Trường doanh nhân HBR ×

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Nội dung [Hiện]

Phong cách lãnh đạo là công cụ quan trọng để một người quản lý dẫn dắt đội nhóm tới thành công. Nó không chỉ phản ánh tính cách mà còn thể hiện được tầm nhìn của lãnh đạo trước mục tiêu doanh nghiệp. Vậy có những phong cách lãnh đạo nào? Chọn phong cách lãnh đạo sao cho đúng đắn? Câu trả lời sẽ được Trường Doanh Nhân HBR tiết lộ dưới đây.

1. Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là phương pháp mà một lãnh đạo dùng để tiếp cận, chỉ dẫn và thúc đẩy nhân viên đạt đến mục tiêu chung. Cách lãnh đạo của một người cũng nói cho chúng ta biết phương thức họ xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp tới thành công.

Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện cách người lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành, mà còn phản ánh tính cách, giá trị, tri thức, và kinh nghiệm cá nhân của họ. Một người quản lý có thể kết hợp các yếu tố khác nhau từ các phong cách lãnh đạo để phù hợp với đội nhóm và môi trường doanh nghiệp. 

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Khái niệm về phong cách lãnh đạo 

XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

2. Vai trò quan trọng của phong cách lãnh đạo

Diễn giả nổi tiếng người Mỹ, John Calvin Maxwell từng nói rằng: “Một người lãnh đạo giỏi là người biết đường, đi đường và dẫn đường.” Điều này chứng minh, người quản lý cần có năng lực dẫn dắt đội nhóm cùng đi về một hướng. Phong cách lãnh đạo chính là yếu tố then chốt để làm được điều đó. 

Lựa chọn được cách lãnh đạo đúng đắn sẽ giúp quản lý chủ động trong việc kiểm soát và phân công công việc trong đội nhóm. Bên cạnh đó, nó còn tăng cường lòng tin của nhân viên với lãnh đạo và tạo một môi trường làm việc lành mạnh. Điều này tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của cá nhân nói riêng và tổ chức nói chung. 

Trái lại, một lãnh đạo mang phong cách quản lý đi ngược với giá trị của nhân viên và tổ chức sẽ dễ khiến hiệu suất công việc đi xuống. Từ đó, môi trường làm việc trở nên căng thẳng, nhân sự giỏi khó chịu và rời bỏ tổ chức.

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

John Calvin Maxwell nói về tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo

XEM THÊM: 4 TỪ KHÓA MÔ TẢ CHÍNH XÁC VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

3. 9 loại phong cách lãnh đạo nên áp dụng nhất hiện nay

Trên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo giỏi và mỗi người lại có một phong cách lãnh đạo riêng. Dưới đây là 9 phong cách lãnh đạo được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng khám phá ưu nhược điểm của từng phong cách đầy đủ, chi tiết nhất. 

XEM THÊM: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ KẾ CẬN

3.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ 

1 - Đặc điểm

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership Style) là phong cách mà quản lý cho phép nhân viên tự do đưa ra ý kiến và quan điểm cá nhân về hướng đi cho công việc và dự án. Người lãnh đạo là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng quyết định đó phải dựa trên những đóng góp của nhân viên. Phong cách lãnh đạo này sẽ phù hợp với nhân viên chủ động, sáng tạo, mạnh mẽ và có chính kiến. 

2 - Ưu, nhược điểm

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là khả năng tăng tính cam kết của nhân viên nhờ việc cảm nhận được vai trò của mình với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, phong cách lãnh đạo này cũng mang đến nhiều đột phá nhờ đón nhận ý kiến đa chiều. Từ đó, tạo môi trường làm việc cởi mở và tôn trọng.

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ mất nhiều thời gian để đóng góp ý kiến, cân nhắc và đưa ra quyết định. Khi một công ty có quy mô lớn hoặc nhiều tầng lớp, quản lý sẽ rất khó khăn trong việc thu thập, sàng lọc ý kiến của toàn bộ nhân viên. 

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Phong cách lãnh đạo dân chủ được áp dụng rộng rãi

3.2. Phong cách lãnh đạo phục vụ 

1- Đặc điểm

Một người mang phong cách lãnh đạo phục vụ (Servant leadership) sẽ luôn đặt lợi ích của nhân viên lên trước. Họ tập trung vào việc dẫn dắt và phục vụ đội nhóm, thay vì áp đặt hay chỉ huy. Những người lựa chọn kiểu lãnh đạo này sẽ sử dụng quyền lực của mình để hỗ trợ và phát triển như vậy. Phong cách này sẽ phù hợp với những nhân viên sự giỏi, không thích áp đặt và sáng tạo.

2-  Ưu, nhược điểm

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là giúp tăng sự tin tưởng của nhân viên. Nhân viên khi được sếp hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ sẽ có lòng tin vào người dẫn dắt mình. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy nhân viên phát triển cá nhân. Khi quản lý dẫn dắt và phục vụ đội nhóm sẽ giúp các cá nhân phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

Nhưng phong cách này lại hơi thiếu linh hoạt trong những tình huống khẩn cấp và cần sự quyết đoán. Hơn nữa, khi là một nhà lãnh đạo phục vụ có nghĩa là bạn chấp nhận lùi lại để hỗ trợ nhân viên. Do đó bạn có thể dễ dàng bị tụt lại phía sau nếu nhân viên tiến lên quá nhanh hoặc so với những quản lý có tham vọng hơn.

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Phong cách lãnh đạo phục vụ và các ưu nhược điểm của nó 

3.3. Phong cách lãnh đạo ủy quyền

1 - Đặc điểm

Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ, Andrew Carnegie  từng nói rằng: “Không ai có thể trở thành một người lãnh đạo vĩ đại khi muốn làm mọi thứ một mình”. Đó cũng chính là cách phong cách lãnh đạo uy quyền (Laissez-Faire) vận hành khi nhà quản lý sẵn sàng giao việc cho nhân sự và cho phép cấp dưới tự đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề trong khuôn khổ. Đây còn được coi là phong cách lãnh đạo tự do. 

Nhân viên sẽ tự đưa ra kế hoạch, quản lý và chịu trách nhiệm với công việc được quản lý giao phó. Người đứng đầu có tổ chức có thể áp dụng phong cách này với những nhân sự lâu năm có chuyên môn và thái độ làm việc tốt.

2 - Ưu, nhược điểm

Ưu điểm đầu tiên của lãnh đạo ủy quyền là nhân viên có thể tự do sáng tạo. Từ đó, họ được cải thiện kỹ năng chuyên môn thông qua thực chiến. Ưu điểm thứ hai là với việc ủy quyền cho người có năng lực, lãnh đạo sẽ có thời gian để xây dựng những chiến lược tổng quát mà không phải để ý các công việc nhỏ hơn. 

Tuy nhiên, ủy quyền quá mức có thể dẫn đến việc mất kiểm soát hoạt động chung của đội nhóm. Khi sự cố xảy ra, quản lý khó có thể giải quyết kịp thời do không nắm bắt được tình hình thực tế. Một công ty có nhiều đội nhóm, khi được ủy quyền và nhiều người đưa ra quyết định có thể gây ra sự mất thống nhất trong hướng đi của tổ chức. 

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Đặc điểm phong cách lãnh đạo ủy quyền

XEM THÊM: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - YẾU TỐ THEN CHỐT ĐỂ NHÂN VIÊN DỤNG TÂM DỐC SỨC

3.4. Phong cách lãnh đạo huấn luyện

1- Đặc điểm

Với phong cách lãnh đạo huấn luyện (Coaching leadership), người quản lý đóng vai trò như một huấn luyện viên. Lãnh đạo cần quan sát để nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Sau đó, người đứng đầu đưa ra kế hoạch đào tạo bài bản nhằm nâng cao chuyên môn và kỹ năng làm nghề cho nhân sự. Phong cách lãnh đạo này đặc biệt phù hợp với những nhân sự trẻ với kiến thức, kỹ năng kém nhưng thái độ học hỏi tốt. 

2 - Ưu, nhược điểm

Giống với phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách này giúp nhân viên có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng của bản thân. Bên cạnh đó, việc nhân viên cảm nhận được sự dẫn dắt của đội trưởng sẽ giúp họ có lòng tin và phương hướng mà mình đang đi. Nhờ vậy, mối liên hệ bền chặt giữa nhân viên và quản lý được thiết lập. 

Nhưng để áp dụng phương pháp này, người quản lý cần sử dụng nhiều thời gian để quan sát và hiểu nhân viên. Sau đó, lãnh đạo cần tìm phương hướng phát triển nhân viên sao cho phù hợp nhất. Trong môi trường làm việc thường xuyên cần đưa ra các quyết định nhanh chóng.

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Phong cách lãnh đạo huấn luyện yêu cầu sự thấu hiểu nhân viên sâu sắc

3.5. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

1 - Đặc điểm

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership) có những nét tương đồng với lãnh đạo huấn luyện hay lãnh đạo dân chủ. Một người quản lý theo phong cách lãnh đạo chuyển đổi giỏi sẽ khiến đội nhóm đi theo hướng đi của mình dựa trên niềm tin vào mục tiêu và sự dẫn dắt đúng đắn. Vì thế, phong cách chuyển đổi đòi hỏi lãnh đạo cần có tầm nhìn xa và trí tuệ cảm xúc cao. 

2- Ưu, nhược điểm

Như đã đề cập, phong cách lãnh đạo chuyển đổi sẽ giúp nhân viên tin tưởng vào mục tiêu chung cũng như sự chỉ dẫn của lãnh đạo. Vì vậy, tính cam kết và tinh thần trách nhiệm của họ sẽ cao giúp năng suất tăng trưởng bền vững. Môi trường làm việc khuyến khích sự dám nghĩ, dám làm sẽ tạo nên sự sáng tạo trong công việc, thúc đẩy tinh thần làm việc lên cao. 

Tuy nhiên, quản lý đôi khi sẽ quá tập trung vào nhân viên khiến mục tiêu chung của doanh nghiệp không được chú ý tới.

3.6. Phong cách lãnh đạo quy tắc - giao dịch

1- Đặc điểm

Trái ngược với lãnh đạo chuyển đổi là phong cách lãnh đạo quy tắc - giao dịch (Transactional leadership). Phong cách này tập trung vào kết quả của công việc thay vì sự phát triển của nhân viên. Người quản lý thường áp dụng nguyên tắc thưởng khi làm tốt và phạt khi không đạt được mục tiêu. Phong cách này phù hợp với những nhân sự thích kỷ luật và có tính cam kết cao. 

2 - Ưu, nhược điểm

Trong các phong cách lãnh đạo thì lãnh đạo giao dịch thường đạt được hiệu quả công việc cao hơn cả. Lý do là bởi, người quản lý sẽ chỉ quan tâm đến quả đầu ra. 

Nhưng nhược điệp của nó là dễ tạo áp lực, sự chán nản cho nhân viên. Việc liên tục bị áp KPI, đi kèm với nó là việc thưởng phạt liên tục sẽ khiến nhân viên áp lực, chán nản. Hậu quả để lại có thể là nhân viên nghỉ việc, hiệu suất đi xuống.  Môi trường này cũng thiếu khuyến khích sáng tạo. Quản lý quá coi trọng nguyên tắc sẽ khiến môi trường mất đi sự sáng tạo.

3.7. Phong cách lãnh đạo theo tình huống

1- Đặc điểm

Lãnh đạo theo tình huống (Situational leadership) là phương pháp rất được khuyến khích hiện nay. Cụ thể, người quản lý sẽ thay đổi các phong cách lãnh đạo dựa trên những tình huống cụ thể. Theo đó, người lãnh đạo sẽ chia nhân viên ra thành các nhóm theo năng lực, tinh thần làm việc.Với từng nhóm nhân viên, người quản lý sẽ chọn phong cách lãnh đạo phù hợp. 

Anh Tony Dzung - CEO Trường Doanh nhân HBR luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giao việc đúng người, đúng lúc. Hay nói cách khác lựa chọn cách lãnh đạo sao cho phù hợp sẽ đóng vai trò then chốt đến sự thành bại của doanh nghiệp. 

2 - Ưu, nhược điểm

Lãnh đạo theo tình huống đem đến tính linh hoạt cao. Người quản lý có thể nhanh chóng thay đổi phương thức lãnh đạo dựa trên thực trạng công ty và năng lực nhân viên. Bên cạnh đó, việc phân chia công việc theo các nhóm nhân viên khác nhau sẽ đảm bảo nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm của từng nhóm. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu suất và hạn chế rủi ro.

Nhược điểm là phong cách lãnh đạo này sẽ khó khăn trong đánh giá tình huống: Xác định đúng tình huống và mức độ phát triển của nhân viên sẽ yêu cầu người quản lý có trình độ chuyên môn cao cũng như sẵn sàng bỏ thời gian công sức để nghiên cứu.

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Phong cách lãnh đạo theo tình huống đem về hiệu quả tốt cho doanh nghiệp

3.8. Phong cách lãnh đạo quan liêu

1 - Đặc điểm

Phong cách lãnh đạo quan liêu (Bureaucratic leadership) thường gặp ở các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước. Phong cách lãnh đạo này đề cao cấp bậc và quy trình báo cáo trong công việc. Người quan lý sẽ khắt khe và kiểm soát nhân viên theo những quy định và chính sách. Tuy nhiên, lãnh đạo vẫn sẽ lắng nghe ý kiến của nhân viên sau đó đưa ra quyết định cuối cùng. 

2 - Ưu, nhược điểm

Phong cách lãnh đạo quan liêu sẽ giữ được sự ổn định cho tổ chức. Với các quy tắc và quy định rõ ràng, nhân viên sẽ dễ dàng nắm bắt và tuân thủ. 

Nhưng phong cách này tạo ra môi trường rất thiếu tính sáng tạo. Việc người quản lý quá tập trung vào quy tắc khiến nhân viên ngột ngạt, gò bó và hạn chế sự sáng tạo. Lâu dần, doanh nghiệp sẽ trở nên trì trệ, không có sự thay đổi, khiến nhân sự rời bỏ.

3.9 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

1 - Đặc điểm

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền còn được gọi là phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership). Phong cách này yêu cầu sự tuân thủ quyết định của chỉ huy 100%. Tổ chức sẽ không lắng nghe đóng góp và ý kiến từ nhân viên. Người lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định, kiểm soát và giám sát suốt quá trình làm việc. 

Steve Jobs là một trong những cái tên rất nổi tiếng áp dụng phong cách này trong những ngày đầu sáng lập Apple. Ông tập trung vào việc kiểm soát hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định nhanh chóng mà ít khi tham khảo ý kiến của nhân viên.

2- Ưu, nhược điểm

Phong cách chuyên quyền cho phép lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần phải tham khảo ý kiến của nhiều người, đặc biệt hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, lãnh đạo chuyên quyền giúp duy trì kiểm soát cao hơn đối với quá trình làm việc và có thể tạo ra môi trường ổn định.

Nhược điểm của phong cách này là không khuyến khích sáng tạo. Phong cách lãnh đạo này thường không khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ phía nhân viên, làm hạn chế sự sáng tạo và tư duy độc lập. 

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NÀO KHIẾN NHÂN SỰ TÂM PHỤC KHẨU PHỤC - TONY DZUNG | TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo 

Phong cách lãnh đạo của một người thay đổi dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, ba yếu tố được đề cập dưới đây có tác động mạnh mẽ hơn cả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng yếu tố để vận dụng cho bản thân.

4.1 Tình hình của tổ chức 

Yếu tố đầu tiên tác động đến phong cách lãnh đạo của một người quản lý phải kể đến tình trạng của tổ chức. Mỗi doanh nghiệp khi tiến vào thị trường sẽ có một hệ giá trị riêng. Cùng với đó, người sáng lập và các nhà lãnh đạo trong quá khứ đã xác lập một văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Vì vậy, người quản lý phải lựa chọn các phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với văn hóa và giá trị đó. 

4.2 Đặc điểm nhân sự trong đội nhóm 

Nhân viên là những người trực tiếp làm việc và chịu sự quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp. Vì vậy nhân sự có tác động mạnh mẽ tới cách lãnh đạo. Khi lãnh đạo một đội nhóm trẻ, ít kinh nghiệm bạn cần lựa chọn phong cách lãnh đạo có thể thúc đẩy sự sáng tạo của nhân sự. 

4.3 Tầm nhìn và năng lực của lãnh đạo 

Kinh nghiệm làm việc, học vấn và sự từng trải trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của những người đứng đầu doanh nghiệp. 

Những người mới làm lành đạo sẽ có xu hướng chọn những phong cách có tính tuân thủ theo quy tắc để đảm bảo mọi công việc trong tầm kiểm soát. Trái lại, người làm lâu năm sẽ ưa thích những phương pháp linh hoạt hơn như phong cách lãnh đạo dân chủ hay phong cách lãnh đạo theo tình huống. 

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

3 yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo

XEM THÊM: CHÌA KHÓA VÀNG CỦA LÃNH ĐẠO GIỎI

5. Cách xác định phong cách lãnh đạo phù hợp nhất

Nhiều nhà quản lý sau nhiều năm làm lãnh đạo vẫn loay chưa tìm được phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp. Nếu bạn đang mắc kẹt trong vấn đề này hãy cùng trả lời những câu hỏi sau đây: 

  • Bạn tự nhận thức bản thân là một người như thế nào? Việc hiểu về bản thân như giá trị, mục tiêu và tính cách vô cùng quan trọng. Lý do là bởi nó sẽ định hình vai trò lãnh đạo và cách một người quản lý tương tác với hội nhóm. 

  • Mục tiêu doanh nghiệp bạn đang làm gì? Hiểu về tình trạng doanh nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt trong việc chọn cách phong cách lãnh đạo. Nếu công ty ưu tiên xây dựng nội bộ vững mạnh hãy lựa chọn phong cách thúc đẩy tính sáng tạo. Nếu công ty hướng đến lợi nhuận hãy chọn những phong cách chú ý đến hiệu suất công việc. 

  • Bạn đang có những kỹ năng gì và thiếu những gì? Hãy tự tìm kiếm cho mình câu trả lời, để chọn được phong cách gia tăng điểm mạnh của bản thân và hạn chế điểm yếu. 

Hãy thử nghiệm nhiều phong cách, lắng nghe phản hồi từ đồng nghiệp rồi tự chiêm nghiệm lại về kết quả mình đạt được. Việc lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ giúp các nhà quản lý rút ra được bài học và định hình phong cách lãnh đạo tối ưu nhất. 

9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT

Đặt câu hỏi để tìm ra phong cách lãnh đạo phù hợp 

Kết luận

Thực chất, không có phong cách lãnh đạo nào tối ưu nhất mà chỉ có phong cách lãnh đạo phù hợp nhất. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của Trường Doanh Nhân HBR, các nhà quản lý đã nắm rõ 9 phong cách lãnh đạo điển hình và tìm cho mình được phong cách hiệu quả nhất.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger