người yêu không?

  • Doanh nghiệp mang đến cho khách hàng cảm giác như thế nào?

  • Doanh nghiệp có thể giúp khách hàng đạt được điều gì?

Ví dụ, một thương hiệu thời trang cao cấp hướng đến những khách hàng thành đạt, có địa vị xã hội cao có thể lựa chọn hình mẫu The Ruler. Bởi The Ruler là một hình mẫu mang tính quyền lực, độc lập và sang trọng. Những người theo đuổi hình mẫu này thường là những người thành đạt, có địa vị xã hội cao và mong muốn thể hiện bản thân thông qua phong cách thời trang của mình.

Một thương hiệu đồ chơi trẻ em hướng đến những gia đình có con nhỏ có thể lựa chọn hình mẫu The Caregiver. Bởi lẽ, những gia đình có con nhỏ thường có nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm đồ chơi an toàn, thân thiện với trẻ em và mang tính giáo dục cao. Hình mẫu The Caregiver thể hiện được những giá trị về sự nâng niu, che chở và bảo vệ giúp thương hiệu thu hút được sự quan tâm của đối tượng mục tiêu.

>>> XEM THÊM: BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU GỒM NHỮNG GÌ? XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?

4.2. Phát triển các yếu tố thương hiệu phù hợp với hình mẫu 

Sau khi đã xác định được hình mẫu thương hiệu phù hợp, doanh nghiệp cần phát triển các yếu tố xây dựng thương hiệu (tên, logo, slogan, màu sắc, phong cách…) hợp lý: 

  • Tên thương hiệu: Tên thương hiệu nên ngắn gọn, dễ nhớ và thể hiện được giá trị, tính cách của thương hiệu. Ví dụ, Apple mang tính cách trẻ trung, năng động, sáng tạo nên tên thương hiệu được lấy từ tên của một loại trái cây có hình dáng độc đáo, màu sắc tươi sáng

  • Logo thương hiệu: Logo thương hiệu nên là một biểu tượng trực quan thể hiện được hình mẫu của doanh nghiệp. Ví dụ, logo của Harley-Davidson mang hình ảnh một chiếc xe mô tô thể hiện sự mạnh mẽ, phóng khoáng của thương hiệu

  • Slogan thương hiệu: Slogan thương hiệu nên ngắn gọn, dễ nhớ và truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp. Ví dụ, slogan của Nike là "Just Do It" thể hiện tinh thần quyết tâm, kiên cường

  • Màu sắc thương hiệu: Màu sắc thương hiệu nên phù hợp với hình ảnh, tính cách của doanh nghiệp. Ví dụ, Coca-Cola sử dụng màu đỏ tươi thể hiện sự trẻ trung, năng động

  • Phong cách thương hiệu: Phong cách thương hiệu nên thể hiện được giá trị, tính cách của doanh nghiệp. Ví dụ, Apple sử dụng phong cách thiết kế đơn giản, hiện đại thể hiện sự trẻ trung, tinh tế

>>> XEM THÊM: BẬT MÍ CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ 

4.3. Tạo thông điệp thương hiệu và nội dung marketing phù hợp hình mẫu 

Thông điệp thương hiệu và nội dung marketing là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải giá trị và tính cách của mình đến khách hàng. Khi xây dựng thông điệp thương hiệu và nội dung marketing, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chúng phù hợp với hình mẫu mà mình đã lựa chọn.

Ví dụ điển hình: 

  • Hãng thời trang Chanel: Chanel là một thương hiệu thời trang cao cấp hướng đến những khách hàng thành đạt, có địa vị xã hội cao. Hình mẫu thương hiệu của Chanel là The Ruler, thể hiện sự sang trọng, quyền lực và đẳng cấp. Chanel đã thể hiện hình mẫu này thông qua các sản phẩm thời trang sang trọng, đắt tiền và được thiết kế tinh xảo. Các sản phẩm của Chanel thường được làm từ các chất liệu cao cấp, đường may tinh tế và các chi tiết cầu kỳ. Hình ảnh của Chanel cũng thể hiện sự tự tin, quyền lực và đẳng cấp. Slogan của Chanel cũng thể hiện sự độc lập, quyền lực và thành công: "Chanel - biểu tượng của sự tự tin và thành công".

  • Hãng đồ chơi Lego: Hình mẫu thương hiệu của Lego là The Caregiver, thể hiện sự yêu thương, sự chăm sóc và bảo vệ. Lego đã thể hiện hình mẫu này thông qua các sản phẩm đồ chơi an toàn, thân thiện với trẻ em và mang tính giáo dục. Các sản phẩm của Lego thường được làm từ các chất liệu an toàn, sử dụng các màu sắc tươi sáng và các hình ảnh ngộ nghĩnh. Slogan của Lego cũng thể hiện sự yêu thương, sự chăm sóc và bảo vệ: "Lego - chơi cùng con, nuôi dưỡng sáng tạo".

4.4. Xây dựng mối liên hệ cảm xúc với khách hàng dựa trên hình mẫu 

Mỗi hình mẫu thương hiệu đều có thể mang lại những cảm xúc khác nhau cho khách hàng. Doanh nghiệp cần hiểu rõ những cảm xúc mà hình mẫu của mình có thể mang lại cho khách hàng và xây dựng mối liên hệ với khách hàng dựa trên những cảm xúc đó.

Chẳng hạn, The Lover có thể mang lại cho khách hàng cảm giác yêu thương, hạnh phúc. The Hero có thể mang lại cho khách hàng cảm giác mạnh mẽ, tự tin…

Cách sử dụng hình mẫu thương hiệu để xây dựng thương hiệu
Cách sử dụng hình mẫu thương hiệu để xây dựng thương hiệu

Trên đây là toàn bộ kiến thức về 12 hình mẫu thương hiệu mà Trường Doanh Nhân HBR đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Việc sử dụng hình mẫu thương hiệu là một chiến lược hiệu quả mà các doanh nghiệp nên sử dụng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự kết nối cảm xúc.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger