TRƯỜNG DOANH NHÂN HBR - HBR BUSINESS SCHOOL ×

OUTBOUND MARKETING LÀ GÌ? NHỮNG LOẠI HÌNH MÀ DOANH NGHIỆP NÊN DÙNG

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Outbound Marketing là gì?
  • 2. Ưu và nhược điểm của Outbound Marketing là gì?
    • 2.1. Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?
    • 2.2. Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?
  • 3. Những loại hình Outbound Marketing phổ biến 
    • 3.1. Quảng cáo truyền thống
    • 3.2. Quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads)
    • 3.3. Email Marketing
    • 3.4. Cold Calling
  • 4. Sự khác biệt cơ bản giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì
  • 5. Sự chuyển dịch từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing 
  • 6. Case Study kết hợp thành công giữa Outbound và Inbound Marketing của Grab  
    • 6.1. Chiến lược Outbound Marketing của Grab
    • 6.2. Chiến lược Inbound Marketing của Grab

Outbound Marketing là cụm từ quen thuộc với Marketers. Tuy nhiên, xã hội phát triển đi cùng theo là sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của mạng xã hội, hình thức này đang được dần dịch chuyển và thay thế bởi nhiều phương pháp hiện đại khác. Vậy tóm lại, Outbound Marketing là gì? Liệu các doanh nghiệp hiện nay nên ứng dụng phương thức tiếp thị này không? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

1. Outbound Marketing là gì?

Outbound marketing là một chiến lược tiếp thị truyền thống được sử dụng để tiếp cận khách hàng bằng cách gửi thông điệp trực tiếp đến họ thông qua các kênh truyền thông như quảng cáo truyền hình, quảng cáo in ấn, cuộc gọi điện hoặc email tiếp thị. Đặc điểm chính của outbound marketing là việc tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng mục tiêu mà không yêu cầu họ đã tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhiều Marketer trẻ hiện nay chưa hiểu rõ được khái niệm Outbound Marketing là gì? Chính là do sự phổ biến của một hình thức trái ngược với Outbound Marketing đó chính là Inbound Marketing.

Khái niệm outbound marketing là gì
Khái niệm outbound marketing là gì

2. Ưu và nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Mặc dù Inbound Marketing (tiếp thị vào) đang trở thành xu hướng phổ biến hơn gần đây, Outbound Marketing vẫn có những ưu điểm riêng. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng Outbound Marketing.

2.1. Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?

  • Tiếp cận rộng rãi: Outbound Marketing cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống, bạn có thể đạt được độ phủ rộng rãi và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

  • Kiểm soát thông điệp: Với Outbound Marketing, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn thông điệp tiếp thị mà bạn muốn truyền tải. Bạn có thể tạo ra các quảng cáo, email hoặc cuộc gọi điện thoại đúng theo ý muốn của bạn và đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền tải một cách chính xác và nhất quán

  • Tạo nhận thức thương hiệu: Outbound Marketing có thể giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu của bạn. Quảng cáo trên truyền hình, radio hoặc các phương tiện truyền thông khác có thể giúp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tạo ra ấn tượng sâu sắc với thương hiệu của bạn.

  • Kích thích hành động: Các hình thức Outbound Marketing như cuộc gọi điện thoại, email marketing có thể kích thích khách hàng tiềm năng hành động nhanh chóng. Bằng cách liên hệ trực tiếp với khách hàng, bạn có thể khuyến khích họ đăng ký, mua hàng hoặc thực hiện các hành động khác mà bạn mong muốn.

2.2. Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Vấn đề của Outbound Marketing là nó “ngốn” quá nhiều ngân sách Marketing của doanh nghiệp. Nó đã tồn tại lâu đời và một số người thậm chí còn coi đó là chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, Outbound Marketing gặp rất nhiều khó khăn trong thời đại số. Đặc biệt là việc thích ứng với những xu hướng tiếp thị đang thay đổi. 

  • Khó khăn trong việc theo dõi lợi tức đầu tư (ROI): Việc xác định rõ ràng rằng một chiến dịch Outbound Marketing có đóng góp vào việc tạo ra doanh số bán hàng hay không là một thách thức. Điều này làm cho việc đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch trở nên khó khăn hơn

  • Các kỹ thuật chặn: Thời đại số đã tạo ra nhiều kỹ thuật chặn để ngăn chặn thông điệp Outbound Marketing. Ví dụ như hộp thư rác điện tử, chặn cuộc gọi lạ trên điện thoại di động, sử dụng dịch vụ ghi lại chương trình truyền hình và loại bỏ quảng cáo… Điều này làm giảm khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng

  • Giá thành cao, năng suất thấp: Outbound Marketing yêu cầu một ngân sách tiếp thị lớn để triển khai các chiến dịch quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio hay các phương tiện in ấn. Ngoài ra, Outbound Marketing có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thường thấp hơn so với các phương pháp tiếp thị khác

Outbound Marketing có cả ưu điểm và nhược điểm
Outbound Marketing có cả ưu điểm và nhược điểm

Với những ưu và nhược điểm trên, doanh nghiệp nên sử dụng Outbound Marketing trong trường hợp như:

  • Cần tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn, ví dụ như khởi động sản phẩm mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh.

  • Hoạt động trong các ngành công nghiệp truyền thống như bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, nơi mà Outbound Marketing vẫn có sức mạnh và hiệu quả.

Tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau nếu không muốn chiến dịch Outbound Marketing vừa tốn tiền, vừa không hiệu quả:

  • Kết hợp với Inbound Marketing: Kết hợp cả hai chiến lược này để tạo ra một chiến dịch tiếp thị toàn diện. Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng thông qua tạo ra nội dung giá trị và tạo môi trường thuận lợi để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp. Outbound Marketing có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng đã được thu hút bởi Inbound Marketing.

  • Tập trung vào khách hàng tiềm năng chất lượng cao: Thay vì tiếp cận một số lượng lớn khách hàng, tập trung vào khách hàng tiềm năng có khả năng cao để trở thành khách hàng thực sự. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

🔴 Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm rõ cách thấu hiểu khách hàng và tìm ra nhân tố cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp thông qua các nội dung vô cùng hấp dẫn:

  • Xác định khung giải pháp giá trị
  • Tìm ra nhân tố cạnh tranh khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ
  • Xây dựng ma trận nội dung quảng cáo theo ngôn ngữ khách hàng
  • 16 Concept viral Marketing hiệu quả
  • Xây dựng quy trình viết Content quảng cáo bài bản
  • Ứng dụng Canvas, 4H & HSSBC để viết content cho một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể

Tất cả sẽ được Mr. Tony Dzung bật mí chi tiết tại khóa học "XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP". Đăng ký tự vấn ngay tại đây!

Khóa học Xây dựng hệ thống marketing chuyên nghiệp
Khóa học Xây dựng hệ thống marketing chuyên nghiệp

XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP

Anh/Chị đang kinh doanh trong lĩnh vực gì?
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin!
Loading...
TƯ VẤN MIỄN PHÍ

3. Những loại hình Outbound Marketing phổ biến 

Sau khi tìm hiểu được Outbound Marketing là gì, hãy cùng Trường doanh nhân HBR tìm hiểu một số loại hình Outbound Marketing phổ biến nhất ngay dưới đây:

3.1. Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống là loại hình quảng cáo gồm các phương tiện truyền thông như: truyền hình, báo in, đài phát thanh và biển quảng cáo. Đây được xem là loại hình cổ điển và phổ biến nhất của Outbound Marketing. Phương pháp này giúp bạn truyền tải thông điệp rộng rãi tới số đông khách hàng. Tuy nhiên loại hình này lại thiếu tính tập trung vào tệp khách hàng mục tiêu và chi phí lại rất tốn kém.

Theo VTV, một đoạn quảng cáo khoảng 30s được phát trên kênh truyền hình VTV3 vào lúc 19h55 tức là sau khi bản tin thể thao 24/7 kết thúc có giá trọn gói lên tới 100.000.000 đồng. Trong thời kì Smartphone và Mạng xã hội phát triển như hiện nay, loại hình này đang dần mất chỗ đứng trên thị trường. 

3.2. Quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads)

Đây được coi là phiên bản nâng cấp hơn của quảng cáo truyền hình. Quảng cáo Digital giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách chính xác và có tính chọn lọc hơn. Nhờ vào các thuật toán phân tích hành vi khách hàng của các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter… Digital Ads đã trở thành một phần của Outbound Marketing thời hiện đại. 

3.3. Email Marketing

Gửi email tiếp thị là một hình thức Outbound Marketing phổ biến. Các doanh nghiệp sẽ gửi email đến danh sách khách hàng hiện có hoặc tiềm năng để quảng bá sản phẩm, thông báo khuyến mãi, hoặc cung cấp thông tin liên quan.

Dựa vào mục tiêu, ngân sách doanh nghiệp lựa chọn cho mình công cụ phù hợp
Dựa vào mục tiêu, ngân sách doanh nghiệp lựa chọn cho mình công cụ phù hợp

>>> XEM THÊM: EMAIL MARKETING LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG EMAIL MARKETING ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

3.4. Cold Calling

Cold Calling hay Telesale được biết đến là hình thức tiếp cận tiêu biểu nhất của Outbound Marketing. Trong hình thức này, nhân viên sẽ thực hiện những cuộc gọi dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng được cung cấp. Điều này có thể đánh giá sát nhất mức độ quan tâm của khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng mua hàng.

Nhân viên bán hàng thường không có giao tiếp trước với khách hàng, do đó mới có thuật ngữ Cold Calling. Bước tiếp theo của Cold Calling được gọi là Warm Calling. Khi đó khách hàng tiềm năng đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến các dịch vụ của bạn.

4. Sự khác biệt cơ bản giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì

Cách thức hoạt động giữa Outbound và Inbound Marketing là hoàn toàn trái ngược nhau. Dưới đây là một vài sự khác biệt cơ bản giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing dựa trên một vài yếu tố: 

Khía cạnh

Outbound Marketing

Inbound Marketing

Phương pháp tiếp cận

Gửi thông điệp tiếp thị trực tiếp đến khách hàng

Tạo nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng đến bạn

Tương tác

Không tương tác hai chiều, doanh nghiệp chủ động

Tương tác hai chiều, khách hàng tìm đến doanh nghiệp

Đối tượng

Tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng

Tập trung vào khách hàng có khả năng và quan tâm cao

Kiểm soát thông điệp

Doanh nghiệp kiểm soát đầy đủ thông điệp

Khách hàng có vai trò lớn trong việc tạo thông điệp

Đo lường hiệu quả

Đo lường hiệu quả khó khăn, ROI khó xác định

Đo lường hiệu quả dễ dàng hơn, ROI có thể định rõ

Chi phí

Chi phí cao, đòi hỏi ngân sách lớn

Chi phí thấp hơn, tập trung vào nội dung và tương tác

Thích ứng thay đổi

Khó thích ứng với xu hướng tiếp thị đang thay đổi

Linh hoạt và dễ thích ứng với xu hướng tiếp thị mới

Bảng so sánh giữa Outbound và Inbound Marketing 

5. Sự chuyển dịch từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing 

Hiện nay, xu hướng chuyển dịch từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing đang rõ ràng và ngày càng phổ biến.Nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển dịch này?

  • Thay đổi trong hành vi người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng tìm kiếm thông tin và nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Họ tránh quảng cáo phiền toái và chọn lọc thông tin mà họ muốn tiếp thu. Inbound Marketing đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra nội dung hữu ích và thu hút khách hàng tự nguyện tìm hiểu.

  • Sự phát triển của công nghệ và internet: Internet đã mở ra cánh cửa cho việc truy cập thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện. Khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh và đánh giá sản phẩm trực tuyến. Inbound Marketing tận dụng công nghệ và internet để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua nội dung trực tuyến, tạo ra nhiều điểm chạm cho khách hàng trải nghiệm.

  • Đo lường hiệu quả dễ dàng hơn: Inbound Marketing cung cấp các công cụ phân tích và đo lường hiệu quả rõ ràng hơn so với Outbound Marketing. Các doanh nghiệp có thể theo dõi lưu lượng truy cập, tương tác khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi, từ đó đánh giá và cải thiện chiến lược tiếp thị của mình.

Sự chuyển dịch từ outbound marketing sang inbound marketing là thực sự cần thiết
Sự chuyển dịch từ outbound marketing sang inbound marketing là thực sự cần thiết

6. Case Study kết hợp thành công giữa Outbound và Inbound Marketing của Grab  

Một trong những case study thành công về việc kết hợp Outbound và Inbound Marketing tại Việt Nam là chiến dịch của Grab - một ứng dụng gọi xe và giao hàng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.

6.1. Chiến lược Outbound Marketing của Grab

Grab đã triển khai một chiến dịch Outbound Marketing thông qua việc sử dụng quảng cáo truyền thông trên các kênh truyền hình, đài phát thanh và mạng xã hội để tăng cường nhận diện thương hiệu và thông báo về dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Những TVC của Grab thường truyền tải thông điệp nhân văn, những đóng góp của Grab cho xã hội

"Tiễn năm cũ, mừng ta còn đủ" là TVC quảng cáo của Grab đã chạm đến trái tim của người xem khi nói về những khó khăn và thách thức mà năm 2020 mang đến do đại dịch Covid-19. Chiến dịch quảng cáo này đặc biệt tập trung vào những người lao động tuyến đầu, những người đã phải gồng gánh và vất vả trong thời gian khó khăn đó. Trong thời kỳ đất nước cam go, những anh Grab áo xanh luôn đồng hành tiếp tế lương thực, chở người đến những nơi an toàn. 

6.2. Chiến lược Inbound Marketing của Grab

Đồng thời, Grab cũng sử dụng Inbound Marketing để thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Họ tạo ra nội dung hữu ích như bài viết, video hướng dẫn và hình ảnh chia sẻ trên blog và các trang mạng xã hội của mình. Nội dung này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến di chuyển và giao hàng và cung cấp giá trị cho người dùng. Hiện tại trang FanPage của Grab đang sở hữu 7,3 triệu lượt thích với lượt tương tác khủng đầu ngành. 

Sự kết hợp hài hòa giữa outbound và inbound Marketing của Grab
Sự kết hợp hài hòa giữa outbound và inbound Marketing của Grab

>>> XEM THÊM: KHÓA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING CHUYÊN NGHIỆP K24

Outbound Marketing là gì? Outbound và Inbound Marketing đều đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Mỗi phương pháp mang đến những lợi ích và tiềm năng riêng, tùy thuộc vào mục tiêu và ngữ cảnh của doanh nghiệp. Chúc các doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp phù hợp và đạt được thành công.

Thông tin tác giả

Trường doanh nhân HBR ra đời với sứ mệnh là cầu nối truyền cảm hứng và mang cơ hội học tập từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế, cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất về lãnh đạo và quản trị từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, Harvard, MIT Sloan, INSEAD, NUS, SMU… Nhờ vào đó, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có thể đi ra biển lớn, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN KHÓA HỌC CỦA HBR
Đăng ký ngay
Hotline
Zalo
Facebook messenger