Mục lục [Ẩn]
- 1. Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?
- 2. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- 3. Bí kíp áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong quản lý hiện đại
- 3.1. Xem xét tính phù hợp của phong cách lãnh đạo dân chủ và thực trạng doanh nghiệp
- 3.2. Luôn giữ thái độ cởi mở và minh bạch với nhân viên
- 3.3. Đảm bảo mọi người cam kết thực hiện
- 3.4. Xem xét, đánh giá và rút ra bài học cho tương lai
- 4. Đâu là ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ?
- 4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- 4.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
- 5. Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ
- 6. Các câu hỏi thường gặp
- 6.1. Khi nào và đối tượng cần áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
- 6.2. Lời khuyên cho chủ doanh nghiệp theo phong cách lãnh đạo dân chủ
- 7. Kết luận
Dân chủ là thuật ngữ gắn liền với lý tưởng về quyền tự do và làm chủ. Theo lý đó, trong doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo dân chủ ý chỉ một phương pháp quản lý nhân sự hiện đại, nơi mọi người đều có quyền nêu nên ý kiến cá nhân. Bản thân các thành viên có thể chủ động góp sức vào công việc chung của tập thể. Vậy làm cách nào để áp dụng thành công phương pháp này trong doanh nghiệp? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
1. Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì?
Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership Style) là phương pháp quản lý hiện đại trong đó cấp lãnh đạo khuyến khích các thành viên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Đây phương pháp dựa trên tiêu chí mọi người đều có quyền thể hiện ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của mình trong một tổ chức. Phong cách này thường được sử dụng trong các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng.
Phong cách lãnh đạo dân chủ còn được biết đến với tên gọi “Participative” – Lãnh đạo hợp tác. Phong cách này bắt đầu xuất hiện vào năm 1939 do Kurt Lewin khai sinh. Ông là người tiên phong nghiên cứu về các giá trị mà phong cách lãnh đạo này mang lại trong một tổ chức. Trong cuốn sách “Leadership and Group Life,” đã chỉ ra rõ hơn về quan điểm của Lewin và các đồng nghiệp (Ronald Lippitt và Ralph K. White): Kết luận rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là phổ biến nhất ở cấp dưới khi so sánh trong ba phong cách lãnh đạo chính khác là dân chủ, tự do và chuyên quyền.
2. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ thường có 5 đặc trưng nổi bật sau:
- Luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cá nhân: Điểm nổi bật nhất của phong cách lãnh đạo dân chủ chính là thái độ luôn lắng nghe “tiếng nói” của các thành viên. Cùng với đó là thể hiện sự tôn trọng với từng quan điểm của mỗi người. Họ thấu hiểu rằng mỗi cá nhân sẽ có kinh nghiệm và góc nhìn khác nhau, từ đó đem lại những ý tưởng và giải pháp đa chiều cho các vấn đề
- Luôn thúc đẩy sự sáng tạo: Phong cách lãnh đạo dân chủ tạo ra môi trường làm việc đầy sáng tạo, nơi mà nhân viên được tự do thử nghiệm và đưa ra những ý tưởng mới. Những ý tưởng mới mẻ này luôn được chào đón và xem xét một cách nghiêm túc.
- Tận dụng sức mạnh tập thể để giải quyết vấn đề: Năng lượng của đội nhóm luôn mạnh mẽ hơn là làm việc đơn độc. Bằng cách tổ chức các buổi họp nhóm, thảo luận, tận dụng kiến thức và kỹ năng đa dạng của mỗi thành viên, ta có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
- Chú trọng vào kết quả: Nhà lãnh đạo luôn tập trung tìm cách cải thiện hiệu suất nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Họ chính là người chịu trách nhiệm về kết quả của nhóm và vạch hướng cho các thành viên đi đúng hướng
>>> XEM THÊM: 9 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÚP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ CẬN TÀI NĂNG, NHIỆT HUYẾT
3. Bí kíp áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong quản lý hiện đại
Để áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hiệu quả vào trong mô hình quản lý hiện đại, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
3.1. Xem xét tính phù hợp của phong cách lãnh đạo dân chủ và thực trạng doanh nghiệp
Phong cách lãnh đạo dân chủ không phải lúc nào cũng là giải pháp hoàn hảo cho mọi tình huống. Do đó, nhà lãnh đạo cần phải xem xét thật kỹ lưỡng để xác định đường hướng quản trị đúng đắn nhất cho tổ chức. Muốn biết phong cách lãnh đạo này có thực sự mang lại giá trị, chủ doanh nghiệp cần đưa ra rõ các vấn đề sau:
- Đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại: Các thành viên đang hoạt động theo xu hướng cởi mở hay khép kín
- Xem xét cấu trúc tổ chức: Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ hoàn hảo cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc theo cấu trúc phẳng (ít cấp bậc). Như vậy, việc giao tiếp có thể được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn
- Đánh giá đội ngũ nhân viên: Nhân viên có ý thức tự quản lý bản thân cao không? Tinh thần hợp tác của họ như thế nào? Họ có sẵn sàng đóng góp ý kiến vào một vấn đề nằm ngoài công việc không?
- Phân tích mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh dài hạn chính là “điểm sáng” cho phong cách lãnh đạo dân chủ
- Tham khảo ý kiến các thành viên: Hãy làm phép thử cho nhân viên với các biểu mẫu khảo sát để đánh giá giá trị họ mang lại thực sự có hiệu quả
3.2. Luôn giữ thái độ cởi mở và minh bạch với nhân viên
Nếu đã quyết định sử dụng phương pháp lãnh đạo dân chủ, cấp quản lý cần phải cố gắng giao tiếp cởi mở với từng thành viên. Đây là cách tạo nên sự kết nối và nắm bắt được tâm lý của nhân viên. Ngoài ra, việc minh bạch sẽ giúp cho mỗi cá nhân cảm thấy bản thân được tôn trọng và tin tưởng hơn vào sếp của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo cởi mở và minh bạch trong tâm lý nhân viên, hãy thực hiện các hoạt động sau:
- Giao tiếp thường xuyên: Thực hiện các buổi họp định kỳ với nhân viên để thảo luận về tình hình công việc, chia sẻ thông tin và cập nhật tiến độ
- Cập nhật thông tin thường xuyên: Chia sẻ tình hình hoạt động của công ty và các mục tiêu quan trọng với nhân viên. Điều này giúp luôn nắm rõ thông tin và hiểu rõ về định hướng của tổ chức
- Phản hồi tích cực: Với bất kỳ ý tưởng nào được đề ra, người lãnh đạo dân chủ đều phải có trách nhiệm phản hồi. Tuy nhiên đối với các quan niệm không tốt, thay vì chỉ trích, hãy đưa ra các gợi ý và giải pháp để cải thiện
- Đánh giá hiệu quả công bằng: Sử dụng các tiêu chí đánh giá công bằng và minh bạch để đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên
>>> XEM THÊM: KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? 10 CÁCH GIAO TIẾP ĐỂ KHÉO LÉO TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH
3.3. Đảm bảo mọi người cam kết thực hiện
Khi toàn bộ thành viên đều tham gia đóng góp ý kiến nghĩa là các nhà lãnh đạo dân chủ đã thành công ở chặng đầu tiên. Để có thể thu hút mọi người tham gia vào kế hoạch, nhà lãnh đạo hãy thực hiện các hoạt động sau:
- Phân công vai trò cụ thể: Giao việc rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. Đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình và mục tiêu hướng tới là gì
- Tạo động lực làm việc: Thường xuyên động viên và khuyến khích nhân viên, giúp họ duy trì tinh thần làm việc tích cực
- Luôn trong tư thế hỗ trợ: Sẵn sàng trợ giúp nhân viên khi họ gặp khó khăn. Đồng thời cung cấp các tài nguyên và hướng dẫn cần thiết giúp họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả
>>> XEM THÊM: 9 BƯỚC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ, GIÚP SẾP KHÔNG PHẢI ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC
3.4. Xem xét, đánh giá và rút ra bài học cho tương lai
Sau mỗi lần chốt quyết định, nhà lãnh đạo cần nhìn lại hành trình đã trải qua và đúc kết kinh nghiệm cho cả tập thể bằng các hình thức:
- Tổ chức buổi họp đánh giá định kỳ
- Thu thập dữ liệu và phân tích số liệu
- Chia sẻ những điểm tốt và chỉ ra những điểm chưa đạt cần khắc phục
4. Đâu là ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ?
Phong cách lãnh đạo dân chủ không hẳn là luôn phù hợp trong bất kỳ tình huống nào. Phương pháp lãnh đạo này cũng tồn tại hai khía cạnh bao gồm ưu điểm và nhược điểm như sau:
4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Nhân viên nhiệt huyết hơn trong công việc: Khi ý thức bản thân là một phần tử quan trọng trong một tổ chức và có quyền đóng góp vào quyết định lớn, nhân viên sẽ hăng hái hơn trong công việc. Đồng thời, việc họ được phép đưa ra ý tưởng và có khả năng triển khai chúng sẽ nâng cao năng suất làm việc lên gấp nhiều lần.
- Sáng tạo, đổi mới nhiều hơn: Khi nhiều người cùng đưa ra ý tưởng, nhà lãnh đạo sẽ có một cái nhiều đa chiều và lựa chọn ra đường hướng hoàn hảo nhất. Quá trình này giúp đội nhóm khám phá ra được nhiều điều mới mẻ, giúp cải thiện kết quả và hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn
- Giảm thiểu tình trạng nghỉ việc: Việc luôn được lắng nghe quan điểm và tôn trọng ý kiến, nhân viên sẽ cảm thấy bản thân có vai trò quan trọng. Từ đó, họ sẽ mong muốn gắn bó và hạn chế tối đa tình trạng thôi việc
- Tăng cường sự gắn kết trong đội nhóm: Quá trình thảo luận ngoài mục tiêu tạo ra quyết định đúng đắn nhất, đây còn là cơ hội giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn. Sự thấu hiểu sẽ giúp tạo ra tập thể gắn kết và cùng nhìn về một hướng
>>> XEM THÊM: NẮM CHẮC 15 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ GIỎI
4.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng không thể tránh khỏi không ít điểm hạn chế sau:
- Tiến trình đưa ra quyết định chậm hơn: Quá trình tham vấn để đạt đến sự đồng thuận của tất cả thành viên sẽ tốn thời gian rất lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ công việc của mỗi cá nhân
- Gây ra những tranh cãi: Một số quyết định khó có thể thỏa mãn tất cả thành viên nên có thể gây ra những tranh cãi không đáng có
- Khó thành công khi nhóm thiếu kỹ năng: Nếu các thành viên đều có lỗ hổng kiến thức chuyên môn, việc mời họ tham gia đóng góp ý kiến sẽ không đạt được hiệu quả cao
Mỗi một phong cách lãnh đạo đều có những ưu nhược điểm nhất định và hiển nhiên không một phong cách nào là tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải xây dựng được năng lực lãnh đạo để dần hình thành nên văn hoá doanh nghiệp tạo bước đà cho sự phát triển tổ chức.
Nhằm giúp chủ doanh nghiệp và quản lý nâng tầm năng lực lãnh đạo, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ cốt lõi xuất chúng, mở rộng doanh nghiệp x5 x10 lần, Trường Doanh Nhân HBR đã nghiên cứu và phát triển khóa học chuyên sâu XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM.
5. Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ
Có rất nhiều nhà lãnh đạo đã thành công khi thực hiện theo phong cách lãnh đạo dân chủ, có thể kể đến như sau:
Steve Jobs
Steve Jobs là nhà sáng lập nên Apple, một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay. Ông nổi tiếng với việc khuyến khích các đội ngũ của mình suy nghĩ sáng tạo và vượt ra ngoài những giới hạn thông thường. Ông thường tổ chức các buổi thảo luận mở, nơi mà các ý tưởng sáng tạo có thể được bày tỏ công khai. Đặc biệt, Steve Jobs thường tìm kiếm và lắng nghe ý kiến từ những người giỏi nhất trong ngành.
Ví dụ, ông đã tạo điều kiện cho các nhà thiết kế như Jony Ive có quyền tự do trong việc phát triển sản phẩm; Tổ chức hội nghị offsite với những nhân viên chủ chốt để thảo luận về chiến lược và ý tưởng mới. Steve Jobs đã dẫn dắt đội ngũ nhân viên sáng tạo ra iPhone, dòng điện thoại đa chạm với nhiều tính năng nổi bật trên thị trường, mở ra một kỷ nguyên mới cho Apple nói chung và Iphone nói riêng.
Henry Ford
Henry Ford, nhà sáng lập hãng ô tô Ford Motor Company, đã thay đổi quan niệm về cách lãnh đạo trong giới tư bản ở những năm 20 - 30. Ông không đặt lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất mà chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và tăng tính dân chủ đồng thời đầu tư vào phúc lợi của nhân viên.
Tiếp nhận những phản hồi thẳng thắn về lương thưởng trong công ty, Henry Ford đã mạnh dạn đưa ra chính sách trả lương 5 đô/ngày cho công nhân, khi mà mức lương phổ biến vào thời điểm đó chỉ khoảng 2-3 USD/ngày. Chính sách mới này vướng phải nhiều tranh cãi từ các doanh nghiệp đối thủ, thậm chí nhiều bên còn cho rằng đây là hành động “tự hủy” của Ford. Đồng thời, cùng với việc tăng lương cho công nhân và lắng nghe các ý kiến từ cấp dưới, những mẫu xe bình dân với giá chỉ 500 USD cũng ra đời từ đây.
Thời điểm đó, Ford đã thành công tiêu thụ hơn 250.000 chiếc xe trong một năm và lợi nhuận tăng gấp đôi vào năm 1916. Triết lý kinh doanh của Ford chính là đảm bảo rằng công nhân của họ đều có khả năng mua các sản phẩm do chính họ sản xuất. Nói cách khác, người sử dụng lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Nếu ôtô được sản xuất đại trà cho toàn dân mà không chỉ cho người giàu, Ford sẽ cố gắng trả lương cho công nhân để họ có thể đủ tiền mua các sản phẩm của công ty. Nhìn theo chiều hướng sâu hơn, nếu các doanh nghiệp trả lương ít đi, sẽ khiến sức tiêu thụ của người lao động giảm xuống. Rồi họ lại băn khoăn tự hỏi vì sao khách hàng của họ không đủ khả năng tiêu dùng?. Henry Ford đã từng chia sẻ rằng: “Trả 5 USD cho 9 giờ làm việc là một trong những động thái cắt giảm chi phí hiệu quả nhất mà chúng tôi từng làm”.
Có thể nói, Henry Ford đặc biệt quan tâm đến cải thiện phúc lợi và điều kiện làm việc cho nhân viên. Quyết định này không chỉ thúc đẩy dòng xe Ford trở thành hãng ô tô hàng đầu thế giới mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách lao động tại Mỹ và trên toàn thế giới.
6. Các câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số thắc mắc mà nhiều lãnh đạo đặt ra cho phong cách lãnh đạo dân chủ:
6.1. Khi nào và đối tượng cần áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ
Nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong trường hợp doanh nghiệp phải đưa ra quyết định liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau hoặc có ảnh hưởng lớn đến tổ chức. Phong cách này sẽ tận dụng tư duy của tập thể giúp đưa ra quyết định chính xác nhất.
Đối với những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, sẽ phù hợp với phong cách lãnh đạo dân chủ hơn. Những đóng góp ý kiến và giải pháp của họ sẽ mang lại giá trị lớn, các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể tận dụng tốt nhất năng lực của họ. Điều này không có nghĩa là môi trường người trẻ không nên sử dụng phương pháp lãnh đạo này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể phối hợp họ lại với nhau để vừa tận dụng đầu óc nhân tài, vừa rèn dũa những nhân tố mầm mống trong tương lai.
6.2. Lời khuyên cho chủ doanh nghiệp theo phong cách lãnh đạo dân chủ
Theo các nhà nghiên cứu Bhatti, Maitlo, Shaikh, Hashmi và Shaikh, nhiều nhân viên được quản lý bởi các nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ đã bày tỏ cảm nhận cực kỳ hài lòng với công việc của họ mà không nghĩ đến việc tìm kiếm công việc khác. Có thể hiểu rằng, tính dân chủ trong công việc đã làm cho họ hài lòng, phấn đấu, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp của bản thân và tổ chức. Do đó, các chủ doanh nghiệp hãy tạo cho nhân viên cảm giác được tự do “vùng vẫy” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này sẽ thúc đẩy sáng tạo, nâng cao giá trị của họ và đặc biệt là gia tăng hiệu suất công việc chung.
7. Kết luận
Phong cách lãnh đạo dân chủ là một trong những phương pháp quản lý hiệu quả, đặc biệt đối với các tổ chức muốn thúc đẩy sự sáng tạo. Tuy nhiên, đây là phương pháp khuyến khích các thành viên tham gia đóng góp thảo luận nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là nhà lãnh đạo. Vì vậy, để áp dụng thành công phương pháp này, nhà lãnh đạo cần có kỹ năng quản lý tốt và khả năng điều phối quá trình ra quyết định một cách hiệu quả.