TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

LEAN CANVAS LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH LEAN CANVAS

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Lean canvas là gì?
  • 2. Các yếu tố chính của mô hình Lean Canvas
  • 3. Cách xây dựng mô hình lean canvas đơn giản, hiệu quả
    • 3.1. Xác định phân khúc khách hàng (Customer segments)
    • 3.2. Xác định vấn đề (Problem)
    • 3.3. Xác định dòng doanh thu (Revenue Streams)
    • 3.4. Xác định giải pháp (Solution)
    • 3.5. Xác định đề xuất giá trị duy nhất (Unique Value Propositions)
    • 3.6. Xác định các kênh (Channels)
    • 3.7. Xác định các chỉ số chính (Key metrics)
    • 3.8. Ước tính cơ cấu chi phí (Cost Structure)
    • 3.9. Xác định lợi thế không công bằng (Unfair Advantage)
  • 4. Một số ví dụ nổi bật về mô hình lean canvas
    • 4.1. Mô hình lean canvas của Amazon
    • 4.2. Mô hình lean canvas của Youtube
    • 4.3. Mô hình lean canvas của Airbnb
  • 5. Lợi ích khi thực hiện mô hình lean canvas
  • 6. Phân biệt lean canvas và business model canvas

Lean Canvas là một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh tinh gọn, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp startup. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh nhân HBR tìm hiểu lean canvas là gì và làm thế nào để xây dựng mô hình lean canvas đơn giản, hiệu quả. 

1. Lean canvas là gì?

Lean Canvas là một công cụ giúp lập kế hoạch kinh doanh đơn giản và nhanh chóng chỉ trong 1 trang giấy duy nhất. Lean Canvas là một biến thể được Ash Maurya phát triển từ mô hình Business Model Canvas do Alexander Osterwalder giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng có tên là Business Model Generation.

Không cần phải mất vài tuần để viết một kế hoạch kinh doanh dài hàng chục trang, Lean Canvas cho phép doanh nghiệp xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy chỉ trong khoảng 20 - 30 phút.

Trong khi Business Model Canvas được sử dụng rộng rãi cho cả các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm thì Lean Canvas business model được điều chỉnh để phù hợp hơn với các startup. Trong giai đoạn khởi nghiệp, mô hình kinh doanh tinh gọn này giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian, đồng thời tăng hiệu quả và năng suất.

Thay vì cố gắng tạo ra một bản kế hoạch hoàn hảo ngay từ đầu, Lean Canvas tập trung vào việc phát triển liên tục bằng cách thường xuyên kiểm tra nhanh chóng các giả thuyết ban đầu với thực tế thị trường và phản hồi từ khách hàng.

Lean canvas là gì?
Lean canvas là gì?

2. Các yếu tố chính của mô hình Lean Canvas

Mô hình Lean Canvas được cấu thành từ 9 yếu tố chính, đó là: 

  • Problem (Vấn đề): Phần này xác định vấn đề, nỗi đau của khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ hướng tới giải quyết hoặc nhược điểm cụ thể của sản phẩm/dịch vụ cần được khắc phục
  • Solution (Giải pháp): Phần này trình bày cách mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề đã được xác định ở trên. Đây thường là một bản mô tả ngắn gọn về giá trị đề xuất
  • Key metrics (Các số liệu chính): Xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) sẽ được sử dụng để đo lường sự thành công của doanh nghiệp
  • Unique Value Proposition (Đề xuất giá trị độc nhất): Chỉ ra những đặc điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ và lý giải vì sao nó khác biệt so với các sản phẩm thay thế khác trên thị trường
  • Channels (Kênh): Xác định các kênh tiếp thị và phân phối mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu 
  • Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Xác định các nhóm hoặc loại khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp đang nhắm mục tiêu
  • Cost Structure (Cấu trúc chi phí): Phần này liệt kê các chi phí chính liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp
  • Revenue Streams (Các nguồn doanh thu chính): Trình bày cách mà doanh nghiệp sẽ kiếm tiền, bao gồm chiến lược định giá và các nguồn thu nhập
  • Unfair Advantage (Ưu thế không công bằng): Xác định những lợi thế hoặc yếu tố độc đáo mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là những yếu tố không dễ dàng bị sao chép hoặc mua lại bởi đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, mô hình lean canvas còn có 3 yếu tố bổ trợ, đó là: Existing Alternatives (Những thay thế hiện có), High Level Concept (Khái niệm cấp cao) và Early Adopters (Những người chấp nhận sớm). 

9 yếu tố chính trong mô hình Lean canvas
9 yếu tố chính trong mô hình Lean canvas

3. Cách xây dựng mô hình lean canvas đơn giản, hiệu quả

Mô hình lean canvas được cấu thành từ 9 yếu tố chính, vì vậy doanh nghiệp cần hoàn thiện 9 yếu tố trên nếu muốn xây dựng mô hình kinh doanh bài bản. Trong sơ đồ lean canvas, doanh nghiệp cần điền đầy đủ vào 9 ô tương ứng với 9 yếu tố cấu thành. 

Dưới đây là hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh Lean Canvas với 9 bước đơn giản, hiệu quả. 

3.1. Xác định phân khúc khách hàng (Customer segments)

Hầu hết các doanh nghiệp startup đều mắc một sai lầm phổ biến là xác định phân khúc khách hàng mục tiêu quá rộng. Đó là bởi họ cho rằng: “Tất cả mọi người đều là khách hàng của tôi". Tuy nhiên, nguyên tắc trong kinh doanh là: “Khi bạn cố gắng xây dựng một sản phẩm cho tất cả mọi người, cuối cùng bạn sẽ không bán được nó cho ai cả”. 

Do đó, ban đầu doanh nghiệp nên thu hẹp phân khúc khách hàng của mình. Sau khi đã phát triển vững mạnh hơn, doanh nghiệp có thể mở rộng phân khúc khách hàng nếu muốn. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau thì cần phải tạo các mô hình Lean Canvas riêng cho từng phân khúc ấy.

Trong phần này, doanh nghiệp cũng cần liệt kê phân khúc người dùng mục tiêu. Đôi khi khách hàng và người dùng là một, nhưng cũng có lúc là hai đối tượng khác nhau. Khách hàng là người mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, còn người dùng là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trên Facebook, người dùng là những người đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng, còn khách hàng là nhà quảng cáo muốn mua dịch vụ của Facebook tiếp cận người dùng. 

Để xây dựng chân dung khách hàng cụ thể và chính xác, doanh nghiệp cần thu thập những thông tin sau:

  • Thông tin chung: Nghề nghiệp, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân 
  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập bình quân, vị trí địa lý (sống ở thành thị hay nông thôn)
  • Tính cách và hành vi: Tính cách khách hàng như thế nào, họ thường tra cứu và tiếp nhận thông tin ở đâu
  • Mục tiêu: Mục tiêu của khách hàng trong ngắn hạn và dài hạn
  • Vấn đề/nỗi đau chính mà khách hàng gặp phải trong cuộc sống
  • Nhu cầu/mong muốn của khách hàng

Sau khi hoàn thiện phần phân khúc khách hàng, doanh nghiệp cần điền tiếp vào phần bổ trợ ở dưới (Early adopters - Người chấp nhận sớm). Early adopters là những người gặp phải vấn đề mà doanh nghiệp đã xác định nhiều nhất và mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề đó càng sớm càng tốt. Do đó, họ sẽ sẵn sàng dùng thử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và cung cấp những phản hồi đầu tiên. 

Hãy lấy Uber làm một ví dụ. Khách hàng mục tiêu của Uber bao gồm:

  • Tài xế taxi (đầy là nhóm đối tác tiềm năng)
  • Những người dân trong thành phố không có oto
  • Khách du lịch

Bây giờ, hãy thu hẹp phạm vi hơn nữa để xác định những người chấp nhận sớm. Họ phải là những người có nhu cầu ‘trên mức trung bình’ đối với sản phẩm của doanh nghiệp

Người chấp nhận sớm trong trường hợp này có thể là những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở San Francisco (San Francisco là nơi khởi đầu của Uber). Đối với những người này, điện thoại chính là cuộc sống của họ. Họ không bao giờ dùng tiền mặt và có thói quen sử dụng thẻ tín dụng. Do đó, họ có khả năng quan tâm nhiều nhất đến việc đặt taxi qua ứng dụng điện thoại và thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu trong mô hình lean canvas
Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu trong mô hình lean canvas

>>> XEM THÊM: 4 CÁCH PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO DOANH NGHIỆP

3.2. Xác định vấn đề (Problem)

Trong phần này, hãy liệt kê 1 - 3 vấn đề hoặc nỗi đau cốt lõi của khách hàng và người dùng mà sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giải quyết. Lưu ý rằng vấn đề càng được miêu tả cụ thể càng tốt. 

Dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng để xác định vấn đề của khách hàng:

  • Phỏng vấn người tiêu dùng
  • Kiểm tra người tiêu dùng
  • Khảo sát người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên tắc 5 Whys để tìm hiểu gốc rễ vấn đề. Bắt đầu bằng việc xác định một vấn đề chung của khách hàng, chẳng hạn như họ gặp khó khăn trong việc bắt taxi công nghệ vào giờ tan tầm. Sau đó, hãy hỏi tại sao 5 lần liên tiếp để lần lượt bóc tách vấn đề. Đó có thể là do:

  • Giờ tan tầm thường xảy ra tắc đường nên taxi không thể đến địa chỉ của khách hàng đúng giờ
  • Có quá nhiều người đặt taxi trong giờ tan tầm nên ứng dụng bị nghẽn
  • Nhu cầu đặt xe giờ tan tầm quá cao nên không đủ tài xế và xe để phục vụ khách hàng

Tiếp theo, doanh nghiệp cần hoàn thiện phần bổ trợ “Existing Alternatives” (Các lựa chọn thay thế hiện có) ở dưới phần “Vấn đề”. Tại đây, doanh nghiệp cần liệt kê các sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường mà khách hàng có thể sử dụng để giải quyết vấn đề của họ. Lưu ý rằng phần này không dành cho việc mô tả đối thủ cạnh tranh mà chỉ mô tả các giải pháp thay thế. Ví dụ, thay vì đặt xe công nghệ vào giờ tan tầm, khách hàng có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện.

3.3. Xác định dòng doanh thu (Revenue Streams)

Việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là điền vào ô “Revenue Streams” để xác định dòng doanh thu. Dòng doanh thu chính là dòng tiền của doanh nghiệp, thể hiện lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được từ khách hàng mục tiêu. 

Ở phần này, doanh nghiệp cần trình bày mô hình định giá cho sản phẩm/dịch vụ của mình, sau đó trình bày các nguồn doanh thu dự kiến (chẳng hạn như bán hàng, phí đăng ký, bán tài sản)

Trước hết, để đảm bảo sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, giá của sản phẩm phải hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh và phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem xét giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường để xác định mô hình định giá phù hợp cho sản phẩm của mình.

Sau đó, doanh nghiệp cần liệt kê các nguồn thu nhập dự kiến thông qua việc nắm bắt số tiền, tần suất và cách thức mà khách hàng chi trả cho doanh nghiệp. Dưới đây là năm nguồn thông tin tiềm năng có thể mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. 

  • Bán tài sản: Khách hàng sẽ trả tiền để mua quyền sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp
  • Phí sử dụng: Khách hàng thanh toán cho số lần sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, chẳng hạn như số phút sử dụng điện thoại hoặc số đêm ở phòng khách sạn
  • Phí đăng ký: Khách hàng trả tiền để sử dụng không giới hạn một sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như đăng ký thẻ thành viên để sử dụng phòng tập thể dục hàng tháng 
  • Phí lắp đặt: Khách hàng thanh toán chi phí giao lắp đặt sản phẩm của doanh nghiệp, ví dụ như chi phí lắp điều hoà
  • Phí giao hàng: Khi phân phối sản phẩm đến khách hàng, họ sẽ thanh toán chi phí giao hàng cho doanh nghiệp 
Xác định dòng doanh thu trong mô hình lean canvas
Xác định dòng doanh thu trong mô hình lean canvas

>>> XEM THÊM: TOP 8 CHIẾN LƯỢC GIÁ TRONG MARKETING ĐỂ TĂNG DOANH THU

3.4. Xác định giải pháp (Solution)

Ở phần này, hãy xem xét kỹ lưỡng phần “vấn đề” để đề xuất các giải pháp tương ứng cho từng vấn đề đó. Doanh nghiệp cần trình bày những yếu tố quyết định trong giải pháp của mình, điều gì khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu để giải quyết vấn đề của khách hàng. Để làm được điều này, hãy xác định ba tính năng hàng đầu mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ cung cấp nhằm giải quyết các vấn đề, nỗi đau của khách hàng.

3.5. Xác định đề xuất giá trị duy nhất (Unique Value Propositions)

Giá trị độc nhất (UVP) hay điểm khác biệt độc nhất (USP) là một tuyên bố rõ ràng về lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng mục tiêu thông qua các sản phẩm/dịch vụ. Nói cách khác, UVP là một thông điệp ngắn gọn được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

UVP giúp doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm của mình dành cho đối tượng nào và tại sao người dùng nên chọn doanh nghiệp thay vì các đối thủ cạnh tranh.

Chìa khóa ở đây là hãy tập trung vào những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và người dùng. UVP nên đảm bảo 3 tiêu chí sau:

  • Dễ hiểu trong khoảng năm giây đầu tiên
  • Truyền đạt được lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm/hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
  • Giải thích được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh 

Lưu ý rằng UVP không phải là một tuyên ngôn giống như slogan. Bên cạnh đó, khi xây dựng UVP, doanh nghiệp cần tránh cường điệu quá mức (ví dụ như “một sản phẩm tuyệt vời chưa từng có trước đây”), tránh so sánh nhất (tốt nhất, mạnh mẽ nhất) và tránh sử dụng biệt ngữ. 

Để xây dựng một UVP hấp dẫn, doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu câu sau: 

“Tại công ty (tên công ty), chúng tôi cho phép khách hàng đạt được (danh sách các lợi ích) bằng việc đề xuất (giải pháp) có thể giải quyết (danh sách vấn đề của khách hàng) bằng một (cách khác biệt) so với (các đối thủ cạnh tranh/các lựa chọn thay thế).”

Ví dụ, tuyên ngôn về giá trị độc nhất của Uber là: “Uber là cách thông minh nhất để đi vòng quanh. Chỉ cần một cái chạm và một chiếc taxi sẽ đến đón bạn ngay lập tức. Tài xế biết chính xác bạn ở đâu và thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt.”

Sau khi hoàn thiện ô UVP, doanh nghiệp cần điền tiếp vào ô bổ trợ ở phía dưới (High-Level-Concept - Khái niệm cấp cao). Khái niệm cấp cao là một câu mô tả ngắn gọn và dễ hiểu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ, khi YouTube mới bắt đầu thành lập, khái niệm cấp cao của nó là “Flickr cho video”.

>>> XEM THÊM: USP LÀ GÌ? CÁCH TÌM ĐIỂM KHÁC BIỆT ĐỘC NHẤT CHO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

3.6. Xác định các kênh (Channels)

Khách hàng sẽ tiếp xúc với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào? Ban đầu họ sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp ở đâu? Doanh nghiệp sẽ xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào một khi họ đã tìm thấy sản phẩm của mình? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải quyết bằng việc xác định các kênh tiếp cận khách hàng phù hợp.

Các kênh tiếp cận khách hàng còn được gọi là “điểm tiếp xúc” - nơi mà khách hàng sẽ bắt gặp thương hiệu của doanh nghiệp. Việc xác định các kênh là rất quan trọng nhằm đảm bảo khách hàng tiềm năng bị cuốn hút vào những gì doanh nghiệp cung cấp và hài lòng với dịch vụ của doanh nghiệp qua từng bước trải nghiệm. 

Khi điền vào ô Kênh trong mô hình Lean Canvas, hãy xem xét tất cả các kênh ngoại tuyến/trực tuyến, kênh trả phí/kênh miễn phí tiềm năng để tiếp cận khách hàng. Hãy thử phân chia các kênh thành 3 nhóm sau: trước khi mua hàng, trong khi mua hàng và sau khi mua hàng.

  • Trước khi mua hàng: Nền tảng truyền thông xã hội, quảng cáo, truyền miệng, bài viết PR, email quảng cáo,...
  • Trong quá trình mua hàng: Website của doanh nghiệp, thông qua trò chuyện với bộ phận bán hàng, danh mục các sản phẩm (catalog)
  • Sau khi mua hàng: cập nhật qua email về các sản phẩm mới hoặc tính năng mới của sản phẩm, khảo sát phản hồi của khách hàng, phương tiện truyền thông xã hội
Xác định các kênh tiếp cận khách hàng trong mô hình lean canvas
Xác định các kênh tiếp cận khách hàng trong mô hình lean canvas

>>> XEM THÊM: OMNICHANNEL LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ OMNICHANNEL

3.7. Xác định các chỉ số chính (Key metrics)

Ở phần này, hãy điền những số liệu quan trọng nhất đối với vấn đề mà doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết. Các số liệu chính sẽ cho phép doanh nghiệp theo dõi và đánh giá sự thành công của một kế hoạch kinh doanh. 

Số liệu chính có thể là số lượng khách truy cập hàng ngày vào website của doanh nghiệp, số lượng email được người tiêu dùng mở mỗi giờ hoặc doanh số bán hàng hàng tháng.  

Ban đầu, doanh nghiệp nên thiết lập những tiêu chí thành công tối thiểu, tức là những kết quả có thể được coi là thành công. Sau đó mở rộng mô hình lean canvas với các chỉ số quan trọng khác.

3.8. Ước tính cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Tony Dzung - Công thức tạo lập mô hình kinh doanh - Business Model Canvas

90% doanh nghiệp startup thất bại vì không cân nhắc đúng mức chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp của mình. Vì vậy, bây giờ là lúc cần thiết để trả lời cho câu hỏi: Mất bao nhiêu chi phí để xây dựng và duy trì doanh nghiệp?

Theo đó, ở phần cấu trúc chi phí, doanh nghiệp cần liệt kê cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí bao gồm:

  • Chi phí cố định (ít biến đổi theo thời gian): chi phí thuê văn phòng, thuê cửa hàng, tiền thuế, lãi vay ngân hàng…
  • Chi phí biến đổi (biến đổi nhiều theo thời gian): chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, chi phí tiếp thị, chi phí thu hút khách hàng, chi phí phân phối sản phẩm, chi phí sản xuất…

Lưu ý rằng doanh nghiệp cần đảm bảo giá trị trọn đời của khách hàng phải cao hơn chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng.

3.9. Xác định lợi thế không công bằng (Unfair Advantage)

Điều gì khiến doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh? Điều gì khiến doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu? Doanh nghiệp có đặc điểm gì độc đáo mà các đối thủ khác không thể dễ dàng sao chép hoặc có được? 

Dưới đây là một số gợi ý về lợi thế không công bằng mà doanh nghiệp có thể xem xét:

  • Thông tin nội bộ: Thông tin nội bộ có thể là kiến thức hoặc kỹ năng chuyên sâu mà doanh nghiệp có để giải quyết vấn đề của khách hàng. Nó cho phép doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề, đề xuất giải pháp phù hợp và đổi mới giải pháp nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh
  • Quyền lực cá nhân: Nếu người phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là một chuyên gia, từng đạt giải thưởng danh giá thì sản phẩm đó sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn các đối thủ cạnh tranh
  • Cộng đồng: Nếu doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng và đối tác rộng lớn thì sẽ có nhiều lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh
  • Đội nhóm nội bộ: Sở hữu những nhân sự ưu tú sẽ cho phép doanh nghiệp luôn ở trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh và vươn lên dẫn đầu
  • Danh tiếng: Danh tiếng khiến mọi người ngay lập tức liên tưởng đến thành công và uy tín của thương hiệu. Vì vậy, có danh tiếng tốt là một lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp

Sau khi bạn đã hoàn thành tất cả các ô trong mô hình lean canvas, nhiệm vụ của doanh nghiệp vẫn chưa thật sự kết thúc. Mô hình này cần được cập nhật liên tục dựa trên phản hồi mới từ khách hàng. Vì vây, doanh nghiệp cần điều chỉnh liên tục cho đến khi xây dựng được một sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo.

Xác định lợi thế không công bằng trong mô hình lean canvas
Xác định lợi thế không công bằng trong mô hình lean canvas

Trên 90% chủ doanh nghiệp đang kinh doanh theo bản năng, ra quyết định bằng cảm xúc. Liệu bạn có thể bứt phá ra ngoài 90% đó để vươn lên nằm trong top 10% doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh bài bản, dẫn đầu thị trường?

Khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH chính là giải pháp trọn gói cung cấp cho Ban Lãnh đạo mọi kiến thức nền tảng và mô hình chiến lược hiệu quả nhất để thiết kế, triển khai, lựa chọn và tối ưu chiến lược kinh doanh.

XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

4. Một số ví dụ nổi bật về mô hình lean canvas

Dưới đây là một số ví dụ về cách xây dựng mô hình lean canvas của Amazon, Youtube và Airbnb mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

4.1. Mô hình lean canvas của Amazon

Amazon khởi đầu vào năm 1994 khi Jeff Bezos sáng lập công ty trong chính căn hộ của mình tại Seattle, Mỹ. Bezos đã xây dựng Amazon nhằm mục đích bán sách qua mạng, với tầm nhìn biến nó thành "cửa hàng sách trực tuyến lớn nhất thế giới".

Dưới đây là mô hình lean canvas của Amazon năm 1994

Mô hình lean canvas của Amazon năm 1994
Mô hình lean canvas của Amazon năm 1994

>>> XEM THÊM: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA AMAZON - NGƯỜI KHỔNG LỒ NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.2. Mô hình lean canvas của Youtube

YouTube được sáng lập vào năm 2005 bởi ba kỹ sư tài năng từng là nhân viên chủ chốt tại PayPal: Chad Hurley, Steve Chen, và Jawed Karim. Chính sự thiếu vắng của các nền tảng chia sẻ video đồng bộ và đơn giản đã khiến ba kỹ sư này quyết định sáng lập youtube để giúp người dùng giải quyết những khó khăn tương tự. 

Dưới đây là mô hình lean canvas của Youtube năm 2005

Mô hình lean canvas của Youtube năm 2005
Mô hình lean canvas của Youtube năm 2005

4.3. Mô hình lean canvas của Airbnb

Airbnb được thành lập vào năm 2008 tại Hoa Kỳ bởi Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk. Airbnb ra đời từ ý tưởng đơn giản của ba chàng trai về việc chia sẻ phòng trọ để kiếm thêm thu nhập. Từ một ý tưởng đơn giản, đến nay Airbnb đã phát triển thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực chia sẻ chỗ ở và du lịch trực tuyến.

Dưới đây là mô hình lean canvas của Airbnb năm 2008

Mô hình lean canvas của Airbnb năm 2008
Mô hình lean canvas của Airbnb năm 2008

5. Lợi ích khi thực hiện mô hình lean canvas

Mô hình Lean Canvas mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup trong việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích chính:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Lean canvas là phiên bản tinh gọn của Business Model Canvas, cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh nhanh chóng thay vì mất nhiều ngày để hoàn thiện. Từ đó, tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện
  • Rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm: Lean canvas được lấy cảm hứng từ mô hình khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup), trong đó tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm MVP trong thời gian nhanh nhất có thể. Vì vậy, sử dụng Lean Canvas cho phép doanh nghiệp rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm, nhất là những sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường.
  • Thấu hiểu khách hàng: Mô hình Lean Canvas đặt khách hàng làm trung tâm, giúp  doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề và nhu cầu cốt lõi của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm/dịch vụ phù hợp để giải quyết vấn đề của họ
  • Thúc đẩy sự linh hoạt và thích ứng: Lean Canvas khuyến khích thử nghiệm và học hỏi thông qua việc liên tục thu thập phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh mô hình kinh doanh cho phù hợp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng
  • Tập trung vào các chỉ số khả thi: Với mô hình lean canvas, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các số liệu khả thi thay vì những số liệu ảo tạo ra nhận thức sai lệch. Những chỉ số quan trọng trong mô hình này bao gồm các tiêu chí như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng người đăng ký và lượt giới thiệu

6. Phân biệt lean canvas và business model canvas

Lean canvas được phát triển từ business model canvas, vì vậy có những điểm tương đồng và khác biệt rõ rệt. Bảng sau chỉ ra những điểm khác biệt cốt lõi giữa hai công cụ lập kế hoạch kinh doanh này:

Business model canvas

Lean canvas

Thành phần

  • Key partners
  • Key activities
  • Key resources 
  • Customer relationships 

4 thành phần trên được thay thế lần lượt bằng:

  • Problem
  • Solution
  • Key metrics
  • Unfair advantage

Đối tượng sử dụng

Cả doanh nghiệp startup và doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm

Doanh nghiệp startup 

Trọng tâm chính

Doanh nhân, cố vấn, nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng,...

Doanh nhân

Mục tiêu

Xác định cơ sở hạ tầng, chi phí và dòng doanh thu

Cách giải quyết vấn đề, bao gồm các phương pháp để đạt được giải pháp, chi phí và dòng doanh thu 

Lợi thế cạnh tranh

Tập trung vào đề xuất giá trị (cả về mặt định lượng và định tính)

Tập trung vào lợi thế không công bằng giúp doanh nghiệp chiến thắng trên thị trường 

Định hướng khách hàng

Nhấn mạnh vào mối quan hệ với khách hàng và các kênh tiếp cận khách hàng

Nhấn mạnh vào phân khúc khách hàng

Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm lean canvas là gì, các thành phần chính và 9 bước xây dựng mô hình lean canvas đơn giản, nhanh chóng. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp phân biệt mô hình lean canvas và business model canvas, từ đó nhận thức rõ lợi ích của việc lựa chọn lean canvas đối với các startup. Trường Doanh Nhân HBR hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích trong bài viết sẽ giúp chủ doanh nghiệp, đặc biệt là startup founder xây dựng được một mô hình kinh doanh hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức. 

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger