Mục lục [Ẩn]
- 1. Bản sắc thương hiệu là gì?
- 2. Các yếu tố cấu thành bản sắc thương hiệu
- 3. Ví dụ về bản sắc thương hiệu của một số nhãn hàng
- 3.1. Bản sắc thương hiệu của Trường doanh nhân HBR
- 3.2. Bản sắc thương hiệu của Vinamilk
- 4. Các mô hình bản sắc thương hiệu phổ biến
- 4.1. Mô hình bản sắc thương hiệu cơ bản 5 yếu tố (Brand Essence)
- 4.2. Mô hình kim cương (Brand Diamond Model)
- 4.3. Mô hình bánh xe thương hiệu (Brand Essence Wheel)
- 4.4. Một số mô hình bản sắc thương hiệu phổ biến khác
- 5. Cách để xây dựng bản sắc thương hiệu
- 6. Tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu
- 7. Kết luận
Trong bối cảnh cạnh kinh doanh tranh khốc liệt, bản sắc thương hiệu không chỉ là một phần của chiến lược marketing mà còn là linh hồn để xây dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng với một màu sắc thống nhất, dễ nhận dạng? Cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu ngay bản sắc thương hiệu là gì và bí quyết xây dựng bản sắc thương hiệu qua bài viết này nhé!
1. Bản sắc thương hiệu là gì?
Bản sắc thương hiệu là tổng hợp các yếu tố lý tính và cảm tính
- Yếu tố lý tính: Logo, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, video…
- Yếu tố cảm tính: Văn hóa, tầm nhìn, triết lý và tính cách mà thương hiệu hướng đến mà nhãn hàng truyền thông đến khách hàng để giúp họ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.
Bản sắc thương hiệu là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố để tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ khách hàng.
2. Các yếu tố cấu thành bản sắc thương hiệu
Bản sắc thương hiệu với một hình ảnh đặc trưng và để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng sẽ bao gồm các yếu tố như sau:
- Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu: Đây là những yếu tố quan trọng, thể hiện mục tiêu và hướng đi lâu dài của thương hiệu.
- Giá trị cốt lõi thương hiệu: Bao gồm các nguyên tắc và niềm tin định hình cách thương hiệu hoạt động và đưa ra quyết định.
- Tuyên ngôn thương hiệu: Là lời khẳng định về giá trị và cam kết của thương hiệu đối với khách hàng, đối tác và cho cả xã hội.
- Đặc tính nhận diện thương hiệu cơ bản: Bao gồm logo, kiểu chữ, màu sắc, bộ nhận diện văn phòng và các yếu tố thiết kế khác giúp thương hiệu dễ dàng được nhận biết.
- Câu chuyện thương hiệu (Brand Story): Thông điệp mô tả lịch sử, giá trị và tinh thần mà thương hiệu muốn truyền tải.
- Tính cách thương hiệu: Phản ánh qua cách phong cách giao tiếp và tương tác với khách hàng, đối tác và truyền tải thông điệp cho cộng đồng.
>>> XEM THÊM: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT THÔNG TIN MARKETERS NÊN VIẾT
Thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Thương hiệu yếu kém kiến doanh nghiệp mãi quẩn quanh trong câu chuyện "quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá". Ngược lại, thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng của khách hàng, từ đó doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục khách hàng, thành công giành thị trường từ đối thủ.
Khoá học XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HOÁ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP sẽ mở ra chìa khoá giúp lãnh đạo doanh nghiệp thành công xây dựng chiến lược thương hiệu gắn chặt với mục tiêu kinh doanh. Khoá đào tạo chuyên sâu gồm 4 nội dung:
- Nắm chắc các kiến thức căn bản về cấu trúc thương hiệu
- Xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu gắn liền với mục tiêu kinh doanh
- Lập kế hoạch thực hiện hoá tầm nhìn thương hiệu
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động xây dựng thương hiệu
3. Ví dụ về bản sắc thương hiệu của một số nhãn hàng
Tổng quan, bản sắc thương hiệu mà các doanh nghiệp xây dựng sẽ thống nhất với nhau về tất cả các yếu tố và kênh truyền thông. Theo đó, với mỗi thương hiệu trong từng giai đoạn sẽ có những chiến lược riêng để phù hợp với tình hình phát triển và mục tiêu riêng.
Dưới đây là 2 ví dụ mà bạn có thể tham khảo để hiểu cách doanh nghiệp ứng dụng các yếu tố cấu thành bản sắc thương hiệu như:
3.1. Bản sắc thương hiệu của Trường doanh nhân HBR
Bản sắc thương hiệu Trường doanh nhân HBR được xây dựng dựa trên mục tiêu, định hướng uy tín và thể hiện chất lượng nội dung chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Theo đó, HBR Business School cũng định hướng bản sắc thương hiệu với những yếu tố sau:
- Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường doanh nhân HBR trở thành 1 trong 10 tổ chức đào tạo chuyển hoá được nhiều thế hệ lãnh đạo nhất tại Việt Nam.
- Sứ mệnh: Trường doanh nhân HBR liên tục cập nhật kiến thức tinh hoa Quốc tế, giúp lãnh đạo Việt chuyển hóa tích cực, nhằm kiến tạo doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
- Tuyên ngôn thương hiệu: “Chuyển hoá lãnh đạo - Kiến tạo tương lai” khẳng định về giá trị thương hiệu đến cho cộng động kinh doanh.
- Đặc tính nhận diện thương hiệu: Logo thương hiệu, màu sắc xanh trắng đặc trưng, hình ảnh profile của diễn giả đồng nhất ở các ấn phẩm trên đa kênh.
- Đặc điểm độc đáo (USP): Nhấn mạnh 5 USP làm nên thương hiệu của Trường Doanh Nhân ở các kênh truyền thông.
- Tính cách thương hiệu: Các nội dung truyền thông và mô hình dạy học chuyên nghiệp, đáng tin cậy, năng động với sự dẫn dắt của Mr. Tony Dzung.
>>> XEM THÊM: BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU GỒM NHỮNG GÌ? CÁCH XÂY DỰNG BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ẤN TƯỢNG
3.2. Bản sắc thương hiệu của Vinamilk
Tháng 7/2023, Vinamilk ghi dấu ấn mạnh mẽ với cánh truyền thông nhờ sự thay đổi logo thương hiệu sau gần 5 thập kỷ, có định giá 2,8 tỷ USD. Theo đó, bản sắc thương hiệu của Vinamilk cũng được định hình bởi sự táo bạo, quyết tâm và tràn đầy sức sống như:
- Logo thương hiệu: Thiết kế logo tuy đơn giản mà táo bạo, ấn tượng và mang bản sắc "luôn là chính mình" và “đầy mới mẻ” như tinh thần mới của thương hiệu.
- Ngôn ngữ và phông chữ: Được chuyển đổi từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng biểu tượng chữ (wordmark), thể hiện sự cân bằng tinh tế giữa hai khía cạnh cốt lõi (giá trị truyền thống với bước tiến mới và di sản Việt với khát vọng vươn tới toàn cầu).
- Màu sắc logo: Màu sắc chủ đạo của Vinamilk gợi nhớ tới thương hiệu là màu trắng (màu của sữa) và màu xanh dương, tượng trưng cho hy vọng, niềm tin, sự bình yên, sự sống và tinh khiết.
- Sự đồng nhất trong các sản phẩm: Bên cạnh việc thay đổi logo và thiết kế nhận diện trên mạng xã hội, thương hiệu còn mạnh tay “chi tiền” thay đổi tất cả bao bì của nhãn hàng - thể hiện sự quyết tâm và ý chí "Vươn cao Việt Nam".
4. Các mô hình bản sắc thương hiệu phổ biến
Các mô hình bản sắc thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định và phát triển hình ảnh, thông điệp của toàn nhãn hàng. Theo đó, với mỗi mô hình bản sắc sẽ có cách tiếp cận và ứng dụng khác nhau, tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu cụ thể của từng thương hiệu.
Dưới đây là những mô hình bản sắc thương hiệu hữu ích để doanh nghiệp có thể tự đánh giá và phát triển bản sắc thương hiệu của mình:
4.1. Mô hình bản sắc thương hiệu cơ bản 5 yếu tố (Brand Essence)
Mô hình bao gồm Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị - Tính cách - Câu chuyển của thương hiệu hợp nhất thành một hình tượng toàn diện hoặc gợi lên nhận thức khác biệt về định vị của thương hiệu.
Bản sắc thương hiệu cơ bản 5 yếu tố cũng là những lời hứa hoặc cam kết mà thương hiệu truyền tải bằng những từ ngữ đơn giản nhất với một mục đích duy nhất, nhằm thể hiện các phẩm chất, phong cách và đặc trưng độc đáo của nhãn hàng.
4.2. Mô hình kim cương (Brand Diamond Model)
Mỗi yếu tố của mô hình bản sắc này giống như các giác cắt trên viên kim cương, không chỉ riêng lẻ mà còn tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, làm tăng vẻ ấn tượng cho thương hiệu.
Trong mỗi doanh nghiệp, các yếu tố thương hiệu - “những giác cắt này” sẽ có giá trị khác nhau, nhưng cùng tạo nên một bức tranh toàn cảnh giúp khách hàng hình dung về thương hiệu. Trong đó:
- Trung tâm của mô hình là Lời hứa thương hiệu với giá trị (lợi ích) lớn nhất của doanh nghiệp đem đến cho xã hội và công chúng.
- Bao trùm bên ngoài “lời hứa” chính là các vị thế Định vị thương hiệu (positioning) và giá trị “tinh túy thương hiệu” (brand essence) - những giá trị mang nhiều cảm tính.
>>> XEM THÊM: [HƯỚNG DẪN A - Z] CÁCH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHỈ VỚI 5 BƯỚC
4.3. Mô hình bánh xe thương hiệu (Brand Essence Wheel)
Mô hình bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp (của bánh xe), giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất và giá trị của thương hiệu mình. Các yếu tố của mô hình bánh xe thương hiệu bao gồm:
- Lớp ngoài cùng: Mô tả các đặc tính vật lý và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Lớp giữa: Bao gồm biểu tượng và dữ liệu liên quan đến hình ảnh của sản phẩm hoặc thương hiệu, cũng như tính cách thương hiệu.
- Lớp trung tâm: Đại diện cho giá trị cốt lõi của thương hiệu, thường được minh họa bằng 3 hoặc 4 từ ngắn gọn mô tả bản chất của thương hiệu.
Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định được cách thức mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và mối liên hệ cảm xúc mà khách hàng có với thương hiệu. Đây là một công cụ hữu ích trong việc xây dựng và phát triển chiến lược thương hiệu.
4.4. Một số mô hình bản sắc thương hiệu phổ biến khác
1 - Mô hình Brandkey
Hỗ trợ doanh nghiệp định vị thương hiệu bao gồm 9 yếu tố chính như: thế mạnh cốt lõi, môi trường cạnh tranh, mục tiêu, sự thấu hiểu khách hàng, lợi ích mang lại, giá trị thương hiệu, lý do tin tưởng, điểm khác biệt, giá trị cốt lõi được mô tả bởi hình ảnh một chiếc ổ khóa và một chìa khóa.
2 - Mô hình Brand Pyramid
Còn gọi là Kim tự tháp thương hiệu được phát triển bởi Kevin Lane Keller. Mô hình với năm cấp độ gồm: hiện diện (khách hàng biết đến thương hiệu), liên kết (sản phẩm có liên quan đến nhu cầu khách hàng), hiệu suất (khách hàng đánh giá cao chất lượng sản phẩm), ưu tiên (khách hàng nhận thấy sự khác biệt và ưu tiên thương hiệu hơn), gắn kết (khách hàng gắn bó với sản phẩm).
3 - Mô hình Brand Resonance
Còn được biết đến với tên gọi mô hình cộng hưởng thương hiệu, là một phần của mô hình Tài sản Thương hiệu Dựa trên Khách hàng. Mô hình này giúp các doanh nghiệp xây dựng và quản lý thương hiệu của mình thông qua việc tạo ra một mối quan hệ sâu sắc và bền vững với khách hàng.
5. Cách để xây dựng bản sắc thương hiệu
Để xây dựng bản sắc thương hiệu một cách hiệu quả, những doanh nghiệp có thể tham khảo và triển khai theo các bước sau:
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh: Hiểu rõ về thị trường và các đối thủ giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu mình.
- Xác định giá trị cốt lõi và sứ mệnh thương hiệu: Điều này giúp thương hiệu của bạn có một hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể.
- Phát triển từ ngữ thương hiệu và khẩu hiệu (slogan): Tạo ra một thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ và thể hiện được bản chất của thương hiệu.
- Thiết kế đặc tính nhận diện cơ bản: Bao gồm logo, kiểu chữ, màu sắc, và các yếu tố thiết kế khác.
- Tạo câu chuyện thương hiệu (brand story): Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn sẽ giúp khách hàng cảm thấy gắn kết hơn với thương hiệu của bạn.
- Adapt bản sắc thương hiệu trên các Platform Marketing: Đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu trên tất cả các nền tảng và điểm tiếp xúc (touch point) với khách hàng.
- Lan tỏa bản sắc thương hiệu: Sử dụng các chiến dịch marketing và truyền thông phù hợp để tăng cường nhận thức về thương hiệu.
Những bước này giúp bạn xây dựng một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ, độc đáo và dễ nhận diện, từ đó tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng mục tiêu. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin chuyên sâu về xây dựng thương hiệu.
6. Tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu
Việc xây dựng bản sắc thương hiệu có tầm quan trọng lớn đối với mọi doanh nghiệp, hỗ trợ việc thúc đẩy doanh số vì hoạt động này có thể:
- Tạo dựng lòng tin và sự tín nhiệm: Bản sắc thương hiệu giúp khách hàng cảm nhận được giá trị và sự độc đáo của thương hiệu, từ đó xây dựng lòng tin và trung thành với nhãn hàng.
- Thúc đẩy nhu cầu khách hàng: Một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ có thể thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, vượt qua giá trị cơ bản mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó mang lại.
- Tạo động lực nội bộ: Bản sắc thương hiệu cũng giúp tạo động lực cho nhân viên, khiến họ cảm thấy tự hào và gắn bó với công ty, từ đó làm việc hiệu quả hơn.
- Tạo sự khác biệt: Trong một thị trường cạnh tranh, bản sắc thương hiệu giúp doanh nghiệp nổi bật và khác biệt so với các đối thủ.
- Ảnh hưởng đến quyết định mua sắm: Bản sắc thương hiệu mạnh mẽ có thể ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua sắm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những yếu tố này cùng nhau tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
7. Kết luận
Bản sắc thương hiệu không chỉ thể hiện qua những biểu tượng nhìn thấy được như logo, màu sắc, hay font chữ, mà còn qua cách thức mà thương hiệu giao tiếp, giá trị mà họ mang lại, và cảm xúc mà họ kích thích trong lòng người tiêu dùng.
Hy vọng, với bài viết trên Trường Doanh Nhân HBR đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những bước để doanh nghiệp có thể xây dựng một bản sắc thương hiệu độc đáo và hiệu quả cho hiện tại và tương lai nhé!